Giáo án bài học Lớp 3 Tuần 20

Giáo án bài học Lớp 3 Tuần 20

Môn : Tập đọc – kể chuyện

Bài : Ở lại với chiến khu

I.Mục tiêu :

 Tập đọc :

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy , các chiến sĩ nhỏ tuổi )

-Hiểu ND : Ca ngợi tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn , gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổitrong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây . ( trả lời được các CH trong SGK ).

-Lưu ý : HS khá giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài .

 Kể chuyện

 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý .

 -Lưu ý : HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện .

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 650Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bài học Lớp 3 Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai : ngày dạy .tháng .năm..
Tiết :
Môn : Tập đọc – kể chuyện
Bài : Ở lại với chiến khu
I.Mục tiêu : 
 Tập đọc :
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy , các chiến sĩ nhỏ tuổi )
-Hiểu ND : Ca ngợi tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn , gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổitrong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây . ( trả lời được các CH trong SGK ).
-Lưu ý : HS khá giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài .
 Kể chuyện 
 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý .
 -Lưu ý : HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ viết đoạn 2 cho hs luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc :
+Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng các từ khó.
-Giáo viên giới thiệu bài 
-Luyện đọc 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài (giọng kể chậm rãi, khoan thai, hồi hộp cùng với sự phát triển của tình tiết truyện)
-Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
-Giáo viên kết hợp luyện đọc các từ khó như : một lượt , trìu mến , yên lặng , gian khổ 
-Luyện đọc đoạn : Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới : trung đoàn trưởng , lán , việt gian , vệ quốc quân , bảo tồn..
--Giáo viên cho 4 nhóm học sinh đọc tiếp nối nhau 4 đoạn trong bài, cả lớpđọc 
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 -Giúp học sinh hiểu được nội dung bài học.
-Giáo viên cho cả lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi
-Câu 5 cho hs trao đổi 
-Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ?
*Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
-học sinh thể hiện đọc đúng đoạn ,bài
-Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 hướng dẫn học sinh đọc đúng lời người dẫn chuyện.
-Giáo viên cho 4 học sinh đọc đoạn văn.
-Giáo viên cho 1 học sinh đọc cả bài.
 +Tiết kể chuyện :
*Hoạt động 1 : Giáo viên nêu nhiệm vụ - Dựa theo tranh , học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện 
-Học sinh kể lại được chuyện theo tranh -Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
*Hoạt động 2 : HD kể chuyện
-Giáo viên cho hs tập kể lại
--nhận xét cách kể của học sinh.
- cho 2 học sinh kể lại toàn chuyện.
- cho cả lớp chọn bạn kể hay nhất.
 +Củng cố dặn dò :
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại ý nghĩa của chuyện. Giáo viên hỏi : Em thích nhất nhân vật nào trong truyện này ? Vì sao ?
-Giáo dục hs có tinh thần yêu nước ằng việc cố gắng học tập 
-yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
-Mỗi học sinh đọc 1 câu lần lượt cho đến hết bài.
-hs luyện đọc từ khó 
-Học sinh đọc từng đoạn trước lớp và giải thích các từ ngữ ở cuối bài
