Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường. Phân môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết làm cho học sinh nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết thông thạo tiếng Việt. Phân môn chính tả còn là cơ sở của các môn học khác. Trong trường tiểu học, phân môn chính tả được dạy liên tục từ lớp 1 đến lớp 5 với các loại bài chính tả như : nghe -viết, bài tập so sánh, nhớ -viết.
Phần Mở Đầu 1- Lý do chọn đề tài : 1.1 Xuất phát từ yêu cầu dạy học : Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường. Phân môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết làm cho học sinh nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết thông thạo tiếng Việt. Phân môn chính tả còn là cơ sở của các môn học khác. Trong trường tiểu học, phân môn chính tả được dạy liên tục từ lớp 1 đến lớp 5 với các loại bài chính tả như : nghe -viết, bài tập so sánh, nhớ -viết... Do đó giáo viên và học sinh phải dành nhiều thời gian để dạy và học phân môn này. Song thực tế trong nhà trường tiểu học, học sinh mắc lỗi chính tả là rất nhiều. Thực trạng đó xảy ra ở tất cả các khối lớp, mặc dù trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã rất cố gắng nhưng kết quả vẫn chưa cao. Một phần không nhỏ giáo viên còn dạy một cách máy móc, rập khuôn theo sách giáo khoa. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp sửa lỗi chính tả phụ âm đầu và phân biệt dấu hỏi - dấu ngã cho học sinh lớp 3" Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục lỗi chính tả của học sinh tiểu học, mà cụ thể là học sinh khối lớp 3 trường tôi để từ đó tìm ra các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh theo đúng quy ước của xã hội. 1.2 Xuất phát từ thực tiễn dạy học : Trong quá trình giảng dạy và thao giảng dự giờ các bạn đồng nghiệp thì thực trạng trong một lớp, đối tượng học sinh cũng khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi tự rút ra vài kinh nghiệm cho bản thân mình. Thông qua bài viết này, tôi muốn đóng góp một số giải pháp nhằm khắc phục một số lỗi chính tả cho học sinh. 1.3 Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm : Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, là một giáo viên tiểu học tôi tự thấy mình phải có năng lực, cần phải nâng cao nghiệp vụ bằng cách phải thường xuyên học hỏi, trao dồi kiến thức nâng cao trình độ để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn. 2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đề tài phân môn chính tả lớp 3 trong chương trình tiểu học. Phân môn chính tả là một phân môn rất quan trọng và cần thiết, phải tìm hiểu khảo sát hiệu quả giảng dạy thì nhất thiết phải xác định đối tượng. - Đối tượng là học sinh lớp 3 (học sinh đại trà). - Kiểu bài là kiểu bài chính tả so sánh (phân biệt). 3- Phương pháp nghiên cứu : 3.1 Phân tích các tài liệu dạy học : Qua thu thập các tài liệu sách giáo khoa, sách giao viên, sách hướng dẫn, sách bài tập học sinh, sách tiếng Việt nâng cao lớp 3, sách tiếng Việt thực hành, sách báo, tạp chí giáo dục tiểu học. Phần lớn các sách trên đều tập trung vào việc hướng dẫn giáo viên và học sinh học tốt phân môn chính tả mà trọng tâm là đưa ra các quy tắc để dạy và học chính tả. * Phân loại 2 lỗi chính tả cơ bản đó là : 1. Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành 2. Sai cách phát âm chuẩn. 3.1.1- Lỗi nguyên tắc do sai nguyên tắc chính tả hiện hành : Là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt. a) Đặc điểm chính tả tiếng Việt : - Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính : các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong dòng lớn nói, vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau. Ví dụ : Trăm năm trong cõi người ta (6 âm tiết) Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ( 8 âm tiết) - Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết. * Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau : THANH ĐIỆU Phụ âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào. * Cách xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ : Muốn xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết. Ví dụ : Chữ cái Phụ âm đầu Vần Thanh điệu Âm đầu Âm chính Âm cuối à án oản toàn quên quyền thuế T Q Q Th o o u u u a a a a ê yê e n n n n n huyền sắc hỏi huyền ngang huyền sắc Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh điệu lên trên (hoặc dưới) ký hiệu đó : Bàn, toàn, hóa, họa, thuế ... trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính (âm chính là nguyên âm đôi) + Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ : Tiến, chiến, quyển, yến, suối, suốt, chứa ... + Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai ký hiệu không có dấu phụ : Phía, của, múa ... + Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai ký hiệu đều có dấu phụ : nước, bưởi. b) Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt : - Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết + Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của âm tiết. + Tất cả các chữ cái nguyên âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm chính của âm tiết. + Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u. + Các ký hiệu : p, t, m, n, c, ng (nh), i (y), u (o) biểu thị các âm cuối. - Tự phân bổ vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm. + k, c, q + g, gh, ng, ngh + iê, yê, ia, ya + ua, uô + ưa, ươ + o, u làm âm điệu + i, y làm âm chính c) Quy tắc viết hoa hiện hành : - Tình trạng viết hoa trong chính tả hiện hành a/ Đánh dấu sự bắt đầu một câu b/ Ghi tên riêng của người : Địa danh, tên cơ quan, tổ chức ... c/ Biểu thị sự tôn kính : Bác Hồ, Người ... Hai chức năng a và c nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng b là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử dụng. Ví dụ : Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau : Phan vũ diễm Hằng Phan vũ Diễm Hằng Phan Vũ Diễm Hằng Phan -vũ -diễm -Hằng ... Cùng một tên đất, tồn tại những cách viết khác nhau : Hà Nội Hà -nội Hà nội ... Cùng một tên tổ chức, cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác nhau : Trường đại học bách khoa Hà Nội Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường Đại học bách khoa Hà Nội - Quy định về cách viết hoa tên riêng : Dựa theo nội dung Quyết định 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. + Đối với tên người và tên địa lý : viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết, không dùng gạch nối. Ví dụ : Trần Quốc Toản, Hà Nội, Bình Trị Thiên, Vũng Tàu + Đối với tên tổ chức, cơ quan chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên. Ví dụ : Đảng cộng sản Việt Nam Trường đại học bách khoa Hà Nội 3.1.2- Sai cách phát âm chuẩn : a) Lỗi viết sai phụ âm đầu - Lỗi do không phân biệt l và n - Lỗi do không phân biệt tr và ch - Lỗi do không phân biệt s và x - Lỗi do không phân biệt r, gi và d b) Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối) c) Lỗi viết sai thanh điệu 3.2 Khảo sát thực tế : Qua khảo sát thực tế ở trường khối lớp mình và qua thao giảng dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp tôi thấy nhiều lúc giáo viên còn phân vân, chưa phân biệt thế nào là đúng đồng thời do cách phát âm chưa chuẩn. 3.3 Khảo sát học sinh : Kiểm tra vở viết của học sinh để khảo sát trình độ học sinh. Kiểm tra chất lượng học sinh bằng viết, bằng phiếu học tập. 3.5 Phương pháp kiểm tra đánh giá : Thông qua nội dung các bài tập, thông qua phiếu học tập của học sinh để rút ra phương pháp rèn luyện cho học sinh. Phần Nội Dung CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Đầu năm học 2005 -2006, tôi nhận chủ nhiệm lớp 3H Trường Tiểu học Trần Quốc Toản. Tổng số học sinh là 40 em trong đó có 25 nam và 15 nữ. Nơi tôi giảng dạy là cơ sở phụ của trường. Đa số các em theo học là con em những phụ huynh phần đông là công nhân và nông dân. Qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học của lớp tôi. Số học sinh viết sai lỗi chính tả rất phổ biến 68,5%, trong một bài viết sai 9 - 10 lỗi. Tôi ý thức rằng phải tìm biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Để thực hiện đề tài "Một số biện pháp sửa lỗi chính tả phụ âm đầu và phân biệt dấu hỏi - dấu ngã cho học sinh" . Tôi phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh vùng nông thôn thường viết sai lỗi chính tả, đó là : - Do cách phát âm không chuẩn, nói đọc như thế nào viết như thế đó. Học sinh phân biệt chưa rõ cách đọc nhất là l và n, tr và ch, s và x, r, gi và d. - Thường hay lẫn lộn về sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã. Cuối cùng, điều mà tôi tâm đắc nhất là cuối năm từ 68,5% học sinh viết sai lỗi chính tả từ 9 - 10 lỗi thì chỉ còn 2 - 3%. 1- Thuận lợi : - Được Phòng Giáo dục -Đào tạo cho tập huấn các lớp chuyên đề hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ. Được tham gia thao giảng dự giờ các tiết Phòng Giáo dục tổ chức ... g và đọc lại từ đó cho học sinh viết - Giáo viên chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh. d. Giáo viên đọc cho học sinh viết (đọc với tốc độ vừa phải) e. Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi. g. Giáo viên thu bài chấm (từ 7 đến 10 bài) 3.3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b. - GV cho HS đọc thầm yêu cầu của bài và làm bài. - GV mời 4 em lên bảng thi viết nhanh lời giải. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3b - GV phát phiếu và bút dạ cho HS theo nhóm. - Yêu cầu HS tự làm trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi 2 HS lên dán bài và đọc các từ mình tìm được. - GV gọi các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh các từ trên lên bảng. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vào vở. 4. Củng cố - dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết sau. - Học sinh nghe giáo viên đọc - viết - Học sinh viết bài - Học sinh dùng bút chì soát lỗi - 1 HS đọc yêu cầu trong sách giáo khoa. - HS đọc thầm rồi làm bài cá nhau. - 4 HS lên bảng + Mõ - Vẽ - 5 đến 7 HS đọc lại lời giải - 1 HS đọc yêu cầu - HS nhận đồ dùng học tập (nhóm trưởng) - HS làm bài theo nhóm. - Các nhóm dán bài và đọc từ. - Bổ sung các từ nhóm khác chưa có. - HS đọc và viết các từ. - Nghe GV nhận xét, dặn dò. GIÁO ÁN PHÂN BIỆT l - n Bài viết : Cuộc chạy đua trong rừng I. MỤC TIÊU : - Nghe - viết chính xác đoạn tóm tắt truyện "Cuộc chạy đua trong rừng". - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l - n hoặc dấu hỏi - dấu ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định : - Giáo viên cho học sinh cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào nháp. - Giáo viên đọc cho học sinh viết + Quả dâu, rễ cây, giày dép. + Bến bờ, rên rỉ, mệnh lệnh. - Giáo viên gọi học sinh dưới lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh 3. Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu bài : Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết đoạn văn tóm tắt truyện "Cuộc chạy đua trong rừng" và làm bài tập chính tả phân biệt l - n . - Học sinh cả lớp hát. - 2 học sinh lên bảng. - Em thứ nhất viết - Em thứ hai viết - 3 đến 4 em nhận xét. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 2) Hướng dẫn học sinh nghe -viết : a. Trao đổi về nội dung bài viết - Giáo viên đọc đoạn văn lần 1 (đọc rõ ràng, phát âm chuẩn) Giáo viên hỏi : Các em cho biết bài học mà ngựa con rút ra là gì ? b. Hướng dẫn cách trình bày bài : Giáo viên hỏi : - Đoạn văn có mấy câu ? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? c. Hướng dẫn viết từ khó : - Giáo viên cho học sinh đọc lại từng câu trong đoạn tìm những từ có âm đầu là l / n. - Giáo viên cho học sinh đọc lại từng câu trong đoạn tìm ra từ khó. + Câu 1 học sinh nêu, giáo viên ghi bảng + Câu 2 và câu 3 giáo viên cũng ghi bảng sau khi học sinh nêu từ khó. - Giáo viên phân tích âm, vần từng từ khó cho học sinh rõ. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con - Giáo viên gọi 1 học sinh lên viết bảng lớp, các em dưới lớp viết bảng con. - Giáo viên xóa từng từ trên bảng và đọc lại từ đó cho học sinh viết. - Giáo viên chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh. d. Giáo viên đọc cho học sinh viết (đọc với tốc độ vừa phải) e. Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi. g. Giáo viên thu bài chấm (từ 7 đến 10 bài) - Học sinh theo dõi giáo viên đọc - 1 học sinh đọc lại - 1 học sinh trả lời : Đó là bài học : đừng bao giờ chủ quan. Học sinh trả lời : - Đoạn văn có 3 câu - Những chữ đầu câu : Vốn khi, Ngựa con. - Học sinh đọc câu 1 - Học sinh đọc câu 2 có từ : nên, lời, lại. - Học sinh đọc nêu ra từng từ khó trong các câu. + Câu 1 : Chuẩn, tham gia + Câu 2 : Khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm, chẳng. + Câu 3 : Cuộc, rút, chủ quan. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh chuẩn bị bảng con. - 1 học sinh lên bảng. - Học sinh nghe giáo viên đọc - viết - Học sinh viết bài - Học sinh dùng bút chì soát lỗi HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2a. - GV cho HS đọc thầm đoạn văn bài tập 2A. Thảo luận nhóm đôi. - GV cho HS cả lớp làm bài cá nhân. * Thi đua : - GV đính bài tập 2a lên bảng cho hai nhóm học sinh lên bảng thi tiếp sức, mỗi nhóm 10 em xếp hàng ngang, em này viết xong đưa viết cho em khác viết (trong vòng 1 phút). - Giáo viên cho đại diện nhóm 1 em đọc lại bài tập. - Giáo viên nhận xét về chính tả, tốc độ làm bài - Kết luận nhóm thắng cuộc. 4) Củng cố - dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết sau. - 1 HS đọc yêu cầu trong sách giáo khoa. - HS cả lớp đọc thầm, sau đó thảo luận nhóm đôi. - HS cả lớp làm bài. - HS phân công trong nhóm chuẩn bị thi tiếp sức. - Hai nhóm thi đua sau khi GV cho bắt đầu. - Đại diện 2 em trong 2 nhóm đọc. Học sinh dưới lớp nhận xét. - Nghe GV nhận xét, dặn dò. CHƯƠNG V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua một học kỳ tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào việc dạy lớp. Tôi nhận thấy phân môn chính tả của lớp tôi phụ trách có nhiều tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là các tiếng có phụ âm đầu l / n, tr / ch, s / x, r / gi /d, dấu thanh hỏi và dấu thanh ngã so với đầu năm 68,5% học sinh dưới trung bình môn chính tả. Sau khi thi học kỳ I xong, kết quả trong kiểm tra định kỳ môn chính tả như sau : - Giỏi : 15 em = 35,5% - Khá : 17 em = 42,5% - Trung bình : 08 em = 20,0% - Không còn học sinh yếu. CHƯƠNG VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Là giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kiến thức. - Theo dõi thường xuyên, điều tra và khắc phục tình trạng mắc lỗi chính tả cho học sinh. - Trong giảng dạy, giáo viên đặc biệt chú ý đến các lỗi mà học sinh thường mắc phải, cần đưa các dạng bài tập dưới hình thức so sánh để rèn cho các em viết đúng chính tả. Củng cố các quy tắc chính tả cho các em qua các kiểu bài khác nhau. - Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách quan tâm đến tất cả các em học sinh, với tất cả các môn. PHẦN KẾT LUẬN Trong sự nghiệp giáo dục bất cứ ai đã và đang công tác cũng với một lòng tâm huyết là làm sao, làm thế nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả là góp phần làm trong sáng tiếng Việt, đó là tầm quan trọng là một yêu cầu tất yếu. Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải phát âm chuẩn, viết đúng chính tả trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy. Giáo viên phải là người có lòng tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh. Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch hướng dẫn rèn chữ cho học sinh, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các hiện tượng mắc lỗi chính tả ở học sinh để đưa ra biện pháp sửa chữa đúng lúc. Giáo viên cần lập cho học sinh mỗi em một quyển vở rèn chính tả kiểm tra thường xuyên, đánh giá học sinh qua từng thời gian cụ thể, động viên các em học sinh có tiến bộ trong quá trình học tập. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, đưa ra một số phụ âm đầu và dấu thanh mà học sinh dễ lẫn lộn trong khi viết để học sinh so sánh phân biệt và qua đó các em nắm vững nghĩa của từ ở mặt chữ viết. Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo viên luôn chú ý đến các nguyên tắc chính tả, tra cứu tự điển. Dạy chính tả phải dựa trên quy tắc chính tả, chú ý sửa các lỗi mà học sinh mắc nhiều chứ không chữa chung chung ; lỗi chính tả nào mà học sinh mắc nhiều thì phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để luyện tập nhiều. Ngoài ra giáo viên phải luôn học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn để bổ sung cho vốn kinh nghiệm của bản thân. Qua thời gian nghiên cứu áp dụng các biện pháp đó vào quá trình giảng dạy của mình, tôi nhận thấy bước đầu đạt được kết quả khả quan. Học sinh viết đúng và viết đẹp, hiểu được nội dung bài ; qua đó hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức, tính cẩn thận kiên trì và tạo cho học sinh niềm vui hứng thú trong học tập, chăm chỉ viết bài. Qua đó tôi nhận thấy rằng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh không phải là khó, chỉ cần chúng ta yêu nghề mến trẻ, tận tâm trong giảng dạy luôn khắc phục khó khăn tìm hiểu nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thì trong giảng dạy chắc chắn học sinh sẽ tiến bộ tốt. Bên cạnh đó giáo viên phải phát huy tính chủ động sáng tạo, tính tích cực ở học sinh ; cần động viên khen ngợi kịp thời, tạo không khí giờ học thoải mái, gây hứng thú học tập. Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp của mình. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý và đồng nghiệp để trong việc dạy học phân môn chính tả được tự nhiên, nhẹ nhàng giúp học sinh học tốt phân môn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thuận An, ngày 06 tháng 03 năm 2006 Người thực hiện Bùi Duy Tân
Tài liệu đính kèm: