Bồi dưỡng kiến thức môn Tiếng Việt (Phân môn: Luyện từ và câu )

Bồi dưỡng kiến thức môn Tiếng Việt (Phân môn: Luyện từ và câu )

Cấu tạo từ:

 a)Phân định đúng ranh giới của từ.

 Muốn xác định một từ xem từ đó là từ đơn, từ ghép hay từ láy thì việc trước tiên cần vạch đúng danh giới giữa các từ dựa vào khái niệm.

 Cần lưu ý phân biệt:

 *Từ đơn: từ có 1 tiếng có nghĩa.

 *Từ phức (từ láy, từ ghép): Từ có 2 tiếng trở lên, ghép lại tạo thành nghĩa chung.

 b) Cách xác định: Dựa vào cấu tạo và nghĩa của từ:

- Từ ghép: Từ ghép có nghĩa tổng hợp (quần áo, sách vở, .), từ ghép có nghĩa phân loại ( bút máy, bút chì, .).

 

doc 7 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng kiến thức môn Tiếng Việt (Phân môn: Luyện từ và câu )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT
(PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU )
1. Cấu tạo từ:
 a)Phân định đúng ranh giới của từ.
 Muốn xác định một từ xem từ đó là từ đơn, từ ghép hay từ láy thì việc trước tiên cần vạch đúng danh giới giữa các từ dựa vào khái niệm. 
 Cần lưu ý phân biệt:
 *Từ đơn: từ có 1 tiếng có nghĩa.
 *Từ phức (từ láy, từ ghép): Từ có 2 tiếng trở lên, ghép lại tạo thành nghĩa chung. 
 b) Cách xác định: Dựa vào cấu tạo và nghĩa của từ:
- Từ ghép: Từ ghép có nghĩa tổng hợp (quần áo, sách vở, ....), từ ghép có nghĩa phân loại ( bút máy, bút chì, ...). 
- Từ láy : Có ít nhất một bộ phận của tiếng giống nhau (láy âm đầu, láy vần, láy cả âm và vần, láy tiếng). Thường thì từ láy chỉ có một tiếng có nghĩa còn tiếng khác không có nghĩa hoặc không mang nghĩa của từ đó.
* Một số trường hợp dễ nhầm lẫn:
- Giữa từ láy và từ ghép. VD:
+ xa lạ, đi đứng, phẳng lặng, ...... là từ ghép.
+ cuống quýt, cập kênh, ... là các từ láy (cùng có âm đầu "c")
+ ầm ĩ, ồn ào, inh ỏi, ........ là các từ láy (cùng khuyết âm đầu)
 - Giữa từ đơn và từ ghép. 
 VD: Cánh én: Có thể là một từ ghép cũng có thể là hai từ đơn tuỳ theo từng trường hợp sử dụng cụ thể.
 + Trong câu: Cánh én dài hơn cánh chim sẻ. ( cánh én được dùng để chỉ cánh của con chim én như vậy nó là 2 từ đơn).
 + Trong câu: Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về.
(cánh én được dùng để chỉ con chim én . Vậy cánh én là một từ ghép )
2. Từ loại:
 * Danh từ
 - Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị,).
 Danh từ
Danh từ riêng
Danh từ chung
Chỉ 
người
Chỉ 
vật
Chỉ 
hiện
tượng
Chỉ 
khái niệm
Chỉ 
đơn vị
Chỉ tên người
Chỉ tên địa lí
 Vậy, muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem khả năng kết hợp của nó.
 - Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những, các) xem có được không, nếu được thì đó là một danh từ.
Ví dụ: Bốn quyển vở
 DT
 - Thêm vào sau đó một từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó ) xem có được không, nếu được thì đó là một danh từ.
 Ví dụ: Ông ấy Em bé này ruộng kia
 DT DT DT
 - Danh từ có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn: “nào” đi sau.
Ví dụ : Em nào? niềm vui nào?
 DT DT
 Vì vậy, nếu thấy 1 từ nào đó đứng được sau các từ chỉ số lượng hoặc đứng trước các từ chỉ định thì đó là danh từ. 
 - Các loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng:
 + Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật, gồm danh từ chỉ người, danh từ chỉ vật, danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị. VD: cô giáo, nông nhân, thành phố, nhà cửa, đạo đức, 
 + Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật, gồm danh từ chỉ tên người (Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Huyền Anh,) hay tên địa lí ( Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, (đèo) Hải Vân, ( thác)Y-a-li
 - Trong câu, danh từ (đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,
 VD: Sách vở là đồ dùng học tập không thể thiếu để chúng em học tập.
 CN
 Môn học Lan thích nhất là Tiếng Việt.
 VN
 Mùa hè năm ngoái, em được bố mẹ cho đi thăm Vịnh Hạ Long.
 TN
* Động từ
 - Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người, sự vật.
 VD: 
 + Động từ chỉ hoạt động: học , chơi, chạy, ăn, uống,.
 + Động từ chỉ trạng thái: ngồi, đứng, nằm, bơi, ngủ, thức, cười, khóc, đổ, vỡ, rơi , ....
 - Khả năng kết hợp của động từ .
 Khi sử dụng, động từ có thể kết hợp với những từ đứng trước như: đã, sẽ, đang, hãy, đừng chớ,  hoặc những từ đứng sau như: lên, xuống, theo, xong, nhanh, chậm,
 VD: đọc nhanh, làm xong, đó đến, sắp hát, đang cười
 ĐT	 ĐT ĐT ĐT	 ĐT
* Tính từ :
 - Khái niệm: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của người, loài vật, đồ vật, cây cối như: màu sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, phẩm chất, 
 Ví dụ:
 + trắng, xanh, vàng, ( chỉ màu sắc)
 + to, nhỏ, dài, ngắn, rộng, hẹp,...(chỉ kích thước))
+ nặng, nhẹ, ít, nhiều( chỉ khối lượng)
+ giỏi, hiền, tốt , xấu, đẹp( chỉ phẩm chất)
 - Khả năng kết hợp:
 + Tính từ có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ đứng trước nó như: rất , hơi, quá,.. hoặc những từ đứng sau như : quá, lắm.
VD: đẹp quá, dài lắm, rất đỏ, hơi đen, quá giỏi...
 TT TT TT	 TT TT
 + Tuy nhiên, có những từ mặc dù kết hợp được với các từ chỉ mức độ như trên nhưng lại không phải là tính từ mà là động từ chỉ cảm xúc, trạng thái tâm lí của con người (yêu, ghét, thích, hiểu, buồn, vui, . ).
 VD: Em rất yêu ngôi trường của em. 
 ĐT
 Mẹ em hi vọng rất nhiều ở khả năng học tập của em.
 	 ĐT
 - Các loại tính từ: Có hai loại tính từ: 
+ Tính từ chỉ tính chất không xác định mức độ (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ).
Ví dụ: hơi dài, giỏi lắm, rất cao,.... 
 TT TT TT
+ Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ).
Ví dụ: tím thẫm, đỏ au, cao vút,......
 Lưu ý: GV cần đặc biệt chú ý tới sự chuyển loại của động từ, danh từ, tính từ:
 Khi xác định một từ thuộc từ loại gì, ta thường căn cứ vào nghĩa của từ và dấu hiệu nhận biết về khả năng kết hợp của từ đó với các từ khác. Tuy nhiên trong Tiếng Việt có những trường hợp từ có thể bị chuyển loại từ loại này sang từ loại khác khi đặt trong những văn cảnh khác nhau:
- Động từ thành danh từ: 
VD: Anh ấy đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chông Mỹ của dân tộc ta.
 ĐT
 Sự hy sinh của anh ấy khiến cho mọi người phải nể phục và kính trọng.
 DT
 Như vậy, muốn xác định từ hy sinh, vui, khó khăn, thuận lợi,... là từ loại nào, ta cần xem từ đó có kết hợp với từ sự (nỗi, niềm, cuộc,....) hay không, nếu được thì đó là danh từ.
- Tính từ thành động từ: Đặt trong từng câu văn, đoạn văn cụ thể.
VD: Em bé mặc chiếc váy xanh đang biểu diễn thật đẹp mắt.
 TT
 Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
 ĐT
* Đại từ
 - Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế cho danh từ, động từ hoặc tính từ trong câu.
 - Các đại từ trong Tiếng Việt thường dùng là:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, tao, chúng tao.
+ Ngôi thứ hai: mày, chúng mày
+ Ngôi thứ ba: nó, chúng nó, y, hắn
 * * Lưu ý: 
 + Trong Tiếng Việt có những đại từ vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ nhất, vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
 VD: 
 Bạn cho mình mượn quyển vở này nhé! ( mình là ngôi thứ nhất)
 Mình về mình có nhớ ta.( mình là ngôi thứ hai, chỉ người nghe) 
+ Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc, quan hệ,Khi xưng hô cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự, phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe và người( vật) được nhắc tới.
+ Có những từ ở vị trí này là danh từ nhưng ở vị trí khác lại là đại từ.
 VD: Khi chị (1) giúp đỡ Lan việc gì, Lan thường nói rất lễ phép: "Em cảm ơn chị(2) !"
Từ chị (1) là danh từ, từ chị (2) là đại từ.
+ Đặc biệt, ta có thể sử dụng đại từ để thay thế khi viết văn để tránh có sự lặp lại một cách nhàm chán. 
* Quan hệ từ: 
 Ở Tiểu học, những quan hệ từ được giảng dạy cho học sinh bao gồm:
+ Từ chỉ quan hệ như: và, hay, rồi, hoặc, còn,....
+ Cặp từ chỉ quan hệ như: tuy..... nhưng, vì .... nên, ... , chẳng những ..... mà còn, càng...... càng....., 
 3. Phân biệt nghĩa của từ :
 * Từ đồng nghĩa: 
 - Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 VD: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,. 
 - Các loại từ đồng nghĩa:
 + Từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế nhau trong lời nói. 
 VD: hổ - cọp - hùm; phi cơ - tàu bay- máy bay.
 +Từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khi dùng, ta phải dựa vào từng văn cảnh cụ thể. Từ đặc điểm này, học sinh có thể dùng từ, đặt câu đúng khi viết văn.
 VD: địu, mang, khiêng, vác, xách, địu, cõng  hoặc cho, biếu, tặng, 
* Từ trái nghĩa: 
 - Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 - VD: dài- ngắn, to – nhỏ, trước- sau, dày - mỏng, thưa - mau, ..	
* Từ đồng âm 
 - Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. 
 VD: 
 Kiến bò (1) đĩa thịt bò(2) . (Từ bò(1) chỉ hoạt động của con kiến - động từ; bò(2)chỉ tên một động vật - danh từ)
 Cô ấy hỏi giá (1) chiếc áo treo trên giá (2).( Từ giá (1): nói về giá cả - danh từ) - Từ giá (2): là một đồ dùng để treo quần áo - danh từ).
* Từ nhiều nghĩa: 
 - Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- VD: 
+ Từ lá mang nghÜa gốc: Lá mía dài hơn lá lúa.
 + Tõ lá mang nghÜa chuyÓn: Lá cờ phấp phới bay trong gió.
 Khi xác định một từ là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa, cần phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hai loại từ này. 
 + Giống nhau: cách viết, cách đọc.
 + Khác nhau: Từ đồng âm khác hẳn nhau về nghĩa. Từ nhiều nghĩa có ít nhất 1 nét nghĩa giống nhau xuất phát từ nghĩa gốc.
VD: 
Bàn tay mẹ rám nắng. (Từ tay mang nghÜa gốc: một bộ phận trên cơ thể có thể đưa đi, đưa lại về các vị trí khác nhau) 
Những tay bầu, tay bí cứ đua nhau vươn ra đón ánh nắng mặt trời.( tay bầu, tay bí cũng xuất phát từ cơ thể (thân bầu, thân bí) có thể đưa đi, đưa lại về các vị trí khác nhau).
4. Củng cố cho học sinh cách xác định câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm) hoặc theo cấu trúc ngữ pháp (câu đơn, câu ghép).
 Từ việc nhận diện câu mà các em biết cách viết câu cho đầy đủ các bộ phận thì người đọc, người nghe mới hiểu được.
a. Phân loại câu theo mục đích nói: Thường dựa vào dấu hiệu cơ bản là dấu chấm câu.
+ Câu kể: Cuối câu có dấu chấm.
+ Câu hỏi: Cuối câu có dấu chấm hỏi.
+ Câu khiến và câu cảm: Cuối câu có dấu chấm cảm.
 Tuy nhiên, có những câu hỏi nhưng lại không phải để hỏi mà lại được sử dụng với mục đích khác. VD:
+ Bác đi đâu đấy ạ? (Để chào)
+ Nam học như thế mà cậu bảo là giỏi à?(Để chê)
+ Em có thể nói nhỏ hơn một chút được không? (Để yêu cầu, đề nghị) b.Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp.
* Câu đơn: Là câu có một cụm chủ - vị 
* Câu ghép: Là câu có từ 2 cụm chủ - vị trở lên có thể ngăn cách với nhau bằng dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy) hoặc từ (Cặp từ) chỉ quan hệ (Vì... nên.....; Tuy .... nhưng....., ...)
5. Cách xác định các thành phần câu:
* Trạng ngữ: Bổ sung ý nghĩa cho cả câu (về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương tiện, về sự so sánh, về trạng thái, ...) thường đứng ở đầu câu, ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
VD: 
+ Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông.(TN chỉ thời gian)
+ Ngoài kia, trên cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.(TN chỉ nơi chốn)
+ Bằng sự cố gắng quyết tâm, Lan đã vươn lên dẫn đầu lớp về kết quả học tập.(TN cách thức, phương tiện) .
......
* Chủ ngữ, vị ngữ: Dựa vào KN trong SGK
Lưu ý: 
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì?.....
Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?....
- Thông thường: Chủ ngữ đứng trước vị ngữ nhưng cũng có thể đứng sau vị ngữ để nhấn mạnh đặc điểm, tính chất,... của chủ ngữ. VD:
+ Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái chùa cổ kính.
 VN CN
+ Qua khe giậu, ló ra / những quả ớt đỏ chói.
 VN CN
BÀI TẬP
Bài 1: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong các câu thơ sau: 
Gió còn lượn lên cao
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa rào
Cho xanh tươi đồng ruộng.
 Ở bài tập này, cần phải xác định danh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp vào các nhóm: 
+ - Động từ: lượn, vượt, cõng
 - Danh từ: gió, sông, biển, nước, đồng ruộng
 - Tính từ: cao, dài, rộng, xanh tươi 
Bài 2: Xác định các từ loại có trong các thành ngữ sau:
 Đi ngược, về xuôi.
 Nước chảy, đá mòn.
 Trong bài tập này, thường xác định chưa đúng từ loại của 2 từ chảy và mòn.
 Khi đó có thể coi "chảy" và "mòn" là tính từ. Nhưng thực chất 2 từ này là từ chỉ trạng thái, từ chảy và từ mòn có thể kết hợp với từ đã (đang, sẽ, ....). Vậy chúng là động từ. 
Bài 3: Cho các từ sau: học sinh, rực rỡ, chen chúc, bàn, ngọt, quê hương, ăn, giảng dạy. Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:
 a- Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy)
 b- Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ)
 Đáp án:
 - Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau:
+ Từ đơn: bàn, ngọt, ăn
+ Từ ghép: học sinh, quê hương, giảng dạy
+ Từ láy: rực rỡ, chen chúc.
 - Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau:
+ Danh từ: học sinh, bàn, quê hương
+ Động từ: chen chúc, giảng dạy, ăn.
+ Tính từ: rực rỡ, ngọt.
Bài 4: Cho câu văn sau:
 “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.”
a, Hãy tìm các tính từ có trong câu văn.
b, Sự chuyển loại của tính từ béo, thơm như thế nào?
Đáp án:
 - Các tính từ trong bài là: “thơm”, “béo”, “ngọt”, “già”.
 - Các tính từ : béo được trở thành danh từ khi thêm từ cái thành cái béo; thơm được trở thành danh từ khi thêm từ mùi thành mùi thơm.
Bài 5: Xác định từ loại của từ khó khăn trong câu văn sau:
 Bạn Hà gặp nhiều khó khăn trong học tập.
Từ khó khăn nếu đứng một mình thì nó là tính từ nhưng trong câu văn trên, từ khó khăn được đứng sau từ chỉ số lượng (nhiều) nên nó là danh từ.
Bài 6: Thay thế danh từ bằng đại từ bằng đại từ chỉ ngôi thích hợp để câu văn không bị lặp.
a, Nhà em nuôi một con mèo. Con mèo có bộ lông mượt nhung.
b, Bạch Tuyết có làn da trắng như tuyết. Đôi môi của Bạch Tuyết đỏ như máu.
Đáp án:
Từ “con mèo” có thể thay bằng đại từ “nó”. Từ “Bạch Tuyết ” có thể thay bằng từ “nàng”.
Bài 7: Xác định từ loại của từ “thật thà” và chỉ rõ nó giữ chức vụ ngữ pháp trong câu.
a, Bạn Hà rất thật thà.
b, Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của bạn Hà.
Đáp án:
- Ở câu a, từ “ thật thà” giữ chức vụ vị ngữ.
- Ở câu b, từ “ thật thà” giữ chức vụ chủ ngữ.
Bài 8: Đặt một câu có tính từ làm vị ngữ và một câu có tính từ làm chủ ngữ.
Học sinh có thể đặt câu như sau:
+ Anh bộ đội rất dũng cảm.
 VN
 + Dũng cảm là phẩm chất không thể thiếu được của người anh hùng. 
 CN 
Bài 9: Xác định từ trái nghĩa trong các câu sau: 
 Chân cứng đá mềm.(cứng - mềm)
 Tuổi nhỏ chí lớn. (nhỏ - lớn)
Bài 10: Trong các câu sau, từ được gạch chân là từ đồng âm hay từ nghiều nghĩa?
Nó vội quá nên đã hích vào sườn (1) tôi.
Con đèo chạy ngang qua sườn (2) núi.
 HS cần xác định được sườn (1) là từ mang nghĩa gốc còn sườn (2) là từ mang nghĩa chuyển . Vậy từ sườn trong 2 câu trên là từ nhiều nghĩa.
......

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_kien_thuc_mon_tieng_viet_phan_mon_luyen_tu_va_cau.doc