Các nhóm đọc nối tiếp từng đoạn cho đến hết bài
-Học sinh đọc thầm từng đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi. 
- Tiếng hát so sánh như ngọn lửa 
-Rất yêu nước , không quản ngại .vì tổ quốc .
-Học sinh đọc 
-
Học sinh đọc yêu cầu 
- 4 học sinh kể lại 4 đoạn .
-2 học sinh kể.
-Học sinh trả lời tự do.
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết :
Môn : Toán
Bài : Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
I.Mục tiêu :
 Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước , trung điểm của một đoạn thẳng .
-Lưu ý : HS làm bài tập 1, 2 ..
II. Đồ dùng dạy học :
 Vẽ sẵn hình ở bt 2 vào bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: Giới thiệu điểm giữa
-Gv vẽ hình trong sách giáo khoa, nhấn mạnh A, O, B là ba điểm thẳng hàng 
-Theo thứ tự : điểm A , rồi đến điểm OB
-Gợi ý cho hs nhận xét các điểm
*Hoạt động 2 : Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng 
--GV vẽ tiếp tục đoạn thẳng AMB lên bảng gợi ý cho hs nhận xét 
*Hoạt động 3 : Thực hành 
+Bài 1 : gọi hs nêu y/c bài tập 
-Tìm 3 điểm thẳng hàng 
-Tìm đoạn giữa của đoạn thẳng 
-Nhận xét chữa bài 
+Bài 2 : Nêu y/c bài tập 
-Nhận biết điểm đúng sai của bài tập
-Giải thích rõ cho hs nắm 
+Củng cố – dặn dò : 
Nhắc lại thế nào là điểm giữa và trung điểm của đoạn thẳng 
-HS nhận xét điểm giữa của 3 điểm 
-O là điểm giữa hai điểm A,B .A nằm bên trái của O ,B nằm bên phải của O
-3 điểm phải nằm thẳng hàng 
-3 điểm cùng nằm trên đoạn thẳng 
AM = MB
*Đoạn AOB – O là điểm giữa hai điểm A và B
*M là trung điểm của đoạn thẳng AB 
1/ a. AMB ; CND và MON
b. M là điểm giữa đoạn thẳng AMB
 + O là điểm giửa đoạn thẳng MON
 + N là // CND
-Nhận xét
2/
Câu đúng : a ; e
Câu sai : b ; c ; d
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết :..
 Môn : đạo đức
 Bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (t2)
I. Mục tiêu : 
-Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em , bạn bè , cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc , màu da , ngôn ngữ ...
-Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức .
-Lưu ý : HS biết trẻ em có quyền tự tự do giao lưu kết bạn , quyền được mặc trang phục ,sử dụng tiếng nói , chữ viết của dân tộc mình , đoược đối xử bình đẳng .
II. Đồ dùng dạy học : 
 Một số tranh ảnh thể hiện tình đoàn kết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1:Giới thiệu tranh sưu tầm 
-Y/c hs trưng bày ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được 
-Cho hs tự giải thích 
+Kết luận : tranh đó biểu hiện sự đoàn kết  thiếu nhi quốc tế 
*Hoạt động 2 : Viết thư bày tỏ tình đoàn kết .
-Cho bhs viết thư
-Nhận xét , kết luận:
Chúng ta có thể giao lưu kết bạn qua thưvề việc học tập , giao lưu
*Hoạt động 3 : Bày tỏ tình đoàn kết 
Y/c hs sưu tầm , bài hát , đọc thơ , kể chuyện , diển tiểu phẩm về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế .
-Nhận xét 
*Kết luận : Thiếu nhi việt nam và thiếu nhi các nước với thiếu nhi thế giới 
+Củng cố – dặn dò : 
Em phải làm gì để kết bạn với thiếu nhi quốc tế 
-Cả lớp xem, nghe các nhóm tự giải thích 
-Cả lớp nhận xét bổ sung 
-HS viết thư bày tỏ tình đoàn kết ( hs làm việc theo nhóm )
-Trình bày bài viết trước lớp
-HS trao đổi theo cặp
-Diễn trước lớp
-Nhận xét biểu dương 
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba: ngày dạy .tháng .năm..
 Tiết :
 Môn : Luyện từ và câu
Bài : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc-Dấu phẩy
I.Mục tiêu : 
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp dk9úng các nhóm ( BT1 ).
-Bướ`c đầu biết kể về một vị anh hùng (BT 2 )
-Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT 3 )
II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng lớp kẻ sẳn ( 2 lần )bảng phân loại để hs làm bài tập 1
 -3 bảng nhóm viết 3 câu in nghiêng trong đoạn văn ổ bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Giáo viên 
 Học sinh 
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
+Bài 1 : y/c hs đọc nd bài tập 
-Gọi hs lên bảng làm
-Nhận xét chữa bài
+Bài tập 2 ; Cho hs nêu y/c bài tập
-Giúp hs hiểu thêm về các vị anh hùng BT2
-Nhận xét chữa bài
+Bài tập 3: Gọi hs nêu y/c bài tập
-Đính các bảng ghi nội dung bài tập lên bảng , gọi hs điền dấu phẩy vào các câu in nghiêng 
-Gọi hs đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
+ Củng cố – dặn dò:
Y/C hs về tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng 
-Trao đổi tìm từ cùng nghĩa 
-Cùng nghĩa với tổ quốc : Đất nước , nước nhà , non sông , giang sơn 
-Cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn , gìn giữ
-Cùng nghĩa với xây dựng : dựng xây , kiến thiết 
-Tổ chức kể được vị anh hùng mà hs biết có công lao to lớn đối với đất nước 
-Hs tự nêu 
-Nhận xét
-HS làm bài cá nhân 
-Bấy giờ, ở Lam Sơn .khok73i nghĩa, Trong những năm đầu,còn yếu,vậy. Có lần,.bát ngát. Lê Lợi
-Trình bày trước lớp
-Nhận xét
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết :..
Môn : Chính tả ( nghe -viết )
Bài : Ở lại với chiến khu
I.Mục tiêu :
-Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
-Làm đúng BT (2 ) a / b 
II. Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ viết nd bt 2a
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Giáo viên 
 Học sinh 
* Hoạt động 1 : hướng dẫn Chính tả.
+Giúp cho học sinh xác định cách trình bày và viết đúng đoạn văn.
-Giáo viên đọc toàn bài 
-hướng dẫn cho học sinh nhận xét : 
-Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
-Bài chính tả có mấy câu ? Chữ nào trong bài cần phải viết hoa ?
-Nêu các từ khó trong bài 
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con các từ khó của bài 
- Giáo viên cho học sinh viết 
- Đọc lại cho học sinh dò.
- Chấm chữa bài
- nhận xét về nội dung bài viết, chữ viết cách trình bày.
*Hoạt động 2 :hd học sinh làm bài tập. 
+Bài tập 2 a : Cho hs làm bài vào VBT
-Gọi hs phát biểu.
-Nhận xét chữ bài
+ Bài tập 2b ; Cho hs đọc y/c bài tập 
-Tổ chức cho hs lên thi điền nhanh 
-Nhận xét chữa bài .
+Củng cố – dặn dò :
-yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm để khắc phục những lỗi chính tả còn mắc.
-HS theo dõi bài , vài hs đọc lại
-Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh , gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc quân
- 4 Câu . các chữ đầu dòng và tên ...  lại bài viết
-Nổi vất vả của đoàn quân vượt dốc
-Chữ đầu câu , đầu đoạn các tên riêng 
-Học sinh viết từ khó ra bảng con
- HS viết bài vào vở
-Học sinh tự đổi vở và sửa bài.
2a/ Điền vào chỗ trống s/x.
-Sáng suốt ; sóng sánh ; 
-Xao xuyến ; xanh xao
-Nhận xét chữa bài
2b : Điền vào chỗ trống : uôt / uôc
Gầy guộc
Chải chuốt 
Nhem nhuốc
Nuột nà 
 Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết :
Môn Tự nhiên xã hội 
 Bài : Thực vật
I.Mục tiêu : 
-Biết được cây đều có rễ , thân , lá, hoa , quả .
- Nhận ra sự đa dạng phong phú của sự vật .
-Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân , rễ , lá , hpoa , quả của một số cây .
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong sgk trang 76 ; 77 và Các cây có ở sân trường 
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên 
Học sinh 
*Hoạt động 1 : nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh, nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
-Giáo viên chia nhóm và phân khu vực quan sát cho từng nhóm, học sinh quan sát cây cối ở khu vực được phân công. Trước khi quan sát, một số học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát.
-Cho nhóm trưởng điều khiển các bạn qs
-Cho học sinh làm việc cả lớp. học sinh tập họp lại và nêu kết quả mà nhóm mình đã tìm hiểu được. giúp học sinh nhận ra được sự đa dạng và phong phú của thực vật xung quanh.
-Giáo viên rút ra lết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây, chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, quả.
*Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
- Biết vẽ và tô màu một số cây.
Bước 1 : Học sinh vẽ.
Bứơc 2 : học sinh trình bày.
Từng cá nhân dán bài làm của mình trước lớp. Từng em sẽ giới thiệu về bức tranh của mình.
Giáo viên cùng cả lớp, đánh giá 
+Củng cố –dặn dò : hs về nhà qs tiếp một số cây và phân biệt được sự giống nhau và khác nhau của nó 
.
-Học sinh chia nhóm quan sát , nhận xét
-Học sinh nhắc lại quy trình quan sát: Chỉ vào từng cây , nói tên , nói được từng bộ phận
-Học sinh báo cáo kết quả quan sát 
-Học sinh vẽ 
-Học sinh trưng bày sản phẩm.
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết :..
 Môn : Toán 
 Bài : Luyện tập
I.Mục tiêu :
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10000 ; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .
-Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm ( nghìn ) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng .
-Lưu ý : HS làm bài tập : 1; 2 ; 3 ; 4 a .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
+Bài 1 : 
-GV viết lên bảng tổ chức cho hs thi nhau so sánh 
-Nhận xét 
+Bài 2 : 
Cho hs nêu yêu cầu bài tập 
-Nhận xét chữa bài 
+Bài 3 : 4 hs lên bảng , cả lớp làm vào bảng con 
-Nhận xét chữa bài 
+Bài 4 : HS làm BT 4a
Gọi hs nêu y/c bài tập 
-Nhận xét chữa bài 
+Củng cố –Dặn dò : 
-Nhắc nhở hs về nhà làm bài tập và tập so sánh thêm 
-Nhận xét tiết học :
1a/ 7766 > 7676 ; 8453 > 8435
 9012 4905
-Nhận xét chữa bài
2/a. Từ bé đến lớn 
4082 < 4208 < 4280 < 4802
b/ Từ lớn đến bé :
 4802 > 4280 > 4208 > 4082
3/ kết quả là : 
 a/ 100 b/ 1000
 c/ 999 d/ 9999
-Nhận xét chữa bài
4/a. 100 200 300 400 500 600
 A M B
-Nhận xét chữa bài
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ sáu ngày dạy.tháng năm .. 
 Tiết : 
 Môn : Tập làm văn
 Bài : Báo cáo hoạt động 
I.Mục tiêu : 
 Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua , dựa theo bài tập đọc đã học ( BT1 ) ; viết lại một phần nội dung báo cáo trên ( về học tập , về lao động ) . theo mẫu (bài tập 2 .)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1 : HD làm bài tập
+Bài tập 1 : 
-Học sinh biết báo cáo trước các bạn về hoạt động tổ trong tháng vừa qua.
-Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
-Giáo viên cho cả lớp đọc thầm 
-Giáo viên cho mỗi học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả thi đua của tổ mình.
-Giáo viên cho học sinh bình chọn bạn báo cáo hay nhất 
+Bài tập 2 :
-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo.
-Hướng dẫn cho học sinh làm bài vào VBT
-Giáo viên cho học sinh đọc phần trả lời của mình và chốt lại kiến thức.
+Củng cố- dặn dò : 
 Biểu dương những học sinh học tốt.Yêu cầu học sinh về nhà ghi nhớ mẫu báo cáo.
-Đọc lại bài tập đọc “ báo cáo tháng thi đua noi gương chú bộ đội”
-HS tự đóng vai báo cáo về kết quả học tập của lớp trong tháng qua
-Nhận xét bình chọn
-HS nêu y/c bài tập
-HS tự làm bài , trình bày trước lớp
-Nhận xét 
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết :.
 Môn : Toán 
 Bài : Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I.Mục tiêu : 
 -Biết cộng các số trong phạm vi 10000 ( bao gồm đặt tính và tính đúng ) 
-Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10000 ) .
-Lưu ý : HS làm BT : 1 ; 2 b ; 3 ; 4 .
II Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép cộng 3526 + 2759.
-Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000.
-Giáo viên ghi phép cộng 526 + 759. Sau đó cho học sinh làm vào bảng con.
-Giáo viên tiếp tục ghi thêm các chữ số 3 và 2 vào hàng nghìn của hai số trên và cho học sinh thực hiện vào bảng con.
-Cho học sinh nhận xét và nêu ra cách thực hiện phép cộng hai số có bốn chữ số 
-Hướng dẫn học sinh nêu thuật tính.
*Hoạt động 2 : Thực hành.
-Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua việc làm toán và giải toán có lời văn.
+Bài tập 1 : Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập rồi hướng dẫn học sinh sửa bài. Khi sửa bài, giáo viên cho học sinh nêu thuật tính.
+Bài tập 2 : HS làm BT 2b 
Giáo viên cho học sinh thực hiện tương tự bài tập 1. Lưu ý học sinh khi đặt tính phải viết các chữ số trong cùng một hàng đều thẳng cột với nhau và không quên viết dấu phép tính.
+Bài tập 3 : 
-Cho 1 học sinh đọc đề toán.
-Cho học sinh làm bài tập vào vở.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài.
+Bài tập 4 : Giáo viên cho học sinh thực hiện vào vở và nêu sau khi làm bài.
+Củng cố – dặn dò :
 Cho hs nhắc lại cách thực hiện cộng số có 4 chữ số
-HS theo dõi cách thực hiện của gv Cộng số có 3 chữ số với số có 3 chữ số 
-Tương tự hs thực hiện thêm số ở hàng nghìn 
-Cho hs nêu lại cách thực hiện cộng số có 4 chữ số 
1/ HS làm bài vào vở bài tập 
-HS đổi vở kiểm tra 
-Nhận xét chữa bài 
2/ HS thực hiện bài tập vào vở tương tự như bài tập 1
-HS nộp bài chấm và chữa bài
3/ Giải 
 Cả hai đội trồng được số cây là :
 3680 + 4220 = 7900 ( cây ) 
 Đáp số: 7900 Cây 
-Nhận xét chữa bài
4/+Cạnh AB , trung điểm là : M
+ BC , // N
+ CD, // P
+ AD, // Q 
 Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết :..
 Môn : thủ công 
 Kiểm tra chương 2 : cắt , dán chữ cái đơn giản
I.Mục tiêu :
 - Biết cách kẻ , cắt , dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng , nét đối xứng .
 -Kẻ , cắt , dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng , nét đối xứng đã học .
 -Lưu ý : Với HS khéo tay ........để ghép thành chữ cái đơn giản .
II. Đồ dùng dạy học: 
 Giấy thủ công , kéo , hố 
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên 
Học sinh 
I. Đề bài kiểm tra : 
Em hãy cắy dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ cái đã học đã học ở chương II.
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài tập về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra.
II. Đánh giá : 
-Giáo viên đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh :
+Hoàn thành A :
-Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
-Dán chữ phẳng đẹp.
+Chưa hoàn thành B : 
Học sinh không kẻ, cắt, dán được hai chữ đã học.
-Nhận xét, dặn dò :
-Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng kẻ, cắt dán chữ của học sinh.
-Dặn dò học sinh sau giờ học mang theo giấy bìa, màu, thước kẻ, kéo, hồ để học bài : “Đan nong mốt”.
-HS nhắc lại các chữ cái đã học ở chương 
-Học sinh thực hiện bài kiểm tra.
-HS trình bày sản phẩm
-Hs nhận xét và bình chọn sản phẩm của bạn
Nhận xét tiết học :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc