Giáo án các môn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9

Giáo án các môn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9

I- Mục tiêu:

1. - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam).

- Diễn tả rõ giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn; giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.

2. - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận và giảng giải.

- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 29 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9:
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2006
Buổi sáng:
Tập đọc:
Cái gì quý nhất ?
I- Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. 
- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam).
- Diễn tả rõ giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn; giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
- Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận và giảng giải.
- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.
II- Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
A.Kiểm tra bài cũ- 5’ 
+ Đọc bài “Trước cổng trời”
+ Trả lời câu hỏi trong SGK 
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc: 8
 + cả bài => từng đoạn
Có thể chia bài làm 3 đoạn để đọc.
Đoạn 1: Từ Một hôm đến sống được không?
Đoạn 2: Từ Quý và Nam đến phân giải.
Đoạn 3: Còn lại 
Từ ngữ: tranh luận, phân giải.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b. Tìm hiểu bài: 13’
- Câu hỏi 1: 
 * Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
+ Hùng : lúa gạo.
+ Quý : vàng. + Nam : thì giờ. 
ý 1: ý kiến của các bạn về vấn đề “Cái gì quý nhất”
Câu hỏi 2: 
* Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
+ Quý: có vàng là có tiền có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+ Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
ý 2: Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình.
Câu hỏi 3:
* Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?
Vì: + Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng không phải là quý nhất.
+ Không có người lao động thì cũng không có lúa gạo, vàng bạc (không có mọi thứ) và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy người lao động là quý nhất. 
ý 3: Người lao động là quý nhất.
+ GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài và ghi bảng.
* Đại ý: Trên đời này, người lao động là quý nhất.
c.Đọc diễn cảm: 12’
Giọng đọc: - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam).
+ Lời Hùng: “Theo tớ,/ quý nhất là lúa gạo.// Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?//”
+ Lời phân giải của thấy giáo: “Ai làm ra lúa gạo,/ vàng bạc,/ ai biết dùng thì giờ?// Đó chính là người lao động,/ các em ạ!// Không có người lao động/ thì không có lúa gạo, / không có vàng bạc,/ nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có,/ và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.//”
3. Củng cố, dặn dò: 1’
 GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu HS về nhà luyện đọc diễn cảm, tập đóng vai. Chuẩn bị bài sau: Vườn quả cù lao sông.
+ 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
+ HS tiếp nối nhau đọc đoạn .
+ 2 HS đọc toàn bài.
+ HS nêu từ khó đọc.
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải. 
+ HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 1.
+ Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi 1.
+ GV ghi nhanh lên bảng.
+ HS rút ra ý của đoạn 1. GV chốt lại và ghi bảng.
+ HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2.
+ HS rút ra ý của đoạn 2. GV chốt lại và ghi bảng.
+ 1 HS lại đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3. 
+ HS rút ra ý của đoạn 3. 
+ HS ghi đại ý vào vở soạn.
+ 1 HS đọc lại đại ý.
+ GV đọc diễn cảm bài văn
+ HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ GV đưa câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+ 2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều HS đọc diễn cảm câu, đoạn văn.
+ Cả lớp đọc đồng thanh câu, đoạn văn.
+ Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên 
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ Từng nhóm 3 HS nối nhau đọc cả bài.
+ HS đọc phân vai.
Đạo Đức :
Bài 5 : Tình bạn
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II.Tài liệu, phương tiện:
	-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời của Mộng Lân.
	-Đồ dùng để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra:(3,)
- Nêu những việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:(1,)
b. Giảng bài:
Hoạt động 1:(7-8,) Hoạt động cả lớp.
- Bài hát nói lên điều gì ?
- Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu?
ịGVKL:
Hoạt động 2:(7-8,) Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
 GV đọc một lần truyện Đôi bạn.
 GV yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi trong sgk.
ịGVKL:
Hoạt động 3:(8-10,)Làm bài tập 2, sgk.
-Nêu cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do ?
-Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể ?
ịGV nhận xét kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
3.Củng cố, dăn dò:(3,)
-Hãy nêu một số biểu hiện của tình bạn đẹp ?
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét bổ sung.
- 2 nhóm mỗi nhóm 3 bạn lên đóng vai theo nội dung truyện.
- HS bên dưới nhận xét.
- Cả lớp thảo luận 2 câu hỏi trong sgk.
-1 số em đại diện trả lời.
-1 HS đọc BT2.
-HS làm việc cá nhân.
-HS trao đổi bài nhóm đôi.
-HS trình bày,HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trường .
-2-3 HS đọc ghi nhớ
- Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,... về chủ đề Tình bạn.
- Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
Toán
Luyện tập
I)Mục tiêu:
- Giúp HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng STP trong các trường hợp đơn giản.
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng STP.
II)Các hoạt động dạy- học:
A)Kiểm tra bài cũ:3’
- Nêu bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ của chúng.
B)Bài mới:32’
Bài 1:
-Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài. 
Bài 2
- GV+ HS làm mẫu.
-Tổ chức cho HS làm bài.
Bài 3
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
Bài 4
- Tổ chức HS thảo luận tìm cách làm và làm bài.
-HS làm bài cá nhân .
- HS chữa bài .
- HS làm mẫu
-HS làm việc cá nhân.
-Đổi vở kiểm tra chéo.
HS làm bài cá nhân.
HS thảo luận nhóm đôi giải thích cách làm.
HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài.
*Củng cố dặn dò:3’
- Nhận xét đánh giá giờ học.Hoàn thành các bài tập.
-Chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều: Học các môn năng khiếu và tự chọn..
Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2006
Buổi sáng:
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
 I- Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên. Biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió, mưa, dòng sông, ngọn núi) theo những cách khác nhau để diễn đạt ý cho sinh động.
2. Hiểu và biết đặt câu theo thành ngữ cho trước nói về thiên nhiên. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 4.
- VBT.
III - Hoạt động dạy - học:
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
A – Kiểm tra bài cũ: 5’
GV kiểm tra HS làm bài tập 3 của tiết trước.
B – Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
Mục tiêu => tên bài.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 33’
Bài 1: Đọc mẩu chuyện “Bầu trời mùa thu”.
Bài 2: Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện trên. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh? Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá bầu trời?
+ so sánh: bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+ nhân hoá: bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa; bầu trời dịu dàng; bầu trời buồn bã; bầu trời trầm ngâm; bầu trời nhớ tiếng hót của bầy chim thiên nga; bầu trời ghé sát mặt đất; bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
+ Những từ ngữ khác: bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa; bầu trời xanh biếc. 
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS xác định đối tượng định miêu tả.
- Trong khi miêu ả cần sử dụng những hình ảnh nhân hoá hoặc sánh.
+ GV và HS nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 1’
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
-Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài 3.
+ HS đọc bài làm ở nhà.
+ GV nêu và ghi tên bài bằng phấn màu.
+ 1 HS khá giỏi đọc diễn cảm câu chuyện. Cả lớp đọc thầm theo.
+ HS đọc yêu cầu của bài 2. Cả lớp đọc thầm lại.
+ HS ghi từ phát hiện được vào VBT rồi trình bày miệng.
+ Cả lớp tổng kết, 1 HS lên bảng ghi lại bằng 3 loại phấn màu thể hiện 3 nhóm.
+ chốt lại ý đúng.
+ HS nhắc lại cách so sánh, nhân hoá; tìm thêm các từ ngữ miêu tả bầu trời.
+ HS phát biểu xem thích từ nào nhất? Vì sao?
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài (cả mẫu). HS đọc thầm lại.
+ HS chọn cảnh định miêu tả.
+ HS làm việc cá nhân theo yêu cầu.
+ HS phát biểu. Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Toán:
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I) Mục tiêu:
Giúp HS ôn: Bảng đơn vị đo khối lượng.
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.
Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
II) Chuẩn bị:
II)Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A)Kiểm tra bài cũ:3’
?Tổ chức HS ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng.
B)Bài mới:32'
1.Hướng dẫn HS ôn tập mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng: 10'
- GV hướng dẫn như SGK
2. Thực hành:20'
 Bài 1: 
GV tổ chức HS làm bài 1.
Bài 2
Tổ chức hs làm bài 2
-GV tổ chức chấm chữa bài cho HS 
- Giúp HS yếu.
Bài 3: 
-Tổ chức cho HS làm bài
- Treo bảng phụ nêu kết quả đúng.
Chấm vở một số em.
- HS hỏi đáp theo cặp ôn tập các đơn vị đo thường dùng.
HS thực hành đổi đơn vị đo 
5tấn 132kg =? Tấn.
- Nắm chắc cách trình bày.
- HS làm bài cá nhân.Nắm chắc cách trình bày.
-HS làm bài cá nhân.
- Đổi vở KT chéo.
- Đọc đề xác định yêu cầu của đề
-HS làm bài vào vở.
-Đổi vở đối chiếu kết quả trên bảng.
3.Củng cố dặn dò:3’
Nhận xét đánh giá tiết học .
Chuẩn bị bài sau.Hoàn thành bài tập còn lại.
Tập đọc
Đất Cà Mau.
I.Mục tiêu:
– Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi rõ ràng ở các câu dài, câu có nhiều dấu phẩy; giọng đọc chậm rãi, tình cảm, biết nhấn giọng hay kéo dài ở các từ ngữ gợi tả. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Nắm được nội dung chính: Sự phong phú của các vườn quả và tính tình của những con người trên vùng đất đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu.
II- Đồ dùng dạy- học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. ... thể trao đổi, tranh luận.
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
Âm nhạc
Tổ chức trò chơi âm nhạc
I- Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu 1 số bài hát đã học từ đầu năm học.
- Yêu thích âm nhạc
II- Chuẩn bị :
- Một số nhạc cụ : Thanh phách, song loan
- Phiếu học tập
III- Hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ
2- Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
b) Hớng dẫn : Tổ chức trò chơi âm nhạc
- Giáo viên chuẩn bị 1 số phiếu học tập trong đó có những câu hát của một bài hát trong chơng trình đã học yêu cầu học sinh lên bốc phiếu và thực hiện hát, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ.
- Các nhóm , cá nhân hát theo yêu cầu 
- Thi giữa các nhóm bình chọn nhóm, cá nhân thực hiện tốt nhất.
- Giáo viên đánh giá nhận xét.
3- Củng cố dặn dò: 
- Thi hát 
- Đánh giá nhận xét .
Thể dục:
Đ/C Thành dạy.
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2006.
Toán :
Luyên tập chung.
I.Mục tiêu :
- Giúp HS củng côc cách viết số đo độ dài , khối lượngvà diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo diện tích khác nhau.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ cho bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:3'
?HS làm lại bài 4SGK trang47.
B.Bài mới:35'
Bài 1
-Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
a. 3m6dm =.m
b. 4dm =.m
c. 34m 5cm =m
d. 345 cm = . M
- Chốt: Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Bài 2.
 -Tổ chức cho HS làm bài 2.
- Chốt cách đổi đơn vị đo khối lượng từ nhỏ sang lớn hoặc từ lớn sang nhỏ.
Bài 3. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a. 42dm 4cm = dm
-Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
GV+HS đánh giá bài làm.
 Bài 4
- Tổ chức HS làm như bài 3
GV+ HS chữa bài.
Bài 5
-Hướng dẫn HS quan sát để làm bài.
-HS làm bài cá nhân.
- Hai HS lên bảng.
- Lớp nhận xét sửa chữa.
- HS làm bài cá nhân.
- Hai HS lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
-HS làm bài cá nhân.
- Nắm chắc cách đổi đơn vị đo.Giải thích cách làm.
HS làm bài cá nhân.
Một hS lên bảng.
HS làm bài, giải thích cách làm.
HS chữa bài và giải thích cách làm.
- HS làm miệng và giảI thích.
- HS trung bình, yếu có thể để sang buổi chiều.
3. Củng cố dặn dò:3'
-Nhận xét đánh giá giờ học , chuẩn bị bài sau.
Kỹ thuật:
Thêu chữ V.
I.Mục tiêu: Đã ghi trong tuần 8.
II.Đồ dùng dạy- học: Đã hgi trong tuần 8.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Nêu lại các bước thêu chữ V?
B.Bài mới:
1.GTB:
2.Các hoạt động:
- Nhắc lại các thao tác kỹ thuật?
- Một số HS nhắc lại.
*) Hướng dẫn HS thực hành: 
- HS thực hành theo các bước thao tác đã hướng dẫn ở trên của GV.
- Nếu HS không rút được sợi có thể dùng bút để kẻ 2 đường thẳng làm dấu.
- Cuối giờ yêu cầu HS thêu được 1 số mũi thêu chữ V.
- Hướng dẫn HS thêu chữ V cách điệu: Mở rộng khoảng cách 2 đường dấu và khoảng cách 2 mũi đầu chữ V sẽ được đường thêu hàng rào. GV dùng giấy bìa , kim khâu len và len thêu hàng rào mẫu để HS quan sát.
 Lưu ý : Đường dấu là tạm thời, sau này thêu quen sẽ dùng mắt ước lượng, không cần đường dấu nữa.
3. Tổng kết đánh giá:
 GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của từng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
3. Dặn dò:
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập để học bài thêu chữ V tiếp.
Tập làm văn:
Luyện tập thuyết trình tranh luận.
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
- HS tranh luận sôi nổi, tôn trọng người đối thoại.
II.Đồ dùng dạy- học:
- VBTTV.
II.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
B.Bài mới:
1.GTB:
2.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV ghi bảng.
- gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Trước khi mở rộng lí lẽ dẫn chứng , cần tóm tắt ý kiến.
- GV: Khi tranh luận mỗi em phải tự nhập vai “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật như: Đất tôi cung cấp chất màu nuôi cây.
- Sau khi HS hoàn thành phần a yêu cầu HS làm tiếp phần b.
- Gv và lớp nhận xét bình chọn HS tranh luận giỏi nhất.
- GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng.
( gạch chân lí lẽ, dẫn chứng mở rộng).
Bài 2:
- GV: Các em không cần nhập vai trăng- đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của riêng mình.
- GV nhận xét từng HS tranh luận.
+ Lí lẽ:
+ Thái độ:
- Bình chọn HS tranh luận tốt nhất.
3.Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Về xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài tuần sau.
- HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- HS thảo luận và làm bài tập 1/a VBTTV.
- HS thảo luận và làm bài tập 1/b VBTTV.
- Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp.
- HS làm việc độc lập.
- HS làm bài 2 VBTTV.
- HS phát biểu ý kiến của mình. HS khác nhận xét.
Địa Lí :
Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
I.Mục tiêu :Học xong bài này Hs biết:
- Dựa vào bảng số liệu, lược đồ để yhấy rõ nhược điểmvề mật độ dân số và sự phân bố dân cư ỏ nước ta. 
- Nêu được mộy số đặc điểm về dân tộc.
- Có ý thức tôn trọng , đoàn kết các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi ở Việt Nam
- Bản đồ mật độ dân số VN.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trong các nước ở Đông Nam á?
-Vì sao trong nhưng năm gần đây, sự gia tăng DS ở nước ta giảm?
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
2. Hoạt động dạy học:
a. Các dân tộc:
*Hoạt động 1
-Trưng bày tranh ảnh về cá dân tộc ở nước ta.
- GV treo bản đồ.
Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và SGK trả lời cá câu hỏi sau: 
+Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+Dân tộc kinh sốn chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ổ đâu?
+Kể tên 1 số dân tộc mà em biết.
- GV nhận xét , bổ xung , chôt ý đúng.
b.Mật độ dân số:
* Hoạt đông 2
-Em hiểu mật độ dân số là gì?
-Nêu nhận xét về mật độ dân số ở nước ta so với 1 số nước châu á?
- GV kết luận 
* Hoat động 3
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ tranh, ảnh và trả lời câu hỏi sau:
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào?
- GV kết luận, cht ý đúng.
4. Củng cố dặn dò:
-Hãy nêu đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta?
-Để dân cư phân bố đều, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách gì?
-Nhân xét chung tiêt học.
-Về nhà chuân bị bài sau: Nông nghiêp. 
*Làm việc cá nhân
-HS quan sát tranh ảnh và đọc SGK trao đổi nhóm đôi.
HS trả lời:
+ Nước ta có 54 dân tộc
+ Dân tộc kinh có số dân đông nhất
+Dân tộc kinh sống chủ yếu ở đồng bằng , ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi , cao nguyên.
+ Một số dân tộc mà em biết là: kinh, Hmông, Tày, Nùng, Dao, Thái, Ê-dê
- HS găn 1 số tranh ảnh về các dân tộc vào bản đồ Vi dụ; dân tộc Thái
- HS chỉ trên bản đồ vùng phân bố của người kinh , của cá dân tộc ít người.
-HS trao đổi nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét.
-HS quan sát lược đồ tranh , ảnh và hoàn thành bài tập 4
- Một số HS trình bày miệng, HS khác nhận xét bổ xung
-HS đọc phần kết luận
Buổi chiều:
Toán:
Ôn tập.
I.Mục tiêu:
- Củng cố lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Củng cố lại cách viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- HS làm tốt các bài tập.
II.Hoạt động dạy- học:
1.GTB:
2.Luyện tập:
Bài 1.(VBTT/54) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 
a.3m2 62dm2 =..m2
b. 37 dm2 = . m2
c.4m2 3dm2 =..m2
d. 8dm2 =..m2
- Củng cố lại cách viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Bài 2,3,(VBTT/54) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 
Bài 4.(VBTT/54
Mẫu: 4,27 m2 = 427 dm2
Cách làm: 4,27 m2 = 4 m2= 4m2 27dm2 =427 dm2
- GV chốt lại cách đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
3.Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa.
- Tiến hành tương tự bài 1.
- HS giải thích mẫu.
- Các phần còn lại tự làm. 
Tập làm văn:
Luyện tập thuyết trình tranh luận.
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
- HS tranh luận sôi nổi, tôn trọng người đối thoại.
II.Đồ dùng dạy- học:
- VBTTV.
II.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
B.Bài mới:
1.GTB:
2.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: Hãy tranh luận làm thế nào để môi trường ngày càng sạch đẹp.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV ghi bảng.
- Gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Trước khi mở rộng lí lẽ dẫn chứng , cần tóm tắt ý kiến.
- GV: Khi tranh luận mỗi em phải tự đưa ra các lí lẽ riêng của mình để thuyết phục được người nghe.
- Gv và lớp nhận xét bình chọn HS tranh luận giỏi nhất.
- GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng.
( gạch chân lí lẽ, dẫn chứng mở rộng).
Bài 2: Nếu gặp tình huống: Trên đường đi học về em và các bạn nhìn thấy một người cầm túi xác định vứt xuống sông các em sẽ nói gì với người đó?
- GV nhận xét từng HS tranh luận.
+ Lí lẽ:
+ Thái độ:
- Bình chọn HS tranh luận tốt nhất.
3.Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Về xem lại các bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.
- Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp.
- HS làm việc độc lập.
- HS làm bài 2 vào vở.
- HS phát biểu ý kiến của mình. HS khác nhận xét.
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt đội.
I.Mục tiêu:
- HS nắm được những ưu điểm, nhược điểm của chi đội mình, của 2 trong tuần qua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần tới.
- Ôn tập hai bài múa mới do liên đội triển khai, văn nghệ về chủ đề Kính yêu thầy cô.
- HS có ý thức tham gia tốt các buổi sinh hoạt tập thể.
II.Nội dung:
1. Khởi động: Cả lớp hát tập thể bài: “ Lớp chúng mình”.
2.Nhận xét đánh giá nền nếp 2 tuần qua:
- Chi đội trưởng đánh giá mọi nền nếp của chi đội trong 2 tuần qua, đề ra một số phương hướng cho 2 tuần tới.
- Các phân đôi trưởng phát biểu ý kiến.
- Đội viên phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và bổ sung kế hoạch tuần tới.
3. Ôn tập hai bài múa mới và văn nghệ về chủ đề Kính yêu thầy cô.
- Cho HS ra sân trường .
- GV, tổng phụ trách cùng ban chỉ huy chi đội dạy cả lớp.
- Hát các bài hát về chủ đề Kính yêu thầy cô.
4. Kết thúc: - Nhận xét chung tiết hoạt đông tập thể.
 - Nhắc HS thực hiện tốt kế hoạch tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 xin dung xem toi giu day de khoi mat.doc