Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 23

Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 23

Tập đọc – Kể chuyện

 NHÀ ẢO THUẬT

 (Trang 40)

 “Blai- tơn”

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

▪ Rèn kĩ năng đọc :

- Đọc đúng các từ ngữ : Xô-phi, lỉnh kỉnh, chuẩn bị, ngoan, hóa ra ; giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.

- Hiểu nghĩa các từ : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài

- Hiểu được nội dung câu chuyện : Ca ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

▪ Rèn kĩ năng nói :

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên một đoạn chuyện.

▪ Rèn kĩ năng nghe :

- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện
 NHÀ ẢO THUẬT 	
 (Trang 40)
	 “Blai- tơn”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : Xô-phi, lỉnh kỉnh, chuẩn bị, ngoan, hóa ra ; giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.
- Hiểu nghĩa các từ : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài
- Hiểu được nội dung câu chuyện : Ca ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên một đoạn chuyện.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết đoạn 4.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
1’
31-32’
10-11
6-7
19-20
1-2
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài “Cái cầu” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Luyện đọc.
v GV đọc mẫu toàn bài
- Giọng kể bình thản đoạn 1,2 3. Lời chú Lý đoạn 3: thân mật, hồ hởi.
- Đoạn 1: Đọc giọng nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ qua mỗi chi tiết.
v Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Gọi HS đọc nối tiếp câu. 
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- Yêu cầu HS tập đặt câu với từ : tình cờ, chứng kiến, thán phục.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2 HS đọc nối tiếp đoạn 2 và 3.
Tìm hiểu bài :
v Chuyển ý
? Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?
v Chuyển ý
? Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
? Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ?
v Chuyển ý
? Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác ?
? Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người đang uống trà ?
? Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa ?
Þ Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 4.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 4 : nhấn giọng ở các từ : bất ngờ, hai cái, bắn ra, nóng mềm, chú thỏ trắng.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 4.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
Kể chuyện :
Þ Dựa vào gợi ý và tranh minh họa, em hãy kể lại một đoạn chuyện đã học. Có thể kể theo lời của Xô-phi hoặc lời Mác.
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
? Nêu nội dung tranh 1.
? Nội dung bức tranh 2 là gì ?
? Nội dung bức tranh 3 là gì ?
? Nội dung bức tranh 4 là gì ?
Þ Khi nhập vai nhân vật, các em xem mình là người đó, lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó. 
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- 4 HS kể nối tiếp toàn chuyện.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
? Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào ?
? Truyện còn ca ngợi ai nữa ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đặt câu :
* Hôm qua, em tình cờ gặp lại nam.
* Em đã được chứng kiến tận mắt cuộc thi tài của Hùng và Loan.
* Em rất thán phục bạn Loan.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh, 2 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
- Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- HS đọc lướt đoạn 3 và 4.
- Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏrất ngoan đã giúp đỡ chú.
- Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác : một cái bánh đã biến thành hai ; các dải băng đủ màu sắc từ lọ đường bắn ra ; một chú thỏ trắng mắt hồng đang nằm dưới chân Mác.
- Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi ở SGK.
- HS thi đọc.
- 4 HS đọc bài.
- HS quan sát tranh.
- Hai chị em Xô-phi xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc. 
- Chị em Xô-phi mang đồ đạc của nhà ảo thuật đến rạp xiếc.
- Nhà ảo thuật đến nhà Xô-phi để cảm ơn.
- Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người đang uống trà.
- 1 HS kể mẫu.
- 4 HS kể nối tiếp toàn câu chuyện.
- Yêu thương cha mẹ ; ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Ca ngợi chú Lí – nhà ảo thuật tài ba, rất yêu quý trẻ em.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
 NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép nhân (có nhớ 2 lần không liền nhau)
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ tóm tắt bài 3.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
11-12’
19-20’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS thực hiện 2 phép tính : 2045 x 2 ; 1241 x 3.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân :
 1427 x 3
- Ghi : 1427 x 3 = ?
? Làm thế nào để thực hiện phép tính trên ?
- Gọi 1 HS tính miệng, GV ghi bảng.
Vậy : 1427 x 3 = 4281
- Gọi 1 HS nhắc lại.
Lưu ý : lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang hàng kế tiếp.
Nhân trước rồi mới cộng phần nhớ vào kết quả.
3/ Luyện tập :
Bài 1 :
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi 4 HS thực hiện 4 phép tính ở bảng, các học sinh khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét bổ sung.
ð Củng cố nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
Bài 2 : 
- Bài toán yêu cầu làm gì ?
- Lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
ð Củng cố cách đặt tính rồi tính
Bài 3 : 
- 1 HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ tóm tắt đề toán.
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Muốn biết 3 xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- 1 HS làm ở bảng.
ð Củng cố giải toán có lời văn
Bài 4 : 
- 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình vuông.
- Cả lớp làm bài vào vở.
ð Củng cố tính chu vi hình vuông.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS thực hiện ở bảng.
- HS theo dõi ở bảng.
- Ta đặt tính rồi tính.
- 1 HS nhân miệng :
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
* 3 nhân 2 bằng 6 thêm 2 bằng 8, viết 8
* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
* 3 nhân 1 bằng 3 thêm 1 bằng 4, viết 4
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu: Tính
- 4 HS làm bài ở bảng :
- Bài toán yêu cầu: Đặt tính rồi tính 
- Lần lượt 2 HS làm ở bảng :
 1107 x 6 ; 1106 x 7
 2319 x 4 ; 1218 x 5
- 1 HS đọc bài toán.
- HS quan sát ở bảng phụ.
- Hỏi 3 xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
- Mỗi xe chở được 1425 kg gạo.
- Lấy : 1425 x 3 = 4275 (kg)
Giải :
Số gạo 3 xe chở được là :
1425 x 3 = 4275 (kg)
Đáp số : 4275 kg gạo.
- 1 HS đọc đề bài: Tính chu vi hình vuông.
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
Giải :
Chu vi khu đất hình vuông là :
1508 x 4 = 6032 (m)
Đáp số : 6032 m
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toaùn 
 LUYỆN TẬP 	
I / MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng nhân có nhớ 2 lần.
- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ tóm tắt bài toán 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
1’
7-8’
7-8’
6-7’
6-8’
1-2’
1/ Ổ n định tổ chức :
 Kiểm tra sĩ số, bắt bài hát.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lần lượt 2 HS làm bài ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
ð Củng cố cách đặt tính rồi tính.
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Muốn biết An còn bao nhiêu tiền ta phải biết gì ?
? Muốn biết An mua hết bao nhiêu tiền em làm thế nào ?
? Muốn biết cô bán hàng trả lại An bao nhiêu tiền em làm thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi vài em nêu kết quả.
ð Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
- Gọi 2 HS làm ở bảng, các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét , bổ sung.
ð Củng cố tìm thành phần chưa biết.
Bài 4 : 
- Gọi vài HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS nêu kết quả.
- Gọi vài HS nhắc lại.
3/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số, bắt bài hát.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- 1 HS nêu yêu cầu Đặt tính rồi tính.
- HS lần lượt làm bài ở bảng :
 1324 x 2 ; 2308 x 3
 1719 x 4 ; 1206 x 5
- 1 HS đọc đề toán.
- Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền ?
- Cho biết : mua 3 cái bút, mối cái giá 2500 đồng, An đưa 8000 đồng.
- Ta phải biết An mua bút hết bao nhiêu tiền và An đã trả cho cô bán hàng bao nhiêu ?
- Lấy : 2500 x 3 = 7500 (đồng)
- Lấy : 8000 – 7500 = 500 (đồng)
Giải :
Số tiền An mua 3 cái bút là :
 2500 x 3 = 7500 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho An là :
8000 – 7500 = 500 (đồng)
Đáp số : 500 (đồng).
- HS đọc yêu cầu: Tìm x 
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- HS làm ở bảng :
x : 3 = 1527 ; x : 4 = 1823
 x = 1527 x 3 x = 1823 x 4
 x = 4581 x = 7292
-HS nêu :Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Có 7 ô vuông đã tô màu, tô màu thêm 2 ô vuông nữa để có một hình vuông có tất cả 9 ô vuông.
+ Có 8 ô vuông đã tô màu trong hình, tô màu thêm 4 ô vuông nữa để có một hình chữ nhật có tất cả 12 ô vuông.
- Vài HS nhắc lại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Chính tả : (Nghe - viết)
 NGHE NHẠC 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : ▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết đúng bài thơ : Nghe nhạc.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ut / uc.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập  ...  : kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV sửa bài ở bảng :
a) Những vật được nhân hóa
b) Cách nhân hóa
Những vật được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ
Kim giờ
Kim phút
Kim giây
Cả 3 kim
Bác
Anh
Bé
Thận trọng, nhích từng li. . .
Lầm lì, đi từng bước, từng bước.
Tinh nghịch, hay vút lên.
Cùng tới đích rung hồi chuông.
? Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
Þ Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hóa để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút, kim giây rất sinh động. Kim giờ được gọi bằng bác vì kim giờ to, như một người đứng tuổi bao giờ cũng thận trọng . . .
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu từng cặp hỏi đáp.
? Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào ?
? Anh kim phút đi như thế nào ?
? Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào ?
- Gọi từng cặp hỏi đáp trước lớp.
Bài 3 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi lần lượt 2 HS, hỏi – đáp :
a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.
b) Ê- đi- xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.
d) Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
 4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- Vài HS kể.
- 1 HS đọc nội dung bài tập. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát mô hình đồng hồ.
- HS làm bài vào vở.
- Em thích kim giờ vì bác ấy rất thận trọng / Em thích kim giây vì bé ấy rất tinh nghịch, luôn vút lên trước hàng. . . 
- 1 HS đọc nội dung bài tập. Dựa vào nôïi dung bài thơ trả lời câu hỏi :
- HS hỏi đáp trước lớp :
- Bác kim giờ nhích về phía trước rất thận trọng.
- Anh kim phút đi từng bước, từng bước.
- Bé kim giây chạy lên trước hàng rất nhanh.
- 1 HS nêu yêu cầu : : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu :
- HS hỏi đáp trước lớp :
- Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào 
- Ê-đi-xơn làm việc như thế nào ?
- Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?
- Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thủ công 
 ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 1) 	
I / MỤC TIÊU :
- HS biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi đúng qui trình kỹ thuật.
- HS yêu thích đan nong đôi
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu tấm đan nong đôi.
- Tấm đan nong mốt
- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2-3’
1’
14-15’
15-16’
1’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Vào bài.
▪ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát tấm đan mẫu :
Tấm đan nong mốt và tấm đan nong đôi.
? So sánh kích thước các nan đan và cách đan của hai tấm đan này ?
Þ Người ta sử dụng cách đan nong đôi để đan các đồ dùng để phục vụ cho đời sống và sán xuất.
▪ Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu :
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
- Cắt tờ giấy hình vuông cạnh 9 ô. Sau đó cắt từ ô 1, mỗi nan 1 ô và cắt dọc đến ô thứ 8 là dừng lại.
Sau đó cắt tiếp 7 nan khác màu và 4 nan nẹp khác màu.
Bước 2 : Đan nong đôi.
- Cách đan nông đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề.
Nan 1 : Nhấc các nan dọc : 2 ; 3 ; 6 ; 7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. 
Nan 2 : Nhấc các nan dọc : 3 ; 4 ; 7 ; 8 và luồn nan ngang thứ hai vào.
Nan 3 : Nhấc các nan dọc : 1 ; 4 ; 5 ; 8 ; 9 và luồn nan ngang thứ ba vào.
Nan 4 : Nhấc các nan dọc : 1 ; 2 ; 5 ; 6 ; 9 và luồn nan ngang thứ tư vào.
Bắt đầu tiếp theo như nan 1 ; 2 ; 3 ; 4.
Lưu ý : Các nan đan phải luồn khít nhau.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Cách dán như đã làm với tấm đan nong mốt.
3/ Thực hành :
- Yêu cầu cả lớp tập kẻ, cắt các nan đan và tập đan nong đôi.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn lại các bước tiến hành đan nong đôi và chuẩn bị đồ dùng để tiết sau thực hành
- HS trình đồ dùng học tập để GV kiểm tra.
- Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan của hai tấm này khác nhau.
- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- HS theo dõi GV hướng dẫn mẫu.
- HS theo dõi GV làm mẫu để nắm được cách đan nong đôi.
- HS thực hành cắt các nan đan và tập đan nong đôi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
 CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT) 	
I / MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi tóm tắt bài 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
1’
10-11’
19-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
 Kiểm tra sĩ số, bắt bài hát.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS đọc kết quả bài tập số 2.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Vào bài.
v Hdẫn HS thực hiện phép chia 4218 : 6
Ghi : 4218 : 6 = ?
- Làm thế nào để thực hiện được phép chia này ?
- Gọi HS chia miệng, GV ghi bảng.
Vậy : 4218 : 6 = 703
Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 2407 : 4
Ghi : 2407 : 4 = ?
? Làm thế nào để thực hiện phép chia này ?
Tiến hành tương tự.
Þ Lần chia đầu tiên nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì lấy hai chữ số để chia.
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
ð Củng cố cách đặt tính rồi tính.
Bài 2 : 
- HS đọc đề toán.
- Treo bảng phụ tóm tắt bài toán :
đã sửa
còn . . .?
Tóm tắt :
Phải sửa : 
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Muốn biết quãng đường còn lại phải sửa là bao nhiêu mét ta phải biết gì ?
? Muốn biết đoạn đường đã sửa dài bao nhiêu ta làm thế nào ?
? Muốn biết đoạn đường còn lại phải sửa là bao nhiêu ta làm thế nào ?
- Gọi 1 HS giải bài ở bảng, các HS khác làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 : Đúng sai ?
- GV ghi 2 lần bài tập 2 ở bảng.
- Tổ chức cho 2 tổ, mỗi tổ 3 em thi làm bài ở bảng.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
Dặn HS làmbài tập ở vở chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số, bắt bài hát.
- 1 HS đọc kết quả bài 2.
- Ta đặt tính rồi tính.
42 chia 6 được 7, viết 7.
7 nhân 6 bằng 42, 42 trừ 42 bằng 0.
Hạ 1, 1 chia 6 được 0, viết 0.
0 nhân 6 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1.
Hạ 8 được 18, 18 chia 6 được 3, viết 3.
3 nhân 6 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0.
- Ta đặt tính rồi tính.
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lần lượt làm ở bảng :
3224 : 4 ; 2819 : 7
1516 : 3 ; 1865 : 6
- HS đọc đề toán
- HS quan sát bảng phụ.
- Hỏi đội công nhân còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa ?
- Cho biết phải sửa 1215 m, đã sửa quãng đường.
- Ta phải biết đoạn đường ban đầu dài bao nhiêu, đã sửa bao nhiêu mét ?
- Lấy : 1215 : 3 = 405 (m)
- Lấy : 1215 – 405 = 810 (m)
Giải :
Quãng đường đã sửa là :
1215 : 3 = 405 (m)
Quãng đường còn lại phải sửa là :
1215 – 405 = 810 (m)
Đáp số : 810 m
- 2 tổ thi làm bài ở bảng :
 Đ Đ
 Đ S
 HS lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn 
 KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I / MỤC TIÊU : Rèn kĩ năng nói :
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem (theo gợi ý trong SGK)
Rèn kĩ năng viết :
- Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn (từ 5 – 7 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
15-16’
16-17’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập và các gợi ý ở bảng.
Þ Các gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể lần lượt theo cách trả lời từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào gợi ý.
- Gọi 1 HS kể mẫu theo cách trả lời nhanh các câu hỏi gợi ý.
- GV theo dõi giúp đỡ HS để HS hoàn thành bài nói của mình.
- Gọi HS lần lượt kể.
- GV nhận xét nhanh để cả lớp rút kinh nghiệm.
Bài 2 : Viết đoạn văn 5 – 7 câu dựa vào lời kể vưa rồi.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
Þ Dựa vào lời kể vừa rồi, các em viết đoạn văn sao cho rõ ràng, chấm câu đúng . . .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Gọi vài em đọc bài viết của mình.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- GV tuyên dương những bài viết khá. Sửa chữa cho HS một số câu, từ dùng chưa chính xác.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài viết ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe.
- 1 HS kể mẫu :
Em kể về một buổi biểu diễn văn nghệ. Buổi diễn được tổ chức ở khu văn hóa huyện hôm 20 – 11. Em đi xem cùng với bố và mẹ của em. Buổi diễn hôm đó có nhiều tiết mục : hát đơn ca, độc tấu chiêng . . . Em thích nhất là tiết mục hát đơn ca có múa phụ họa do chú em biểu diễn. Hôm đó, chú hát bài : “Giọt đàn bầu”, giọng chú thật ngọt ngào, êm ái. Cả hội trường im thin thít lắng nghe chú hát. Kết thúc bài hát, một tràn pháo tay giòn giã vang lên. Em thấy chú cười rất tươi và cúi đầu chào khán giả.
- HS lần lượt kể.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở :
Hôm 20 – 11, trường em tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Hôm đó, khán giả đến xem rất đông. Một tràng pháo tay vang lên để chào đón tiết mục mở màn của các thầy cô giáo. Tiếp theo đó là các điệu múa, hát đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện . . . của các khối lớp. Em thích nhất là tiết mục kể chuyện của chị Lan lớp 5 ở trường. Chị ấy kể rất hấp dẫn, làm cho mọi người lắng nghe một cách say mê . . .
- Vài HS đọc bài viết của mình ở vở.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ñaïo ñöùc 
 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II 	
I / MỤC TIÊU: Giúp HS :
Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay.
Thực hành một số kĩ năng về hành vi đạo đức đã học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Vở bài tập Đạo đức.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi vài em nêu tên các bài Đạo đức đã học ở kì II.
- GV nhận xét, bổ sung.
2) Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV hướng dẫn HS ôn tập, thực hành các hành vi đạo đức đã học ở học kì II.
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 23 DVKhoa.doc