Giáo án các môn khối 3 - Tuần 31

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 31

I/ MỤC TIÊU :

-Kiến thức :- Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.

-Kĩ năng : - Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng. Biết

 giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

-Thái độ : -Trình bày sạch đẹp.

II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10 000 đồng.

 Học sinh : Vở bài tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

 

doc 44 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
	Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2005
	Môn: Toán Tiết: 126 ( Tuần 26 )
	Bài LUYỆN TẬP
	Sách giáo khoa : Tập 01 Trang 125 . 	
I/ MỤC TIÊU :
-Kiến thức :- Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
-Kĩ năng : - Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng. Biết 
 giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
-Thái độ : -Trình bày sạch đẹp. 
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10 000 đồng.
 Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động:(5 phút)
 Hát .
 +Kiểmtra bài cũ:
Kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 125.
-Yêu cầu các học sinh vừa lên bảng nhận biết các loại giấy bạc loại 2000, 5000 và 10 000 đồng.
-GV nhận xét và cho điểm.
 2.Giới thiệu bài:
 Luyện tập
 3. Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1:Nhận biết về sử dụng các loại giấy bạc. 
+Mục tiêu: Biết sử dụng các loại giấy bạc.
+Cách tiến hành: ( 20 phút,VBT )
-Bài 1:
-GV hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, trước hết chúng ta phải tìm được điều gì?
-Yêu cầu HS tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền. 
-Yêu cầu HS tự tính nhẩm.
-Vậy chiếc ví nào có nhiều tiền nhất?
-Chiếc ví nào ít tiền nhất?
-Hãy xếp các ví tiền theo thứ tự từ ít đến nhiều.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
-Bài 2:
-GV tiến hành hướng dẫn HS phần a như bài tập 2 tiết 125, chú ý yêu cầu HS nêu tất cả các cách lấy các tờ giấy bạc trong ô bên trái để được số tiền ở bên phải. 
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài.
-Bài toán yêu cầu chúng ta tìm xem chiếc ví nào có nhiều tiền nhất.
-Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
-Chiếc ví có nhiều tiền nhất là : a
-Chiếc ví có ít tiền nhất là : b
-Theo thứ tự: b,c,d,a
Yêu cầu HS cộng, nhẩm để thấy rằng cách lấy tiền của mình là đúng/ sai.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
-Bài 3:
-GV hỏi: Trong tranh vẽ những đồ vật nào? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu?
-Hãy đọc các câu hỏi của bài.
-GV hỏi: Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền?
+Lan có 3000 đồn, lan có vừa đủ tiền để mua được gì?
+Cúc có 2000 đồng. Cúc có mua vùa đủ một vật gì không?
+An có 8000 đồng An có vừa đủ tiền để mua được gì?
*Hoạt động 2: Giải toán.
+Mục tiêu: Rèn giải toán liên quan đến tiền tệ .
+Cách tiến hành: ( 10 phút,VBT )
-Bài 4:
-GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-GV cho điểm HS.
*Củng cố, dặn dò:
-GV tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài học, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tiết học.
-HS tự nhẩm và lấy tiền.
-Tranh vẽ bóng giá 5000 đồng, Ôtô giá 5000 đồng, bàn chải giá 5600 đồng, vở học sinh giá 2000 đồng, bút chì giá 3000 đồng, gôm giá 3000 đồng.
-2 lần HS đọc trước lớp.
-Tức là mua hết tiền không thừa không thiếu.
-Ban Lan mua vừa đủ cục gôm.
-Cúc mua vừa đủ cuốn vở học sinh.
-An mua vừa đủ trái bóng và gôm.
-Mẹ mua rau hết 5600 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ 2000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
Bài giải
Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là:
5000 + 2000 = 7000 ( đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả cho mẹ là:
