Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 32

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 32

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

I. MỤC TIÊU:

A/TẬP ĐỌC.

1/ Đọc:

- Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ,.

- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.

2/ Đọc - Hiểu:

- Hiểu các từ ngữ mới: tận số, nỏ, bùi nhùi.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

B/KỂ CHUYỆN.

1/ Rèn luyện kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, nhớ lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm.

2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 32 Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2009
tập đọc - kể chuyện
Người đi săn và con vượn
I. Mục tiêu:
a/tập đọc.
1/ Đọc:
- Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ,...
- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
2/ Đọc - Hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới: tận số, nỏ, bùi nhùi. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
b/kể chuyện.
1/ Rèn luyện kĩ năng nói: 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, nhớ lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm.
2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “Con cò” và trả lời câu hỏi: 
+ Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò.
*Kiểm tra, đánh giá
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Trái đất là ngôi nhà chung của loài người và muôn vật. Mỗi sinh vật trên trái đất, dù là một cái cây hay con vật, đều có cuộc sống riêng, chúng ta không thể vô cớ phá hoại. Truyện đọc “Người đi săn và con vượn” các em học hôm nay là một câu chuyện đau lòng về những điều tệ hại mà con người có thể gây ra do thiếu hiểu biết. Chúng ta học câu chuyện này để rút ra cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh bài đọc, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài. 
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: 
- Đoạn 1: giọng kể khoan thai.
- Đoạn 2: giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương (giật mình, căm giận, không rời).
- Đoạn 3: giọng cảm động, xót xa.
- Đoạn 4: giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, cả lớp đọc thầm.
-HS theo dõi SGK.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc nối tiếp từng câu.
*Từ khó đọc: : xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ,...
* Luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* Từ khó hiểu: tận số, nỏ, bùi nhùi. 
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc trong nhóm 4 HS.
-4 nhóm thi đọc đồng thanh nối tiếp. 
-1HS đọc cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Vấn đáp.
- Câu hỏi 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? (Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.)
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
- Câu hỏi 2: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? ( Nó căm ghét người đi săn độc ác. / Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc...)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2.
- Câu hỏi 3: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? (Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.)
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3.
- Câu hỏi 4: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? (Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy, bác bỏ hẳn nghề đi săn.)
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi 4.
- Câu hỏi 5: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? (HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau: Không nên giết hại muông thú. / Phải bảo vệ động vật hoang dã. / Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. / Giết hại loài vật là độc ác...)
4/ Luyện đọc lại.
 Một hôm, / người đi săn xách nỏ vào rừng. // Bác thấy một con vượn lông xám / đang ngồi ôm con trên tảng đá. // Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn trúng vượn mẹ. //
 Vượn mẹ giật mình, / hết nhìn mũi tên / lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, / tay không rời con. // Máu ở vết thương rỉ ra / loang khắp ngực. //
* Luyện đọc.
- GV đọc mẫu đoạn 2, lưu ý HS cách đọc.
- HS thi đọc đoạn 2.
- 1 HS đọc cả bài.
5/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, HS kể lại câu chuyện bằng lời của người thợ săn.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu, ghi bảng tên tiết học.
6/ Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.
 - HS quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh:
+ Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
+ Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
+ Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương.
+ Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
* GV nhắc các em: kể bằng lời bác thợ săn (câu chuyện vốn được kể bằng lời người dẫn chuyện).
* Thực hành
- HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng tranh.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những tên đúng.
- 1HS kể mẫu.
- HS tập kể trong nhóm.
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, sôi nổi, hào hứng nhất.
- Một HS nhập vai kể toàn truyện.
C/Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? (Giết hại thú rừng là tội ác. / Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường.)
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể chuyện theo lời bác thợ săn.
- Vấn đáp.
- GV dặn dò.
tập đọc
Tên bài dạy:
Mè hoa lượn sóng
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: giỡn nước, quăng lờ, lá chuối, ăn ổi, lim dim,...
2/ Đọc - Hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: mè hoa, đìa, đó, lờ.
- Hiểu nội dung bài thơ: Tả cuộc sống nhộn nhịp dưới nước của mè hoa và các loài cua cá, tôm tép.
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
Ghi chú
4’
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện “Người đi săn và con vượn” và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của bài.
*Kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện.
-Nhận xét, cho điểm.
2 HS
B/ Bài mới:
1’
1/ Giới thiệu bài: Bài thơ miêu tả cuộc sống dưới nước rất nhộn nhịp của mè hoa và các loài cua cá, tôm tép.
*Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài. HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, mô tả.
Phấn
màu, tranh
2/ Luyện đọc:
2’
a/ GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng vui, nhanh.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS nhận xét về cách đọc bài thơ, GV hướng dẫn thêm.
SGK
 4’
 5’
 6’
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ .
(Đọc đúng: giỡn nước, quăng lờ, lá chuối, ăn ổi, lim dim,...)
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Đọc cả bài.
*Luyện đọc.
-Mỗi HS tiếp nối nhau đọc hai dòng thơ. GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. 
- Đọc từng khổ trong nhóm, mỗi HS đọc 1 khổ và đổi lại.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
7’
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Vấn đáp.
- Câu hỏi 1: Mè hoa sống ở đâu? (Mè hoa sống ở ao, ruộng, đìa.)
- HS đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi.
2HS
-Câu hỏi 2: Tìm những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước. (ùa ra giỡn nước, chị bơi đi trước, em lượn theo sau.)
3HS
- Câu hỏi 3: Xung quanh mè hoa còn có những loài vật nào? Những câu thơ nào nói lên đặc điểm của mỗi loài vật?(Cá mè ăn ổi, cá chép ăn chìm, con tép lim dim, con cua áo đỏ,...)
- Câu hỏi 4: Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hoá mà em thích. (HS tự nêu ra một, hai hình ảnh nhân hoá các em thích, ví dụ: chị mè hoa ùa ra giỡn nước, gọi chúng gọi bạn,...; con cua áo đỏ, cắt cỏ trên bờ; con cá múa cờ,...)
6HS
6’
4/ Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS tự nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
*Thực hành.
bảng phụ
1’
C/Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài thơ. (Tả thế giới dưới nước của mè hoa và các loài cua cá, tôm tép rất sinh động, nhộn nhịp.)
- GV dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Vấn đáp.
- GV nêu yêu cầu, nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
˜™
tập đọc
Cuốn sổ tay
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: Mô-na-cô, Va-ti-căng, cầm lên, lí thú, một phần năm,...
- Biết đọc bài với giọng tả vui, hồn nhiên; phân biệt lời nhân vật.
2/ Đọc - Hiểu:
- Nắm được đặc điểm của một số nước được nêu trong bài.
- Nắm được công dụng của sổ tay (ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết, ... trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc,...)
- Biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài.
- 2, 3 cuốn sổ tay có ghi chép.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài thơ “Mè hoa lượn sóng” và trả lời câu hỏi nội dung bài.
*Kiểm tra, đánh giá.
- 2HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét chung.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay có tên “Cuốn sổ tay”. Ai trong các em đã thấy một cuốn sổ tay rồi? (HS trả lời). Sổ tay dùng để làm gì? (HS trả lời) Qua bài tập đọc, các em sẽ hiểu thêm về cách dùng sổ tay và công dụng của sổ tay.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc toàn bài: 
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu.
-Cả lớp đọc thầm.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
*Đọc đúng: Mô-na-cô, Va-ti-căng, cầm lên, lí thú, một phần năm,...
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Bài chia làm bốn đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến Sao lại xem sổ tay của bạn?
+ Đoạn 2: tiếp theo đến những chuyện lí thú.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến rộng hơn nước ta trên 50 lần.
+ Đoạn 4: còn lại.
*Từ khó hiểu: trọng tài, Mô - na – cô, Va – ti – căng, quốc gia.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài.
* Luyện đọc.
-GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-GV nêu yêu cầu giọng đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn, GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy, treo bảng phụ luyện ngắt nghỉ.
- HS giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm 4 người.
 - 2 HS thi đọc toàn bài.
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Thành dùng sổ tay làm gì? (...ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú.)
Câu hỏi 2: Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh. (...có những điều rất lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất.)
Câu hỏi 3: Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn? (Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng. Trong sổ tay, người ta có thể ghi những điều chỉ riêng cho mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự.)
* Vấn đáp.
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
4/ Luyện đọc lại.
- HS tự hình thành nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân các vai: Lân, Thanh, Tùng và người dẫn chuyện.
- Một vài nhóm thi đọc theo cách phân vai.
* Luyện đọc lại
- Đọc lại toàn bài.
- Đọc phân vai.
-Thi đọc phân vai.
C/ Củng cố – dặn dò:
- GV dặn HS về làm sổ tay tập ghi chép các điều lí thú về khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể thao,...
- GV nhận xét, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docT32_tdkc.doc