Đề tài Một số phương pháp dạy học bồi dưỡng học sinh học yếu, kém

Đề tài Một số phương pháp dạy học bồi dưỡng học sinh học yếu, kém

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Trong quá trình giảng dạy ở trường, một ngôi trường có truyền thống dạy và học đã đạt nhiều thành tích trong nhiều năm học qua. Qua tìm hiểu ở một số trường khác. Được thấy chất lượng học tập của mỗi học sinh tốt hay kém điều có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Như¬ chúng ta đã biết, tiểu học là một bậc học nền tảng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của một con người. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

 Bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đưa ra một số vấn đề về tại sao học sinh học yếu, kém? Qua chủ đề “Một số phương pháp dạy học bồi dưỡng học sinh học yếu, kém” có những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém sau mà tôi đang băn khoăn, trăn trở, đưa ra một số cách giải quyết sau:

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp dạy học bồi dưỡng học sinh học yếu, kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU, KÉM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Trong quá trình giảng dạy ở trường, một ngôi trường có truyền thống dạy và học đã đạt nhiều thành tích trong nhiều năm học qua. Qua tìm hiểu ở một số trường khác. Được thấy chất lượng học tập của mỗi học sinh tốt hay kém điều có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Như chúng ta đã biết, tiểu học là một bậc học nền tảng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của một con người. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. 
 Bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đưa ra một số vấn đề về tại sao học sinh học yếu, kém? Qua chủ đề “Một số phương pháp dạy học bồi dưỡng học sinh học yếu, kém” có những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém sau mà tôi đang băn khoăn, trăn trở, đưa ra một số cách giải quyết sau:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 Trong những năm gần đây khối lượng kiến thức, chương trình học của học sinh tiểu học được tăng lên đáng kể và ngày càng nhiều. Chính vì vậy nhà trường và giáo viên phải có nguyên tắc và phương pháp dạy học tốt hơn để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Có nghĩa là giáo viên đứng lớp phải quan tâm hơn đến công việc dạy học, đồng thời cũng phải quan tâm đến học sinh nhiều hơn, đặc biệt là học sinh học còn yếu, kém trong lớp. Trong đó phải có phương pháp dạy học tốt hơn, đa dạng hơn để kích thích lòng đam mê học tập của học sinh. Để thực hiện được điều này thì trước hết người giáo viên phải yêu nghề dạy học của mình, coi việc dạy học là một nghề chính, một nghề quan trọng đã tạo dựng nên cuộc sống của mình, vì vậy cần có sự đam mê và trân trọng nó, tuy cuộc sống xung quanh còn ảnh hưởng rất nhiều đến nghề nghiệp của mình.
 Đúng như vậy! Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy thì trước hết cần phải quan tâm đến việc học tập của học sinh và luôn nghiên cứu các phương pháp giảng dạy, trong đó có việc học hỏi thêm kinh nghiệm dạy học của giáo viên có thâm niên trong nghề và những giáo viên dạy giỏi vẫn như các câu danh ngôn đã nói: “Học, học nữa, học mãi” hay “Nhà bác học không ngừng học” trong đó có các phương pháp bồi dưỡng những học sinh học còn yếu, kém. 
2. Thực trạng của vấn đề:
a. Nguyên nhân của thực trạng:
 Đối với địa bàn xã Quang Chiểu nói chung và Trường tiểu học Quang Chiểu II nói riêng thì đây là nơi còn có những khó khăn trong việc dạy và học. Dân trí còn thấp, việc học tập của con em họ đều giao phó cho nhà trường. Học sinh chưa có điều kiện sinh hoạt các buổi ngoại khoá, mọi hoạt động của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm. Tuy cơ sở vật chất thiếu thốn rất nhiều nhưng nhà trường vẫn không ngừng phát triển mục tiêu giáo dục và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đưa chất lượng giáo dục lên hàng đầu. Như vậy để đạt được kế hoạch năm học và nâng cao được chất lượng giáo dục đòi hỏi người giáo viên dạy học như chúng ta phải nỗ lực, tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với địa bàn mình công tác, để nâng cao chất lượng học sinh về các mặt giúp các em học còn yếu, kém có kết quả học tập tốt hơn.
- Học sinh ở đây đều là con em dân tộc, trình độ dân trí thấp, trình độ và năng lực của các em khác nhau, chênh lệch về sự tiếp thu kiến thức, hoàn cảnh gia đình khác nhau nên có ảnh hưởng lớn đến việc học và chất lượng của học sinh.
- Vốn ngôn ngữ còn thiếu thốn, các em ít tiếp xúc với sách báo và rất ít được tham gia các sân chơi mang tính giáo dục cho trẻ như các cuộc thi, các cuộc giao lưu giữa học sinh các vùng. Môi trường giao tiếp của các em còn hạn hẹp cho nên các em chưa có sự tự tin, mạnh dạn.
- Tư duy mang tính cụ thể, dựa vào dấu hiệu bên ngoài, trong khi đó ý nghĩa của chương trình học tập lại ẩn chứa rất nhiều những điều bí ẩn. Để hiểu được nội dung một bài học, học sinh cần hiểu được nội dung thông báo của vấn đề, hay nội dung một bài học cụ thể. Đây là một việc khó đối với học sinh, mà nhất là học sinh yếu, kém.
- Nguyên nhân nữa là còn có một số giáo viên chưa quan tâm đến việc dạy học, chưa quan tâm đến tình hình học tập còn kém của học sinh và chưa có phương pháp dạy học thích hợp dẫn đến chưa kích thích được học sinh học tập. Cụ thể hơn là trong mỗi nhà trường thì trình độ cũng như phương pháp dạy học của mỗi giáo viên lại khác nhau. Nhất là vẫn còn một số giáo viên đứng lớp trình độ chuyên môn còn yếu, thậm chí còn kém, thì hỏi làm sao học sinh mà học không yếu, không kém.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là về phía gia đình; gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, chưa tạo điều kiện học tập cho các em, hay có quan tâm nhưng còn hời hợt, chưa sát sao, chưa khoa học, hay nói cách khác là chưa đúng mực. Đơn giản hơn nữa là ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn như thế này, việc mua sắm đồ dùng dạy học cho con em lại không được chú trọng. Mặc dù hiện nay nhà nước đã có những ưu đãi như: Không phải mua sách giáo khoa, cấp không vở viết, hỗ trợ tiền hàng tháng cho từng học sinh. Song việc chăm lo học tập cho con em mình cũng không khả quan hơn. Hình như việc học tập của con em mình chỉ phó mặc cho giáo viên, cho nhà trường mà thôi.
- Khả năng tiếp thu bài học của các em còn hạn chế, còn chậm do rất nhiều lý do, nhất là các em vẫn chưa chăm chỉ học tập, nhất là việc tự học ở nhà còn mang tính tự phát, chưa có tính khoa học. Cụ thể hơn là các em chưa có người hướng dẫn việc tự học ở nhà, các em chưa có phương pháp học tập cụ thể. Hay nói cách khác là chưa biết học như thế nào cho có hiệu quả.
- Một số nguyên nhân nữa là cơ sở vật chất còn hạn chế nhiều, tuy có sự đầu tư của nhà nước nhưng chưa đầy đủ, đã ảnh hưởng nhiều trong quá trình dạy học của giáo viên và học của học sinh (giáo viên phải giảng chay, học sinh phải học chay). Nếu giáo viên không chuẩn bị đồ dùng dạy học ở nhà, nên nhiều khi việc chuẩn bị cho bài dạy chưa sau. Nguyên nhân nữa phải nói đến là do điều kiện kinh tế phát triển, công nghệ thông tin phát triển, một số giáo viên không chịu tham khảo bài dạy mà chỉ coppy bài soạn trên mạng mà không biến bài trên mạng thành bài giảng của mình, chỉ dùng nó để đối phó với Ban giám hiệu, với cấp trên.
Điều này một là do ở các em, nhưng giáo viên cần tìm thêm một số phương pháp để các em hiểu bài nhanh nhất, giáo viên nên dùng phương pháp, và hình thức tổ chức như thế nào cho phù hợp nhất. Theo tôi thì ở đây do là vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn với trình độ dân trí chưa phát triển thì dẫn đến việc tiếp thu bài của các em còn kém là điều đương nhiên. Là 
vì : Thứ nhất bố hoặc mẹ mù chữ, hoặc tái mù không có người hỗ trợ học tập ở nhà. Thứ hai là việc tự học của các em là tự do không có người hướng dẫn. Ba là cơ sở vật chất, đồ dùng học tập ( sách, vở nhà nước cấp bao nhiêu thì biết bấy nhiêu không trang bị thêm cho con em mình). Bốn là điều kiện kinh tế khó khăn có khi gia đình không đủ gạo ăn, phải trông em nhỏ, hay giúp gia đình vào những công việc khác. Năm là các em chưa có tính tự giác trong học tập, không biết vượt khó để vươn lên.
b. Kết quả của thực trạng:
Kết quả khảo sát đầu năm: Lớp 3A
Môn
Sĩ số
Giỏi
(A+)
Khá
(A)
Trung bình
(B)
Yếu
(C)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
21
0
0%
5
23,8%
3
14,3%
11
52,4%
Tiếng việt
21
0
0%
3
14,3%
11
52,4%
7
33,3%
Các môn học khác
21
0
0%
3
14,3%
10
47,6%
8
38,1%
 Qua kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh yếu, kém còn chiếm gần số học sinh trong lớp, tôi rất băn khoăn và làm thế nào để bồi dưỡng và nâng cao được chất lượng đại trà để cuối năm đạt 100% học sinh đủ điều kiện lên lớp 4. Đó là những băn khoăn, trăn trở mà sau khi nhận lớp và giảng dạy cho đến nay tôi quyết định đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như “một số phương pháp dạy học bồi dưỡng học sinh học yếu, kém” ở nơi tôi đang giảng dạy như sau:
3. Một số biện pháp, phương pháp giải quyết như sau:
3.1. Phương pháp dùng đồ dùng trực quan:
 Trong mỗi tiết lên lớp cần có sự chuẩn bị dồ dùng trực quan ( đối với những tiết có đồ dùng trực quan), đồ dùng phải đa dạng (nhưng đi đúng trọng tâm bài giảng) đồng thời qua đồ dùng trực quan giáo viên đứng lớp cần xen kẽ phương pháp khác như vấn đáp, giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời và trong tiết dạy cần phát vấn (hỏi) nhiều những học sinh học yếu, kém; điều này đã tạo cho các em có khả năng tư duy cao hơn và nhanh hơn, điều đó rất quan trọng; phương pháp bồi dưỡng học sinh học yếu, kém. Mà đặc biệt mình là giáo viên đang thực giảng dạy ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, dân trí còn thấp, điều kiện học tập nhiều khi chưa đảm bảo yêu cầu. Cộng vào đó là các thuật ngữ để giảng giải cho học sinh rất khó, về ngôn ngữ của các em chủ yếu là ngôn ngữ mẹ đẻ cho nên việc tiếp thu bài học còn hạn chế rất nhiều. Chính vì vậy phương pháp này rất cần thiết và quan trọng trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ: Khi dạy các bài Tập đọc, Tự nhiên và xã hội có những tranh vẽ, ảnh chụp những con vật hay các công trình, nhà máy, có rất nhiều em thực sự là không hiểu hay nói cách khác là chưa biết gì. Cho nên khi dạy dạng bài này mà không có những đồ dùng trực quan thì rất khó dạy. Vậy khi sử dụng ta cần sử dụng triệt để, đúng lúc, đúng chỗ và phải chuẩn xác. Trong khi đó ta lại phải quan tâm đến ngôn ngữ của học sinh, nếu không ta sẽ dễ bị động.
 Như vậy khi sử dụng phương pháp trực quan thì:
- Đồ dùng phải đúng, đẹp, mang tính khoa học, và phù hợp với nội dung bài học.
- Khi sử dụng cần phải kết hợp hài hoà giữa cách giới thiệu đến khâu trình bày, giảng giải, ngôn ngữ khi sử dụng,
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng với nội dung đang thực hiện.
- Không lạm dụng quá nhiều vào đồ dùng trực quan trong bài giảng.
- Thuật ngữ trong trực quan phải chuẩn, đáp ứng đúng nội dung.
- Các câu hỏi nêu ra không rườm rà, khó hiểu, cần ngắn gon mà đúng trọng tâm.
- Khi học sinh sử dụng tranh giáo viên cần hướng dẫn kĩ nội dung trọng tâm câu hỏi. 
- Sử dụng xong cần phải cất ngay, để tránh tình trạng các em mãi xem trực quan mà không chú ý đến bài học.
3.2. Phương pháp khuyến khích, cho điểm: 
 Một phương pháp nữa cần được áp dụng trong quá trình dạy học để bồi dưỡng học sinh học còn yếu, kém là có những con điểm để khuyến khích học sinh, hay nói cách k ... ến biến, kết quả. Ngoài việc gợi mở theo trình tự câu hỏi gợi ý giáo viên cần yêu cầu học sinh làm bài theo sự sáng tạo là thay đổi thứ tự cấc câu hỏi , nhưng nội dung bài kể vẫn không bị xáo trộn và khi kể để học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đứng giữa điều khiển và làm trọng tài mọi hoạt động của trẻ để đi đến đích chung là biết cấch làm bài, biết cách sửa chữa những gì mà mình chưa làm được.
- Ở tiết viết bài khi hướng dẫn học sinh làm bài tập giáo viên không quên cho học sinh xác định lại trọng tâm đề bài, nêu nhanh dàn bài hoặc cần sửa chữa bổ sung gì vào dàn bài đó chuẩn bị sau đó mới viết bài. Nhất là những em yếu, kém cần phải quan tâm nhiều hơn.
 Qua thực hiện biện pháp trên tôi thấy kết quả viết bài của học sinh rất khả quan. Bài viết của các em rất phong phú. Nhiều môn thể thao đã được các em kể ra như: Bóng đỏ, bóng chuyền, cầu lông .... Nội dung bài viết tuy ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ được các hành văn, vẫn thể hiện được tinh thần thi đấu thể thao quyết liệt. Đặc biệt nội dung bài viết của các em đã thể hiện được sự hứng thú, phấn khởi và sự hâm mộ về thể thao. Chính vì thế số bài viết đạt yêu cầu là 81,0% ( tức là 17 em) trong đó tỷ lệ khá, giỏi là 38,1% ( tức là 8 em). Như vậy số học sinh còn yếu, kém chỉ còn ít so với cuối kì I và chỉ tiêu đề ra nửa đầu kì II đã vượt chỉ tiêu ( chỉ còn 4 em tức là 19,0 % yếu mà thôi).
c. Các môn học khác:
 Tôi thường xuyên sử dụng các loại phiếu học tập ( với môn Tự nhiên và xã hội, Đạo đức), cần có những nhận xét mang tính khích lệ những em hay rụt rè, nên khuyến khích và động viên những em này hăng say phát biểu ý kiến trước lớp để tạo lòng tin cho các em. Cụ thể khi nhận xét có thể những em này phát biểu không hay và chưa được chuẩn xác nhưng vẫn có thể cho các em nhận xét A hoặc A+ để mang tính khích lệ. Còn đối với môn Thủ cụng cũng cần nhận xét các sản phẩm của các em với một mức độ vừa phải tránh những nhận xét có tính chỉ trích, đánh mất lòng tin của các em. 
3.4. Phương pháp phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác:
Nhà trường và gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học tập bước đầu của các em ở trên tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh, với việc bồi dưỡng học sinh học yếu, kém. Gia đình là nền tảng là mục đích để các em học tập, vì vậy gia đình cần phải quan tâm đến việc học tập của con cái mình, cần tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập tốt hơn. Theo qua tìm hiểu được biết một phần những học sinh học yếu, kém là do gia đình chưa quan tâm hoặc chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
 Ví dụ: Những học sinh tiểu học ở nông thôn và ở vùng đặc biệt khó khăn như địa phương tôi đang trực tiếp giảng dạy này thì các em phải làm việc giúp gia đình, như các em phải chăn trâu, cắt cỏ...hay gia đình không quan tâm nên các em còn đi chơi nhiều mà không chú trọng đến việc học tập... Đó là những lý do mà một số em học yếu, kém và đó cũng là lỗi rất lớn của gia đình nhưng không vì thế mà giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy không có lỗi. Giáo viên chủ nhiệm luôn là cầu nối giữa nhà trường và gia đình cùng dạy các em nên chính vì vậy giáo viên phải có phương pháp thích hợp để cùng với gia đình bỗi dưỡng những em học yếu, kém; giáo viên phải thường xuyên trao đổi với gia đình một cách, một phương pháp sư phạm mà đã được học và qua kinh nghiệm ngành nghề qua đó kiến nghị với gia đình nên quan tâm hơn đến quá trình học ở nhà của các em, và tạo điều kiện hơn gia đình phải cho các em một nề nếp học tập, đặc biệt là các em học còn yếu, kém. Và ý kiến trên cũng là mong ước của mọi giáo viên và của nhà trường. Mong những gia đình đã và đang tạo điều kiện cho các em học tập, cần tạo điều kiện hơn nữa cho các em được học tập tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi của gia đình, nhà trường và xã hội là nền tảng quý báu qua con đường học tập cao hơn.
 Những phương pháp nêu trên theo tôi cần đưa ra một số kinh nghiệm nho nhỏ sau:
- Có hệ thống thông tin hai chiều giữa giáo viên và gia đình: Sổ liên lạc, thông tin qua hội trưởng phụ huynh, 
- Ở mỗi bản cử ra 1 đến 2 bạn học khá nhất để theo dõi việc học ở nhà của từng học sinh ( Vì ở trường tôi thường phân học sinh theo bản). Cứ đầu buổi học ( sinh hoạt 15 phút) báo cáo kết quả về việc tự học ở nhà của từng học sinh ( vì mỗi bản khoảng 2 đến 3 em học yếu, kém).
- Trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ phải tạo điều kiện cho các em yếu, kém có thời gian trả bài, hay làm bài tập để khuyến khích, động viên khen ngợi trước lớp. Hoặc có thể cho các em khá, giỏi lên làm những bài tập mà các em yếu, kém chưa làm được để các em có hướng học tập, đua đòi.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường cần báo cáo cụ thể về chất lượng giáo dục, để cùng các tổ chức trong nhà trường có những biện pháp giải quyết phù hợp.
- Sau mỗi kì học các giáo viên có thể đề nghị với ban giám hiệu nhà trường có những phần thưởng mang tính khích lệ cho các em có tiến bộ trong học tập.
- Kết hợp với các đoàn thể khác ngoài nhà trường nên tổ chức nhiều các hoạt động mang tính giáo dục. 
Ví dụ: Những ngày lễ cần tổ chức nhiều các trò chơi dân gian, trò chơi học tập hay những buổi toạ đàm, nhằm mục đích tạo hứng thú học tập cho các em, các em muốn đến trường hơn.
- Một ý tưởng nữa trong phương pháp này tôi muốn đưa ra là: Mạnh dạn đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường mình kết hợp với các trường bạn nên tổ chức những buổi giao lưu học sinh về mọi mặt mỗi năm ít nhất một lần.
3.5. Trình độ tiếp thu bài và các mặt chi phối khác:
 Để có thể tìm ra những phương pháp tốt nhất và đưa ra những nguyên tắc để bồi dưỡng học sinh học yếu, kém tôi còn đưa ra nguyên nhân: Khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế, còn chậm và đặt ra câu hỏi cần phải nhắc đến. Tại sao một số em học sinh yếu, kém vẫn chưa chăm chỉ học tập. Để khắc phục những tình trạng trên theo tôi cần có một giải pháp cụ thể sau:
- Tăng cường kết hợp với các đoàn thể khác; như Đội cơ sở sản xuất II 
( Đoàn Kinh tế Quốc phòng 5) mở lớp xoá mù chữ cho nhân dân.
- Vận động phụ huynh học sinh giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho con em mình có đủ thời gian học tập trên lớp, cũng như thời gian tự học ở nhà.
- Thường xuyên họp phụ huynh định kì mỗi năm 4 lần sau khi có kết quả kiểm tra định kì, để thông qua kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh được biết. Thông qua đó nêu nhận xét, đánh giá lại quá trình học tập của các em trong kì học.
- Tạo lòng tin trong học tập cho các em, nhất là những em có vấn đề về thiểu năng trớ tuệ. Rồi dần dần cho các em này bắt kịp với nội dung chương trình học tập.
3.6. Vấn đề cơ sở vật chất nhà trường:
 Vật chất của nhà trường ảnh hưởng đến bài dạy của của giáo viên. ở trường học hiện nay, tuy đã có sự đầu tư đồ dùng học tập từ Bộ Giáo dục nhưng vẫn còn thiếu nhiều về trang thiết bị đặc biệt không có phòng học đặc thù.... Đồng thời nhiều giáo viên vẫn dạy “chay” nên hạn chế sự hiểu biết của học sinh mà đặc biệt là những em đã học kém lại còn kém hơn. Chính vì vậy giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau mà đặc biệt là phương pháp luyện tập. Một số phương pháp kết hợp như trò chơi vào bài học để tìm sự nhanh nhẹn hơn ở các em học kém hay phương pháp quan sát qua sách giáo khoa, một phương pháp đã sử dụng nhiều nhưng chưa có thay đổi chính vì vậy phải có sự kết hợp giữa sách giáo khoa và đồ dùng sẵn có và vấn đáp, cộng với phương pháp giảng giải ... Từ vấn đề này tôi xin đề nghị nhà trường và giáo viên quan tâm hơn đối với các em để các em học kém sẽ khá lên, học giỏi sẽ giỏi hơn nữa.
3.7. Bồi dưỡng các em thông qua cuộc sống và giao tiếp .
 Trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường và xã hội, các em thường được giao tiếp với rất nhiều người, với rất nhiều tầng lớp trong xã hội, vì vậy các em sẽ học hỏi được rất nhiều điều, rất nhiều các kiến thức khác nhau, cách giao tiếp khác nhau, cách ứng xử khác nhau, cách nhìn nhận khác nhau, cách nghe ngóng, các thông tin khác nhau, cách học tập khác nhau...Giáo viên cần giúp đỡ các em xác định được kiến thức mà các em vận dụng vào học tập. Qua cuộc sống hiện tại mà các em đang tiếp xúc, môi trường xã hội giúp các em am hiểu hơn, tỉ mỉ hơn và thích khám phá về lượng kiến thức mà mình cần tìm tòi, từ đó giúp các em có những hình ảnh vận dụng nó vào học tập như cách dùng từ đặt câu hoặc cách nói năng, phục vụ cho nói và viết hay nói một cách khác là phục vụ cho việc học tập càng được tốt hơn. 
4. Hiệu quả của việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm:
 Qua những giải pháp và cách thức thực hiện mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy thời gian vừa qua, cũng như tôi đã nêu trong sáng kiến thì hiệu quả đó được nâng lên đáng kể. Cụ thể trong đợt kiểm tra nửa đầu kì II kết quả đó đạt được như sau:
Môn
Sĩ số
Giỏi
(A+)
Khá
(A)
Trung bình
(B)
Yếu
(C)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
21
6
28,6%
2
9,5%
9
42,9%
4
19,0%
Tiếng việt
21
0
0%
6
28,6%
12
57,1%
3
14,3%
Các môn học khác
21
6
28,6%
15
71,4%
0
0%
0
0%
III. KẾT LUẬN:
1. Kết luận:
 Trên đây là tất cả những gì tôi đã thực hành trong quá trình giảng dạy trong năm học này. Trong bài viết còn rất nhiều những sai sót, rất mong bạn đọc, đồng nghiệp tham khảo và góp ý để có những biện pháp dạy học thích hợp giúp các em học tập tốt hơn. Mà cái đích cuối cùng chúng ta đều mong muốn một điều là các em học sinh đến trường để học tập và rèn luyện. Mà học thì phải biết, phải có vốn kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho các lớp học tiếp theo. Và sau này nữa các em có đủ vốn kiến thức để áp dụng tốt trong cuộc sống sau này.
2. Kiến nghị:
 Xin kiến nghị với nhà trường và giáo viên đưa ra phương pháp tốt nhất để áp dụng vào bồi dưỡng học sinh học yếu, kém và rất mong gia đình và nhà trường tạo những điều kiện tốt nhất cho các em được học tập tốt hơn; mọi giáo viên nên chọn lựa phương pháp tốt nhất để dạy dỗ các em trở thành con ngoan trò giỏi.
 Là một giáo viên đang giảng dạy ở vùng biên giới nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn này, trong tương lai thì mình phải làm gì để đưa ra được nhiều phương pháp thích hợp nhất để giải quyết những vấn đề trên đó là câu hỏi mà tôi, các giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã và đang phải trả lời. 
Xin chân thành cảm ơn!
 Quang Chiểu, ngày 21 tháng 4 năm 2012
 NGƯỜI VIẾT
 Trương Công Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc