Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Bài 1: Tìm câu kiểu Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

 Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi. Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ, hiền lành.

- HS đọc đề bài, làm bài vào vở nháp. 1 HS lên bảng làm bài.

- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.

+ Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai?, Làm gì?

- HS nêu miệng. GV – HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

=> Củng cố về câu kiểu “Ai làm gì?”

Bài 2: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

a/ đánh trâu ra đồng

b/ đang ríu rít theo mẹ đi kiếm mồi

c/ bơi lội tung tăng trong hồ nước

d/ đang nghe bà kể chuyện cổ tích

 - HS đọc bài, làm vở, bảng lớp. GV theo dõi, hướng dẫn HS cách làm bài (Nếu HS đặt câu chưa đúng, GV chỉ ra lỗi sai của HS và hướng dẫn HS làm lại vào vở).

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.

=> Củng cố câu kiểu Ai làm gì?

 

doc 8 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Soạn: 30/10 	 Dạy: Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2015
TOÁN*
Luyện tập về bảng nhân 8. Ôn bài toán giải bằng hai phép tính
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về bảng nhân 8, cách giải bài toán bằng hai phép tính.
- HS vận dụng bảng nhân 8 vào việc thực hiện dãy tính nhanh, đúng; giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bảng nhân 8.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
Bài 1: Tính: 
8 x 4 + 10 8 x 3 – 11 8 x 1 + 16
8 x 7 + 12 8 x 9 – 45 8 x 8 - 32
- HS nêu yêu cầu bài. H nêu cách thực hiện các dãy tính trong bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số dãy tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện dãy tính vận dụng phép nhân trong bảng nhân 8.
Bài 2: Tìm 
a/ 43 : = 6 (dư 1)	b/ 47 : = 5 (dư 2)
c/ 36 : = 7 (dư 1)	c/ 38 : = 4 (dư 2)
- HS nêu yêu cầu, thảo luận nhóm đôi tìm cách làm. 4HS làm bảng lớp, lớp làm vở.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nêu cách làm từng phần.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Muốn tìm số chia trong phép chia có dư ta làm thế nào? (số bị chia chia trừ đi số dư và chia cho thương)
VD: 43 : = 6 (dư 1)	
	 = (43 – 1) : 6
	 = 7
=> Củng cố cách tìm số chia trong phép chia có dư vận dụng các phép chia trong bảng đã học.
Bài 3: Có 5 con vịt đực. Số vịt cái gấp 6 lần số vịt đực. Hỏi có bao nhiêu con vịt cả đực lẫn cái?
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
- HS tóm tắt bài toán trên sơ đồ đoạn thẳng.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài: 
+ Muốn biết có bao nhiêu con vịt cả đực lẫn cái ta cần biết điều gì?
+ Có tìm được số vịt cái không? Làm thế nào?
+ Biết số vịt cái, có tìm được số vịt đực không? Làm thế nào?
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố bài toán giải bằng hai phép tính.
Bài 4: Hà năm nay 9 tuổi. Tuổi ông Hà bằng 6 lần tuổi Hà cộng với 8. Hỏi ông hơn Hà bao nhiêu tuổi? 
(Tiến hành tương tự BT3)
3. Củng cố, dặn dò
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? HS đọc bảng nhân 8.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập câu kiểu Ai làm gì? Phân biệt s/x; ong/oong
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố câu Ai làm gì? Phân biệt s/x; ong/oong
- HS nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì?; tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?, Làm gì?; phân biệt đúng tiếng chứa vần ong/oong
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh quả phật thủ, chim hải âu.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Ôn tập câu “Ai làm gì?”
Bài 1: Tìm câu kiểu Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
 Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi. Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ, hiền lành.
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở nháp. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
+ Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai?, Làm gì?
- HS nêu miệng. GV – HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố về câu kiểu “Ai làm gì?”
Bài 2: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
a/ đánh trâu ra đồng
b/ đang ríu rít theo mẹ đi kiếm mồi
c/ bơi lội tung tăng trong hồ nước
d/ đang nghe bà kể chuyện cổ tích
 - HS đọc bài, làm vở, bảng lớp. GV theo dõi, hướng dẫn HS cách làm bài (Nếu HS đặt câu chưa đúng, GV chỉ ra lỗi sai của HS và hướng dẫn HS làm lại vào vở).
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố câu kiểu Ai làm gì?
* Phân biệt s/x, ong/oong
Bài 3: s hoặc x
Nước lên .uống: biển cả
Nước nằm im: ao, hồ
Nước chảy uôi: ông, .uối
Nước rơi đứng: trời mưa
	(Phạm Hổ)
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng lớp.
- GV – HS chốt đáp án đúng, đọc lại đoạn thơ, GV liên hệ giáo dục bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.
=> Củng cố cách phân biệt s/x.
 Bài 4: Điền vào chỗ trống tiếng thích hợp trong ngoặc đơn:
a/ Anh ta họ bưởi họ ..(bòng, boòng)
Thêm bàn tay mọc.(khoòng khoòng, khòng khòng) lạ thay.
	(Là quả phật thủ)
b/ Thênh thang bay khắp biển trời
Lúc chao ngọn sóng khi thời trên ..(bong, boong).
	(Là chim hải âu)
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở nháp. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS chữa bài, chốt đáp án đúng. HS đọc lại các câu vừa hoàn thành. 
- HS quan sát tranh quả phật thủ, chim hải âu. GV liên hệ giáo dục HS bảo vệ cây trồng, bảo vệ con vật.
=> Củng cố cách phân biệt tiếng chứa vần ong/oong.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng s/x và đặt câu với từ đó?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Giảm thiểu rác thải. Tìm hiểu tài nguyên nước (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS hiểu được khái niệm rác thải và tác hại của rác thải đến sức khoẻ của con người; ích lợi của tài nguyên nước và tác hại nguồn nước bẩn đối với đời sống của con người. 
- HS có những hành động, việc làm để bảo vệ môi trường sạch đẹp.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- GV + HS: Tranh, ảnh về môi trường nước sạch và môi trường nước bị ô nhiễm. GV chuẩn bị bảng nhóm.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
- Nội dung: Tìm hiểu rác thải và việc giảm thiểu rác thải.
Tìm hiểu tài nguyên nước.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
IV. Nội dung và phương pháp
 Nội dung
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Tìm hiểu rác thải và việc giảm thiểu rác thải.
*Tìm hiểu tài nguyên nước.
3. Kết thúc hoạt động
 Hoạt động của GV
- GV yêu cầu cả lớp hát bài: Bài ca trong xanh.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận, lấy ví dụ về tên các loại rác thải mà gia đình thường thải ra.
- GV-HS cùng nhận xét, kết luận, GV ghi tên một số loại rác thải.
- TLCH: Rác thải có đặc điểm gì ?
- GV-HS kết luận về đặc điểm của rác thải.
- GV nêu vấn đề: Chúng ta có thể làm gì ngay bây giờ để làm giảm thiểu rác thải ?
- GV tóm tắt ý kiến và đưa ra phương pháp: từ chối, tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế, 
- GV nêu vấn đề: Nước có tác dụng gì trong đời sống con người, động vật thực vật.
- GV yêu cầu quan sát tranh, ảnh sưu tầm được kết hợp hiểu biết trong thực tế, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau. 
+ Hãy phân các tranh đó thành hai loại: nước trong sạch, nước bị ô nhiễm.
+ Hãy nêu tác hại của nước không sạch đối với đời sống của con người?
+ Nêu các biện pháp để làm cho môi trường nước trong sạch?
- GV nhận xét, kết luận về ích lợi, tác hại và các biện pháp bảo vệ môi trường nước.
- Bản thân em đã có những việc làm gì để bảo vệ môi trường nước?
=> GV kết luận chung.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của HS
- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cả lớp hát.
- Các nhóm thảo luận ghi lại nội dung trả lời vào bảng nhóm. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ cá nhân nêu: Rác thải là con người không dùng nữa, bỏ đi.
- HS thảo luận, trình bày kết quả.
- HS thảo luận theo cặp, nêu, nhận xét.
- HS quan sát, HS chọn, nêu dựa vào đâu mà em biết?
- HS trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS nói về môi trường nước ở địa phương, ở trường, ở nhà. Đã có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước trong sạch? 
- HS liên hệ việc làm của bản thân.
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 1/11 	 Dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số (tiếp)
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số; bài toán có lời văn về tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán về phép chia có dư.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số, giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 28 x 3 35 x 6 49 x 5
 64 : 3 66 : 8 75 : 5
- HS nêu yêu cầu bài, 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
Bài 2: Tổ một lớp 3A có 12 bạn, trong đó số nam bằng 1/2 số nữ. Hỏi trong tổ đó số nam ít hơn số nữ mấy người?
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
- HS tóm tắt bài toán trên sơ đồ đoạn thẳng, làm vở, bảng lớp.
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng làm bài:
+ Muốn biết trong tổ đó số nam ít hơn số nữ mấy người ta cần biết điều gì?
+ Có tìm được số nam không? Làm thế nào?
+ Biết số nam, có tìm được số nam ít hơn số nữ mấy người không? Làm thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 3: Bác Lan nuôi một số thỏ. Bác đã bán đi số thỏ. Tính số thỏ ban đầu của nhà bác Lan. Biết số thỏ còn lại là 42 con.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Làm thế nào tìm được số thỏ bác Lan đã bán đi?
+ Tìm số thỏ ban đầu bằng cách nào?
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4: Một phép chia có số bị chia là 143, số thương là 8, số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số bị chia của phép chia đó? 
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 1 HS làm bài bảng lớp, lớp làm vở. GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
+ Số dư là số dư lớn nhất có thể có trong phép chia trên là mấy?
+ Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư ta làm thế nào?
=> Củng cố bài toán về phép chia có dư.
3. Củng cố, dặn dò: + Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Các bài tập đọc, kể chuyện tuần 11; So sánh
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần; củng cố biện pháp tu từ so sánh.
- HS đọc bài trôi chảy, trả lời được các câu hỏi; tập trung theo dõi các bạn kể lại câu chuyện theo tranh, nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn; tìm được hình ảnh so sánh trong câu.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ các đoạn câu chuyện.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học tuần 11
- HS mở SGK bài: “Đất quý, đất yêu”, “vẽ quê hương” đọc thầm bài.
- HS đọc theo nhóm, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.
- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK cho nhau nghe.
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
+ Thi đọc:
- GV nêu cách thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi, đọc bài. 
- HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.
- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung bài, GV giáo dục liên hệ.
* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
+ Nêu câu chuyện đã học trong tuần? (Đất quý, đất yêu)
+ Thi kể từng đoạn dựa theo tranh minh hoạ
+ Thi kể cả câu chuyện
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay.
* Ôn: So sánh
Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong mỗi câu sau:
a/ Từng vầng hoa trắng xanh, mịn màng, xôm xốp như những vầng mây nhỏ sà xuống từ bầu trời mùa xuân.
b/ Hương bưởi như bản nhạc vừa da diết, trong trẻo vừa trầm lắng, êm đềm.
c/ Trái bưởi chín vàng chi chít trên cây tựa như những chiếc đèn lồng thắp giữa tán lá của mùa thu.
- HS đọc để bài, thảo luận, làm bài theo nhóm đôi. 1 nhóm làm bài trên bảng phụ.
- Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng. 
- HS đọc lại bảng kết quả đúng. GV nhận xét, liên hệ.
=> Củng cố về so sánh.
Bài 2: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu, làm vở, bảng lớp.
- GV nhận xét về cách dùng từ, đặt câu của HS. (Nếu HS đặt câu chưa đúng theo yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở).
=> Củng cố về so sánh trong câu.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu ý nghĩa câu chuyện?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_11_nam_hoc_201.doc