NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học để phục vụ con ng¬ười. Dựa vào các câu hỏi gợi ý HS kể đ¬ược từng đoạn câu chuyện.
2. Kĩ năng: Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ viết câu luyện đọc, ND bài.
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TUẦN: 22 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 09/02/2019 Ngày giảng: Thứ hai ngày 11/02/2019 Chào cờ: Tiết TKB: 1 TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Môn: Tập đọc Tiết TKB: 2+3; PPCT:64+65 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học để phục vụ con người. Dựa vào các câu hỏi gợi ý HS kể được từng đoạn câu chuyện. 2. Kĩ năng: Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ viết câu luyện đọc, ND bài. 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định - Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - 2 HS: Đọc thuộc lòng bài thơ Bàn tay cô giáo, TLCH về nội dung. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài. Hướng dẫn giọng đọc chung: + Đoạn 1: Đọc với giọng kể, chậm rãi thong thả để giới thiệu phát minh của Ê – đi – xơn. + Đoạn 2: Giọng kể thong thả; giọng bà cụ chậm và mệt mỏi; giọng Ê – đi – xơn hỏi bà cụ thể hiện sự ngạc nhiên. + Đoạn 3: Giọng Ê – đi – sơn reo lên mừng rỡ khi sảy ra sáng kiến; giọng bà cụ phấn chấn đầy hi vọng. + Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục; giọng Ê – đi – xơn vui vẻ, hóm hỉnh; giọng bà cụ phấn khởi, vui mừng. - HS theo dõi, lắng nghe. - Gọi HS đọc nối tiếp từng câu. - HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm. - HDHS chia đoạn. - Gọi HS đọc đoạn trước lớp. - Bài chia 4 đoạn. - HS nối tiếp đọc đoạn, kết hợp giải. nghĩa một số từ ngữ cuối bài. - HDHS đọc ngắt nghỉ hơi câu văn trên bảng phụ. - HS nêu cách ngắt nghỉ; 2HS đọc trên bảng phụ: Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-sơn đây.// Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định/ làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.// - HDHS luyện đọc đoạn trong nhóm. - Gọi các nhóm đọc bài trước lớp. - Gọi HS đọc cả bài. - Đọc đoạn trong nhóm 4. - 2 nhóm đọc bài. - 1HS đọc toàn bài. b. Tìm hiểu bài - Cho HS đọc đoạn 1, TLCH - Lớp đọc thầm + Hãy nói điều em biết về Ê- đi-sơn? + Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra lúc nào? + Ê- đi - xơn là nhà bác học người Mỹ, Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng chế.Tuổi thơ của ông đã rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi ông trở thành nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới. + Câu chuyện xảy ra khi Ê – đi – xơn phát minh ra đèn điện, mọi người ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ đã đi bộ mười hai cây số để được tận mắt xem chiếc đèn điện, đến nơi bà cụ mệt quá ngồi nghỉ bên vệ đường, đúng lúc ấy nhà bác học Ê – đi – xơn đi qua, thấy bà cụ ông dừng lại hỏi thăm. - Cho HS đọc đoạn 2, 3 TLCH - Lớp đọc thầm đoạn 2,3. + Bà cụ mong muốn điều gì? Vì sao? + Vì sao bà cụ lại mong ước như vậy? + Bà mong muốn Ê-đi-xơn làm ra một thứ xe không cần ngựa kéo, thật êm. + Vì xe ngựa đi rất xóc, đi xe ấy các cụ già sẽ ốm mất. + Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê - đi – xơn ý nghĩ gì ? + Chế tạo 1 chiếc xe chạy bằng dòng điện. - Cho HS đọc đoạn 4, TLCH 4, 5. - 1HS đọc, lớp đọc thầm + Khoa học đem lại lợi ích gì cho con người? + Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. + Câu chuyện nói lên điều gì? - Gọi HS đọc ND bài trên BP. * Nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. c. Luyện đọc lại - Gọi HS đọc lại bài - HDHS luyện đọc đoạn 3. - Y/c HS luyện đọc trong nhóm. - 4HS nối tiếp đọc - Nghe đọc mẫu, nêu cách đọc. - HS luyện đọc theo cặp đôi. - Gọi HS đọc bài. - Gọi HS đọc phân vai đoạn 3. - Nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt. - 2HS đọc trước lớp. - Đọc phân vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ. d. Kể chuyện - Gọi HS đọc yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HDHS dựng lại câu chuyện theo vai. - Y/c HS tập kể chuyện trong nhóm. - Gọi các nhóm kể trước lớp - Nhận xét, tuyên dương nhóm, HS kể hay. 4. Củng cố: Nhận xét giờ học - Thảo luận nhóm 3. Dựng lại câu chuyện theo vai. - HS tập kể chuyện trong nhóm 3. -2 nhóm kể - Lấng nghe 5. Dặn dò: Về chuẩn bị bài sau - Thực hiện Môn: Toán Tiết TKB:4 ; PPCT:106 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố về các tháng trong năm, số ngày trong tháng. Cách xem lịch. 2. Kĩ năng: HS biết thực hành xem lịch. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Giáo viên: Lịch năm 2004, 2005. Bảng phụ. 2. Học sinh: III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định - Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét - 2HS: Nêu tên các tháng có 30 ngày; 31 ngày? 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(Tr.109): Đây là tờ lịch tháng 1 tháng 2, tháng 3 năm 2004 - Cho HS quan sát lịch năm 2004 - Quan sát và trả lời câu hỏi + Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy? +Thứ ba + Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy? +Thứ hai + Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy? +Thứ hai + Ngày cuối cùng của th 1 là thứ mấy? +Thứ tư - Nhận xét, kết luận: * Củng cố về cách xem lịch. Bài 2(Tr.109): Xem lịch năm 2005 rồi cho biết: - Cho HS quan sát lịch trong SGK/107 - Quan sát và trả lời câu hỏi. + Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 là thứ mấy? Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 là thứ tư. + Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là thứ mấy? +Chủ nhật + Sinh nhật em là ngày nào? tháng nào? - 2HS nêu + Thứ hai đầu tiên năm 2005 là ngày nào? +Thứ 2 đầu tiên của năm 2005 là ngày 3/1. - Nhận xét, chữa bài * Củng cố cách xem lịch. - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 3(Tr.109): - Cho HS làm bài vào vở. - Làm vở, 1 HS làm bảng phụ, nhận xét. Đổi vở kiểm tra. + Những tháng nào có 30 ngày ? - Tháng 4, 6, 9, 11. + Những tháng nào có 31 ngày ? - Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 - Nhận xét, chữa bài, củng cố KT. * Củng cố về các ngày trong tháng. - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 4 (Tr.109): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 4.Củng cố: Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm - Lắng nghe. - Theo dõi. Môn: Mĩ thuật Tiết TKB: 5 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Môn: Thể dục Tiết TKB: 6 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Môn: Tiếng Anh Tiết TKB: 7 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Ngày soạn: Thứ bảy ngày 09/02/2019 Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 /02/2019 Môn: Tập đọc Tiết TKB:1;PPCT:66 CÁI CẦU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ND của bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ 3. Thái độ: HS có thái độ yêu quý, tự hào về công việc của bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ viết câu luyện đọc, ND bài. 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định - Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét 2 HS: Kể lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ, nêu nội dung bài 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. - Lắng nghe. a. Luyện đọc - GV đọc mẫu, tóm tắt ND bài hướng dẫn giọng đọc chung - Lắng nghe. - Gọi HS đọc từng câu thơ, kết hợp sửa lỗi phát âm. - HS đọc nối tiếp câu, mỗi HS đọc 2 dòng thơ. - HD HS chia đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - Bài chia 4 đoạn, mỗi khổ thơ là một đoạn - Đọc nối tiếp từng khổ thơ, kết hợp giải nghĩa từ. - HDHS đọc ngắt, nghỉ hơi trên BP - HS nêu cách ngắt nghỉ; 2HS đọc trên bảng phụ: Yêu hơn cả/ cầu ao mẹ thường đãi đỗ/ Là cái cầu này/ ảnh chụp xa xa/ Mẹ bảo:// cầu Hàm Rồng sông Mã/ Con cứ gọi cái cầu của cha.// - Y/c HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. - Gọi các nhóm đọc trước lớp - Luyện đọc trong nhóm 4. - 2 nhóm đọc trước lớp - Gọi HS đọc cả bài - 1HS đọc toàn bài b. Tìm hiểu bài - Cho HS đọc bài thơ, TLCH + Người cha trong bài thơ làm nghề gì? Câu thơ nào ho em biết điều đó? - Lớp đọc thầm. + Cha bạn nhỏ làm nghề xây dựng cầu. Câu thơ cho em biết điều đó là: Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu + Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào ? Được bắc qua dòng sông nào? + Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã. - Giúp HS hiểu thêm về cầu Hàm Rồng: Cầu Hàm Rồng là cầu đường bộ, đường sắt bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía bắc. - Lắng nghe - Cho HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, TLCH - 1 HS đọc, lớp đọc thầm + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ? + Bạn nghĩ đến những sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn giómẹ thường đãi đỗ . + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao? + Chiếc cầu trong tấm ảnh cầu Hàm Rồng vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên + Tìm câu thơ mà em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó? - HS phát biểu và giải thích. + Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? - HS nêu ý kiến: Bạn nhỏ là ngừi rất yêu và tự hào về cha của mình nên bạn yêu luôn chiếc cầu mà cha đã tham gia và xây dựng. - Nhận xét chốt ND bài. - Gọi HS đọc ND bài trên BP. * Nội dung: Bạn yêu cha, tự hào về cha vì vậy bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra. c. Luyện đọc lại - Y/c HS đọc lại bài thơ. - Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ. - 4HS nối tiếp đọc. - 4HS đọc nối tiếp. - HDHS đọc thuộc lòng bài thơ trong nhóm. - HS luyện đọc HTL theo cặp đôi. - Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp. - HS đọc thuộc từng khổ thơ và cả bài. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc và hay. 4. Củng cố: Nhận xét giờ học. - Lắng nghe 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Thực hiện Môn: Âm nhạc Tiết TKB: 2 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Môn: Toán Tiết TKB:3 ; PPCT:107 HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Bi ... thức rèn chữ viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa P, từ ứng dụng Phan Bội Châu 2. Học sinh : Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ + Đọc cho HS viết chữ hoa O, Ô, Ơ. 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Hướng dẫn viết chữ hoa: - Cho HS quan sát từ và câu ứng dụng - Y/c HS tìm các chữ viết hoa - Viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết. - HDHS viết các chữa viết hoa trên bảng con. * Luyện viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Em biết gì về ông Phan Bội Châu? - HDHS viết từ ứng dụng vào bảng con * Luyện viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng. * Thực hành viết bài - HDHS viết bài vào VTV theo mẫu - Thu bài nhận xét, tuyên dương học sinh viết sạch, đẹp. 4. Củng cố: Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng, lớp viết ra bảng con chữ hoa: O, Ô, Ơ. - Lắng nghe - Quan sát, đọc từ và câu ứng dụng. - Các chữ viết hoa P, Ph, B P, Ph, B Phan Bội Châu * Ông Phan Bội Châu là nhà cách mạng vĩ đại của Việt Nam, ngoài hoạt động cách mạng ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước. - Viết từ ứng dụng vào bảng con Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam. * Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên Huế dài 60 m, rộng từ 1 đến 6 km. Đèo Hải Vân gần bờ biển Thừa Thiên Huế vào Đà Nẵng cao 1444 km, dài 20 km. - HS viết bài vào vở theo mẫu. - Nhận xét bài viết- Lắng nghe. - Lắng nghe - Thực hiện Ngày soạn: Thứ tư ngày 13/02/2019 Ngày giảng: Thứ sáu 15/02/2019 Môn: Mĩ thuật Tiết TKB: 1 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Môn: Toán Tiết TKB: 2; PPCT:110 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện tính nhân, giải toán có lời văn. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ BT2,3,4. 2. Học sinh: Phiếu, bảng con III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức - Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét - 2 HS lên bảng thực hiện đặt tính và tính 3411 x 2; 2143 x 4 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 1 (Tr.114): Viết thành phép nhân và ghi kết quả - HDHS làm bài vào vở nháp, nêu miệng kết quả. - Nhận xét chữa bài. a, 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 b, 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156 c, 2007+2007+2007+2007= 2007 x 4 = 8028 - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 2 (Tr.114): Số? - HDHS làm bài vào SGK, 1HS làm BP. Số bị chia 423 423 9604 5355 Số chia 3 3 4 5 Thương 141 141 2401 1071 - Nhận xét, chữa bài, củng cố KT * Củng cố về tìm thành phần trong phép chia. - Gọi HS đọc bài toán Bài 3 (Tr.114): Bài giải - HDHS nêu tóm tắt, cách giải - Y/c HS làm bài vào vở, 1HS làm BP. Số lít dầu chứa trong cả hai thùng là : 1025 x 2 = 2050 (l) Số lít dầu còn lại là: 2050 - 1350 = 700 (l) Đáp số: 700 l dầu. - Nhận xét chữa bài, củng cố KT * Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 4 (Tr.114): Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) - HDHS làm bài trên BP theo mẫu - Y/c HS làm bài SGK, 1HS làm BP Số đã cho 113 1015 1107 1009 Thêm 6 đơn vị 119 1021 1113 1015 Gấp 6 lần 678 6090 6642 6054 - Nhận xétchữa bài, củng cố KT * Gấp một số lên nhiều lần, thêm 1 số đơn vị. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học - Lắng nghe 5. Dặn dò: chuẩn bị bài sau - Thực hiện Môn: Chính tả Tiết TKB: 3; PPCT:44 MỘT NHÀ THÔNG THÁI (nghe viết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bà chính tả: Một nhà thông thái. Tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. Tìm được các từ chỉ hoạt động. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, đẹp 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ BT2 2. Học sinh : Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức - Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét - 2 HS: lên bảng, lớp viết bảng con: chăm chỉ, chẻ lạt, trong trắng 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS nghe - viết a. Hướng dẫn chuẩn bị - Đọc bài chính tả - 2 HS đọc, lớp đọc thầm + Đoạn văn có mấy câu? - Có 4 câu + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? - Những chữ đầu mỗi câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký . - Y/c HS tự viết những từ khó ra nháp - HS tự viết từ khó vào vở nháp b. Hướng dẫn viết bài. - GV đọc chậm, HDHS viết bài vào vở. - HS nghe đọc viết bài vào vở - Đọc lại bài cho HS soát lỗi - Đổi bài soát lỗi. - Thu bài, nhận xét d. Hướng dẫn làm bài tập - Gọi HS nêu yêu cầu BT - HDHS làm bài VBT, 1HS làm BP - Nhận xét chữa bài, chốt đáp án đúng Bài 2(Tr.38): Tìm các từ a. chứa tiếng bắt đầu bằng r,d, gi có nghĩa. * Đáp án: ra - đi - ô; dược sĩ; giây - Gọi HS nêu yêu cầu BT - HDHS làm bài dưới hình thức trò chơi. Bài 3(Tr38): Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động: - Tổ chức thi tìm từ nhanh giữa 2 đội - Nhận xét, đánh giá, công bố đội thắng cuộc. * Đáp án: + Có tiếng chứa vần ươc: bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược, khước từ... + Có tiếng chứa vần ươt: trượt đi, vượt lên, tập dượt, rượt đuổi, lướt ván, 4. Củng cố: Nhận xét giờ học. - Lắng nghe 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau - Thực hiện. Sinh hoạt Tiết TKB: 4 NHẬN XÉT TUẦN 22 I. MỤC TIÊU - Giúp HS thấy được những ưu, tồn tại trong tuần qua. - Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời. - Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình. II. NỘI DUNG SINH HOẠT 1. Sinh hoạt theo tổ: Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần phải giúp đỡ. 2. Sinh hoạt theo lớp: Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp. Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động. 3. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung * Ưu điểm. - Duy trì tốt nề nếp. Thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội - Đi học đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp. - Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ, trang phục đúng quy định. - Tham gia các hoạt động giữa giờ đều, đẹp, đúng động tác. * Điển hình tốt trong tuần: Hưng, Linh, Thái, Thúy * Tồn tại: Còn một số HS chữ viết chưa sạch đẹp, hiện nhân chia, đọc viết các số có bốn chữ số còn chậm : Mai, Phát. III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.Tiếp tục thực hiện thi đua giữa các tổ lập thành tích Mừng đảng - Mừng xuân mới. - Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, Có đủ đồ dùng học tập khi đến lớp, thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt kế hoạch của Đội và nhà trường đề ra, đảm bảo ATGT. HĐNG (Tự học Tiếng Việt) Tiết TKB: 5 ÔN CHỮ HOA P I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố cách viết chữ hoa P (Ph) thông qua bài tập ứng dụng.Viết tên riêng và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. 2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa P, từ ứng dụng Phan Bội Châu 2. Học sinh : Bảng con, vở tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Giới thệu bài ôn. 3. Hướng dẫn viết chữ hoa: - Cho HS quan sát từ và câu ứng dụng - Y/c HS tìm các chữ viết hoa - Viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết. - HDHS viết các chữa viết hoa trên bảng con. * Luyện viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Em biết gì về ông Phan Bội Châu? - HDHS viết từ ứng dụng vào bảng con * Luyện viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng * Thực hành viết bài - HDHS viết bài vào VTV theo mẫu - Thu bài nhận xét, tuyên dương học sinh viết sạch, đẹp. 4.Củng cố: Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Hát. - Lắng nghe - Quan sát, đọc từ và câu ứng dụng - Các chữ viết hoa P, Ph, B P, Ph, B Phan Bội Châu * Ông Phan Bội Châu là nhà cách mạng vĩ đại của Việt Nam, ngoài hoạt động cách mạng ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước. - Viết từ ứng dụng vào bảng con Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam. * Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên Huế dài 60 m, rộng từ 1 đến 6 km. Đèo Hải Vân gần bờ biển Thừa Thiên Huế vào Đà Nẵng cao 1444 km, dài 20 km. - HS viết bài vào vở theo mẫu Nhận xét bài viết- Lắng nghe HĐNG (Tự học Toán) Tiết TKB: 6 BÀI TẬP CUỐI TUẦN I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Nắm vững biểu tượng về hình tròn. Biết tâm, đường kính, bán kính, biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trớc. 2.Kĩ năng: Biết cách vẽ hình tròn thành thạo. 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 1. Giáo viên: Com pa, vật có dạng hình tròn. 2. Học sinh: Com pa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Hát - 2HS: Nêu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn - Nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu bài M A B 0 000000 - Lắng nghe * Hướng dẫn HS làm bài tập - Gọi HS nêu BT - HDHS nêu tóm tắt, cách giải - Y/c HS làm bài vào VBT, 1HS làm BP. Bài 1 Tr.18: Bài giải Chu vi hình tứ giác AIBO là: 6 + 6 + 4 + 4 = 20 (cm) Đáp số: 20 cm - Nhận xét chữa bài, củng cố KT * Củng cố về đường kính và bán kính của hình tròn, cách tính chu vi hinh tứ giác. - Gọi HS nêu BT Bài 2/18: - Y/c HS làm bài vào VBT. Bài giải Đường kính của hình tròn là: 24 : 4 = 6 (cm) Bán kính của hình tròn là: 6 : 2 = 3 (cm) Đáp số: 3 cm - Nhận xét, chữa bài, củng cố KT * Củng cố về đường kính và bán kính của hình tròn - Gọi HS nêu BT Bài 3/18: - Cho HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng phụ - Nhận xét, chữa bài Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: 1025 - 415 = 610 (m) Chu vi khu công nghiệp đó là: (1025 + 610) x 2 = 3270 (m) Đáp số: 3270 m - Nhận xét, chữa bài, củng cố KT * Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật. 4. Củng cố: Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe. - Thực hiện. HĐNG Tiết TKB: 7 CHỦ ĐIỂM MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tài liệu đính kèm: