Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Luyện cách viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng:

 + Viết tên riêng: “Lãn Ông” bằng cỡ chữ nhỏ.

 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Ôi Quảng Bá, cá Hồ Tây

 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.

- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng con, chữ mẫu.

III- Các hoạt động dạy- học:

1- Kiểm tra bài cũ:

- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: O, Ô, Ơ.

- Gv nhận xét.

2- Luyện viết chữ hoa: O, Ô, Ơ.

a- Luyện viết bảng con:

- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: O, Ô, Ơ.

- Gv nhận xét, sửa chữa.

b- Luyện viết vở:

- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.

c- Chấm, chữa bài:

- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.

3- Củng cố- Dặn dò:

- Nêu nội dung bài học.

- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.

_____________________________

 

doc 24 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1555Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Sáng
Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 101: Luyện tập.
I- Mục tiêu:- Nắm được cách cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số. Củng cố về cách cộng các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính. 
- Học sinh biết tính và vận dụng được cách cộng vào giải toán.
- GD ý thức tự giác làm bài.	
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
(+) Bài 1: Gv ghi bài tập lên bảng.
- Hướng dẫn cách cộng nhẩm:
 4000 + 3000 = ?
Nhẩm: 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn.
Vậy : 4000 + 3000 = 7000.
- Yêu cầu hs nêu miệng từng phần còn lại.
- Gv nhận xét.
- Hs theo dõi, tính nhẩm: 
 5000 + 1000 = 6000.
 6000 + 2000 = 8000.
 4000 + 5000 = 9000.
(+) Bài 2: Gv hướng dẫn tương tự bài 1.
- Gv lưu ý nhẩm: 6000 + 500 = ?
 Nhẩm: 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm.
 Vậy : 6000 + 500 = 6500.
- Yêu cầu hs làm các phần còn lại. 
- Hs theo dõi, tính nhẩm: 
 2000 + 400 = 2400.
 9000 + 900 = 9900.
 300 + 4000 = 4300.
 600 + 5000 = 5600.
 7000 + 800 = 7800.
(+) Bài 3: - Yêu cầu hs làm bảng con.
- Nêu cách đặt tính và tính.
- G v nhận xét.
(+) Bài 4: Gọi 1 hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cả 2 buổi bán được bao nhiêu lít dầu cần biết gì? Làm như thế nào?
+ Yêu cầu hs tự tóm tắt, làm vào vở, GV chấm, chữa bài. 
- Hs đặt tính theo cột dọc.
Đáp án: 6779, 6284, 7461, 7280.
- Sáng bán: 432 lít, chiều bán gấp đôi...
- Cả 2 buổi bán bao nhiêu lít? 
- Cần biết mỗi buổi bán cụ thể là? lít.. 
 Bài giải: 
 Buổi chiều bán được số lít là:
432 x 2 = 864 ( lít )
Cả 2 buổi bán được số lít là:
 432 + 864 = 1296 ( lít )
 Đáp số: 1296 lít.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào tính toán các bài tập tương tự.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 21: Thường thức mĩ thuật: Tìm hiểu về tượng.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 21: Ôn chữ hoa: O, Ô, Ơ.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Lãn Ông” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Ôi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ. 
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, đọc cho hs viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Hs viết bảng con: Nguyễn Văn Trỗi, Nhiêũ điều. 
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hs theo dõi.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ Ô cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét ?
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
O, Ơ, Ô, L, Q, B, H, T, Đ.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm: Ô, L, Q, B, H, T, Đ.
- Cao 5 ô;...
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
O, Ơ, Ô, L, Q, B, H, T, Đ.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Lãn Ông. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Lãn Ông.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Ôi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
- Gv giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu ý hiểu.
- Hs viết bảng con: Ôi, Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: Ô.
+ 1 dòng chữ: L, Q. 
+ 2 dòng từ ứng dụng.
+ 2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa O, Ô, Ơ.
I- Mục tiêu: 
- Luyện cách viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Lãn Ông” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Ôi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: O, Ô, Ơ.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: O, Ô, Ơ. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: O, Ô, Ơ.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD Toán 
Ôn: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 10.000
- Rèn kỹ năng đặt tính và tính phép cộng các số trong phạm vi 10.000 và vận dụng vào giải toán có lời văn.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cách cộng các số trong phạm vi 10.000.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Đặt tính và tính.
6927 + 2365 8493 + 1446 
7216 + 1877 5876 + 3915
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 3553 + (2937 + 3606) 
 4642 + 302 x 2
- Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Muốn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn làm như thế nào?
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 3: Buổi sáng bán 2700 kg, buổi chiều bán nhiều hơn buổi sáng 50 kg. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
a- Đối với học sinh K- G yêu cầu làm thêm:
+) Bài 4: Tâm nghĩ một số, số lớn nhất có 3 chữ số hơn số đó 18. Tìm số tâm đã nghĩ?
- Gọi hs nêu cách làm, gv nhận xét.
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con từng phép tính.
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Hs làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- Muốn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc thực hiện sau.
- 2 Hs đọc yêu cầu của bài và phân tích bài toán.
- Hs làm bài vào vở.
- 1 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- Hs tìm hiểu yêu cầu của bài.
- 2 Học sinh nêu, lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2007
Toán
Tiết 102: Phép trừ các số trong phạm vi 10.000.
I- Mục tiêu: 
- Làm quen với phép trừ các số trong phạm vi 10.000.
- Học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10.000.
- Giáo dục hs tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs thực hiện phép trừ : 
- Gv nêu phép tính: 8652 – 3917 = ?
- Gv yêu cầu hs nêu cách tính, tính.
- GV nhận xét, hỏi: Muốn trừ các số trong phạm vi 10.000 ta làm như thế nào? 
 - 3 hs nêu, lớp nhận xét. 
- Đặt tính theo cột dọc
* Hoạt động 2: Thực hành: 
+) Bài 1: Gv ghi bảng các phép tính: 
 6385 - 2927 8090 - 7131
 7563 - 4908 3561 - 924
- Em hãy nêu cách thực hiện các phép tính này.
+ Yêu cầu hs thực hiện tính các phép tính vào bảng con. Gv nhận xét.
+) Bài 2:- Gv yêu cầu hs đặt tính rồi tính vào vở, sau đó gv chấm và chữa bài, nêu nhận xét.
- Khi tính em cần chú ý gì?
+) Bài 3:- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu hs tự tóm tắt rồi giải bài toán.
- Gọi hs chữa bài.
+) Bài 4: - Yêu cầu hs vẽ đoạn thẳng AB = 8 cm; sau đó xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó.
- Hs theo dõi.
- Thực hiện trừ từ phải sang trái.
- Học sinh làm bảng con, chữa bài. Đáp án: 3458, 2655, 959, 2637.
- Hs thực hành tính, chữa bài. Kết quả:
 3526, 5923, 3327, 1528.
- Phải đặt tính và thực hiện tính theo đúng qui tắc.
- Hs đọc, lớp nhận xét.
- Có 4283m, đã bán: 1635m 
- Hỏi còn lại bao nhiêu mét vải?
- Hs làm và chữa bài.
 Đáp án: 4283 – 1635 = 26489( m).
- HS làm theo nhóm. 1vài hs thi vẽ và xác định nhanh trung điểm của đoạn thẳng AB. Lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự.
- HS theo dõi.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Ông tổ nghề thêu.
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : lầu, lọng, lẩm nhẩm, nến, chè lam,...
- Đọc với giọng kể.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ khó: nhân tâm, vô sự, đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam. 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí tưởng tượng. Ông đã truyền cho nhân dân ta nghề thêu. 
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn câu chuyện, lời kể phù hợp với từng nội dung câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- 1 số sản phẩm thêu.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- Yêu cầu lớp nhận xét, cho điểm.
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ, 1 số mẫu thêu.
b)Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: đi sứ, lọng, 
+) Đọc từng đoạn trong nhóm:- GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi, s ... cặp.
- Gọi 1 số cặp lên thi kể trước lớp.
- GV cả lớp nhận xét, bình chọn ra bạn kể hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò: - Em rút ra điều gì qua 2 bài đọc: Ông tổ nghề thêu?
- Dặn hs phải ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức khoa học trong cuộc sống.
________________________________
tự học
Hoàn thành bài tập toán.
I- Mục tiêu:
- Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong 2 ngày tiếp theo.
- Hs nắm chắc kiến thức về cộng, trừ các số có 4 chữ số.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC: - Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gọi 1 hs nêu cách: cộng, trừ các số có 4 chữ số. Cho ví dụ.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong tuần:
* Hs trung bình, yếu: 
- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2 ( VBT trang 17 ). Đs: 1908; 907; 9112.
+) Bài 2 ( VBT trang 18 ). Đs: 7590; 7763; 6000; 4907; 101; 643.
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3( VBT trang 17). Đs: 700 kg cá.
+) Bài 3 ( VBT trang 18 ). Đs: 1120 cuốn truyện tranh.
+) Bài 4 ( VBT trang 18 ). Đs: a) x= 1809; b) x= 5650; c) x= 4000.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt văn nghệ. 
I- Mục tiêu: 
- Hát múa về Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước.
- Học sinh thuộc các bài hát về chủ đề trên, biết hát đúng giai điệu, biểu diễn phù hợp.
- Gd truyền thống của quê hương đất nước thông qua nội dung bài hát.
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
- Em hãy nêu những bài hát có nội dung ca ngợi quê hương đất nước mà em biết. 
- Trong số những bài hát đó em thuộc những bài hát nào?
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn bài hát đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd về tình yêu quê hương, Đảng, Bác Hồ.
- Gv dạy học sinh hát bài hát: " Em là mầm non của Đảng". 
- Dặn học sinh thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2007
Toán
Tiết 105: Tháng - Năm.
I- Mục tiêu:
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng - năm. Biết được 1 năm có 12 tháng, các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
- Hs biết xem lịch.
- Hs vận dụng vào thực tế cuộc sống.
I- Đồ dùng dạy- học: 
- Tờ lịch năm 2006.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
*Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a- Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- Một năm có bao nhiêu tháng? Nêu tên gọi của từng tháng trong năm.
b- Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
- Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- Tương tự như vậy đến tháng 12.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ số ngày trong từng tháng.
- Giáo viên tổ chức cho Hs chơi trò chơi: " Đố bạn".
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1:+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời miệng lần lượt từng câu hỏi:
- Tháng này là tháng nào? Tháng sau là tháng nào?
+) Bài 2: 
- Giáo viên giới thiệu tờ lịch tháng 8 năm 2006.
- Yêu cầu học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi sách giáo khoa. 
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài, chuẩn bị bài sau.
-...12 tháng: tháng một( tháng giêng), tháng hai, tháng ba, tháng tư,...., tháng mười hai( tháng chạp). 
-...có 31 ngày.
-... 28, 29 ngày.
- Học sinh nêu.
- Hs thực hành trên bàn tay.
- Hs chơi trò chơi đố nhau về số ngày của một tháng bất kì trong năm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh trả lời miệng câu hỏi.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Hs chữa bài, nhận xét.
- Hs theo dõi.
______________________________
Chính tả(Nhớ -viết )
Bàn tay cô giáo.
I-Mục tiêu - Nhớ –viết bài :Bàn tay cô giáo. Làm bài tập điền âm đầu tr/ch..
- HS nhớ và viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học :
 - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC :- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
B - Bài mới :
1 - GTB: - GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nhớ - viết : 
a) Chuẩn bị :- GV gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ: Bàn tay cô giáo.
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Nên viết chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề mấy ô?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv nhận xét.
b) Hướng dẫn HS viết bài :
- GV yêu cầu Hs nhẩm lại bài viết một lần, ghi nhớ chính tả.
- Yêu cầu HS gấp sách rồi nhớ- viết bài, soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài :
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập :
+BT2: Tổ chức cho HS thi.
- GV chia lớp theo 2 nhóm, phổ biến nội dung, tổ chức cho hs thi.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung bài tập:
Trí thức, chuyên, trí óc, chữa bệnh, chế tạo, chân tay. 
4- Củng cố –dặn dò : 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp 
- HS khác viết bảng con :trí thức, tia chớp, tròn. 
- HS theo dõi.
-2 HS đọc bài thơ đó, lớp theo dõi.
- Mỗi dòng có 4 chữ.
- Những chữ đầu dòng phải viết hoa.
- Nên viết cách lề 3 ô li.
- HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn.
- HS nhẩm lại 1 lượt bài chính tả.
- Hs nhớ- viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, cử bạn chơi.
- HS thi điền nhanh tr/ ch vào chỗ chấm.
- Lớp theo dõi, cổ vũ, đánh giá. 
- HS sửa vào vở bài tập ( nếu sai).
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Học hát bài: Cùng múa hát dưới trăng.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 21: Nói về trí thức. Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống.
I- Mục tiêu:
- Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. Nghe kể câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống"
- Rèn kỹ năng nói về những trí thức và công việc của họ. Nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống".
- GD ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh bông lúa.
- Bảng phụ viết 3 câu hỏi (SGK).
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: 
- Gọi 1 hs báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. 
+ Gv nhận xét cho điểm.
B) Bài mới: 
1) GTB:- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập :+) Bài 1: 
- Yêu cầu các nhóm quan sát lần lượt từng bức tranh sau đó thực hiện yêu cầu của bài.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo các kết quả thực hiện lần lượt từng bức tranh.
+) Bài 2: 
- Giáo viên kể câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống".
- Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
- Giáo viên hỏi lần lượt từng câu hỏi (SGK)
- Giáo viên kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện.
+ Gv và hs nhận xét, đánh giá.
3) Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs biết trân trọng từng hạt lúa, hạt gạo do người nông dân hai sương một nắng làm ra.
- Hs theo dõi.
-1 Hs đọc yc của bài. 
- Đọc yêu cầu bài.
- Học sinh quan sát => thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh nghe.
-...10 hạt giống quý.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khá, giỏi kể => học sinh tiếp thu chậm kể.
- Hs theo dõi.
_________________________________
Chiều 
BD Toán 
Luyện tập: Xem lịch.
I- Mục tiêu:- Củng cố về đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Rèn kỹ năng xem lịch, biết được các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh nêu tên gọi các tháng trong năm.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập: a- Đối với Hs trung bình- yếu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Hãy cho biết số ngày mỗi tháng trong năm? Để dễ nhớ số ngày trong từng tháng còn có cách tính nào? Ví dụ?
- Gọi hs nêu.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Ngày mùng 1 của tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi:
a- Các ngày chủ nhật tiếp theo của tháng đó rơi vào những ngày nào trong tháng?
b- Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
c- Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
- Yêu cầu học sinh làm vở, chữa bài.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3: Ngày mùng 2 của một tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi.
a- Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
b- Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
- Gọi Hs nêu.
- Gv nhận xét.
b- Đối với Hs khá- giỏi: làm thêm bài tập:
+) Bài 4: Ngày lễ Nôel (25-12) của một năm nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi ngày mùng 1 tết dương lịch (1-1) của năm liền theo là ngày thứ mấy?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm, trình bày. Gv nhận xét. 
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh nêu miệng câu trả lời của bài toán.
- Hs tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài vào vở.
- 3 hs chữa bài, nhận xét.
- Hs xác định yêu cầu của bài.
- Hs trình bày cách làm.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận nhóm, chữa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Thể dục
Ôn nhảy dây. Trò chơi: Lò cò tiếp sức. 
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 21. Phương hướng tuần 22.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 21:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Chuyên.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, còn hay nói chuyện.
- Nhắc nhở Hs:+ Khắc phục những tồn tại trong tuần trước.
+ Nâng cao chất lượng học tập. Ôn tập tốt để thi giữa kì II.
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, mẩu chuyện về Bác Hồ.
+ Hoàn thành tiền học 2 buổi/ ngày kì II.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp tiếp tục luyện hát bài: Em là mầm non của Đảng.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT21.doc