Giáo án bài dạy Lớp 3 Tuần 31

Giáo án bài dạy Lớp 3 Tuần 31

 Tập đọc - kể chuyện:

BÁC SĨ Y - ÉC - XANH

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc. Đọc rành mạch, trôi chảy.

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc –xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sợ gắn bó của Y- éc -xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.(trả lời được các câu hỏi1,2,3,4 trong sgk)

B. Kể chuyện:

- Bước đầu biết kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ

*Biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy Lớp 3 Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 31
Ngày soạn: 31/3/2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
 Tập đọc - kể chuyện:
bác sĩ y - éc - xanh
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc. Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc –xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sợ gắn bó của Y- éc -xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.(trả lời được các câu hỏi1,2,3,4 trong sgk)
B. Kể chuyện:
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ
*Biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tập đọc
1. KT: - 2HS đọc bài thuộc bài "Một mái nhà chung " và trả lời câu hỏi SGK.
	-> HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
HĐ2. Luyện đọc.
a. GV đọc mẫu: Đọc giọng bà khách thể hiện thái độ kính trọng. Lời Y- éc-xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+Gọi H nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: Y- éc- xanh, nghiên cứu, quên, tuy nhiên, thương yêu, thuỷ tinh.
+ Gọi H đọc từng đoạn trước lớp.
- GV giúp HS hiểu các từ được chú giải cuối bài.
- GVgiúp HS biết thêm về Y-éc-xanh, Nha Trang.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Đọc đồng thanh:
HĐ3: Tìm hiểu bài:
- Gọi 1HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
+Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào? Trong thực tế vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
+ Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp ?
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của Y-éc-xanh?
+ Vì sao ông vẫn quyết ở lại Nha Trang?
+ Qua bài học này nói với chúng ta điều gì?
HĐ4: Luyện đọc lại: 
GV giúp HS thể hiện đúng nội dung chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc đúng.
 Kể chuyện
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- H đọc từ khó 
- Tiếp nối đọc từng đoạn trong bài.
- HS nghe 
- HS mỗi bàn tiếp nối nhau từng đoạn của bài.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn: Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách đến hết.
+ 1HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
- Vì sự ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
+ Đọc thầm đoạn 2.
- Bà tưởng tượng ông là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu, ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt "bí ẩn của" ông làm bà chú ý.
+ Đọc thầm đoạn 3,4.
- Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
- Tôi là người Pháp ... Tổ quốc.
- Ông muốn ở lại để giúp người dân VN chống bệnh tật...
- Y-éc-xanh là một người rất yêu thương đồng loại. Rất gắn bó với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung.
- 4 nhóm: mỗi nhóm 3HS thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh).
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể lại đúng nội dung câu truyện theo lời người khách?
HĐ4: HD học sinh kể truyện theo tranh:
Yêu cầu H quan sát tranh nêu vắn tắt nội dung tranh
- Chú ý HS kể chuyện, xưng tôi, đổi từ họ thành chúng tôi.
- Gọi 1HS khá kể mẫu trước lớp 
- Yêu cầu HS kể trong nhóm đôi 
- Cho HS xung phong kể cả chuyện trước lớp 
- GV nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
Tổng kết nội dung bài 
Nhận xét tiết học. 
Về kể lại chuyện cho GĐ nghe.
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh.
- 1HS khá kể mẫu.
- Từng cặp HS tập kể.
+ HS thi kể cả câu chuyện.
- HS nhận xét 
- HS nghe và nhắc lại nội dung bài
- HS nghe
- Về nhà kể cho người thân nghe . 
Toán: Đ151
nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu:
Biết cách nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số(có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Nêu cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ? (3HS)
	-> HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: HD thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
* HS nắm được cách nhân.
a) Phép nhân: 14273 x 3 .
- HS quan sát.
- GV viết phép nhân 14273 x 3 lên bảng 
- Dựa vào cách đặt tính của phép nhân số có bốn chữ số vớ số có một chữ số. Hãy đặt tính để thực hiện phép nhân ? 
- HS đọc 14273 x 3 
- 2 HS lên bảng đặt tính + lớp làm nháp 
 14273
 x 3
- Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện như thế nào?
GV nhận xét củng cố cách thực hiện nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số.
- HS nêu: 
 14273
 x 3
 42819
-> Vậy 14273 x 3 = 42819
- Nhiều HS nêu lại cách tính.
