Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả dấu hỏi dấu ngã lớp 4, 5

Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả dấu hỏi dấu ngã lớp 4, 5

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Từ ngàn năm nay với câu nói bất hủ “nét chữ nết người” đã đi vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Đặc biệt là những người giáo viên tiểu học. Chữ viết đẹp, đúng chính tả là thể hiện thái độ đọc yêu mến của Tiếng việt, giữ gìn sự thống nhất của đất nước về mặt chữ viết và tôn trọng người đọc. Vơí ý nghĩa và vai trò to lớn như thế, mỗi lần đọc bài viết của các em học sinh qua các bài viết chính tả, hay tập làm văn. thấy các em viết còn nhiều lỗi chính tả, đặc biệt là sai nhiều về dấu hỏi, dấu ngã. Lòng tôi không khỏi băn khoăn và trăn trở “ Làm thế nào để giúp các em viết không sai lỗi chính tả về dấu hỏi,dấu ngã này, nhất là những em gần hết cấp Tiểu học” và thật may mắn cho tôi nhiều năm liền tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4, chuyên sâu về một khối lớp tôi lại càng thấm thía ý nghĩa, mục đích của việc dạy học sinh viết đúng chính tả ở khối lớp 4,5.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả dấu hỏi dấu ngã lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUỲ HỢP
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ DẤU HỎI DẤU NGÃ LỚP 4,5.”
	I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Từ ngàn năm nay với câu nói bất hủ “nét chữ nết người” đã đi vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Đặc biệt là những người giáo viên tiểu học. Chữ viết đẹp, đúng chính tả là thể hiện thái độ đọc yêu mến của Tiếng việt, giữ gìn sự thống nhất của đất nước về mặt chữ viết và tôn trọng người đọc. Vơí ý nghĩa và vai trò to lớn như thế, mỗi lần đọc bài viết của các em học sinh qua các bài viết chính tả, hay tập làm văn.... thấy các em viết còn nhiều lỗi chính tả, đặc biệt là sai nhiều về dấu hỏi, dấu ngã. Lòng tôi không khỏi băn khoăn và trăn trở “ Làm thế nào để giúp các em viết không sai lỗi chính tả về dấu hỏi,dấu ngã này, nhất là những em gần hết cấp Tiểu học” và thật may mắn cho tôi nhiều năm liền tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4, chuyên sâu về một khối lớp tôi lại càng thấm thía ý nghĩa, mục đích của việc dạy học sinh viết đúng chính tả ở khối lớp 4,5.
 Đặc biệt tiếng nói của con người Miền Trung nói chung, người Nghệ An nói riêng khá “Nặng” do cách phát âm của từng phương ngữ nên các em dễ sai dấu hỏi, dấu ngã. Với suy nghĩ trên qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, áp dụng ở lớp tôi. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm quý báu giúp học sinh viết đúng dấu hỏi, dấu ngã. Nên tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả dấu hỏi, dấu ngã lớp 4,5.
 Rất mong các bạn đồng nghiệp, qúy thầy cô cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn.
 II.THƯC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC SINH VIẾT CHÍNH TẢ NÓI CHUNG DẤU HỎI, DẤU NGÃ NÓI RIÊNG HIỆN NAY:
1.Thuận lợi : 
 -Khối 4,5 học sinh hoàn thiện kỹ năng viết đúng chính tả đã được học khối lớp 1,2 theo 3 kiểu bài : Nghe ,đọc, nhớ và phân biệt. Các tiết học theo kiểu bài này đều nhằm một mục đích chug là làm cho học sinh có thể viết đúng mọi tiếng ,mọi từ trong Tiếng việt.
Đội ngũ giáo viên Tiểu học nói chung và ở trường tôi nói riêng đều trẻ, khỏe và có trình độ, nhiệ tình trong công tác giảng dạy , thích tìm tòi học hỏi, khám phá những cái mới, cái hay trong công tác giảng dạy.
 - Lứa tuổi học sinh lớp 4,5 thích học hỏi và tìm tòi , sáng tạo dễ ghi nhớ những điều giáo viên giảng dạy và đặc biệt thích tìm ra những cái mới . Đây cũng là điều kiện thuân lợi để giáo viên khai thác trong qúa trình giảng dạy.
 Luôn luôn đươc sự quam tâm sâu sắc , chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt cho công tác giảng dạy.
2.Khó khăn:
 -Lỗi chính tả các em mắc phải trong bài viết là do phát âm của từng vùng, từng địa phương. Do các em phát âm “ Nặng” nên giữa dấu hỏi và dấu ngã các em thường nói sao viết vậy điều này dẫn đến các em viết sai theo cách phát âm của mình.
 -Trong nhiều trường hợp mắc lỗi học sinh thường không tự ý thức được để sửa chữa và hình thành thói quen viết đúng chính tả.
 -Lâu nay việc giảng dạy học sinh viết theo nội dung sách giáo khoa trong đó chưa cung cấp đầy đủ cho các em các quy tắc, các “ mẹo” chính tả .Do đó việc học sinh viết đúng chính tả còn rất hạn chế.
 -Tôi đã tiến hành kháo sát và thu được kết quả như sau:
Kết quả cụ thể như sau:
Năm học
Số học sinh khảo sát
Đầu năm
Đọc đúng
Viết đúng
2009- 2010
26
13
12
2010- 2011
25
16
15
Trước những thực trạng như vậy bản thân tôi nhận thấy có một số biện pháp để dạy học sinh viết đúng chính tả là rất cần thiết và bổ ích để phát huy tính tích cực cho học sinh.
III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY HỌC SINH VIẾT ĐÚNG DẤU HỎI VÀ DẤU NGÃ:
 -Trong một đất nước thống nhất, cùng chung một ngôn ngữ thì bao giờ cũng có nhiều phương ngôn khác nhau, với các cách phát âm khác nhau dựa trên cơ sở một chính tả chung, điều này dẫn đến những lỗi chính tả đặc trưng cho từng khu vực, vùng miền chẳng hạn như người miền Bắc thường hay sai chữ l/n, tr/ch, s/x..... người Miền trung thường hay sai v/z/đ.....
 -Trong thưc tế lỗi chính tả của học sinh rất đa dạng. Để hạn chế lỗi chính tả cho học sinh nhất là dấu hỏi, dấu ngã tôi xin nêu một số biện pháp, quy tăc chính tả và một số mẹo chữa lỗi chính tả như sau: 
1 .Phân loại đối tượng học sinh:
 Để dạy học sinh viết đúng chính tả, đúng dấu ngã, dấu hỏi. Ngay từ đầu năm học giáo viên phải thăm dò, khảo sát phân loại lỗi mà học sinh thường mắc phải. Cụ thể giáo viên cho học sinh bài tập thăm dò sau:
Phiếu bài tập chính tả:
	Họ và tên
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Sau đó giáo viên đọc cho học sinh viết một số từ có dấu hỏi, dấu ngã chẳng hạn :ảo ảnh, ẩn náu, bản làng, dơ bẩn . bền bỉ, cởi, dẻo dai...bẵng ,cõng, cỡn, dãy, diễm, dũng, nghẽn......Nhằm để phân loại học sinh, biết được em nào sai dấu hỏi, dấu ngã. Từ đó lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Đồng thời giáo viên nên gặp giáo viên chủ nhiệm năm ngoái để nắm bắt và tìm hiểu về những thông tin cần thiết về khả năng và sở thích của từng em...để từ đó định hướng cho mình một phương pháp dạy học thích hợp và hiệu quả.
2. Các biện pháp
2.1 phát âm đúng : 
 Tập cho học sinh phát âm đúng (đúng ở đây đươc hiểu là phát â chuẩn). Có phát âm đúng thì mới viết đúng ,vì chính tả Tiếng việt là chính tả ghi âm. Tuy nhiên đây là yêu cầ hết sức khó vì cách phát âm của mỗi người, mỗi vùng khác nhau đã thành thói quen khó sửa chữa. Vả lại hiện nay chúng ta cũng chưa thống nhất cách phát âm chuẩn, do đó giáo viên cần phát âm chuẩn và rõ ràng khi đọc mẫu để làm chỗ dựa cho học sinh viết đúng và đọc đúng.
 Để làm được điều này không phải dễ, không phải một sớm một chiều làm được ngay. Mà giáo viên phải luyện tập, nói, đọc làm sao cho đúng với tiếng phổ thông, không nên nói tiếng địa phương quá “nặng” có như vậy thì mới giúp cho học sinh đọc đúng “chuẩn”, chính xác.
2.2 Gíup học sinh hiểu nghĩa của từ:
 Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ âm học, nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả và việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở “ giúp học sinh viết đúng chính tả. 
 VD : Giaó viên đọc từ “ mỏng” học sinh sẽ khó xác định được đó là dấu gì. Nhưng nếu đọc từ “mỏng manh” thì học sinh sẽ dễ dàng viết đúng chính tả. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương tiện ngôn ngữ của chính tả Tiếng việt mà khi dạy chính tả giáo viên cần chú ý.
 Hơn nữa khi dạy cụ thể từng loại bài giáo viên cần chú ý một số diểm sau: 
 + Loại bài chính tả Nghe – viết:
 Yêu cầu quan trọng là đọc mẫu của giáo viên là phải chuẩn xác, đúng chính âm, giáo viên phải đọc thong thả rõ rằng, ngắt ghỉ hơi hợp lí mỗi cụm từ, mỗt câu, tốc độ đọc phù hợp với tốc độ viết của học sinh. Đọc theo cụm từ hoặc cả câu trọn ý. Có như vậy học sinh mới có thể viết đúng chính tả và trên cở sở hiểu nội dung văn bản tránh nhưng lỗi không hiểu mình đang viết gì.
 Loại bài chính tả Nhớ – viết có dấu hỏi ,dấu ngã : giáo viên cần bố trí đủ thời gian để học sinh tự nhớ lại và lưu ý những trường hợp chính tả mà các em có thể viết sai trong bài. Cho các em luyện viết vào bảng con những từ có dấu ngã, dấu hỏi, giáo viên nhận xét sửa sai giúp học sinh hiểu, ghi nhớ. Sau đó mới cho học sinh nhớ bài và viết ghi vào vở.
 Loại bài phân biệt so sánh: giáo viên cần nhấn mạnh vào các trường hợp dễ nhầm lẫn, đối chiếu so sánh gây ở các em ý thức thường trực tiếp về sự phân biệt những trường hợp dễ nhầm lẫn
 VD: Học sinh phân biệt giữa nghỉ/ nghĩ 
Giáo viên nhấn mạnh chỉ cho học sinh thấy rõ tiếng “nghỉ” thêm dấu hỏi thành “nghỉ”( có nghĩa thoái mái tinh thần., lấy lại sức khỏe) còn thêm dấu ngã thành “nghĩ”( có nghĩa là sự tìm tòi, khám phá làm cho cơ thể mệt mỏi...) hai từ naỳ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau nếu chúng viết sai dấu hỏi hoặc dấu ngã chú ý nghĩa của từ của câu đó cũng sai hoàn toàn.
2.3 Thay đổi phương pháp và hình thức luyện tập:
 Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Vậy lựa chọn phương pháp dạy học như thế nào, hình thức tổ chức dạy học như thế naò cho phù hợp phát huy được mặt tích cực tự giác thành kỹ năng, kỹ xảo viết đúng chính tả....là một vấn đề mà đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ tìm tòi sáng tạo.
 Chẳng hạn như dạy bài chính tả nghe viết tuần 3 ở bài tập 2b Tiếng việt tập 1 giáo viên phát phiếu cho học sinh làm vào phiếu bài tập sau đó chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm cử 5 bạn lên thi đua viết vào phiếu trên bảng lớn trên  ...  mà học”.
 Ví dụ: Trò chơi “Ai đúng, ai nhanh” giáo viên chuẩn bị cho học sinh hai thẻ (một thẻ có dấu hỏi, một thẻ có dấu ngã). Đến các bài tập yêu cầu học sinh điền dấu hỏi, dấu ngã giáo viên có thể cho học sinh hoạt đông theo nhóm hay cá nhân. Giáo viên đọc từ chưa có dấu rồi yêu cầu học sinh đưa dấu mà mình lựa chọn lên ,nếu mà em nào hay đội nào đưa dấu đúng thì giáo viên tuyên dương. 
 Chẳng hạn khi dạy bài chình tả tuần 21 bài 2b Tiếng việt 4 tập 1 giáo viên đọc từ chưa có dấu “ Nôi tiếng” hoc sinh đưa thẻ có dấu hỏi vậy có nghĩa là Nổi tiếng. Giáo viên đọc từ “ Đô trạng” học sinh đưa thẻ dấu ngã lên vậy có nghĩa là Đỗ trạng. 
 Hoặc cho học sinh chơi trò “Ô chữ thông minh”Giáo viên chuẩn bị sẵn các ô gồm hàng ngang hàng dọc. Giáo viên giới thiệu ô chữ trên bảng. Mỗi ngang là một từ có dấu ngã hoặc dấu hỏi.Để tìm được từ này giáo viên sẽ đưa ra gợi ý, câu hỏi của các từ ngữ. Giáo viên đọc xong thì các em đoán xem từ đó là gì, mang dấu gì.
 Đội nào có tín hiệu trả lời trước đội đó có quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được ghi 10 điểm cho đội mình., nếu trả lời sai thì phải nhường quyền trả lời cho đội bạn., Đội bạn trả lời đúng ghi 5 điểm.
 Sau hai vòng thi đội nào tìm được hàng dọc, đọc đúng từ và dấu được 40 điểm.
2.6 Luỵên viết nhiều lần, kiểm tra ,nhắc nhở thường xuyên:
 Từ ngàn xưa ông cha cha ta đẵ có câu: “văn ôn,võ luyện” “có cộng mài sát , có ngay nên kim”.Quả đúng như vậy, để trở thành kỹ năng ,kỹ xảo viết được các từ có dấu hỏi, dấu ngã . Giáo viên nên cho học sinh luyện viết thật nhiều, viết đi viết lại thật nhiều, viết đi, viết lại những từ mang dấu hỏi, dấu ngã mà mình hay viết sai.
 Đồng thời cho các bài tập về nhà yêu cầu các em luyện víết. Giáo viên cần kiểm tra nhắc nhở thường xuyên.Bởi tâm lí , lứa tuổi học sinh Tiểu học tò mò, hiếu động, sáng tạo nhưng cũng chóng quên.Do đó giáo viên giao mà không kiểm tra thì có thể có những em không viết nên giáo viên phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở.
2.7 Tận dụng mọi thời gian
 Những lúc rảnh rối, đầu giờ học hay trong giờ ra chơi giáo viên cùng học sinh trò chuyện với nhau.Giáo viên có thể đố những em hay sai dấ hỏi,dấu ngã những từ mang dấu hỏi, dấu ngã chẳng hạn: Thầy đó em biết chữ “bỗng” trong từ “bỗng dưng” có dấu gì? Chữ “trẻ” có dấu gì, chữ “mởn” trong từ “mơn mởn” có dấu gì?...
 Hoăc cho học sinh lên bảng cầm phấn viết một số từ có dấu hỏi, dấu ngã do giáo viên đọc.Mỗi lần viết như vậy các em ghi nhớ và có thói quen viết đúng chính tả, giáo viên khen ngợi tuyên dương giúp các em phấn khởi hứng thú luyện viết.Hoặc cho học sinh tự đố nhau, giáo viên làm trọng tài , nhận xét tuyên dương.
 2.8 Động viên khuyến khích kịp thời,cụ thể, chính xác.
 Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú ý đến sự tiến bộ của học sinh dù đó là một sự tiến bộ nhỏ nhất. Sự tiến bộ đòi hỏi người giáo viên phải nhận ra ,để động viên, khen ngợi kịp thời.Đây chính lầ một động lực giúp các em phấn chấn tinh thần, có niềm tin vào bản thân mình, các em sẽ rất thích thú khuyến khích các em học tập một cách tích cực hơn.
 Đồng thời người giáo viên cần nhận xét cụ thể, chính xác vào vở học sinh bằng những lời động viên khen ngợi , khuyến khích nhắn nhủ như: “chữ em viết đã có nhiều tiến bộ, em cần cố gắng lên nữa nhé!” .Hoặc “ Chữ em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt thầy chúc mừng em, cố gắng lên nữa em nhe!”...
 Bằng những lời động viên , nhắc nhở ân cần , kịp thời được ghi vào vở của học sinh khi các em đọc các em cũng vui mừng ,đồng thời các bậc phụ huynh cũng thấy được sự tiến bộ của con em mình, thấy được sự cẩn thẩn chăm chút của giáo viên từ đó phụ huynh cũng có trách nhiệm trong việc kèm cặp, nhắc nhở con em mình rèn luyện viết nhiều hơn.
 Ví dụ : Ở lớp tôi có em Trương Văn Định đầu năm tôi đọc cho em viết 10 từ có mang dấu hỏi, dấu ngã thì em viết sai đén 8 từ,2 tuần sau tôi đọc lại 10 từ đó cho em viết thì em viết sai chỉ còn 8 từ nữa thôi.Tôi dộng viên , tuyên dương em trước lớp là em có tiến bộ viết đúng được thêm 2 từ. Đồng thời nhận xét vào vở luyện viết của em: “Em viết có sự tiến bộ rồi Định ả.Cố gắng luyện viết nhiều hơn nữa nhé!”.
 Với câu nhận xét như thế được ghi vào vở của em.Khi học sinh đọc cũng rất vui mừng, về nhà phụ huynh đọc cũng rất phấn khởi và quan tâm nhắc nhở em đó nhiều hơn nên học sinh sẽ ngày càng tiến bộ.
 Đó cũng là một trong nhiều trường hợp của học sinh lớp tôi mà tôi thấy khi động viên, khen ngợi kịp thời , chính xác như thế các em sẽ tiến bộ rất rõ rệt.
2.9 Cung cấp cho học sinh một số mẹo “Chữa lỗi , viét dấu hỏi, dấu ngã”
 Nói tới mẹo là nói tới sự linh hoạt khéo léo trong quá trình giảng dạy . “Mẹo” giúp học sinh dễ nhớ, nhớ được lâu. Ở đây tôi xin nêu một số “mẹo” như sau:
 + Dùng “Mẹo” mình nên nhớ là viết dấu ngã.Để viết đúng dấu hỏi, dấu ngã các từ hán Việt nếu các tiếng bắt đầu bằng chữ phụ âm: m,n,nh,l,v,đ,ng,(ngh) thì viết dấu ngã. Điều này có nghĩa là khi gặp một từ hán Việt không được viết dấu hỏi hay dấu ngã thì ta sẽ viết dấu ngã. Nếu từ đó có phụ âm đầu là m,n,nh,l,v,đ,ng,(ngh)
 Ví dụ :(m) mĩ mãn; (n) nỗ lực; (nh) kiên nhẫn,(l) lễ phép; (v) văn võ;(d)dũng mãnh; (ng ) ngôn ngữ (ngh) nghĩa khí;...
 + Dùng “Mẹo” tương ứng thanh điệu trong từ láy Tiếng Việt (Từ lặp lại các tiếng, phụ âm đầu hoặc vần) gồm 2 tiếng luôn có sự tương về thanh điệu. Trong một từ láy hai tiếng có dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm: huyền, ngã,nặng và không,hỏi,sắc.
 Theo “Mẹo”này nếu gặp một tiếng còn lưỡng lự không biết dùng dấu gì thì thử tìm láy với tiếng đó nếu tiếng kia có dấu huyền hoặc nặng thì tiêmgs đó là dấu ngã rồi.
 Ví dụ :Nũng nụi, rộng rãi, lộng lẫy, vội vã,gặp gỡ,lưỡng lự, lũ lụt....
 Nếu tiếng kia có dấu sắc hoặc không có dấu (dấu không) thì nó là dấu hỏi:
Ví dụ : vớ vẩn, ngớ ngẩn, bảnh bao, thảnh thơi, lanh lảnh,...
*Chú ý : Chỉ có trường hợp ngoại lệ như Vẻn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, bền bỉ.
IV.ƯU ĐIỂM,NHƯỢC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ CỦA VIỆC SỰ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN:
 Sau 2 năm sự dụng biện pháp tôi đẵ rút ra được một số ưu điểm, nhược điểm như sau :
Ưu điểm:
- Về học sinh:
+ các em rất hứng thú học tập( vì phù hợp với tâm lý lứa tuổi,thích tìm tòi sáng tạo, hiếu động) “ Học mà chơi, chơi mà học”
+Các em dễ nhớ được lâu.
+ Các em đọc và viết đúng dấu hỏi, dấu ngã một cách thành thạo.
+Những em nhút nhát trở nên mạnh dạn tự tin hơn , tình cảm bạn bè gắn bó hơn.
+ Tiết học nhẹ nhàng , sôi nổi , học sinh dễ hiểu bài hơn....
- Về phía giáo viên :
+Tìm ra được nhiều cái mới, cái hay, phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh.
+Tạo cho mình thói quen kĩ năng đọc đúng, viết đúng “ chuẩn”.
+Dễ dàng nắm được sự tiến bộ của học sinh.
+ Tình cảm giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên và phụ huynh ngày càng gần gũi, gắn bó hơn.
Nhược điểm:
 Về phía học sinh cũng giống như giáo viên việc đòi hỏi phát âm chuẩn là tương đối khó vì nó đã trở thành thói quen của từng vùng,từng phương ngữ.
V. Kết quả:
 Sau 2 năm dạy học, vận dụng các biện pháp trên tôi đã đạt được một số kết quả rất khả quan cụu thể như sau:
Năm học
Số học sinh khảo sát
 Đầu năm
 Cuối năm
Đọc đúng
Viết đúng
Đọc đúng
Viết đúng
2009- 2010
26
13
12
24em
23em
2010- 2011
25
16
15
24em
24em
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua một thời gian thực hiện và vận dụng các biện pháp trên vào quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau :
 + Trước hết đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, nhiệt tìmh trong công tác giảng dạy, có sự linh hoạt nhanh nhẹn và sáng tạo.
 + Phải điều tra phân loại đói tượng học sinh ngay từ đầu năm học để có hướng giảng dạy cụ thể ,phù hợp với từng học sinh.
 + Là người giáo viên thì phài phát âm “ chuẩn”, chính xác . Không nói tiếng địa phương để làm gương cho học sinh noi theo và học tập.
 + Giáo viên luôn luôn học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức của mình để từ đó giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, cụ thể.
 + Giáo viên phải có sáng tạo , luôn thay đổi các phương pháp và hình thức luyện tập sao cho phù hợp với tờng bài, từng đối tượng học sinh.
 + Phải chuẩn bị tốt cxác đồ dùng dạy học, đảm bảo tính chính xác khoa học và thẩm mỹ.
 + Nên sự dụng các trò chơi học tập để kích thích sáng tạo, mạnh dạn tự tin ở học sinh. Tạo cho tiết học nhẹ nhàng , sinh động.
 + Cho học sinh luyện viết nhiều lần, viết đi viết lại để tạo thành thói quen hình thành kỹ năg, kỹ xảo cho học sinh. Đồng thời phải kiểm tra nhắc nhở thường xuyên, cho học sinh hi đua giữa các tổ về “ Mẹo” viết dấu hỏi, dấu ngã.
 Trên đây là toàn bộ những đúc rút kinh nghiêm qua thực tế dạy học nhiều năm ở khối lớp 4,5 mà tôi thấy vô cùng băn khoăn về lỗi viết chính tả dấu hỏi, dấu ngã cho học của vùng Hạ Sơn – Quỳ Hơp nói chung và các em học sinh lớp tôi đã từng chủ nhiệm nói riêng. Tôi đã cố gắng trình bày những gì mình biết , mình đã làm để đưa ra trình bạn bè đồng nghiệp, BLĐ trường, mong được sự quan tâm , góp ý của BLĐ, bạn bè đồng nghiệp để bản thân tôi đúc rút kinh nghiệm hoàn hảo hơn trong lần sau và để tôi áp dụng vào giảng dạy hiệu quả, chất lượng hơn . Nhằm khắc phục triệt để tình trạng viết sai lỗi chính tả dấu hỏi, dấu ngã cho học sinh.
 Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí !
Tôi xin chân thành cản ơn!
Hạ Sơn, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tác giả :
Đinh Văn Xuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docSkknL5Mot so bien phap giup HS lop 45 viet dung chinhta.doc