ĐIỂM Ở GIỮA
TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 20: (Từ ngày 7/1/2019 đến ngày 11/1/2019) Ngày dạy: Sáng, thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019 Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ________________________________________ Tiết 2: Toán: ĐIỂM Ở GIỮA TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng. 2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước. - Nhận xét, Tuyên dương. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 3.1. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Điểm ở giữa. * Mục tiêu: HS hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. * Cách tiến hành: - Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS. - Nhấn mạnh: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng theo thứ tự điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). Ta nói: O là điểm ở giữa 2 điểm A và B. - Cho 1 số VD khác để HS phân biệt được thế nào là điểm ở giữa. - Nhắc lại thế nào là điểm giữa. b. Hoạt động 2: Trung điểm. * Mục tiêu: HS hiểu thế nào là trung điểm của 1 đoạn thẳng. * Cách tiến hành: - Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS. - Nhấn mạnh: điểm M nằm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn MB. M được gọi là trung điểm đoạn thẳng AB. - Cho 1 số VD khác về trung điểm. - Nhắc lại thế nào là trung điểm. c. Hoạt động 3: Thực hành. * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức để làm BT. * Cách tiến hành: * Bài 1: Tìm diểm ở giữa. - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cho HS QS hình trong SGK và làm bài vào vở. - Gọi HS trả lời miệng. * Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai? - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. - Cho HS học nhóm đôi - Gọi HS trả lời miệng yêu cầu giải thích - Nhận xét, chốt lại. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hát - Học sinh hát đầu tiết. - 3 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. - QS hình vẽ và theo dõi HD của GV. - Trả lời về các VD GV đưa ra. - Học sinh quan sát. - Học sinh nêu ví dụ thêm. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Làm bài vào vở. - Trả lời miệng. - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Học nhóm đôi. - Trả lời và giải thích. + Kết quả: Câu a và e đúng. Câu b, c, d là câu sai. ----------------------------------------------- Tiết 3+4: Tập đọc + kể chuyện: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhõ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. 2. Kĩ năng : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy với các chiến sĩ nhỏ tuổi). Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bảng ph, tranh ảnh. 2. Học sinh: Sach giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài: trực tiếp. 3.2: Nội dung *. Các hoạt động chính. a. Hoạt động 1: Luyện đọc. * Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới. * Cách tiến hành: - Đọc mẫu bài văn. - Cho HS luyện đọc từng câu và cho HS phát hiện từ khó đọc dễ sai và HDHS đọc. - Cho HS chia đoạn: 4 đoạn (theo SGK). - Cho HS luyện đọc đoạn trước lớp. - Cho HS giải thích từ mới trong SGK. - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. - Gọi 1 HS đọc cả bài. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. * Cách tiến hành: + Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? + Thái độ của các bạn sau đó thế nào? + Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? + Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? + Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn? + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài? + Qua câu chuyện này, em hiểu gì về các chiến sĩ Vệ quốc quân? *TCTV: HDHS tìm hiểu câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - GV nhận xét, kết luận, giải thích câu tục ngữ cho học sinh hiểu. c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. * QPAN: - Em biết gì về chiến khu Việt Bắc? - GV: Là cự điểm quan trọng cho quân và dân ta trong thời kì chống Pháp cứu nước. - Nó có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước? * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc. * Cách tiến hành: - Treo bảng phụ viết sẵn đọan 3. - Đọc diễn cảm đoạn 3. - Gọi 2 HS đọc và sửa sai cho HS. - Cho HS thi đọc. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. d. Hoạt động 4: Kể chuyện. * Mục tiêu: Theo gợi ý, kể lại nội dung câu chuyện. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc gợi ý. - Cho 1 HS kể mẫu đoạn 2. - Nhắc nhở HS bắt đoạn 2 bằng 1 câu tiếp nối lời của trung đoàn trưởng. - Cho tập kể nhóm 4. - Mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn. - Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - GV nhận xét tiết học - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hát - 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nêu lại tên bài học. - Đọc thầm theo GV. - Tiếp nối nhau đọc từng câu. - 1HS chia đoạn. - Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - 3 HS giải thích từ khó trong bài. - Đọc nhóm 2. - 4 nhóm đọc 4 đoạn. - 1 HS đọc cả bài. - Đọc thầm và trả lời các câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc thuộc câu tục ngữ. - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. - Lắng nghe. - 2 HS đọc. - 4 HS thi đọc. - Nhận xét. - 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý. - 1 HS kể mẫu đoạn 2. - Tập kể nhóm 4. - 4 HS kể tiếp nối 4 đoạn. - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét. __________________________________ Chiều, thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019 Tiết 2: Tiếng việt +: ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG CÓ VẦN: OAN/ƯƠNG/ UÔN TRONG BÀI ĐỌC “Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần (học sinh CHT: Châu, Chữ, Chính đọc bảng âm, vần). 2. Kĩ năng: Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần oan/ương/uôn, trong bài đọc “Ở lại với chiến khu”. 3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp. II. Chuẩn bị: - GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. - HS: Bảng con, phấn, khăn lau. III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học: a. Ôn bảng âm, vần: * Hoạt động nhóm: - Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm. - Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm. * Hoạt động cả lớp: - Thi đọc nối tiếp bảng vần. - Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần oan/ương/uôn trong bài. - GV viết các cặp vần oan/ương /uôn lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần. - Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần oan/ương/uôn, trong bài đọc “Hai bà Trưng”. - Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm. - GV ghi các từ có vần oan/ương/uôn trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS. - Giải nghĩa từ “ Sơ tán, công viên, tuyệt vọng” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số. - Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Ở lại với chiến khu” có chứa vần ưng, uât vào bảng con. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại ND bài. Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện đọc. ----------------------------------------------- Tiết 2: Thủ công: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. 2. Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 3. Bài mới: Các hoạt động chính: 3.1: Giới thiệu bài 3.2: Nội dung a. Hoạt động 1: thực hành (17 phút) * Mục tiêu: Yêu cầu HS cắt, dán 3 chứ cái trong các chữ đã học ở chương II. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu cụ thể: Học sinh sẽ thực hiện cắt, dán chữ V, U, E. - Cho HS nêu lại qui trình kẻ, cắt dán chữ V, U, E. - Sau khi học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu GV tổ chức cho HS thực hành. - Trong quá trình HS thực hành, GV đến từng nhóm để quan sát. uốn nắn,giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng, để các em hoàn thành bài thực hành của mình. - GV quan sát, gợi ý cho những em còn yếu. b. Hoạt động 2: Đánh giá (10 phút) * Mục tiêu: Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh. * Cách tiến hành: - GV đánh giá theo ba mức độ: + Hoàn thành (A): Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước. + Hoàn thành tốt (A+): Sản phẩm đã hoàn thành, trình bày đẹp, trang trí có sáng tạo. + Chưa hoàn thành (B): Không kẻ, cắt được hai chữ đã học. - Đánh giá sản phẩm của học sinh. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau - Hát đầu tiết. - Học sinh để đề dùng ra bàn. - Nhắc lại tên bài học. - HS lắng nghe. - 3 HS nêu lại qui trình cắt, dán chữ V, U, E. - HS thực hành trên giấy thủ công. - HS lắng nghe. - Từng nhóm trưng bày sản phẩm. ____________________________ Ngày dạy : Sáng, thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2019 Tiết 3 : Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. 2. Kĩ năng: Xác định được trung điểm của một đ ... g hình vẽ, để nói cho những người khác biết về ND của các biển báo hiệu GT. 3. Thái độ: - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường. II. Quy mô, địa diểm, thời lượng: - Quy mô: Tổ chức theo lớp. - Địa điểm: Lớp 3A5. - Thời lượng: 40 phút. III. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: + Tuyên truyền những hành động, tình huống an toàn và nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông. + HS tự nhớ và kể lại những tình huống về an toàn và nguy hiểm đã xảy ra mà em biết. - Hình thức: Tổ chức trò chơi, nhớ và vẽ 1 đến 2 biển báo. IV. Tài liệu và phương tiện: - GV: Sách an toàn giao thông lớp 3, bộ biển báo giao thông đường bộ. - HS: QS biển báo ở gần nhà và cho biết ý nghĩa của biển báo đó. V. Các bước tiến hành: 1. Kiểm tra bài cũ - Cho hs xem các biển báo đã học, nói ND của biển báo. - 2 hs trả lời. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và mọi người, em cần phải biết về luật giao thông đường bộ. b) Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên: - 1 hs làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời. ? Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì? ? Những biển báo đó được đặt ở đâu? Những người ở đó có biết ND các biển báo đó không? ? Họ có thấy các biển báo đó có ích gì không? Những biển báo hiệu để ở vị trí đó có đúng không? ? Theo bạn tại sao lại có những người không tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông? ? Theo bạn việc không tuân theo như vậy có thể xảy ra hậu quả nào không? ? Theo bạn nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông? Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo đã học. - Cho hs nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc. - Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo lệnh, biển chỉ dẫn. - GV KL Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu giao thông. - Cho hs quan sát các loại biển báo. - Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó. Hoạt động 4: Luyện tập thực hành. - GV gỡ biển và tên biển xuống. - Gắn 10 tên biển ở vị trí khác nhau. - Yêu cầu hs lên gắn biển vào đúng tên biển. - Y/c hs nhắc lại hình dáng, màu sắc, ND của 1, 2 biển báo. - GV và hs n/x. - Cho hs vẽ biển báo. - Thảo luận nhóm. - HS phát biểu trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu. - HS nêu. - HS nêu. - HS nêu. - HS nêu. - HS thảo luận và tìm đúng loại biển báo. - Nhóm nào xong trước được biểu dương. - Trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nhóm 4. - HS quan sát các loại biển báo - Tìm và phân loại biển báo, mô tả... - HS quan sát. - 2 hs lên bảng gắn, hs khác q/s. - HS nhận xét. - HS vẽ 1, 2 biển báo hiệu GT 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài. - Dặn hs về học bài và huẩn bị bài sau ______________________________ Ngày dạy: Sáng, thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2019 Tiết 1: Toán: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). 