Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần ( học sinh CHT: Chính, Chữ, Châu, Bâu, Cá, Cường đọc bảng âm, vần).

 2. Thái độ: Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần ươm/ươp/oang, trong bài đọc “ Đôi bạn”.

 3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp.

 II. Chuẩn bị:

 - GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời.

- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.

III. Hoạt động dạy học:

 1. Giới thiệu bài:

 2. Hướng dẫn học:

 a. Ôn bảng âm, vần:

* Hoạt động nhóm:

- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.

 - Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.

 * Hoạt động cả lớp:

 - Thi đọc nối tiếp bảng vần.

 - Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần ươm/ươp/oang trong bài.

 - GV viết các cặp vần ươm/ươp/oang lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần.

 - Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần ươm/ươp/oang, trong bài đọc “Đôi bạn”.

 - Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm.

 - GV ghi các từ có vần ươm/ươp/oang trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.

 - Giải nghĩa từ “ Sơ tán, công viên, tuyệt vọng” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.

 - Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Đôi bạn” có chứa vần ươi, ương vào bảng con.

 3. Củng cố, dặn dò:

- Nhắc lại ND bài. Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện đọc.

 

doc 28 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
(Từ ngày 10/12/2018 đến ngày 14/12/2018)
Ngày dạy:
Sáng, thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
-----------------------------------------------
Tiết 2: Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (cột 1, 2, 4).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động hcủa học sinh
1. Ổn điịnh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Làm bài tập 1, 2.
+ Bài 1: Số?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hỏi: Cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 4 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét
+ Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Nhận xét kết quả đúng, sai.
b. Hoạt động 2: Làm bài 3; 4.
+ Bài 3: Toán giải.
- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- Yêu cầu cả lớp bài vào vở.
- Gọi1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại
+ Bài 4: Số?
- Mời 1 HS đọc cột thứ nhất trong hàng.
- Đặt hệ thống câu hỏi về thêm, bớt, gấp, giảm 1 số đơn vị và 1 số lần giúp HS làm bài tốt.
- Yêu cầu HS làm bài vào sách giáo khoa.
- Cho HS kiểm tra chéo.
- Gọi 5 HS lên sửa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- Lớp hát.
- HS lên bảng làm bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
- Tự làm bài vào sách giáo khoa.
- 4 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bảng.
- 2 HS đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét và sửa bài vào vở. 
Bài giải
Số máy bơm cửa hàng đã bán là:
36 : 9 = 4 (máy bơm)
Số máy bơm cửa hàng còn lại là:
36 – 4 = 32 (máy bơm)
 Đáp số: 32 máy bơm.
- 1 HS đọc.
- Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp làm bài vào sách giáo khoa.
- Kiểm tra chéo.
- 5 HS lên sửa bài.
----------------------------------------------
Tiết 3+ 4: Tập đọc + kể chuyện:
ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn; trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời ngưòi dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	- HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc mẫu bài văn.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS chia đoạn (như SGK).
- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Mời HS giải thích từ mới: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh toàn bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
+ Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
+ Ở công viên có những trò chơi gì?
+ Ở công viên, Mến đã có những hành động gì đáng khen?
+ Em hiểu lời nói của bố như thế nào?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- Treo bảng phụ, HD HS đọc đoạn 3.
- Cho HS thi đọc đoạn 3.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mở bảng phụ đã ghi sẵn gợi ý.
- Mời 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Cho từng cặp HS kể.
- Cho HS thi kể 3 đoạn cuả câu chuyện.
- Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- Lớp hát.
- HS đọc và trả lời.
- Lắng nghe và đọc thầm theo. 
- Đọc tiếp nối từng câu.
- Chia đoạn. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Giải thích các từ khó trong bài. 
- Đọc nhóm đôi.
- Các nhóm đọc tiếp nối.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh khá, giỏi trả lời.
- Lắng nghe.
- Đọc theo HD cuả GV.
- 2 HS thi đọc.
- 1 HS kể đoạn 1, cả lớp lắng nghe
- Từng cặp HS kể.
- 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét.
________________________________
	Chiều, thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018
Tiết 2: Tiếng việt +:
ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG
CÓ VẦN ƯƠM/ƯƠP/OANG TRONG BÀI ĐỌC “ ĐÔI BẠN”
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần ( học sinh CHT: Chính, Chữ, Châu, Bâu, Cá, Cường đọc bảng âm, vần).
 2. Thái độ: Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần ươm/ươp/oang, trong bài đọc “ Đôi bạn”.
	3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp.
 II. Chuẩn bị:
	- GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học:
	a. Ôn bảng âm, vần:
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên 	b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần ươm/ươp/oang trong bài.
	- GV viết các cặp vần ươm/ươp/oang lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần.
	- Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần ươm/ươp/oang, trong bài đọc “Đôi bạn”.
	- Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm.
	- GV ghi các từ có vần ươm/ươp/oang trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.
	- Giải nghĩa từ “ Sơ tán, công viên, tuyệt vọng” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.
	- Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Đôi bạn” có chứa vần ươi, ương vào bảng con. 
	3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ND bài. Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện đọc.
--------------------------------------------
Tiết 3: Thủ công: 
CẮT, DÁN CHỮ E
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
 	2. Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
3.Thái độ: Yêu thích cắt, dán hình.
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy thủ công. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E.
- HS: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu chữ mẫu E (h.1) và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhận xét. 2ô rưởi
- Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau (dùng chữ mẫu để rời gấp đôi cho học sinh quan sát).
b. Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1. Kẻ chữ E.
- Thực hiện theo Hình 2.
- Bước 2. Cắt chữ E. Thực hiện theo Hình 1-3.
- Bước 3. Dán chữ E. Thực hiện tương tự như các chữ cái ở các tiết trước (h.4).
+ Sau khi hiểu cách kẻ, cắt, dán học sinh thực hành.
c. Hoạt động 3. Thực hành cắt, dán chữ E.
- Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E theo quy trình.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
- Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học sau kéo, hồ, thủ công  để học bài “Cắt dán chữ VUI VẺ”
- Lớp hát.
- Học sinh quan sát và nêu nhận xét.
- Nét chữ rộng 1 ô.
- Nửa trên và nửa dưới của chữ E giống nhau.
Hình 2 
 Hình 1
- Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
bước 1: kẻ chữ E.
bước 2: cắt chữ E.
bước 3: dán chữ E.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
______________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018
Tiết 3: Toán:
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động giáo viên
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. nội dung.
a. Hoạt động1: Giới thiệu về biểu thức.
a) Giới thiệu về biểu thức.
- Viết lên bảng: 126 + 51. 
- Giới thiệu: 126 + 51 được gọi là một biểu thức. 
- Viết lên bảng: 62 - 11, 45 : 5 + 7, 
- Giới thiệu: tất cả các dãy toán trên đều gọi là biểu thức. 
- Cho HS lấy ví dụ về biểu thức.
b) Giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS tính: 126 + 51
- Giải thích: Vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51.
- Hỏi: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS tính tiếp các biểu thức còn lại.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
+ Bài 1: Tìm giá trị của mỗi biểu thức.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn như mẫu trong SGK.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS trả lời miệng. 
- Nhận xét, chốt lại.
+ Bài 2: Mỗi biểu thức sau có giá trị là số nào?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn lại cách làm.
- Cho 2 nhóm thi làm bầi tiếp sức.
- Chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS lê ... vào bảng con.
- 1 HS đọc.
- 2 HS nói.
- Lắng nghe.
- Viết trên bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
Một cây làm chẳng lên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- 3 HS giải thích.
- Viết trên bảng con các chữ: Một, Ba.
__________________________________
Chiều, thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Tiếng việt+:
NGỮ PHÁP: TỪ NGỮ VỀ THÀNG THỊ, NÔNG THÔN, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:	
	1. Kiến thức: HS hiêu và phân biệt được, thành thị, nông thôn, dấu phẩy.
	2. Kỹ năng: Học sinh biết kể tên được một số thành thị, nông thôn.
 3. Thái độ: Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Vở viết, SGK.
	III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn học.
	a. Nhận biết các từ địa phương.
	* Hoạt động cá nhân:
	- Giáo viên cho học sinh kể tên một số thành phố, vùng nông thôn mà em biết.
	- Giáo viên phát phiếu học tập học sinh làm bài.
	* Hoạt động cả lớp:
	- GV gọi học sinh lên bảng làm vào phiếu lớn.
	- GV nhận xét, tuyên dương.
	 - GV kết luận.(HS lắng nghe).
	b. Điền dấu thích hợp vào đoạn văn. 
	- GV cho học sinh tự làm vào BT3.
	- GV gọi nối tiếp học sinh đọc bài của mình đã làm.
	- GV nhận xét và tuyên dương các em.
	3. Củng cố, dặn dò.
	- Nhận xét, tiết học. 
	- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
	- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
Tiết 2: HĐNGLL:
Nội dung chủ điểm: YÊU ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Tên bài: TÌM HIỂU CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
 2. Kỹ năng: Tự hòa về quê hương, đất nước.
 3. Thái độ: Giáo dục các em biết yêu quê hương, đất nước.
 II. Quy mô, địa điểm, thời lượng:
 - Quy mô: Lớp học.
 - Địa điểm: Lớp 3a4.
 - Thời lượng: 40 phút.
 III. Nội dung và hình thức hoạt động:
 - Nội dung: Chuẩn bị các tranh ảnh.
 - Hình thức: Trao đổi, thảo luận.
 IV. Tài liệu và phương tiện:
 - Sách, tài liệu.
 - Kĩ năng tự tin khi giao tiếp.
 V. Các bước tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu nội dung bài.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung.
Hoạt động 1: Chuẩn bị.
- Trước 1, 2 tuần GV phổ biến cho học sinh chủ đề học sinh sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về quê hương, đất nước.
- Nội dung: Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
- Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3 - 5 người, trong đó có một đội trưởng. 
- Luật chơi. 
+ Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm. 
Bước 2: Tổ chức cuộc thi.
- Ổn định tổ chức (có thể hát một bài hát liên quan đến chủ đề). 
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Ban giám khảo phổ biến luật chơi. 
- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3, 4 lựa chọn. 
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng 
- Ban giám khảo hội ý đánh giá, nhận xét cuộc thi: thái độ của các đội 
- trong thời gian ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước. 
- Công bố kết quả cuộc thi: Người dẫn chương trình mời các cá nhân đại diện cho mỗi đội lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp. 
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến 
- Người dân chương trình cảm ơn đại biểu và các học sinh đã nhiệt tình tham gia cuộc thi và tuyên bố kết thúc cuộc thi phong trào văn nghệ sôi nổi.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiết sau.
- Lớp hát.
- HS sưu tầm các tư liệu đã chuẩn bị.
- HS lắng nghe.
- Đại diện các tổ lên thi.
- HS lắng nghe.
- Lớp hát.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và theo dõi công bố kết quả.
____________________________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Toán: 
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung.
* HD HS Làm bài tập.
+ Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn: Khi thực hiện giá trị của mỗi biểu thức, cần xem biểu thức có những phép tính nào và áp dụng quy tắc nào cho đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có phép tính cộng, trừ; cộng, trừ, nhân, chia.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại. 
+ Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
- Mời 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm tương tự bài 1.
- Nhận xét, chốt kết quả:
 a) 345; 337. 
 b) 38; 35.
+ Bài 3: Tính giá trị của biểu thức.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Cho 4 HS lên bảng thi làm nhanh.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại quy tắc.
- Cả lớp làm vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét bài.
- Sửa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh thực hiện vào tập.
- 2 em lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, sửa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng thi làm bài.
 a) 19; 90. 
 b) 28; 75.
-------------------------------------------------
Tiết 2: Chính tả - Nhớ viết:
VỀ QUÊ NGOẠI
 I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
 	2. Kĩ năng: Làm đúng BT (2) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do GV soạn.
 	3. Thái độ: Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Bảng con, đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết bảng một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- Đọc 10 dòng đầu của bài: Về quê ngoại.
- Mời 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn viết gồm mấy câu?
+ Nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát?
- Cho HS tìm và viết từ dễ sai vào bảng. 
- Cho HS viết bài vào vở. 
- Nhắc nhở cách trình bày.
- Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo.
- Chấm 7 bài nhận xét bài viết của HS.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Bài tập 2: Chọn phần b: Điền vào chỗ trống dấu hỏi hay dấu ngã.
- Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Dán 3 băng giấy mời 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi (cái cày).
Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già (mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng).
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Cho 2 HS thi đua viết nhanh: hình tròn
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lơp hát.
- Lớp viết bảng con.
- Lắng nghe.
- Hai HS đọc lại.
- Học cá nhân. 
- Viết bảng. 
- Nhớ - viết bài vào vở.
- Từng cặp HS đổi vở bắt lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
-----------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
NÓI VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN
 I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý.
 	2. Kĩ năng: Có kĩ năng kể về thành thị, nông thôn.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ. 
	- HS: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên làm bài tập.
Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ dựa vào gợi ý kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
b. Hoạt động 2: Kể về Thành thị - Nông thôn.
+ Bài tập 2: Kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị
- Mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS chọn đề tài nông thôn hoặc thành thị.
- Hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Mời 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu cả lớp làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ các em còn lúng túng
- Gọi 3 HS xung phong trình bày bài nói của mình.
- Nhận xét về bài viết của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS lên bảng làm bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS chọn.
- Trả lời miệng lần lượt các câu hỏi.
- Một HS đứng lên đọc mẫu.
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 HS xung phong trình bày bài nói của mình:
 “Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Dòng sông bốn mùa xanh mát chảy ven làng em. Nhà cửa ở quê không cao và san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây. Không khí ở quê thật trong lành và mát mẻ. Khi về thành phố, em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn
cưỡi trâu, thả diều trên đê.”
 “Nhân dịp nghỉ hè bố cho mình ra thăm thành phố Đà Nẵng, mình thật ngỡ ngàng dọc các con đường người và xe cộ qua lại tấp nập như đi hội.Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Nhà cửa mới đẹp làm sao! Những ngôi nhà cao tầng nằm san sát bên nhau, hầu như nhà nào cũng có cửa hiệu bày bán rất nhiều mặt hàng. Cuộc sống ở đây thật là sôi động. Mình nhớ nhất là được vào công viên, nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp và trò chơi vui mắt, nào là cầu trượt , nào là đu quay...
 Ở thành phố thật là vui, mình mong cho đến hè, lại được ra thành phố để thăm chơi.”
- Cả lớp nhận xét.
________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2018_2019.doc