Đề tài Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc

Đề tài Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc

1. Xuất phát từ nhu cầu xã hội:

 Khi xã hội phát triển, đòi hỏi con người phải phát triển để theo kịp với nhu cầu xã hội. Học sinh Tiểu học là mầm xanh tương lai của đất nước. Vì lí do trên, khi tôi được Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoà Bình phân công chủ nhiệm lớp 3A điểm Hoà Bình, tôi đã tiến hành làm công tác chủ nhiệm lớp rất kỹ càng, tìm ra phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để làm sao phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong học tập. Chính sự đổi mới ở bậc Tiểu học sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo con người mới một cách hệ thống và vững chắc.

 2. Xuất phát từ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.

Môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học rất được coi trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Quyết định số 16/2006 QĐ- BGD& ĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của BGD&ĐT ghi rõ:

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1415Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc”
PHẦN THỨ NHẤT
 I/ Đặt vấn đề:
 1. Xuất phát từ nhu cầu xã hội:
 Khi xã hội phát triển, đòi hỏi con người phải phát triển để theo kịp với nhu cầu xã hội. Học sinh Tiểu học là mầm xanh tương lai của đất nước. Vì lí do trên, khi tôi được Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoà Bình phân công chủ nhiệm lớp 3A điểm Hoà Bình, tôi đã tiến hành làm công tác chủ nhiệm lớp rất kỹ càng, tìm ra phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để làm sao phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong học tập. Chính sự đổi mới ở bậc Tiểu học sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo con người mới một cách hệ thống và vững chắc.
 2. Xuất phát từ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
Môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học rất được coi trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Quyết định số 16/2006 QĐ- BGD& ĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của BGD&ĐT ghi rõ:
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm:
 - Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, nghe, viết, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
 - Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt; về xã hội và con người; về văn hoá; văn học của Việt Nam và nước ngoài.
 - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
 - Nội dung trên khẳng định: Tiếng Việt đối với giáo dục Tiểu học không chỉ là một môn khoa học mà còn là một môn công cụ. Học sinh Tiểu học học Tiếng Việt để sử dụng Tiếng Việt trong học tập các môn khác, trong rèn luyện tư tưởng, tình cảm, trong hình thành nhân cách con người Việt Nam cũng như trong giao tiếp xã hội. Học Tiếng Việt phải hình thành và phát triển đầy đủ 4 kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: đọc, nói, nghe, viết. Trong đó đọc là kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người. chính vì vậy, dạy học ở trường phổ thông, nhất là các lớp đầu cấp là rất quan trọng.
 3. Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị:
 3.1 Thuận lợi:
 Trong công tác, tôi được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo ngành cũng như Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự giúp đỡ chân tình của anh em đồng nghiệp. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy- học của thầy và trò. Phần đông phụ huynh có quan tâm đến việc học của các em, mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập cho các em. Một số học sinh có ý thức trong học tập.
 3.2 Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu, tôi còn gặp phải không ít khó khăn:
 - Phương tiện đi lại của thầy- trò còn khó khăn.
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của các em.
 - Một số học sinh chưa có ý thức trong học tập, nhất là tình trạng học sinh còn đọc sai quá nhiều do ảnh hưởng của phương ngữ. Cụ thể trong lần khảo sát chất lượng đầu năm thì thực trạng lớp tôi đạt kết quả như sau:
Tổng số HS
Khả năng đọc của HS
29/15
Đọc đúng - Trôi chảy
Đọc được - Phát âm sai
Đọc chậm- Sai
7
10
12
Vì thế, tôi chọn: “ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc” làm sáng kiến của mình, với mong muốn giảm bớt số lượng học sinh đọc sai trong các môn học nói chung và môn tập đọc nói riêng.
PHẦN THỨ HAI
 II. Giải quyết vấn đề:
 Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên với kỹ năng đọc thành tiếng còn hạn chế của học sinh lớp tôi, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
1) Giáo viên cần có hiểu biết để luyện đọc thành tiếng cho học sinh:
 1.1 Giáo viên cần nắm nguyên tắc tổ chức luyện đọc thành tiếng:
 - Các mục tiêu luyện tập phải rõ ràng, tường minh, trực quan và lượng hoá được. Nghĩa là các mục luyện tập, các chỉ dẫn, các yêu cầu cần đạt, các thông số âm thanh của lời phải đo đếm được.
 - Cường độ luyện tập phải cao. Nghĩa là về nguyên tắc luyện càng nhiều càng tốt và một nội dung luyện tập phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên những ngữ điệu khác nhau, được cũng cố nhiều lần để thành kỹ xảo.
 - Phải lựa chọn ngữ (từ ngữ, câu, đoạn) để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian luyện tập. Vì vậy các ví dụ đưa ra luyện tập phải là những chỗ dự tính, sẽ tập trung những lỗi của học sinh về đọc thành tiếng cao.
 - Trong khi luyện tập cần phối hợp đồng bộ, tối đa các biện pháp luyện đọc.
 1.2 Giáo viên cần có kỹ năng luyện theo mẫu:
- Luyện đọc theo mẫu là phương pháp chủ yếu để luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Để luyện theo mẫu, giáo viên cần làm được các việc sau:
 + Biết làm mẫu:
 Giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt, khả năng đọc của giáo viên phải được chuẩn bị ngay từ khi còn học ở trường sư phạm.
 Hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên phát âm quá tự do, thoải mái làm cho môi trường văn hóa ngữ âm của chúng ta bị giảm vẻ đẹp. Vì những lí do khác nhau, nhiều giáo viên đọc theo giọng địa phương rất nhiều lỗi phát âm. Trong khi đó, giáo viên Tiểu học phải là người phát âm đúng, hay bởi họ là những người thầy đầu tiên đặt nền móng chuẩn bị cho trẻ em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hóa của lời. Họ có nhiệm vụ phải đem đến cách phát âm của mình: tự quan sát, tự đánh giá, xét nét hơn đến cách nói, đọc của mình để dạy đọc có hiệu quả.
 Biết làm chủ âm thanh giọng đọc cũng chính là biết làm chủ ngữ điệu- tốc độ, cường độ, cao độ- để đọc diễn cảm.Giáo viên phải đọc đúng, diễn cảm một cách chắc chắn, nghĩa là với nhiều lần làm mẫu khác nhau, mười lần như một, đều tạo ra một mẫu đọc 
thành tiếng không đổi. Nếu đọc mỗi lần một khác thì không thể gọi là đọc mẫu được. Và như thế học sinh không biết đằng nào mà đọc theo. Đáng tiếc rằng hiện nay có nhiều giáo viên của chúng ta lại đọc theo mẫu không lần nào giống lần nào.
 - Biết quan sát cách đọc của học sinh: 
 Sau khi đã có mẫu chắc chắn, việc tiếp theo giáo viên phải làm là quan sát giọng đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc. Biết nghe đọc nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và mẫu của giáo viên. Nhiều giáo viên khi học sinh đọc thì không chú ý nghe nên sao đó chỉ nhận xét chung chung:(các em đọc như thế chưa hay, chưa tốt hoặc tương đối tốt, lần sau cố gắng hơn hoặc lần sau cố gắng đọc cho đúng, cho hay hơn). Như thế thì chỉ nêu những mong mỏi, mơ ước mà chưa tập, rèn luyện đọc cho học sinh.
 - Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thế đối chiếu với lời đọc mẫu:
 Để luyện đọc cho học sinh, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan. Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một máy ghi âm; ghi và phát âm lại lời đọc của học sinh. Theo thuật ngữ phương pháp thì đó là khả năng biết tái hiện lại cách đọc của học sinh. Nói nôm na đó là khả năng biết mô phỏng để khi cần thiết có thể trình ra trước mắt học sinh (em đọc như thế này “” và bây giờ chúng ta cần đọc như thế này “”).
 Ở đây có vấn đề cần phải bàn. Việc mô phỏng lỗi của học sinh có phải là cách làm có tính sư phạm, có tính giáo dục không? Nó có làm tổn hại đến tình cảm của học sinh, nhất là có thể đụng tới tình cảm thân thương của các em đối với tiếng nói địa phương không? Thứ nhất, chúng ta không lạm dụng thủ pháp “ tái hiện” để đưa ra lỗi mà chủ yếu trình ra mẫu đúng của cách đọc. Việc mô phỏng lỗi được thực hiện khi học sinh không nhận ra cách đọc mẫu. Thứ hai, điều này đáng nói hơn, điều quan trọng là ở mục đích và các cách chúng ta trình ra lỗi: chúng ta mô phỏng lại cách đọc của học sinh không phải để giễu cười mà với một thái độ chân thành, một mong mõi tha thiết: Lúc này không phải vấn đề giọng của cô, giọng của em mà là tiếng nói chung của chúng ta. Cô muốn giúp cho các em đọc được đúng, hay bài đọc của chúng taCô mong mõi ở các em có một bài đọc văn hóa hơn về mặt phát âm.
 - Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và mẫu: 
 Nhấn mạnh kỹ năng làm mẫu không có nghĩa là xem nhẹ khả năng mô tả giọng đọc bằng lời của giáo viên. Việc giáo viên có thể chỉ ra một cách rõ ràng, tường minh, định lượng được các thông số âm thanh như: Đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm lại, nhấn giọng, lơi giọng, lên giọng, hạ giọng, kéo dài giọngchỗ này, chỗ kia chứng tỏ rằng họ có ý thức về cách đọc của mình.
 Nhưng đều đáng nói ở đây là trong thực tế dạy học, nhiều khi điều thầy giáo ý thức được và việc thầy giáo làm lại không khớp với nhau. Thầy nói phải lên giọng nhưng khi thầy đọc lại không lên giọng. Thầy nói phải đọc với giọng ngân dài, tha thiết nhưng khi thầy đọc thì không ngân dài, tha thiết Những lúc đó thì quả đúng là “ hãy đọc như thầy nói, đừng đọc như thầy đọc”. Rồi khi lên lớp, thầy cho học sinh mô 
tả cách sẽ đọc- cần phải đọc như thế nọ, cần phải đọc như thế kia- nhiều hơn là để các em đọc. Vì vậy cũng như thầy, trò giỏi mô tả cách làm mà không làm được. 
 Ngược lại cũng có giáo viên, số này ít hơn, làm mẫu được nhưng không gọi tên được chính xác các thông số âm thanh. Vì vậy khi luyện cho học sinh họ gặp nhiều khó khăn do không chỉ ra được bằng lời những điểm sai lệch của học sinh, không giúp 
cho học sinh chú ý vào những điểm cần điều chỉnh. Những giáo viên này thường chỉ dùng một lệnh đơn điệu: “ Hãy đọc”, “Đọc lại”, “Nghe cô đọc và đọc lại”.
 Phối hợp nhịp nhàng giữa lời mô tả và la ...  năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc của giáo viên.
 2. Hoạt động học của học sinh.
 2.1 Chuẩn bị cho việc đọc:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc. Khi ngồi đọc, học sinh phải ngồi ngay ngắn, Khoảng cách từ mắt đến sách trong khoảng 30- 35 cm, cổ và đầu thẳng, phải hít sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin đứng dậy không hấp tấp đọc ngay để có thời gian tạo tâm thế. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đông người ở giai đoạn đầu tiên của trẻ em nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo thành công, tạo cho em sự tự tin cần thiết để đi vào trong giao tiếp xã hội. 
 2.2 Luyện đọc to :
 Để giao tiếp bằng lời nói có hiệu quả đồng thời cũng để tôn trọng người nghe, người nói phải làm chủ âm lượng lời nói của mình sao cho tất cả người nghe đều nghe rõ. Khi đọc thành tiếng, học sinh phải tín đến người nghe, giáo viên phải cho các em biết rằng: Các em đọc không chỉ cho mình cô giáo mà cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe nên cần đọc với giọng đủ lớn cho mọi người nghe rõ.
 Khi học sinh đọc quá nhỏ, nhiều giáo viên đến gần các em để nghe cho rõ. Làm như vậy làm cho học sinh nghĩ rằng chỉ cần đọc cho cô giáo nghe nên không cố gắng đọc to hơn. Để luyện cho học sinh đọc quá nhỏ, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lớp nghe rõ mới thôi.
 Để luyện cho học sinh đọc to, giáo viên phải động viên để các em tự tin đồng thời luyện cho các em cách thở sâu để lấy hơi.
 Nhưng đọc to cũng không có nghĩa đọc quá to hoặc gào lên. Như thế sẽ mệt cả người đọc và cả người nghe. Có những học sinh do muốn gây chú ý hoặc nhằm tưởng rằng đọc càng to càng tốt nên đã gào lên,
Ví dụ: Trong bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học” (SGK ,TV3,tập 1,trang 51,52).
Mục tiêu đọc của bài này là:Đọc với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm.
Khi học sinh đọc quá nhỏ làm cả lớp nghe không rõ.Giaó viên yêu cầu các em đọc to thì học sinh lại đọc “gào lên”. Lúc đó, giọng đọc lại không theo mục tiêu đề ra: “đọc
 nhẹ nhàng” chuyển sang “đọc giọng mạnh mẽ” giáo viên lại cần đều chỉnh để các em đọc nhỏ lại. Thầy(cô) giáo cần đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải.
 2.3 Luyện đọc đúng:
 Đọc dúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Đọc đúng bao gồm: Đọc đúng các âm, các thanh, đọc đúng trọng âm, ngắt nghỉ đúng chỗ. Cụ thể:
 - Luyện cho học sinh làm chủ tia mắt đọc:
 Trước hết luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng hoặc không lạc dòng.
Ví dụ: Trong bài: “Người lính dũng cảm”(SGK ,TV3,tập 1 trang38,39)
Đoạn văn trong bài như thế này: “Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám”, nhưng học sinh lại đọc là : “Hàng rào là những cây nứa dựng xiên ô quả trám”.
Lúc này giáo viên yêu cầu học sinh dừng lại và cho học sinh khá ,giỏi đọc lại đoạn văn này .Sau đó ,cho học sinh vừa đọc “sót tiếng” đứng lên đọc lại câu văn trên.Khi nào đọc đúng mới chuyển qua đọc câu khác.
- Luyện đọc đúng âm đầu:
Ví dụ:Trong bài: “Các em nhỏ và cụ già” (SGK TV3,tập 1, trang 62,63).Có một học sinh đọc thế này: “ Mặt chời đã lùi dần về chân núi phía tây”.
Khi hướng dẫn học sinh đọc, tôi thực hiện các việc sau:
+Gọi học sinh khá, giỏi đọc,các học sinh khác dùng bút chì gạch chân các tiếng, từ khó có âm ,vần ,dấu thanh dễ lẫn.
+Cho học sinh nối tiếp nhau đọc câu,đoạn(lần 1).
+Học sinh nhận xét cách phát âm tiếng, từ dễ lẫn. 
Giáo viên ghi bảng những từ khó, tiếng khó rồi gọi học sinh phát âm lại cho đúng.
+Sau đó cho cả lớp đọc nối tiếp nhau (lần 2),kết hợp giải nghĩa từ khó.
+Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi và nhận xét cách đọc của bạn.
+Giáo viên đọc mẫu thật chính xác,phát âm đúng và ngắt nghỉ đúng dấu câu.
+Sau mỗi lần học sinh đọc,giáo viên cần phải tổ chức cho cả lớp nhận xét và sửa sai,rồi yêu cầu các em đọc lại cho đúng.
Việc sửa ngọng cũng phải thường xuyên và thật kiên trì hướng dẫn cho học sinh thì mới có hiệu quả.
 - Luyện chính âm.
 - Luyện đọc đúng tiết tấu, đọc đúng chỗ ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Học sinh phải biết dựa vào nghĩa, dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, các từ, cụm từ để ngắt hơi cho đúng
Ví dụ:Trong bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”(SGK,TV3,tập 1,trang 51,52)
Học sinh đọc sai: “Hằng năm, cứ vào/ cuối thu lá/ ngoài đường rụng nhiều,lòng tôi lại náo/nức những kỉ niệm mơn/man của buổi tựu trường//”.
Đối với những bài thơ,học sinh mắc lỗi ngắt sai nhịp là do không chú ý đến nghĩa của câu thơ ,dòng thơ.Dường như một cách tự nhiên,nếu không được chú ý về nghĩa,học sinh(và cả người lớn cũng vậy) sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về âm thanh và nhịp thở.Với thơ 4 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 3/1 hoặc 2/2.Thơ 5 tiếng ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2.Thơ 7 tiếng ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 hoặc 2/2/3.Thơ lục bát sẽ ngắt nhịp 2/4 và 4/4.Các em thường đọc sai như sau:
Ví dụ:Trong bài: “Bận” (SGK ,TV3,tập 1,trang 59,60)
“Còn con bận/ bú
Bận ngủ bận/ chơi
Bận tập khóc/ cười
Bận nhìn/ ánh sang//.”
*Thơ lục bát:
Bài “:Tiếng ru”(SGK,TV3,tập 1,trang 64,65).Nhiều học sinh đọc ngắt nhịp sai như sau:
“Con ong/ làm mật /yêu hoa
Con cá/ bơi yêu nước// con chim/ ca yêu trời//
Con người/muốn sống/ con ơi/
Phải yêu / đồng chí yêu người/ anh em//.”
Do vậy ,với bài dạy cụ thể, giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để hướng dẫn cách ngắt giọng đúng.Cụ thể là:
Bài “:Bận”(SGK,TV3,tập 1,trang 59,60)
“Còn con /bận bú/
Bận ngủ/ bận chơi/
Bận /tập khóc cười/
Bận/ nhìn ánh sáng//”
Bài: “Tiếng ru” (SGK TV3,tập1,trang 64,65)
“Con ong làm mật,/yêu hoa/
Con cá bơi,/ yêu nước;// con chim ca,/yêu trời/
Con người muốn sống,/con ơi/
Phải yêu đồng chí,/yêu người anh em//.”
Việc ngắt nghỉ hơi trong khi đọc phải đảm bảo làm rõ nghĩa của câu , cả đoạn, bài .Vì vậy ,giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi phù hợp ,ngắt hơi ở dấu phẩy và nghỉ hơi ở dấu chấm .Đối với những câu văn dài không có dấu phẩy, làm cho học sinh khó xác lập được đúng quan hệ ngữ pháp hoặc một số bài thơ không khớp với ý nghĩa của câu và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng,từ để ngắt hơi cho đúng.
_Rèn kĩ năng đọc đúng tốc độ(đọc lưu loát).
Đọc đúng tốc độ chính là đoc lưu loát ,trôi chảy là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là đọc không ê - a, ngắc ngứ.
Đối với nhóm học sinh đọc nhanh,giáo viên lưu ý học sinh không đọc liến thoáng,cần hướng dẫn học sinh đọc làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ quy định.
Ngoài ra ,có cách đọc nối tiếp theo câu hoặc nối tiếp theo đoạn trên lớp,đọc thầm có sự kiểm tra của giáo viên,của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc.Giao viên nên đo tốc độ đọc bằng cách đọc sẵn bài có số tiếng cho trước và dự định sẽ đọc trong bao nhiêu phút.
Ở lớp 3,học sinh cần đạt yêu cầu tối thiểu sau:
+Giữa học kì 1: 55 tiếng/phút.
+Cuối học kì 1: 60 tiếng/ phút.
+ Giữa học kì 2: 65 tiếng /phút.
+Cuối học kì 2:70 tiếng/phút.
Khi luyện đọc cho học sinh, tôi đặc biệt quan tâm đến khả năng đọc của từng em, để nhằm phát huy tối đa những gì mà học sinh đạt được và tạo điều kiện để các em phát huy hơn nữa những thành tích mà các em đã đạt được. Cụ thể là:
Những học sinh còn đọc sai tiếng ,từ hoặc không ngắt ,nghỉ hơi đúng quy định hay đọc quá nhỏ thì tôi sẽ dần sửa cho học sinh những lỗi trên.
Cũng cùng câu ,đoạn hoặc bài đó mà học sinh khác đã đọc đạt được yêu cầu trên thì tôi động viên các em đọc đúng, trôi chảy câu ,đoạn ,bài đó.
Đối với học sinh đọc khá, giỏi ,tôi khuyến khích cho các em đọc diễn cảm câu, đoạn, bài trên.
 + Luyện cho học sinh làm chủ các thông số âm thanh riêng lẻ để đọc diễn cảm như dạy kỹ thuật nâng cao giọng. hạ giọng, kéo dài giọng đọc, nhấn giọng, lơi giọng, đọc to, đọc nhỏLuyện đọc nhanh:
 Giáo viên giữ nhịp đọc cho học sinh đọc theo mẫu, cho học sinh đọc tiếp nối, luyện đọc các câu khó.
PHẦN THỨ BA
 III/ Phần kết thúc vấn đề:
 1. Kết quả đạt được:
 Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng luyện đọc thành tiếng cho học sinh, khả năng đọc của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt sau lần kiểm tra định kì cuối học kì I cụ thể như sau:
Tổng số HS
Khả năng đọc của HS
29/15
Đọc đúng- Trôi chảy
Đọc được- Phát âm sai
Đọc chậm- Sai
12
15
2
Từ kết quả thực tế, tôi kết hợp với tổ chuyên môn và BGH nhà trường đã mạnh dạn tổ chức thực hiện chuyên đề: “Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc” cho toàn khối 3 trong năm học 2010- 2011.
 2. Một số ý kiến đề xuất:
 - Tạo đều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề trong đó có môn Tiếng Việt để giáo viên trong toàn khối thống nhất về phương pháp dạy học.
 - Xem xét, hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện được đến trường.
 Trên đây là sáng kiến của tôi về: “Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc”, mà bản thân tôi đúc kết được qua năm học. Vì thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên kết quả đạt được còn giới hạn. Rất mong sự đóng góp của hội đồng khoa học và các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn. 
Hoà Bình, ngày 20 tháng 02 năm 2011
 Người thực hiện 
PHẦN NHẬN XÉT NHẬN XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tên đề tài: “Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc”
 Tác giả: Hồ Xuân Lan
 Đơn vị: Trường Tiểu học Hoà Bình 
Trường ( đối với đơn vị trực thuộc Phòng GD& ĐT) tổ chuyên môn (đối với đơn vị trực thuộc Sở GD& ĐT)
Phòng GD& ĐT ( Hoặc trường, trung tâm, đơn vị trực thuộc Sở)
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề:
- Biện pháp:
- Kết quả phổ biến ứng dụng:
- Tính khoa học:
- Tính sáng tạo:
- Đặt vấn đề:
- Biện pháp:
- Kết quả phổ biến ứng dụng:
- Tính khoa học:
- Tính sáng tạo:
Xếp loại chung: 
Ngày....thángnăm 2011
 Tổ Trưởng
Xếp loại chung: 
Ngàythángnăm 2011
 Hiệu Trưởng
 Căn cứ kết quả xét, thẩm định của hội đồng khoa học ngành GD& ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD& ĐT Cà Mau thống nhất công nhận sáng kiến kinh nghiệm và xếp loại 
 Ngày..tháng.năm 2011
 Giám Đốc

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(4).doc