Chuyên đề Công tác chủ nhiệm Lớp

Chuyên đề Công tác chủ nhiệm Lớp

I. Đặt vấn đề:

Như chúng ta đã biết, công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục cho học sinh. Đặc biệt, với vai trò giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học là hết sức quan trọng. Mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm tức là thay mặt nhà trường quản lý, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh lớp đó.

Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là các xã thuộc vùng kinh tế Dung Quất, trong những năm gần đây, điều kiện công ăn việc làm của nhân dân nói chung, của phụ huynh nói riêng được cải thiện. Mặt tích cực đem lại là nhiều, tuy nhiệm không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực xâm nhập vào xã hội, làm ảnh hưởng không tốt đến cư dân, trong đó có học sinh của chúng ta. Bởi thế, đối với học sinh thì công tác chủ nhiệm của giáo viên lại càng được coi trọng.

Để làm tốt công tác chủ nhiệm, chúng tôi xin được giới thiệu một số kinh nghiệm để chúng ta cùng tham khảo như sau:

II. Một số biện pháp như sau:

Đối với bản thân giáo viên: Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, ứng xử và công việc hàng ngày.

1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp:

a) Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua công tác khảo sát chất lượng hàng năm được nhà trường bàn giao từ đầu năm học.

b) Qua đó, giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm. Thường thì học sinh trong một lớp học được phân chia thành nhiều đối tượng như sau:

- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 4189Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Công tác chủ nhiệm Lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
 Công tác chủ nhiệm lớp
Đơn vị: Trường TH Số 1 Bình Chánh
I. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục cho học sinh. Đặc biệt, với vai trò giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học là hết sức quan trọng. Mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm tức là thay mặt nhà trường quản lý, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh lớp đó.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là các xã thuộc vùng kinh tế Dung Quất, trong những năm gần đây, điều kiện công ăn việc làm của nhân dân nói chung, của phụ huynh nói riêng được cải thiện. Mặt tích cực đem lại là nhiều, tuy nhiệm không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực xâm nhập vào xã hội, làm ảnh hưởng không tốt đến cư dân, trong đó có học sinh của chúng ta. Bởi thế, đối với học sinh thì công tác chủ nhiệm của giáo viên lại càng được coi trọng.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, chúng tôi xin được giới thiệu một số kinh nghiệm để chúng ta cùng tham khảo như sau:
II. Một số biện pháp như sau:
Đối với bản thân giáo viên: Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, ứng xử và công việc hàng ngày.
Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp:
a) Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua công tác khảo sát chất lượng hàng năm được nhà trường bàn giao từ đầu năm học.
b) Qua đó, giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm. Thường thì học sinh trong một lớp học được phân chia thành nhiều đối tượng như sau:
Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh khuyết tật.
Học sinh các biệt về đạo đức.
Học sinh yếu.
Học sinh giỏi, học sinh có những năng lực đặc biệt.
.
Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
a) Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn :
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với Ban đại diện cha mẹ lớp, Nhà trường, Chi hội khuyến học xóm tạo điều kiện giúp đõ những em đó. 
b) Đối với những học sinh khuyết tật: 
Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường, phải nghiêm túc thực hiện Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc giáo dục hòa nhập cho người tàn tật. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em.
c) Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Từng bước, giáo viên tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
d) Đối với học sinh học yếu: 
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp .
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi vè tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè.
+ Giáo viên phải có sổ theo dõi, giúp đỡ từng thời gian.
- Giáo viên nên đề nghị với nhà trường tạo mọi điều kiện dạy phụ đạo cho những em này theo khối. Ngoài ra, cũng cần đề nghị nhà trường mở lớp dạy tăng buổi (nếu có điều kiện).
đ) Đối với những học sinh giỏi, học sinh có năng lực đặc biệt:
- Đối với học sinh giỏi:
+ Giáo viên cần quan tâm những học sinh này trong từng tiết học. Đặt những câu hỏi khó để các em trả lời, cho những bài tập khó về nhà các em làm. Làm sao kích thích được các em tự học và tự các em nhận thấy, bản thân cũng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.
+ Hàng năm, đề nghị nhà trường cần mở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, ít nhất là từ lớp 3 trở lên và đến thời điểm nào đó nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường để công nhận và kích thích lâu dài trong học tập cho các em.
- Đối với học sinh có năng lực đặc biệt:
+ Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ
+ Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này.
+ Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá.
III. Kết luận:
Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với một giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là góp phần làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường đều làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì chắc chắn rằng cả trường đó sẽ có nhiều tiến bộ lên nhiều mặt. Dù với đối tượng học sinh nào mà bản thân giáo viên có phương pháp làm đúng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, tác động đến các em thật đúng, thật trúng, và với tấm lòng yêu thương thực sự của mình thì tin chắc sẽ thành công, góp phần thực hiện nội dung mà mỗi nhà trường đều và đang thực hiện: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cũng như góp phần vào việc thực hiện nội dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNCONG TAC CHU NHIEM.doc