2. Kĩ năng: Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2b; Bài 3; Bài 4. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 3.2: Nội dung a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759. * Mục tiêu: Giúp HS làm quen với cộng các số trong phạm vi 10 000. * Cách tiến hành: F Hình thành phép cộng 3526 + 2759. - Giáo viên nêu yêu cầu bài toán trang 102. - Muốn biết cả hai phân xưởng làm được bao nhiêu, chúng ta phải làm như thế nào? - Dựa vào cách tính tổng các số có ba chữ số, em hãy thực hiện tính tổng 3526 + 2759. F Đặt tính và tính 3526 + 2759. - Nêu cách đặt tính khi thực hiện phép tính tổng 3526 + 2759 ( Sách Gviên/ 177). - Bắt đầu cộng từ đâu? - Hãy nêu từng bước tính cộng 3526 + 2759. F Nêu qui tắc tính: Muốn thực hiện tính cộng các số có bốn chữ số với nhau ta làm như thế nào? b. Hoạt động 2: Thực hành. * Mục tiêu: Giúp HS biết cộng các số có 4 chữ số. * Cách tiến hành: * Bài 1: Tính - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài: - Cho HS làm vào vở nháp. - Uốn nắn sửa sai cho HS. * Bài 2b: Đặt tính rồi tính - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài: - Cho HS cả lớp làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi HS lên bảng sửa bài. - Nhận xét, chốt lại. * Bài 3: Toán giải - Mời HS đọc đề bài. - Đặt câu hỏi HD HS: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu cả lớp làm vào vở - Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại. * Bài 4: Nêu tên trung điểm của hình chữ nhật - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - Mời 1 HS nhắc lại cách tìm trung điểm. - Gọi HS trả lời. - Nhận xét, chốt lại. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hát - 3 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. - Nghe Gv đọc đề bài. - Tính tổng 3526 + 2759 (thực hiện phép cộng 3526 + 2759 ) - Học sinh tính và nêu kết quả. - Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn). - (6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1; 2 cộng 5 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8; 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1; 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6). + Vậy 3526 + 2759 = 6285 + Muốn cộng các số có bốn chữ số ta thực hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị). - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Làm vào vở nháp. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào vở. - 4 HS lên làm bài. - Nhận xét. - 1 HS đọc đề bài. - Phát biểu. - Cả lớp làm vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS nhắc lại. - Phát biểu. - Nhận xét. ----------------------------------------------- Tiết 2: Chính tả - Nghe viết: TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b (chọn 3 trong 4 từ) hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh viết bảng một số từ của tiết trước. - Nhận xét, đánh giá chung. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 3.2: Nội dung *. Các họat động chính : a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài chính tả . * Mục tiêu: Giúp học sinh nghe - viết đúng bài chính tả vào vở. * Cách tiến hành: F Hướng dẫn HS chuẩn bị. - Đọc 1 lần đoạn viết chính tả. - Gọi 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ bằng hệ thống câu hỏi. F Viết chímnh tả: - Cho HS đọc và viết bài vào vở. - Chấm chữa bài. - Cho HS đổi vở bắt lỗi chéo. - Hướng dẫn HS chữa lỗi chính tả. - Chấm 5 bài và nhận xét bài viết của HS. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. * Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu. * Cách tiến hành: * Bài tập 2: Chọn phần b: Điền vào chỗ trống s hay x. - Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở - Chia bảng lớp làm 3 phần; gọi 3 HS lên bảng thi làm nhanh. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Gầy guộc – chải chuốt – nhem nhuốc – nuột nà 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hát - Học sinh viết bảng. - Nhắc lại tên bài học. - Đọc thầm theo GV. - 1 HS đọc lại. - Viết bài vào vở. - Từng cặp HS đổi vở bắt lỗi. - Chữa lỗi theo HD. - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào vở. - 3 HS lên bảng thi làm nhanh. - Nhận xét. ---------------------------------------------- Tiết 3: Tập làm văn: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Nắm được một số kiến thức cơ bản về báo cáo hoạt động. 2. Kĩ năng : Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (Bài tập 1). 3. Thái độ: Yêu thích môn học; có thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài 3.2: Nội dung a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: trực tiếp. b. Hoạt động 2: Báo cáo về hoạt động của tổ. * Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói biết báo cáo về các hoạt động của tổ. * Cách tiến hành: * Bài tập 1: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. - Mời HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ bộ đội”. - Nhắc nhở HS: + Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: Mục 1: Học tập. Mục 2: Lao động. + Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn”. + Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình + Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. - Cho HS học nhóm 4 - Yêu cầu các tổ làm việc: + Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. + Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng. Báo cáo trước lớp về kết quả học tập và lao động của tổ mình. + Cho HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày BC trước lớp. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc thầm lại bài. - Lắng nghe. - HS học nhóm 4. - Các thành viên trao đổi trong nhóm. - Lần lượt đóng vai tổ trưởng để báo cáo trước lớp. _____________________________________
Tài liệu đính kèm: