Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ )

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ).

 2. Kĩ năng: Vận dụng giải toán có một phép nhân.

 3. Thái độ: Các em biết vận dụng vào giải toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên : Bảng phụ, Phiếu HT

 2. Học sinh : SGK

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
(Từ ngày 24/09/2018 đến ngày 28/09/2018)
Ngày dạy: 24/09/2018
 Sáng, thứ hai ngày 24 tháng 09 năm 2018
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
---------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán:
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ )
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ).
	2. Kĩ năng: Vận dụng giải toán có một phép nhân.
	3. Thái độ: Các em biết vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
	1. Giáo viên : Bảng phụ, Phiếu HT
	2. Học sinh : SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : Tính 
 33 x 3
 34 x 2 
3. Bài mới:
3.1 .HĐ1: Giới thiệu phép nhân 26 x 3
 26 - HD đặt tính rồi tính
 x
 3
 78 
- Tương tự : 54 x 6 = ?
3.2. HĐ2 : Thực hành
a. Bài 1: Tính
b. Bài 2: Giải toán:
 - Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
c. Bài 3 : Tìm x
- Nêu cách tìm số bị chia?
4. Củng cố - dặn dò
- Ôn bảng nhân 2, 3, 4, 5, 6.
- Ôn lại bài
- Hát.
- 2HS lên bảng.
- Lớp làm bảng con.
- 1HS lên bảng đặt tính rồi tính.
- Cả lớp làm bảng con.
- Nêu lại cách nhân ( 2HS )
- Làm bài vào phiếu HT.
- 4 HS lên bảng chữa bài.
- Làm bài vào vở - đổi vở KT.
Bài giải
Hai cuộn vải dài là:
35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 mét.
- 2 HS lên bảng chữa bài
a) X : 6 = 12 b) X : 4 = 23
 X = 12 x 6 X= 23 x 4
 X = 72 X = 92
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3 + 4: Tập đọc - kể chuyện:
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
	I. Mục tiêu:
	 	1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (TL các câu hỏi trong SGK).
 	3.Thái độ: Biết kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
	II. Đồ dùng dạy - học:
	 1. Giáo viên: Tranh minh họa các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
	 2. Học sinh: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 	III. Các hoạt động dạy: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ông ngoại.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới theo sách giáo viên.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc: 
a) Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý lời các nhân vật:
+ Giọng viên tướng: dứt khoát, rõ ràng, tự tin.
+ Giọng chú lính: Lúc đầu rụt rè, đến cuối chuyện dứt khoát, kiên định.
+ Giọng thầy giáo: nghiêm khắc, buồn bã.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó:
+ Cho HS xem một đoạn nứa tép.
+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới thiệu từ ô quả trám.
+ Hoa mười giờ là loài hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa. Hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, vàng. (Cho HS xem bông hoa mười giờ).
+ Em hiểu từ nghiêm giọng trong câu “thầy giáo nghiêm giọng hỏi.” Nhu thế nào?
+ Thế nào là quả quyết? Em hãy đặt câu với từ này.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hỏi: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?
- Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ em. Trong trò chơi, các bạn cũng có phân cấp tướng, chỉ huy, lính như trong quân đội và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?
- Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì?
- Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?
- Như vậy chú lính đã làm trái lệnh của viên tướng, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 xem chuyện gì xảy ra sau đó.
- Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
- Hãy đọc đoạn 3 và cho biết: “ Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?”
- Khi bị thầy giáo nhắc nhở, chú lính nhỏ cảm thấy thế nào?
- Theo em, vì sao chú lính lại run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
- Vậy là đến cuối giờ học cả tướng và lính đều chưa ai dám nhận lỗi với thầy giáo. Liệu sau đó các bạn nhỏ có dũng cảm và thực hiện được điều thầy giáo mong muốn không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.
- Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì khi ra khỏi lớp học?
- Chú đã làm gì khi viên tướng khoát tay và ra lệnh: “Về thôi!”?
- Lúc đó, thái độ của viên tướng và những người lính như thế nào?
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
- Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài?
2.4. Luyện đọc lại bài
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai: người dẫn chuyện, chú lính, viên tướng, thầy giáo.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt. 
- 3 HS lên bảng thực hịện yêu cầu.
- Học sinh nghe giới thiệu
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đàu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV:
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật:
- Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//
- Chỉ những thằng hèn mới chui.//
- Về thôi.// (giọng tướng ra lệnh dứt khoát, rõ ràng)
- Chui vào à?// - Ra vườn đi!// (giọng ngập ngừng, rụt rè.) – Nhưng như vậy là hèn. – (giọng quả quyết, khẳng định.)
- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào / và luống hoa.// (giọng khẩn thiết, bao dung).
+ Quan sát thanh nứa tép.
+ Quan sát hình minh họa để hiểu nghĩa của từ.
+ Quan sát bông hoa và nghe giáo viên giới thiệu.
+ Nghĩa là thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc.
+ Quả quyết nghĩa là dứt khoát, không do dự.
Đặt câu: Cậu bé quả quyết rằng cậu đã gặp tôi ở đâu đó.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Đọc thầm.
- Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó.
- Chú lính nhỏ quyết định không leo lên hàng rào như lệnh của viên tướng mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
- Vì chú sợ làm hỏng hàng rào của vườn trường.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, HS cả lớp đọc thầm theo.
- Hàng rào đã bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính.
- Thầy giáo mong HS của mình dũng cảm nhận lỗi.
- Chú lính nhỏ run lên vì sợ.
- HS xung phong phát biểu ý kiến: 
 Vì chú lính quá hỗi hận./ Vì chú đang rất sợ./ Vì chú chưa quyết định được là nhận hay không nhận lỗi của mình./
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Chú lính nói khẽ: “Ra vườn đi!”
- Chú nói: “Nhưng như vậy là hèn!” rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
- Mọi người sững lại nhìn chú rồi cả đội bước nhanh theo chú như theo một người chỉ huy dũng cảm.
- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Luyện đọc trong nhóm, sau đó hai nhóm thi đọc bài theo vai.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
2. Thực hành kể chuyện:
- Gọi 4 HS kể nối tiếp trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn.
- Chú ý: Nếu HS lúng túng, GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS.
Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào? Chú lính định làm gì?
Tranh 2: Cả nhóm đã vượt rào bằng cách nào? Chú lính vượt rào bằng cách nào? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
Tranh 3: Thầy giáo đã nói gì với các bạn? Khi nghe thầy nói chú lính cảm thấy thế nào? Thầy mong muốn điều gì ở các bạn học sinh?
Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó? Mọi người có thái độ như thế nào trước lời nói và việc làm của chú lính nhỏ?
- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện. Nhóm 1, kể đoạn 1,2; nhóm 2 kể đoạn 3,4.
- Nhận xét và tuyên dương HS.
- Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi đó em đã mắc lỗi gì? Em nhận lỗi với ai? Người đó nói gì với em? Em suy nghĩ gì về việc đó?
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài.
- Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm.
- 4 HS kể.
- HS trả lời.
- HS theo dõi và trả lời.
- 2 nhóm kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
________________________________________
Chiều, thứ hai ngày 24 tháng 09 năm 2018
Tiết 2: Tiếng việt +:
ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG CÓ PHỤ ÂM ĐẦU D/ R TRONG BÀI "NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM"
	I. Mục tiêu:
	- Học sinh cơ bản đọc được bảng vần.
	- Biết phân biết và đọc rõ ràng tiếng có phụ âm d/r Các tiếng, từ có ân đầu d/r trong bài đọc "Người lính dũng cảm"
	II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Một số bảng vần (vần), các thẻ vần (âm) rời.
	- HS: Bảng con, giẻ lau.
	III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn học.
	a. Ôn bảng vần.
	* Hoạt động nhóm:
	- Các nhóm khá, giỏi nối tiếp nhau bảng vần trong nhóm
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp.
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên.
	b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có phụ âm d/r trong bài đọc.
	- GV viết các phụ âm đầu d/r lên bảng. Hướng dẫn HS phân biệt cách đọc các phụ âm đó.
	- Yêu cầu học sinh dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch những tiếng có phụ âm đầu l/n trong bài.
	- Yêu cầu học sinh đọc các tiếng từ vừa tìm được (CN - N - ĐT)
	- Giải nghĩa một số từ trong bài kết hợp giữa tiếng phổ thông và tiếng dân tộc (tiếng Mông).
	- Tìm tiếng ngoài bài có phụ âm đầu là l/n.
	3. Củng cố, dặn dò.
	- Nhận xét, tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
___________________________________________
Ngày dạy:25/09/2017
Sáng, thứ ba ngày 25 tháng 09 năm 2018
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu.
	1. Kiến thức: Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ).
	 2. Kĩ năng: Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
	3. Thái độ: Các em hăng say phát biểu ý kiến.
	II. Đồ dùng dạy học.
	 1. Giáo viên: Bảng phụ chép BT
	 2. Học Sinh: SGK
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài ... ên sa bàn.
- GV nêu các tình huống, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách sử lí đúng, an toàn.
? Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi ntn?
? Người đi xe đạp nên đi ntn khi đi qua ngã tư mà không có đèn tín hiệu giao thông?
? Khi rẽ ở 1 đường giao nhau ai được quyền ưu tiên đi trước?
? Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến ntn? 
? Xe đạp nên đi vòng và vượt qua 1 xe đang đỗ ở phía làn xe bên phải ntn?
? Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy, muốn rẽ trái, người đi xe đạp phải đi ntn?
* Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường.
- GV kẻ sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư, trên đường có kẻ vạch phân làn đường(đường 2 chiều) và chia làn xe chạy (3 làn xe, 2 làn xe ô tô và 1 làn xe thô sơ). Đường cắt ngang chỉ có 1 vạch chia 2 làn đường.
? Em nào biết đi xe đạp?
- GV quan sát nhận xét.
? Tại sao lại cần phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn xe?
? Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải?
* GV KL: Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng (muốn rẽ phải, rẽ trái) đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường.
- Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư, nơi có đèn tín hiệu giao thông phải đi theo hiệu lệnh của đèn.
- HS nghe, thảo luận nhóm đôi.
- Phát biểu trước lớp.
- Xe đạp luôn đi bên phải sát lề đường. Nhưng khi muốn rẽ trái, người đi xe đạp không nên đi đến tận đường giao nhau mới rẽ, mà nên giơ tay trái xin đường,..
- Đến gần ngã tư người điều khiển xe đạp phải đi chậm lại, quan sát cẩn thận các xe đi đến từ cả hai phía trên đường. Khi không có xe đi qua mới vượt nhanh qua đường để rẽ trái.
- Xe đạp nên đi chậm lại và nhường đường cho xe đi chiều ngược lại và người đi bộ đang qua đường.
- Người đi xe đạp phải nhường đường cho các xe đi đến từ bên trái và đi sát vào bên phải.
- Người đi xe đạp giơ tay trái báo hiệu để đổi sang làn xe bên trái, đi vượt qua xe đỗ, giơ tay phải xin trở về làn đường bên phải.
- Người đi xe đạp phải đi chậm lại, q/s phía sau và trước mặt, nếu có nhiều xe ô tô đang chạy từ phía sau hoặc phía trước, phải dừng lại chờ, khi thấy xe còn ở xa mới vượt nhanh qua đường.
- HS quan sát.
- HS giơ tay và lên đi.
- Lớp quan sát thực hiện và nhận xét.
- Nhờ đó những xe ở phía sau có thể biết emđang đi theo hướng nào để tránh.
- Những xe có động cơ kích thước lớn và tốc độ cao đều đi ở làn đường bên trái. Khi muốn vượt xe khác, các xe phải đi về phía trái của xe đi chậm hơn. Do đó xe đạp cần đi ở làn đường bên phải để các xe khác không phải tránh xe đạp.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc nhở hoạt động lần sau.
_____________________________________
Ngày dạy: 28/09/2018
Sáng, thứ sáu ngày 28 tháng 09 năm 2018
Tiết 1: Toán.
TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
 2. Kĩ năng: Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
 3. Thái độ: Các em chú ý làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. Giáo viên: 12 cái kẹo, 12 que tính.
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập của HS.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm lại bài tập số 2 và bài tập số 3 tiết trước.
- Chấm vở tổ 3.
- Nhận xét đánh giá.
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Vào bài:
* Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- Giáo viên nêu bài toán như sách giáo khoa 
- Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu bài tập.
+ Làm thể nào để tìm của 12 cái kẹo?
- Giáo viên vẽ sơ đồ để minh hoạ.
- Yêu cầu 1HS lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó 1 HS khác lên bảng giải.
+ Giáo viên hỏi thêm: Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ? 
* Thực hành:
- Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập (HS yếu, trung bình).
+ Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng.
+ Yêu cầu học sinh tự tính kết quả.
+ Gọi 3 em lên tính mỗi em một phép tính.
+ Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài 
+ Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Bài 2: Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài 
+ Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện.
+ Gọi 1HS lên bảng làm bài.
- Giáo viên chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ta làm thế nào?
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi.
- Học sinh 1: Lên bảng làm bài tập 2.
- Học sinh 2: Làm bài 3.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- HS quan sát sơ đồ minh họa và nêu :
+ Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần chính là số kẹo cần tìm.
- 1HS lên chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, cả lớp cùng quan sát.
- 1 em lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung.
 Giải
 Chị cho em số kẹo là:
 12 : 3 = 4 (cái)
 Đáp số: 4 cái kẹo
+ Ta chia 12 cái kẹo thành 4 phần bằng nhau mỗi phần chính là số kẹo cần tìm.
- Một em nêu đề bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột (tìm 1 phần bằng nhau của 8, 35, 24, 54)
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn.
- Một học sinh đọc bài toán. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 1 học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét chữa bài vào vở (nêu sai). 
 Giải:
 Số mét vải xanh cửa hàng bán là:
 40 : 5 = 8 ( m )
 Đáp số: 8 m 
- Vài học sinh nhắc cách tìm... 
- Về nhà học bài, xem lại các BT đã làm. 
---------------------------------------------------------
Tiết 2: Chính tả (Tập chép):
MÙA THU CỦA EM
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Chép và trình bày đúng bài chính tả 
 2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam ở bài tập 2. 
 3. Thái độ: Làm đúng bài tập 3b.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. Giáo viên: Bảng phụ chép bài thơ “Mùa thu của em”.
 2. Thái độ: Bảng lớp viết nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai.
- Gọi học sinh đọc 28 chữ và tên chữ đã học.
- Nhận xét, tuyên dương.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn nghe viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc mẫu bài lần 1 bài thơ trên bảng. 
- Yêu cầu hai học sinh đọc lại 
- Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa 
+ Các chữ đầu câu viết như thế nào ? 
- Yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Yêu cầu HS nhìn sách chép bài vào vở.
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
* Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét.
 Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên.
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Giúp học sinh hiểu yêu cầu 
- Yêu cầu 1 học làm bài trên bảng.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và chốt ý đúng.
Bài 3b:
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b 
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
- Gọi vài em nêu kết quả.
- Lớp cùng giáo viên nhận xét chốt ý đúng. 
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học tuyên dương nhắc nhở
- Dặn về nhà viết lại các tiếng từ viết sai chính tả.
- 3 em lên bảng viết các từ: bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng.
- Học sinh đọc thuộc lòng thứ tự 28 chữ cái đã học.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài. 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2 học sinh đọc lại bài.
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Học sinh nêu về hình thức bài:
+ Thể thơ 4 chữ.
+ Tên bài được viết ở giũa trang vở. 
+ Viết các chữ đầu dòng, tên riêng.
+ Ta phải viết hoa chữ cái đầu. 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp chép bài vào vở.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
- Lớp tiến hành luyện tập.
- Một em làm mẫu trên bảng 
- Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống 
- Cả lớp thực hiện vào vở 
- Một em làm bài trên bảng.
- Vần cần tìm là: 
 a) Sóng vỗ oàm oạp.  
 b) Mèo ngoạm miếng thịt.
- Lớp thực hiện bài 3b
- Cả lớp làm vào vở.
- Hai học sinh nêu kết quả 
- Các từ cần điền ở bài 3b: Kèn - kẻng - chén.
- HS viết lại tiếng từ sai - chuẩn bị bài mới.
-------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Bước đầu biết xác định được nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (SGK).
 2. Kĩ năng: Với học sinh khá giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
 3. Thái độ: Vở viết của học sinh.
II. Đồ dùng dạy học. 
 1.Giáo Viên: Bảng lớp ghi: Gợi ý về nội dung cuộc họp, trình tự 5 bước của cuộc họp (viết theo bài tập 3).
 2. Học sinh: SGK, vở viết.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên làm bài tập 1và 2 
- Yêu cầu 1 em kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” 
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài 
 b) Hướng dẫn làm bài tập:
* Gọi 1 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý )
- Giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
+ Qua bài Cho em biết để tổ chức tốt một cuộc họp em cần chú ý điều gì ?
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại trình tự của một cuộc họp.
* Yêu cầu từng tổ làm việc.
* Các tổ thi tổ chức cuộc họp.
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét bình chọn tổ có cuộc họp hiệu quả nhất.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các bước của một cuộc họp 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Hai em lên bảng sửa bài tập 1và 2. 
- 1 em kể chuyện: Dại gì mà đổi.
- Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này.
- 1 học sinh đọc lại đề bài tập làm văn.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
+ Phải xác định nội dung họp bàn về việc gì. Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp 
- 2 học sinh nhắc lại trình tự (Nêu mục đích cuộc họp; Nêu tình hình của lớp...)
- Các tổ bàn bạc để xác định nội dung cuộc họp.
- Lần lượt từng tổ thi tổ chức cuộc họp, cả lớp theo dõi bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất. 
- Hai học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
_________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2018_2019.doc