Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả.

- Luyện đọc câu:

+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa.

+ HS luyện đọc từ khó: chen lấn nhau, xô đẩy, loay hoay, nổi lên,.

- GV hướng dẫn HS đọc câu (BP): “Ngay nhịp trống đầu khôn lường.” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ hơi. HS đọc.)

- Luyện đọc đoạn:

+ Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp.

+ Lần 2: Luyện đọc, HS dưới lớp theo dõi, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố, ). HS đặt câu với từ "khôn lường".

+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 5). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK. Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Cảnh mọi người đi xem hội vật, Cuộc đấu bắt đầu, Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen; Thế vật bế tắc của Quắm Đen; Kết thúc keo vật.

- Qua câu chuyện này, em thấy ông Cản Ngũ là người như thế nào? (HS nêu). GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.

- GV liên hệ giáo dục HS học tập đức tính bình tĩnh của ông Cản Ngũ.

 

doc 28 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Soạn: 19/2 	 	Dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Hội vật (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Cuộc thi tài hấp dẫn giũa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.”; kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, trả lời đúng câu hỏi trong sách giáo khoa. Rèn kĩ năng kể chuyện. 
- Giáo dục HS học tập đức tính bình tĩnh của ông Cản Ngũ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Tiếng đàn” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa. 
+ HS luyện đọc từ khó: chen lấn nhau, xô đẩy, loay hoay, nổi lên,...
- GV hướng dẫn HS đọc câu (BP): “Ngay nhịp trống đầu  khôn lường.” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ hơi. HS đọc.)
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc, HS dưới lớp theo dõi, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố, ). HS đặt câu với từ "khôn lường".
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 5). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK. Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Cảnh mọi người đi xem hội vật, Cuộc đấu bắt đầu, Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen; Thế vật bế tắc của Quắm Đen; Kết thúc keo vật. 
- Qua câu chuyện này, em thấy ông Cản Ngũ là người như thế nào? (HS nêu). GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS học tập đức tính bình tĩnh của ông Cản Ngũ.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 và 4 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- HS thi đọc 2 đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 5 HS đọc nối tiếp bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu bài và các gợi ý.
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm 5. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 2 – 3 nhóm HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện này em học được điều gì từ ông Cản Ngũ? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò: + Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Hội vật?, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS 
TOÁN
Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy: 
- HS nhận biết về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian); biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã); biết thời điểm làm công việc hằng ngày của học sinh.
- HS có kĩ năng xem đồng hồ chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- Giáo dục HS tính chính xác khi xem đồng hồ, biết quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian phù hợp cho công việc hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc giờ trên mô hình đồng hồ.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(125): HS nêu yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh rồi thảo luận theo cặp.
- Đại diện cặp nêu câu trả lời trước lớp (mỗi cặp trả lời câu hỏi một tranh). Các cặp khác nhận xét. HS giải thích cách xem giờ trên mỗi đồng hồ và sử dụng mô hình đồng hồ quay số giờ đồng hồ chỉ.
- GV nhắc HS sắp xếp thời gian làm việc hợp lí trong thực tế.
=> Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm).
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
- HS nhận xét về các mặt đồng hồ có trong hình (BP), các số trên mặt đồng hồ.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm thi nối giờ nhanh. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
=> Củng cố cách xem đồng hồ.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm bài, làm vào vở. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài:
 + Xem đồng hồ thời gian bắt đầu công việc và kết thúc công việc ở từng tranh vẽ.
 + Tìm thời gian làm công việc (lấy thời gia kết thúc công việc trừ đi thời gian bắt đầu công việc). 
- HS liên hệ thực tế thời gian làm việc của bản thân trong từng buổi.
=> Củng cố cách xem đồng hồ, cách tính khoảng thời gian.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu thời gian biểu hàng ngày của em?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
Soạn: 20/2	 Dạy: Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho ta thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ, giữ gìn các hội, lễ hội của quê hương.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc đoạn / bài; trả lời câu hỏi về nội dung đoạn / bài “Hội vật ”. GV – HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Nội dung :
* Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc nối tiếp câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: vang lừng, man – gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt,  (HS đọc mẫu, nêu cách đọc; GV hướng dẫn HS đọc ngọng đọc đúng; cả lớp đọc đồng thanh)
+ GV hướng dẫn đọc câu khó (BP): "Những chú ...ngợi chúng; Voi đua ...giỏi nhất" HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ GV chia bài làm 2 đoạn:
 . Đoạn 1: Từ đầu đến “giỏi nhất.”
 . Đoạn 2: Đoạn còn lại.
+ Lần 1: 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK. (trường đua, chiêng, man – gát, cổ vũ)
+ HS luyện đọc trong nhóm (nhóm 2). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 – 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài theo đoạn.
+ 1 – 2 HS thi đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, bài; trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? Cuộc đua diễn ra như thế nào? Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?. Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý.
- HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, kết luận. HS nhắc lại. GV liên hệ HS ý thức bảo vệ, giữ gìn các hội, lễ hội của quê hương
* Luyện đọc lại
- 1HS đọc toàn bài. GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2: giọng đọc, cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- HS thi đọc đoạn, cả bài.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, HS đọc có nhiều tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Em có cảm nhận gì về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên?, liên hệ.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu bài dạy: 
- HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS giải đúng bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Giáo dục HS quý trọng lương thực, thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng (BT3)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS lên bảng, lớp thực hành đồng hồ, them kim phút đồng hồ chỉ: 8 giờ 13 phút; 7 giờ 42 phút, ...GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hướng dẫn HS giải bài toán.
Bài toán 1: HS đọc đề bài, HS làm bài tập vào vở nháp. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng.
+ phân tích bài toán (cái gì đã cho, cái gì phải tìm?)
+ Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can, ta làm như thế nào?
=> GV củng cố cách tính số lít mật ong trong mỗi can.
Bài toán 2: HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán. lớp giải bài toán vào vở nháp. GV cùng HS chốt lời giải đúng.
- GV hướng dẫn HS giải bài toán: 
+ Muốn biết hai can có bao nhiêu lít mật ong, ta cần biết điều gì? 
+ Biết 7 can chứa 35 lít mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong phải làm phép tính gì? 
+ Muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong phải làm phép tính gì? (phép chia)
+ Muốn tìm hai can chứa mấy lít mật ong phải làm phép tính gì? (phép nhân)
- GV nhận xét, khái quát hoá cách giải “Bài toán liên quan tới rút về đơn vị”, ghi bảng:
 . Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép chia).
 . Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép chia).
- HS nhắc lại các bước giải “Bài toán liên quan tới rút về đơn vị”.
=> Củng cố bài toán rút về đơn vị.
* Luyện tập.
Bài 1(128): HS đọc đề bài, HS làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. HS nhắc lại cách giải bài toán.
+ Tính số viên thuốc của 1 vỉ thuốc.
+ Tính số viên thuốc của 3 vỉ thuốc.
- GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. HS nhắc lại cách giải bài toán.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2: (Tiến hành tương tự bài 1).
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: GV tổ chức cho HS thi xếp hình, khuyến khích HS từ các hình tam giác xếp thành các hình khác nhau.
=> Củng cố cách xếp hình.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nhắc lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?, liên hệ. 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. 
 ĐẠO ĐỨC
Thực hành kĩ năng giữa học kì II
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố nội dung các bài đã học: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; Tôn trọng khách nước ngoài; Tôn trọng đám tang.
- HS thực hiện đúng theo nội dung các bài đã học trên; nêu được các hành vi nên làm và không nên làm.
- Giáo dục HS có ý thức học tập chăm chỉ, tự giác, đồng tình với các bạn có hành vi đúng.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh liên quan nội dung bài, truyện kể về nội chủ đề bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: + Tại sao phải tôn trọng đám tang? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
	 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
 Mục tiêu: Củng cố cho HS nội dung các bài đã học.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bài đã học: Đoàn kết với thiếu nhi ... ức cho HS chơi trò chơi “Đổi tiền”.
- GV hướng dẫn cách chơi, mời 3 HS lên chơi.
- GV phát các tấm thẻ cho từng HS; tổ chức cho HS chơi; cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV yêu cầu HS giải thích lí do để đổi tiền. HS trả lời thêm phần c.
=> Củng cố cách đổi tiền trong phạm vi 10 000.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng.
- HS nêu tên các đồ vật và giá tiền tương ứng.
=> Củng cố cách cộng, trừ giá tiền của hai đồ vật cho trước.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu các loại tờ giấy bạc mình biết, liên hệ. 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết đúng bài chính tả bài Hội đua voi ở Tây Nguyên (từ Đến giờ xuất phát  đến về trúng đích); Phân biệt tr/ch.
- HS viết đúng tốc độ, trình bày bài sạch sẽ, đúng hình thức bài văn xuôi; tìm được các từ chứa tiếng có phụ âm đầu tr/ch. 
- Giáo dục cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học : phiếu học tập (BT2a)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1.Bài cũ: HS viết bảng lớp, bảng con tự tìm và viết từ có phụ âm đầu tr/ch.
2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài :
 2.2 Nội dung :
* Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả. 
+ Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
- GV hướng dẫn HS trình bày bài chính tả:
+ Đoạn văn có mấy câu? Có những dấu câu nào?
+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? Vì sao?
- HS nêu từ khó viết: chiêng trống, lầm lì, khéo léo, ... 
- HS luyện viết bảng con, 1 HS viết bảng lớp. GV - HS nhận xét, chỉnh sửa. HS đọc lại các chữ đã viết.
- GV đọc chính tả; HS nghe - viết bài vào vở.
- GV đọc lại; HS đổi vở, soát lỗi 
- GV nhận xét một số vở: nhận xét cụ thể về chữ viết đúng, đều nét, cách nối nét với chữ hoa với chữ thường,.tuyên dương.
* Luyện tập
Bài 2a(56): HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV - HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS đọc đoạn thơ vừa hoàn thành.
+ Từ góc sân nhỏ, bạn nhỏ thấy những gì? 
=> Củng cố về từ chứa tiếng có phụ âm đầu tr/ch.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
SINH HOẠT TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu bài dạy 
- HS nắm được ưu, nhược điểm của cá nhân, tổ, lớp trong tuần 25. Nắm được nhiệm vụ tuần 26. 
- HS tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của cá nhân, tập thể mình và rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. 
- Giáo dục HS ý thức phê và tự phê, tự giác thực hiện nhiệm vụ.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá hoạt động tuần 25
- HS nhận xét:
 - Từng tổ trưởng nhận xét về tổ mình.
 - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của cả lớp.
 - Cá nhân phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét chung:
+ Ưu điểm: 
+ Hạn chế: 
2. Công tác tuần 26
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những hạn chế.
- Tiếp tục ổn định nền nếp. 
- Tích cực giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua đợt 3, luyện thi giải toán qua mạng.
3. Luyện phát âm l/n, sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 8/3
- GV tổ chức cho HS thi tìm các câu thơ, câu văn có phụ âm đầu l hay n và thi đọc.
- HS hát, múa, đọc thơ (mỗi tổ một tiết mục).
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) (Dạy 2D)
Bé nhìn biển.
I .Mục đích yêu cầu:
- HS nghe viết đúng bài “Bé nhìn biển”, viết 3 khổ thơ đầu. Phân biệt tr/ch.
- HS viết đúng tốc độ, trình bày đúng khổ thơ 4 chữ; đọc, viết phân biệt đúng có âm đầu ch/ tr.
- Giáo dục HS có ý thức viết chữ cẩn thận, chăm học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 
- 2 HS viết bảng lớp: chung tay, tập trung, 
- 1HS tự tìm viết chữ có phụ âm tr/ch. GV và HS chữa bài.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe viết. 
- GV đọc toàn bài. HS nghe, trả lời câu hỏi: 
+ Lần đầu tiên ra biển Bé nhìn thấy như thế nào?
- HS tìm, GV đọc cho HS viết chữ khó bảng lớp, bảng con: tưởng, giằng, rung, khiêng sóng lừng,
- HS nêu cách trình đoạn thơ, tư thế viết. 
- GV đọc cho HS viết, HS nghe viết. GV uốn nắn từng em.
- GV đọc HS soát lỗi.
- GV nhận xét bài HS về từng mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày, .
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2 (66): 
- 1HS đọc yêu cầu. 2HS làm bảng lớp, HS lớp viết bảng con.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương HS viết nhanh, đúng.
=> Củng cố cách phân biệt âm đầu tr/ch qua tên các loài cá.
Bài 3 a (66)
- 1HS đọc yêu cầu, HS lớp thi đua nêu đáp án.
- GV chốt đáp án: chú, trường, chân. HS đặt câu với các từ vừa tìm được.
=> Củng cố cách phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Tìm từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr? 
- GV hệ thống toàn bài, liên hệ GD HS tình yêu biển, ý thức giữ gìn, bảo vệ MT biển, hải đảo nước ta; GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TUẦN 26
Soạn: 24/2 	 	Dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Chử Đồng Tử là người có hiếu, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.”; biết kể từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; đúng tốc độ, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng kể chuyện. 
- Giáo dục HS ghi nhớ công lao, học tập tấm gương hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương nhân dân của Chử Đồng Tử.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn bài. GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả.
+ Luyện đọc câu:
- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS luyện đọc từ khó: quấn khố, nô nức, hiển linh, ...
- GV hướng dẫn HS đọc câu (BP): “Nhà nghèo,  đành ở không”; “Chàng hoảng hốt  để ẩn trốn”; “Nào ngờ  mà tắm.” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ hơi. HS đọc.)
+ Luyện đọc đoạn:
 Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. 
 Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, lóa lên trời, hiển linh, ). HS đặt câu với từ bàng hoàng.
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.
+ Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào? Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? 
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu cảnh nghèo khó của gia đình Chử Đồng Tử; Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung; Vợ chồng Chử Đồng Tử truyền nghề cho dân; Lễ hội hàng năm để tưởng nhớ đến Chử ĐồngTử. 
- HS nêu, GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương nhân dân của Chử Đồng Tử.
- Liên hệ HS hiểu vai trò của biển, qua đó giáo dục HS ý thức BVMT biển, đảo.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 5 HS đọc nối tiếp bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu (SGK trang 67).
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. (GV ghi bảng)
- HS dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 1 số nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện này em biết được điều gì? HS nêu. GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện ca ngợi điều gì?
 - GV nhận xét giờ học, dặn 
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học; biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng; biết giải bài toán liên quan đến tiền tệ.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng, giải được các bài toán liên quan đến tiền tệ.
- Giáo dục HS ý thức học tập; tiết kiệm tiền, sử dụng tiền đúng mục đích.
II. Đồ dùng dạy học: Một số tờ giấy bạc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ: HS nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(132): HS quan sát các ví tiền rồi thảo luận theo cặp.
- Đại diện cặp nêu câu trả lời trước lớp. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
+ Vậy ví nào nhiều tiền nhất? Ví nào ít tiền nhất? 
- HS xắp xếp các ví theo số tiền từ ít đến nhiều. 
=> Củng cố cách thực hiện phép cộng trên các số có đơn vị là đồng. 
Bài 2: GV phát tiền đã chuẩn bị cho HS, tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đổi tiền” theo nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm nêu cách đổi tiền của nhóm mình trước lớp. GV cùng HS nhận xét, chốt cách làm đúng. HS nêu cách nhận biết một số loại giấy bạc đã học trong bài.
=> Củng cố cách nhận biết, cộng giá trị của một số loại giấy bạc đã học.
Bài 3: HS nêu tên, giá tiền từng đồ vật trong SGK.
- HS trả lời miệng các câu hỏi trong bài. GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố cách sử dụng tiền Việt Nam.
Bài 4: HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng.
- HS nêu cách làm:
 + Tính số tiền mua một hộp sữa và một gói kẹo.
 + Tính số tiền cô bán hàng phải trả lại.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tiền tệ.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV đưa một số tờ giấy bạc HS nêu mệnh giá một số tờ giấy bạc đó?, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2015_2016_ti.doc