Hoạt động 2: Thực hành 
a. Bài 1: * Củng cố về phép nhân só có năm chữ số với số có một chữ số . 
- 2 HS nêu 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
 21 526 40 729 17 092 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con 
 x 3 x 2 x 4
 64 578 81 458 68 368
-> GV sửa sai cho HS 
b. Bài 2: * Củng cố về điền số .
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
- 2 HS nêu - làm bài vào nháp- 2 HS chữa bài 
- Yêu cầu làm vào vở nháp
Thừa số 
19091
13070
10709
12606
Thừa số 
 5
 6
 7 
 2 
Tích 
95455
78420
74956
25212
-> GV sửa sai cho HS 
Lớp nhận xét
Bài 3: * Củng cố giải toán có lời văn .
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT 
- 2 HS nêu yêu cầu BT 
- Yêu cầu HS làm vào vở 
HS tóm tắt
 Bài giải :
Số thóc lần sau chuyển được là :
 27 150 x 2 = 54 300 (kg)
Số kg thóc cả 2 lần chuyển được là :
 27 150 + 54 300 = 81 450 (kg)
 Đáp số : 81 450 kg
-> GV gọi HS đọc bài - nhận xét 
- GV nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò : 
- Nêu lại ND bài ?
- 1 HS nêu 
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
Thể dục : Đ61
Tung và bắt bóng cá nhân. Trò chơi: Ai kéo khoẻ
I. Mục tiêu
- Biết cách tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay)
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện
	Địa điểm : Trên sân trờng vệ sinh sạch sẽ.
	Phương tiện : Bóng
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
1. Phần mở đầu
Tổ chức
Khởi động
Đi đều-hát
ôn bài thể dục
2. Phần cơ bản
+, Ôn động tác tung và bắt bóng (cách cầm , tư thế cơ bản, tung bóng , bắt bóng)
trò chơi : Ai kéo khoẻ
3. Phần kết thúc
Hồi tĩnh- nhận xét giờ học
Thời lương
3 - 5 '
25 - 27 '
2 - 3 '
Hoạt động của thầy
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
* Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân
+ GV chú ý sửa một số sai thường mắc.
- Sai : Động tác tung bóng quá mạnh hoặc quá nhẹ, quá cao hoặc quá thấp, không bắt được bóng vì chưa phán đoán đúng tầm bóng hoặc động tác của tay quá cứng ....
+Trò chơi : Ai kéo khoẻ.
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi
* GV tập hợp lớp
- Chạy chậm thả lỏng xung quanh sân
- GV cùng HS nhận xét giờ học
Hoạt động của trò
* Đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Tập bài TD phát triển chung
- Chạy chậm 1 vòng sân tập khoảng 100 - 200m
* HS ôn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng và bắt bóng
- HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, vai, cổ chân, hông và toàn thân.
+ HS chơi trò chơi
- Các tổ cử 3 - 5 em tham gia chơi Ai kéo khoẻ để tìm người vô địch.
* Chạy chậm thả lỏng xung quanh sân
Buổi chiều
Toán
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có hai lần nhớ không quá hai lần và nhớ không liền tiếp).
II. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra: .Yêu cầu HS thực hiện 
 3446 x2 24689 x 3
2. Bài mới
: HĐ1: HD làm bài:
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu từng bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm bài.
HĐ2: Chữa bài, củng cố 
Bài1: Tính.
- GV củng cố cách tính.
Bài 2: Số?
- GV củng cố lại cách tìm tích.
Bài3: Giải toán.
H: Tìm được số vở lần 2 bằng cách nào?
Bài 4* : Một tổ ong loại lớn thu được 420 l mật, một tổ ong loại nhỏ thu được ít hơn 43 lít mật. Bác nuôi ong có 1 tổ nhỏ , 4 tổ lớn . Hỏi bác ấy thu được bao nhiêu lít mật ong?
+Muốn tìm số mật ong ta làm gì ?
+Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn nắm vững lại cách nhân số có năm chữ số với số có 1 chữ số.
2 HS lên bảng thực hiện, các em khác nhận xét
- HS đọc và nêu yêu cầu từng bài.
- HS làm bài. 
+ 3HS lên chữa bài, HS khác nêu kết quả. Lớp nhận xét.
- Một số HS nêu cách đặt tính và cách tính.
+ 4HS lên làm, HS khác nêu kết quả và nhận xét.
Thừa số
10506
13120
12006
10203
Thừa số
6
7
8
9
Tích
63036
91840
96048
91827
- HS nêu cách tìm tích.
+ 1HS lên làm, HS khác nêu kết quả và nhận xét.
Bài giải
Lần sau chuyển được số vở là:
 18250 x 3 = 54750 (quyển vở)
Cả hai lần chuyển được số vở là:
 18250 + 54750 = 73000 (quyển vở)
ĐS: 73000 quyển vở.
- B1. Tính số vở làn sau...
- B2. Tính cả hai lần.
- 1 H lên bảng làm , lớp làm vào vở 
Bài giải
4 tổ ong lớn thu được số lít mật ong là:
 420 x 4 = 1680 ( lít )
1 tổ ong nhỏ thu được số lít mật ong là:
420 - 43 = 377 (lít )
Bác đã thu được số lít mật ong là:
1680 +377 = 2057 (lít )
 Đáp số : 2057 lít
Tiếng Việt
Ôn Luyện 
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nhớ - viết đúng; trình bày đúng quy định bài chính tả Con cò.
- Làm đúng BT điền tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ( r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã). 
*Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết bài tập .
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: dáng hình, rừng xanh, thơ thẩn, cõi tiên.
2. Bài mới: GTB.
HĐ1: HD học sinh nhớ viết:
- GV đọc đoạn viết 
- GV Yêu cầu 2 HS đọc đoạn viết.
Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
 +Chúng ta viết hoa những chữ nào?
- Yêu cầu HS viết các chữ dễ lẫn 
- Đọc cho HS viết bài vào vở:
- Quan sát giúp HS trình bày bài đẹp.
- Chấm, chữa bài:
 HĐ2: HD học sinh làm bài tập:
Bài tập1: Điền vào chỗ trống: r hay gi
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- T tổng kết nội dung bài 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết TLV tới.
- 2H lên bảng lớp viết , lớp viết vào bảng con 
- H nghe 
- 2HS đọc 
- Con cò bay trong một buổi chiều rất đẹp, thanh bình, yên tĩnh, cánh đồng phẳng lặng, bát ngát xanh, lạch nước trong veo,...lội bùn.
+ Chữ đầu câu.
- HS viết các chữ dễ lẫn
- Viết bài vào vở.
- 8 HS nộp bài chấm 
+ Đọc yêu cầu BT, làm bài cá nhân.
- 1HS lên làm bài, đọc kết quả.
Gốc mơ già
Hoa nở  ... tên các nước giáp với nước ta:
a. Nga ; b. Trung Quốc; c. Xinh-ga-po. 
d. Thái Lan e. Căm-pu-chia g. Lào
GV giới thiệu trên bản đồ các nước.
HĐ2: Ôn về câu bằng gì:
Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi bằng gì? Trong mỗi câu sau:
- Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt.
- Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn bằng lưỡi bào sắc.
- Chị Hiền đã kết thúc bài biểu diễn bằng động tác tung người hấp dẫn.
Bài 4: Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì?
HĐ3: Ôn về dấu phẩy:
Bài tập5: Diền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
Gọi H nêu Yêu cầu bài tập, làm bài tập cá nhân. 
- Gọi 2HS lên bảng làm, lớp nhận xét
+ Chấm bài, nhận xét. 
3. Củng cố. dặn dò:
- GV tổng kết nội dung bài 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS nhớ tên một số nước trên thế giới, dùng đúng dấu phẩy khi viết câu.
- H nêu miệng .
- H lắng nghe 
+ Nêu yêu cầu BT. Làm bài tập cá nhân. + 1HS lên làm, HS khác bổ sung.
Tên nước
Tên thủ đô
Lào
Cam-pu-chia 
Thái Lan 
Nhật Bản
Trung Quốc...
Viêng chăn
Pnông - Phênh
Băng cốc
Tô ki ô
Bắc Kinh
- HS lên tìm và chỉ vị trí các nước: 
- 1 HS lên bảng làm bài
a. Nga b. Trung Quốc c. Xinh-ga-po. 
d. Thái Lan e. Căm-pu-chia g. Lào
- 3 HS lên bảng gạch, các em khác nhận xét.
- Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt.
- Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn bằng lưỡi bào sắc.
- Chị Hiền đã kết thúc bài biểu diễn bằng động tác tung người hấp dẫn.
HS đặt câu, nối tiếp nhau nêu câu đã đặt.
Các em khác nhận xét.
+ Nêu yêu cầu BT. Làm bài cá nhân.
- 3HS lên bảng làm.
- Bằng động tác rất đẹp mắt, cậu Hoà đã nhảy lên bắt gọn quả bóng.
- Bằng động tác tung người hấp dẫn, chị Hiền đã kết thúc bài biểu diễn của mình. 
 Tự học
Ôn luyện kiến thức đã học trong ngày
Mục tiêu.
Giúp HS củng cố hệ thống kiến thức các bài đã học trong ngày. Hoàn thiện VB
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ngày thứ sáu.
GD HS ý thức tự giác tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV SGK –TL
HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ 1: HD HS ôn luyện
 1. Môn: Toán 
- GV yêu cầu HS tự làm các bài tập trong VBT, sau đó chữa bài trên bảng lớp
GV chấm một số bài – chữa bài , nhận xét.
Giúp HS biết thực hiện chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
2. Môn: Luyện từ và câu
Yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập trong VBT.
Gọi HS chữa bài trước lớp
GV nhận xét chốt lại đáp án đúng
Bài tập 1, 2: Tìm tên các nước trên quả địa cầu? 
Bài3: Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? 
3. Môn: Tự nhiên và Xã hội 
GV củng cố lại KT bài – Yêu cầu HS làm bài trong VBT
4. Môn: Chính tả
- Cho HS viết lại một số lỗi sai cơ bản trong bài.
Làm tiếp bài tập 2 b VBT
GV chữa bài nhận xét.
HĐ 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài thứ sáu.
GV yêu cầu HS soạn bài theo đúng TKB. Đọc và xem trước bài môn Toán, Tập làm văn, Đạo đức .
HS tự làm bài tập trong VBT –Chữa bài trên bảng lớp
Lớp nhận xét
HS tự làm bài trong VBT TV Trang 
 4 HS chữa bài mỗi em chữa một bài
Lớp nhận xét
HS tự hoàn thành bài
HS làm bài 2b 
1 HS chữa bài miệng
Lớp nhận xét.
HS thực hiện
Ngày soạn: 5/4/2011
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS
 - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.
 - Giải toán bằng hai phép tính.
II. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra: Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện
 24561: 5 5678 : 4
2. Bài mới: GTB
HĐ1: HD thực hiện phép chia:
- GV nêu phép tính: 28921 : 4 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào giấy nháp, 1HS lên bảng làm 
- Gọi nhiều HS nêu miệng cách tính 
- GV củng cố lại cách đặt tính và cách tính.
- Viết theo hàng ngang:
 28921 : 4 = 7230 (dư 1)
- GV nêu: ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp 0 ở thương; thương có tận cùng là 0.
HĐ2: Thực hành:
- Giúp HS làm bài.
Bài 1: Tính
- Gọi 3HS lên làm, HS nêu kết quả, nêu cách tính.
- GV củng cố lại cách tính, nhấn mạnh bước chia cuối cùng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- GV củng cố cách đặt tính và cách tính.
Bài 3: Giải toán.
Gọi HS đọc và nêu yêu cầu đề bài
+Làm thế nào để tìm được số kg của mỗi loại?
- củng cố về giải toán 
Bài 4: Tính nhẩm
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- T tổng kết nội dung bài 
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn lại cách làm tính chia.
- 2 HS lên bảng thực hiện, các em khác nhận xét.
- HS nghe 
- 1HS lên làm, lớp làm vở nháp.
 28921 4
 09 7230
 12 
 01
- Một số HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
- H nghe .
- Đọc, làm bài tập
+ 3HS lên làm, HS nêu kết quả, nêu cách tính.
12760 2 18752 3
 07 6380 07 6250
 16 15
 00 02
 0 2
 25704 5
 07 5140
 20
 04
 4
+ 3HS lên làm, HS khác nêu kết quả, nêu cách đặt tính, cách tính.
15273 3 18842 4
 02 5091 28 4710
 27 04
 03 02
 0 2
 25704 5
 07 5140
 20
 04
 4
+ 1HS lên làm, HS khác nêu kết quả, lớp nhận xét.
Bài giải
 Số kg thóc nếp là:
27280 : 4 = 6820 (kg)
 Số kg thóc tẻ là:
 27280 - 6820 = 20460 (kg)
 Đáp số : 6820 kg thóc nếp
 20460 kg thóc tẻ .
- Tìm số kg thóc tẻ:
- Tìm số kg thóc nếp. 
+ 1HS lên làm, lớp nhận xét.
15 000: 3 = 5000 24 000: 4 =6000
56 000: 7 = 8000
- HS nhắc lại cách chia 
- HS nghe .
Tập làm văn 
Thảo luận về bảo vệ môI trường
I. Mục Tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? 
2. Rèn kĩ năng viết: Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu), thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy- học:
- T: Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, cảnh quan thiên nhiên, tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm. Bảng lớp ghi câu hỏi gợi ý để HS trao đổi cuộc họp. Ghi 5 bước tổ chức cuộc họp.
- H: VBT
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra: 3HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
- T nhận xét và ghi điểm 
2. Bài mới: GTB.
HĐ1: HD học sinh làm miệng:
Bài tập1: - Yêu cầu H nêu yêu cầu bài tập 
- GV nhắc HS nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
- HD cho HS nêu em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Cần nêu địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, những việc làm thiết thực, cụ thể...
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất.
HĐ2: HS viết bài:
Bài tập2: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- GV nhắc HS thuật lại các ý kiến trong cuộc họp đã trao đổi.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT theo dõi và giúp HS yếu . 
Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 GV tổng kết nội dung bài, nhận xét tiết học.
- Về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- 3HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
- Lớp nhận xét 
- H nghe 
+ HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nhìn bảng đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.
- H theo dõi 
- Nhóm trưởng điều khiển cuộc họp, HS khác trao đổi, phát biểu, 1HS ghi nhanh ý kiến của các bạn.
- 2nhóm thi tổ chức cuộc họp.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào vở.
- Vài H đọc lại đoạn văn trước lớp 
Đạo đức:: Đ31
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( Tiếp)
I. Mục tiêu: 
- HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường,.
- HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi 
+ Biết phản đổi những hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi.
+ Báo cáo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Bài hát trồng cây
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra.
* Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu HS trình bàu kết quả điều tra về những vấn đề sau:
+ Hãy kể tên các loài cây trồng mà em biết ?
- HS đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
+ Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào?
-> GV nhận xét, khen ngợi HS đã quan tâm đến cây trồng, vật nuôi. 
Hoạt động 2: Đóng vai 
* Mục tiêu: HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi ; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
* Tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu đóng vai theo các tình huống 
- HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Từng nhóm lên đóng vai
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
* Kết luận: TH1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu 
TH2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết 
TH3: Nga nên dùng chơi, đi cho lợn ăn
TH4: Hải nên khuyên Chính không nên đi trên thảm cỏ 
Hoạt động 3: HS hát, đọc thơ kể về việc chăm sóc cây, vật nuôi
Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
* Mục tiêu:HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi
* Tiến hành 
- GV chia HS thành các nhóm và phổ biến luật chơi
- Các nhóm chơi trò chơi 
-> HS nhận xét 
-> GV tổng kết, khen các nhóm 
* Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
Vì vậy, em cần bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học
Tổ trưởng kí duyệt bài
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Giúp HS thấy ưu khuyết điểm trong tuần . Phương hướng tuần tới.
- Tổ chức cho HS vui văn nghệ.
- Giáo dục HS tinh thần tập thể, đoàn kết.
II. Nội dung
1. Nhận xét chung hoạt động trong tuần
- Lớp trưởng và các tổ trưởng nhận xét 
- Các bạn nhận xét bổ xung.
2. GV nhận xét chung
* Ưu điểm:
 - Lớp duy trì tốt mọi nề nếp trong học tập, giờ truy bài, HS học tập tích cực.
- Trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Học bài và làm bài đầy đủ, có ý thức chuẩn bị bài ở nhà tốt.
- Không có hiện tượng nói tục, đánh chửi nhau.
- HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập và mọi hoạt động khác.
- Tuyên dương: Hoài ,Thảo, Thương
* Nhược điểm:
_ Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, còn lười học, ít phát biểu xây dựng bài .
- Nhắc nhở: Em Nhu, Sơn Anh, Lâm chưa chăm học.
3. Kế hoạch tuần tới:
- Thực hiện tốt mội kế hoạch của nhà trường, của Đội đề ra.
- Duy trì mọi nề nếp
- Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng mọi biện pháp.
4. Văn nghệ.
Tổ chức cho HS vui văn nghệ, đọc báo Đội.
GV nhận xét giờ học.
HDVN: Học bài và chuẩn bị bài chu đáo cho tuần sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 31.doc