7000 – 5600 = 1400 (đồng)
Đáp số: 1400 đồng.
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	Thứ ba ngày 15 tháng 03 năm 2005
	Môn: Toán Tiết: 127 ( Tuần 26 )
	Bài :LÀM QUEN VỚI SỐ LIỆU THỐNG KÊ
	Sách giáo khoa : Tập 01 Trang 128 . 	
I/ MỤC TIÊU :
- Kiến thức :- Giúp HS làm quen với dãy số liệu thống kê.
- Kĩ năng : - Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
- Thái độ : -Trình bày sạch đẹp. 
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ, tranh minh hoạ.
Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động:(5 phút)
 Hát .
 +Kiểmtra bài cũ:
 -GV kiểm tra các bài tập đã giao về nhà trong tiết a† 
 -GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
 +Giới thiệu bài:
 Làm quen với số liệu thống kê
 2.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu.
+Mục tiêu: Làm quen với số liệu thống kê.
+Cách tiến hành: (10 phút, bảng phụ )
a/Hình thành dãy số liệu
-GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và hỏi: Hình vẽ gì?
-Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu?
-Dãy số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130 cm, 127 cm, 118 cm được gọi là dãy số liệu.
-Hãy đọc dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn Anh, Phong, Ngân, Minh
b/Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
-Số 122 cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn?
-Tương tự GV hỏi với 3 số còn lại.
-Dãy số liệu này có mấy số?
-Hãy xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự từ cao đến thấp.
-Tương tự hãy xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự từ thấy đến cao.
-2 HS lên bảng làm bài.
-HS : Hình vẽ bốn bạn HS có số đo chiều cao của bốn bạn.
-Chiều cao của bốn bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là 122 cm, 130 cm, 127 cm, 118 cm.
-Đứng thứ nhất.
-Có 4 số.
-1 HS lên bảng viết tên, HS cả lớp viết vào nháp.
*Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành 
+Mục tiêu: Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản.
+Cách tiến hành: (20 phút, VBT, bảng phụ)
-Bài 1:
-Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào?
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài với nhau.
-Yêu cầu 1 số HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
-Bài 2:
-Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào?
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, sau đó lần lượt đặt từng câu hỏi cho HS trả lời.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
-Bài 3:
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ bài toán.
-Hãy đọc số lít dàu đựng trong mỗi thùng 
-Hãy viết dãy số liệu cho biết số lít dầu.
-Nhận xét dãy số liệu sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
-Thùng nào là thùng đựng nhiều nhất trong bốn thùng?
- Thùng nào là thùng đựng ít nhất trong bốn thùng?
-Thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ 4 là bao nhiêu lít dầu?
-Cả bốn thùng có bao nhiêu lít dầu?
* Củng cố - dặn dò ( 5 phút) 
 -Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm về làm quen với số liệu thống kê.
-GV nhận xét tiết học.
-Dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân là: 129 cm, 132 cm, 125 cm, 135 cm.
-Bài toán yêu cầu chúng ta dựa vào dãy số liệu trên để trả lời câu hỏi.
-Làm bài theo cặp.
-Mỗi HS làm bài theo cặp.
-Dãy số liệu thống kê về các ngày chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày 1,8,15,22,29.
-Bài toán yêu cầu dựa vào dãy số liệu để trả lời câu hỏi.
-Suy nghĩ và tự làm bài.
-Cả lớp quan sát hình trong vở bài tập.
-1 HS đọc.
-2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vờ BT.
-Thùng thứ 3 đựng nhiều nhất.
-Thùng thứ 4 đựng ít nhất.
-Thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ 4 là 70 lít.
-Cả 4 thùng có 565 lít.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN THỦY 2
GV: PHAN THỊ KIM HỒNG	
 Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2008
KẾ HOẠCH BÀI HỌC : MƠN TỐN
Tiết 128 : LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU: 
 *Giúp HS :
Nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê : hàng, cột.
Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
Biết cách phân tích số liệu của một bảng. 
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ KTBC (5 phút)
- Ghi vào bảng phụ :
Cho dãy số : 110 ; 220 ; 330 ; 440 ; 550 ; 660 ; 770 ; 880 ; 990. Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
a) Dãy số trên cĩ tất cả bao nhiêu số ?
A. 10 số B. 27 số C. 9 số D. 881 số
b) Số thứ tám trong dãy là số nào ?
A. 3 B. 8 C. 220 D. 880
- Nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
B/BÀI MỚI
-GTB: Làm quen với thống kê số liệu (Tiếp theo) 
 *Hoạt động 1: Làm quen với bảng thống kê số liệu
+Cách tiến hành:( 12 phút ) 
a/Hình thành bảng thống kê
-GV yêu cầu HS quan sát bảng thống kê trên bảng 
- Bảng thống kê có những nội dung gì?
-Đây là bảng thống kê số con của ba gia đình.
-Bảng này có mấy hàng?
-Hàng trên cho biết điều gì?
- Hàng dưới cho biết điều gì?
-Bảng này cĩ mấy cột ?
-GV giới thiệu: Đây là bảng thống kê số con của ba gia đình. Bảng này gồm 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất ghi tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ 2 ghi số con tương ứng của hàng thứ nhất.Giới thiệu các cột.
b/Đọc bảng số liệu
-Bảng thống kê số con của mấy gia đình?
 -1 HS lên bảng làm bài.
 - Cả lớp làm bảng con
-1-3 HS trả lời
 -1-3 HS trả lời
- Nhận xét
-Bảng thống kê số con của ba gia đình, đó là: Cô Mai, cô Lan, cô Hồng
-Gia đình cô Mai có mấy người con?
-Gia đình cô Lan có mấy người con?
-Gia đình cô Hồng có mấy người con?
-Gia đình nào có ít con nhất?
-Những gia đình nào có số con bằng nhau?
* Chốt ý : Cơ vừa hướng dẫn các em làm quen  ... c nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
*GV kết luận: Cá có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có đặc điểm hình dáng, màu sắc khác nhau. Tạo nên một thế giới phong phú, đa dạng.
Hoạt động 3: Ích lợi của cá.
Mục tiêu: Biết đựơclợi ích của cá đối với đời sống con người.
Cách tiến hành: ( 10 phút, tranh )
-Yêu cầu HS suy nghĩ , ghi vào giấy những ích lợi của cá mà em biết, lấy ví dụ.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận nêu các ích lợi của các và tên của các loài cá làm ví dụ.
-Yêu cầu các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: Cá có nhiều ích lợi. Phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho người và động vật. Ngoài ra cá còn dùng làm thuốc chữa bệnh (gan cá, sụn vi các mập ) và để diệt bọ gậy trong nước.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (5 phút)
-GV hỏi: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài cá?
-Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về các loài cá và hoạt động nuôi, đánh bắt , chế biến cá.
* Nhận xét tiết học
-Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hát
-2 đến 3 HS lên bảng.
-Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Quan sát ta thấy cá thở bằng mang, khi cá thở mang và mồm cử độngđể lùa nước vào và đẩy nước ra.
-Khi ăn cá thấy có xương.
-Chia nhóm, quan sát thảo luận và rút ra kết qủa.
-Một vài đại diện các nhóm HS nêu ý kiến, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
-HS suy nghĩ viết vào giấy các ích lợi của cá và tên các loài cá đó.
-Lần lượt từng thành viên trong nhóm kể tên những lợi ích để cả nhóm ghi lại 
-Các nhóm dán kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi , phát triển nghể nuôi cá và sử dụng cá hợp lý.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
	Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2005
	Môn: MĨ THUẬT 
 Bài 26 : TẬP NĂN TẠO DÁNG TỰ DO
 NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN HÌNH CON VẬT.
	Sách giáo khoa :Trang 35. 
MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng , đặc điểm của các con vật.
Kĩ năng: Nặn hoặc vẽ, xé dán được hình một con vật và tạo dáng theo ý thích.
Thái độ: Biết chăm sóc và yêu mến các con vật.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Một số tranh mẫu có cách trang trí khác nhau. Sưu tầm một số tranh vẽ 
 của thiếu nhi ...
 	Học sinh:. Vở tập vẽ, màu vẽ ...
III . CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KHỞØI ĐỘNG: (2 phút)
2. BÀI CŨ: (3 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập
 3. BÀI MỚI: 
*Giới thiệu bài: 
GV lựa chon cách giới thiệu phù hợp với nội dung bài.
-GV ghi tựa bài lên bảng: 
Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn hoặc vẽ xé dán hình con vật. 
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét.
Mục tiêu: HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm của các con vật để tiến hành xé, dán con vật theo ý thích. 
Cách tiến hành: (05 phút, tranh vẽ mẫu ).
-GV giới thiệu ảnh hoặc các bài tập nặn một số con vật để HS nhận biết thêm về: 
+Tên con vật.
+Hình dáng,màu sắc của chúng.
+Các bộ phận chính của các con vật như: đầu, mình, chân
-Gv đặt câu hỏi để HS tìm ra sự khác nhau của các bộ phận chính ở một vài con vật:
+Đầu , mình , chân, các chi tiết.
+Màu sắc.
-Yêu cầu HS kể tên một vài con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng.
Hoạt động 2: Cách nặn, cách vẽ, cách xé dán hình con vật.
Mục tiêu: Biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán hình con vật.
 Cách tiến hành: ( 10 phút, tranh mẫu ).
*GV hướng dẫn HS cách xé dán hình convật :
-GV cho HS xem một số tranh xé, dán hình các con vật để các em biết cách làm:
+Xé từng bộ phận (mình, đầu, chân )
+Xếp hình cho phù hợp với dáng con vật.
-Có thể xé dán thêm các hình cỏ cây cho thêm sinh động.
-GV dùng giấy màu thao tác cách xé và cách xếp hình để Hs thấy các dáng khác nhau của con vật.
 Hoạt động 3 : Thực hành:
Mục tiêu: Xé dán được con vật yêu thích.
Cách tiến hành: (15 phút, vở tập vẽ, giấy màu, hồ )
-GV yêu cầu HS tự làm và dán vào vở tập vẽ.
-Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn quan sát , hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
Mục tiêu: Biết đánh giá , nhận xét về bài vẽ của các bạn.
 Cách tiến hành: (05 phút)
-GV chọn một số bài đẹp và nhận xét.
- GV nhận xét tiết học của lớp. Động viên , khen ngợi HS tích cực học tập.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
* Dặn dò: Quan sát lọ hoa.
-Quan sát tranh ảnh một số lọ hoa đã trang trí.
-Hoàn thành bài vẽ.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và rút ra nhận xét.
-HS kể tên một số con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng.
-HS quan sát cách xé dán của GV.
-HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ.
- Nhận xét bài vẽ của bạn.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
 	KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
	Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2005
	Môn: THỦ CÔNG
	Bài : LÀM LỌ HOA CẮM TƯỜNG.
	Sách giáo khoa :Trang 244.
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết vận dụng kĩ năng gấp , cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Kĩ năng: Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II/ CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Mẫu lọ hoa gắn tường, một lọ hoa gắn tường đã làm hoàn chỉnh nhưng chưa dán 
 vào bìa.
 -Quy trình làm lọ hoa gắn tường.
 Học sinh: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KHỞØI ĐỘNG: ( 2 Phút)
2. BÀI CŨ: (5 phút )
- Kiểm tra đồ dùng học tập
 3. BÀI MỚI:
Giới thiệu bài: 
Trong tiết học này các con sẽ tập làm lọ hoa gắn tường.
+ GV ghi tựa bài lên bảng: Làm lọ hoa gắn tường.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Mục tiêu: Nhận được đặc điểm của lọ hoa gắn tường.
Cách tiến hành: ( 05 phút, mẫu )
-GV giới thiệu lọ hoa gắn tường mẫu, và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa.
-Yêu cầu HS nêu nhận xét và nêu ra cách làm lọ hoa:
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu: Biết cách gấp lọ hoa gắn tường.
 Cách tiến hành: ( 15 phút, giấy, màu, kéo )
*Bước 1: GV hướng dẫn mẫu.
-Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16 ô, mặt màu lên trên. Gấp một cạnh của chiều dài ên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
-Xoay dọc tờ giấy , mặt kẻ ô lên trên, gấp các nếp gấp cách đều nhau, rộng 1 ô như gấp cái quạt.
*Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
-Tay trái cầmvào khoảng giữa các nếp gấp . ngóntrái và ngón trỏ cầm vào các nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa . 
-Cầm chụm các nếp gấp vừa tách ta kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ hoa tạo thành chữ V.
*Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
-Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy bìa dán lọ hoa.
-Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Rồi dán vào tờ giấy đã chuẩn bị.
-GV gọi HS nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường , sau đó tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường.
 CỦNG CỐ – DẶN DÒ: ( 5 phút)
* Nhận xét tiết học
* Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau thực hành Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2).
- Hát
-HS quan sát và nhận xét.
-Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật.
-Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp đều nhau như gấp quạt ở lớp 1.
-Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đáy và đế lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại các bước.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
	KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
	TUẦN : 26 - LỚP 33.
	(Từ ngày 14 tháng 3 năm 2005 đến ngày 18 tháng 3 năm 2005.)
Chủ đề: 	 
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ĐDDH
Thứ hai
14 / 3 / 05
Chào cờ 
Toán 
126
Luyện tập.
Bảng phụ
Đạo đức 
26
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác(tt)
Tranh
Tập đọc 
101
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. 
Tranh
Tập đọc-KC 
102
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. 
Tranh
Thứ ba
15 / 3 / 05
Tập đọc
013
Đi hội chùa Hương.
Tranh
Toán 
127
Làm quen với thống kê số liệu.
Bảng phụ
Chính tả 
51
Nghe - viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
Bảng phụ
Mỹ thuật
26
Nặn hoặc vẽ, xé, dán con vật.
Tranh 
LT T Việt
Thứ tư
16 / 3 / 05
TN – XH
51
Tôm , cua.
Tranh
Tập đọc
104
Rước đèn ông sao.
Tranh
L. từ & câu
26
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy.
Tranh 
Toán 
128
Làm quen với thống kê số liệu.
Bảng phụ
Thứ năm
17 / 3 / 05
Hát
26
Chị ong nâu và em bé.
Toán 
129
Luyện tập.
Bảng phụ
Chính tả 
52
Nghe – viết : Rước đèn ông sao.
Bảng phụ
Tập viết
26
Ôn chữ hoa T
Chữ mẫu
Thủ công 
26
Làm lọ hoa gắn tường. (tiết 1 )
Mẫu 
Thứ sáu
18 / 3 / 05
Toán 
130
Kiểm tra giữa học kì 2.
Thể dục 
26
Ôn nhảy dây- Trò chơi ném trúng đích. 
TN - XH
52
Cá.
Tranh
TL Văn 
26
Kể về một ngày hội.
Tranh
SHTT
Kiểm điểm tuần 26.
	Ngày 14 tháng 3 năm 2005.
	BAN GIÁM HIỆU	KHỐI TRƯỞNG 	GVPT LỚP
 Bùi Thị Thanh Xuân 
KẾ HOẠCH TUẦN 26 - LỚP 33
	a&b
Thực hiện trương trình tuần:
+ Rèn chữ:	
+ Rèn toán:	
+ Rèn tiếng việt:	
+ Kiểm tra thường xuyên:	
+ Công tác khác:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3(31).doc