Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- Luyện đọc câu :

+ HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.

+ HS luyện đọc từ khó: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng,

+ GV hướng dẫn HS đọc câu (BP): “Người làng quê không hề ngần ngại.” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ. HS đọc lại)

- Luyện đọc đoạn:

+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.

+ Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa một số từ mới ở trong từng đoạn: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng, HS đặt câu với từ: tuyệt vọng.

+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

+ 2- 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài trước lớp. GV - HS nhận xét, bình chọn nhóm / bạn đọc tốt, đọc có tiến bộ; tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi SGK (HS trả lời câu hỏi 5). Sau mỗi câu hỏi, GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Thành và Mến kết bạn với nhau; Tình bạn thủy chung không ngần ngại khi cứu bạn.

+ HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, chốt nội dung câu chuyện (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại. GV liên hệ giáo dục HS tình cảm yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

 

doc 32 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Soạn: 2/12 	 	Dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2015
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Đôi bạn (2 tiết)
I.Mục đích yêu cầu 
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.; kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; đọc đúng tốc độ; ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ: HS đọc bài “Nhà rông ở Tây Nguyên” và trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung : 
Tiết 1
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu :
+ HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng, 
+ GV hướng dẫn HS đọc câu (BP): “Người làng quê  không hề ngần ngại.” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ. HS đọc lại)
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
+ Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa một số từ mới ở trong từng đoạn: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng, HS đặt câu với từ: tuyệt vọng.
+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2- 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài trước lớp. GV - HS nhận xét, bình chọn nhóm / bạn đọc tốt, đọc có tiến bộ; tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi SGK (HS trả lời câu hỏi 5). Sau mỗi câu hỏi, GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Thành và Mến kết bạn với nhau; Tình bạn thủy chung không ngần ngại khi cứu bạn.
+ HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, chốt nội dung câu chuyện (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại. GV liên hệ giáo dục HS tình cảm yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
Tiết 2
* Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3: đọc lời bố Thành với giọng trầm, cảm động; nhấn giọng một số từ ngữ làm nổi bật phẩm chất của người ở làng quê. 
- 2- 3 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp. GV - HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
* Hướng dẫn HS kể chuyện. 
- HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý.
- 1 HS đọc gợi ý Đoạn 1. 1- 2 HS tập kể lại nội dung Đoạn 1 trước lớp. GV nhận xét.
- GV chia nhóm (nhóm 3), HS tập kể trong nhóm (mỗi HS kể một đoạn). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm. 
- 1-2 nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp; 1 - 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Sau mỗi lần kể, GV cùng HS nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, ; tuyên dương HS kể tốt, kể có tiến bộ.
3.Củng cố, dặn dò : 
+ Qua câu chuyện trên, em học được gì từ Mến và Thành? Câu chuyện giúp em hiểu gì về những người dân sống ở làng quê? Người dân sống ở thành phố thuỷ chung như thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Luyện tập chung
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố làm tính và giải bài toán bằng hai phép tính. 
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số; thực hiện gấp, giảm một số lần, thêm, bớt một số đơn vị; vận dụng giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ, tự giác học tập.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT4), bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm BT2 (76); lớp làm nháp.
2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung: 
Bài 1(77): HS đọc bài, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- GV- HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS nhắc lại cách tìm tích và thừa số trong phép nhân.
=> Củng cố cách tìm tích, thừa số chưa biết trong phép nhân.
Bài 2(77): HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 4 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. GV cùng HS nhận xét, chốt bài làm đúng. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Bài 3(77): HS đọc bài, phân tích bài toán. GV nêu câu hỏi hướng dẫn:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm ta cần biết điều gì?
+ Biết cửa hàng đã bán số máy bơm đó, có tìm được số máy bơm đã bán không? Làm thế nào?
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4(77): HS nêu cách gấp, giảm một số lần, thêm, bớt một số đơn vị.
- HS làm phiếu bài tập (HS làm cột 1,2,4; HS nào làm xong có thể làm cả bài.)
- GV- HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS giải thích một số kết quả trong bài.
=> Củng cố cách gấp, giảm một số lần, thêm, bớt một số đơn vị.
Bài 5: HS làm miệng, phát biểu ý kiến.
- GV-HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách nhận biết góc vuông, góc không vuông.
3.Củng cố, dặn dò: + Gấp một số lên nhiều lần (giảm đi một số lần) ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
 ĐẠO ĐỨC
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- HS giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Học sinh có thái độ kính trọng, biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, ảnh liên quan nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: 
+ Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ hàng xóm?
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung
*Hoạt động 1: Phân tích truyện
 Mục tiêu: HS hiểu thế nào là thương binh liệt sĩ, có thái độ biết ơn tới các thương binh liệt sĩ .
- Giáo viên kể chuyện "Một chuyến đi bổ ích".
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/7?
+ Qua câu chuyện, em hiểu thương binh, liệt sĩ là người như thế nào? 
+ Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ?
=> Kết luận: Thương binh và gia đình liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để bảo vệ quê hương và tổ quốc.
* Hoạt động : Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS phân biệt được một số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn thương binh, gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm.
- GV treo bảng phụ HS đọc và nhận xét các việc làm nào đúng, sai?
a) Nhân ngày 27 tháng 7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ.
b) Chào hỏi lễ phép các chú thương binh.
c) Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
d) Cười đùa, làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường.
- Các nhóm trình bày và nói rõ:Vì sao em cho việc làm đó là đúng (sai )?
- GV nhận xét, liên hệ: + Em đã làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh?
3. Củng cố, dặn dò
+ Em đã làm gì để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ?
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh, câu chuyệnvề các tấm gương anh hùng, liệt sĩ
THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ E
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- HS kẻ, cắt, dán được chữ E; các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau; chữ dán tương đối phẳng.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Quy trình gấp, cắt, dán chữ E; mẫu chữ E đã cắt để rời, giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu chữ E, HS quan sát, tự rút ra nhận xét:
+ Chữ E có đặc điểm như thế nào? (Nét chữ nằm trong khung hình chữ nhật có cạnh dài mấy ô, cạnh ngắn mấy ô? Chữ E có mấy nét?...)
- GV nhận xét, nêu đặc điểm của chữ E: Chữ nằm trong khung hình chữ nhật có cạnh dài 5 ô, cạnh ngắn rộng 3 ô, nét chữ rộng 1 ô. Nếu gấp đôi theo chiều ngang thì 2 nửa chữ trùng khít nhau (đối xứng theo trục đứng).
* Hướng dẫn mẫu
- GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm.
- GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình.
+ Bước 1: Kẻ chữ E 
+Bước 2: Cắt chữ E
+ Bước 3: Dán chữ E.
- HS lên làm mẫu, cả lớp quan sát, thực hành trên giấy nháp.
*Thực hành
- HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
- GV theo dõi sửa chữa uốn nắn các thao tác của HS để các em hoàn thành sản phẩm. (Nếu HS chưa cắt được chữ E, GV hướng dẫn lại các thao tác để HS cắt được chữ E
- HS có thể cắt, dán kết hợp chữ E với các chữ đã học để tạo từ có nghĩa.
*Trưng bày sản phẩm
- HS tự dán sản phẩm, trưng bày trước lớp
- GV yêu cầu HS nhận xét sản phẩm theo các tiêu chí: tốc độ thực hành, độ cao, độ rộng của chữ E, hình dán cân đối
- HS bình chọn các sản phẩm thực hành khéo, tuyên dương.
- GV nhận xét, tuyên dương sản phẩm có sáng tạo
- Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu cách cắt, dán chữ E?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoạt động công nghiệp, thương mại
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.
- HS nêu được ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại, một số tác hại của hoạt động công nghiệp, thương mại tới môi trường.
- Giáo dục HS có ý thức trân trọng sản phẩm công nghiệp, thương mại.
II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh về hoạt động công nghiệp, thương mại. 
III. Các hoạt động dạy học chñ yÕu:
1. Bài cũ: : + Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, thành phố của bạn? Hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích gì? HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động công nghiệp, thương mại
MT: Kể tên và ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm, quan sát các hình trang 60, 61 SGK và thảo luận các câu hỏi.
+ HS giới thi ... ừng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV, HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi (SGK trang 141)
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: Giới thiệu các nhân vật và sự việc xảy ra; Lý lẽ của bác nông dân; Mồ Côi xử trí tài tình. 
- Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu). GV chốt nội dung bài như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại. GV liên hệ bài.
 Tiết 2
*Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai.
- HS phân vai, thi đọc trong nhóm, trước lớp toàn truyện theo vai. GV, HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc đúng, đọc hay; tuyên dương.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
+ HS nêu yêu cầu bài. HS quan sát, nêu nội dung từng tranh.
+ HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
+ Đại diện 1 số HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện.
+ 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể, tuyên dương những HS có lời kể sáng tạo.
=> Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? HS nêu. GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện (Học tập tài trí thông minh, đối xử công bằng với mọi người, yêu quý những người nông dân lương thiện của Mồ Côi).
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
3.Củngcố, dặn dò: + Qua câu chuyện, em học tập được gì ở Mồ Côi?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò 
TOÁN
Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
I.Mục tiêu bài dạy: 
- HS biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- HS tính được giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.	
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT2)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS tự lấy ví dụ về một trong các dạng biểu thức đã học và thực hiện tính vào bảng con. HS dưới lớp nêu cách tính các dạng biểu thức đã học.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
*Tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn
- GV viết lên bảng 2 biểu thức: 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
- HS tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức, nêu cách tính, tính giá trị biểu thức:
 30 + 5 : 5 = 30 + 1
 = 31
- GV nhận xét, nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc, hướng dẫn HS cách tính giá trị biểu thức: (30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
- HS so sánh giá trị của 2 biểu thức vừa tính (giá trị của hai biểu thức khác nhau do thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khác nhau)
- GV nhấn mạnh cách tính giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc.
- GV đưa biểu thức: 3 x (20 – 10). HS nêu cách tính giá trị của biểu thức. 1 HS lên bảng thực hành tính, HS lớp làm nháp. GV- HS nhận xét, chốt cách làm đúng. GV chốt cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc. HS nhắc lại (Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước các phép tính ngoài ngoặc sau).
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc.
* Luyện tập
Bài 1(82): HS đọc bài, 2 HS lên bảng làm bài; lớp làm vở. GV cùng HS nhận xét, chốt bài làm đúng.
a) 25 – (20 – 10)
+ Em có nhận xét gì về biểu thức này?
+ Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ), ta thực hiện như thế nào?
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc đơn.
Bài 2 (82): HS nêu yêu cầu bài, 2 HS làm bảng, lớp làm phiếu bài tập.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3 (82): 1 HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở (Nếu HS làm chưa đúng, GV hướng dẫn HS sửa lại)
GV hướng dẫn HS còn lúng túng dưới lớp.
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, ta phải biết được điều gì?
- GV khuyến khích HS giải bài toán bằng cách khác (3 cách)
+ Tính số ngăn tủ (4 x 2 = 8). Tính số sách xếp ở mỗi ngăn tủ (240 : 8 = 30)
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn? Cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
ĐẠO ĐỨC
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- HS giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Học sinh có thái độ kính trọng, biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, ảnh liên quan nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: 
+ Vì sao phải quan tâm giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ?
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung
*Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng
 Mục tiêu: HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên. 
- Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một ảnh của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Kim Đồng, yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết:
+ Người trong tranh (ảnh) là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó.
- Các nhóm thảo luận, đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, liên hệ.
=> Kết luận: Cần biết ơn những tấm gương anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu vì tổ quốc.
* Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa của các thương binh liệt sĩ ở địa phương.
Mục tiêu: HS hiểu rõ hơn về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu
- Các nhóm nhận xét, bổ sung, tuyên dương
- GV nhận xét chung, liên hệ GDHS tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
* Hoạt động 3: HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện... về chủ đề biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Mục tiêu: HS bày tỏ lòng biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ.
- GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ, kể chuyện...về chủ đề biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương về cách biểu diễn, thái độ, cử chỉ....
- GV nhận xét, liên hệ: + Em đã làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh?
=> Kết luận chung: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn bằng những việc làm thiết thực của mình.
3. Củng cố, dặn dò
+ Em đã làm gì để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ?
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh, câu chuyệnvề các tấm gương anh hùng, liệt sĩ
THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ VUI VẺ (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- HS kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ; các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau; chữ dán tương đối phẳng.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Quy trình gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ; mẫu chữ E đã cắt để rời, giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu chữ VUI VẺ , HS quan sát, tự rút ra nhận xét:
+ Từ VUI VẺ gồm mấy con chữ cái ghép lại? Độ cao, rộng, khoảng cách chữ VUI VẺ như thế nào?
+ Trong chữ VUI VẺ có chữ cái nào đã học cắt, dán?
+ Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các chữ đã dán?
- GV nhận xét: Chữ VUI VẺ có 2 chữ V, 1 chữ U, 1chữ E và 1 dấu hỏi. Chữ VUI VẺ có 4 chữ cái đã học cắt, dán là V, U, I, E. Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô.
* Hướng dẫn mẫu
- GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm.
- GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình.
+ Bước 1: Kẻ chữ VUI VẺ
+ Bước 2: Cắt chữ VUI VẺ
+ Bước 3: Dán chữ VUI VẺ.
- HS lên làm mẫu, cả lớp quan sát, thực hành trên giấy nháp.
- Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu cách cắt, dán chữ VUI VẺ?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
An toàn khi đi xe đạp
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- HS nêu được các trường hợp đi xe đạp đúng luật và sai luật giao thông.
- Giáo dục HS có ý thức tham gia giao thông đúng luật, an toàn.
II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh về giao thông.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 
+ Người ở làng quê họ thường sống bằng nghề gì? Người ở thành phố họ thường sống bằng nghề gì? 
- HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Đi đúng, đi sai luật giao thông.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm, quan sát các hình trang 64, 64 SGK và thảo luận các câu hỏi.
+ Trong hình ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông? Vì sao?
+ Đi xe đạp như thế nào là đi đúng luật, như thế nào là đi sai luật?
- HS thảo luận, GV theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện cặp trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận, liên hệ: Thực hiện đúng luật giao thông, khi đi xe đạp cần đi về phía bên tay phải, đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp ...
* Hoạt động 2: Quy định đi xe đạp.
Bước 1: Làm việc cặp.
- HS thảo luận.
+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
- HS thảo luận, GV theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện cặp trình bày trước lớp, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> GV củng cố, liên hệ, giáo dục: Khi đi trên đường phải chú ý tới tất cả các biển báo để đi cho đúng luật. 
* Hoạt động 3: Trò chơi "Đèn xanh, đèn đỏ"
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. HS chơi thử.
- HS thực hành chơi trò chơi, GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa chơi được.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2015_2016_ti.doc