Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016

Đạo đức Tiết 31

 Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (Tiết 2)

 Thời gian dự kiến: 35 phút

I/ Mục tiêu:

 - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.

 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.

 - Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh một số cây trồng, vật nuôi.

- Bài hát trồng cây, nhạc Văn Tiến, lời của Bế Kiến Quốc.

II/ Các hoạt động dạy học:

1/HĐ cơ bản:

a)Khởi động:

 - Tổ chức trò chơi:

 - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương.

 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.

b)Hình thành kiến thức:

 Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra

 - Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn;Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường; Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường

 + Hãy kể tên các loại cây trồng em biết. Các cây trồng đó được chăm sóc ntn ?

 + Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết. Các vật nuôi đó được chăm sóc ntn?

 + Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?

 - Một số HS lên trình bày. Các HS khác trao đổi, bổ sung.

 - GV nhận xét việc trình bày của HS và khen ngợi những HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.

 * Kết luận:

 Hoạt động 2: Đóng vai

 - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống: VBT

 - HS thảo luận và chuẩn bị sắm vai.

 - Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.

 * Kết luận: 1.Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.

 2. Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết.

 3. Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn.

 4. Hải nên khuyên Chính không đi trên thảm cỏ.

 * Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người.

 Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

 * GDBVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.

3/ HĐ ứng dụng:

 *SDNLTK&HQ : Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

 * GDTNMTB, HĐ: Cây trồng, vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo. Giữ gìn chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.

 

doc 29 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2016 
Tập đọc-Kể chuyện Tiết: 91+92
 Bác sĩ Y-éc-xanh SGK: 106
	 Thời gian dự kiến: 80 phút	
I/ Mục tiêu: *Tập đọc
	- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
 - Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc - xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK). 
 *Kể chuyện 
 - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ. 
	- HS khá, giỏi biết kể câu chuyện theo lời của bà khách. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
- Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ HĐ cơ bản:
a. Khởi động
b. Hình thành kiến 
 *Tập đọc
1. Luyện đọc 
 * LĐ đoạn kết hợp LĐ từ khó và hiểu nghĩa từ mới
 - GV hướng dẫn đọc. Một em đọc toàn bài. 
	- GV gợi ý để cho HS chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc đoạn trong nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài trong nhóm , kết hợp giải nghĩa từ mới cuối bài.
- Đại diện 2 nhóm thi đọc trước lớp Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. 
2. Tìm hiểu bài
 * KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tư duy sáng tạo; Thể hiện sự tự tin. 
 - HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 106. 
C1: Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
C2: Có lẽ bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ trông như người khách đi tàu ngồi toa xe hạng ba – toa tàu dành cho người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
C3: Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
C4: Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./ Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế để nghiên cứu./...
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
3. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt, nghỉ, giọng đọc toàn bài,...
- Bốn em nối tiếp đọc 4 đoạn.
- Học sinh đọc diễn cảm lại câu chuyện.
- Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay, đọc tốt nhất.
 * Kể chuyện	
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời một nhân vật.
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 	 - HS đọc yêu cầu kể chuyện và 4 gợi ý.
 	 - Từng cặp học sinh tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
 - Bốn học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
 	 - Lớp và giáo viên bình chọn nhóm kể hay nhất.
3/HĐ ứng dụng:
 - Đọc cho bố mẹ, người thân nghe bài tập đọc để mọi người nói lên cảm xúc của
Mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 - Xem bài sau Một mái nhà chung.
IV/ Đánh giá: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. 
	________________________________
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 61
 Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời sgk/116 - 117 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
- Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
 Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Quả địa cầu, các hình SGK.
 + HS: SGK
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi, 
- Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
 HĐ1: Làm việc với SGK
 - Học sinh quan sát hình 1 SGK/116 và trả lời với bạn các câu hỏi:
 + Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
 + Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
 + Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
 - HS báo cáo. 
 - Các nhóm nhận xét bổ sung.
 * Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
HĐ2: Thảo luận nhóm
Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
	+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?
	+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
- Đại diện các cặp trình bày kết quả của nhóm mình.
- Cả lớp thảo luận, trao đổi ý kiến.
* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vức rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh,... 
GDBDDKH: Hiệu ứng nhà kính là sự tăng lên về nhiệt độ của trái đất do các khí nhà kính đã giữ lại năng lượng từ mặt trời truyền tới trái đất. (Ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến bề mặt trái đất; Một phần năng lượng ánh sáng đó phản xạ lại không gian; Phần năng lượng ánh sáng còn lại làm bề mặt Trái đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển; một phần nhiệt bị các khí nhà kính trong khí quyển giữ lại làm trái đất nóng lên. Quy trình này được gọi là hiệu ứng nhà kính). 
3/HĐ ứng dụng:
	- HS về chia sẻ với người thân trong gia đình, tìm hiểu thêm qua ti vi tiết sau chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp để biết thêm. 
IV/Đánh giá:
	- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
Buổi chiều: 
 Toán Tiết 151 
 Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số sgk: 161
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
 - Bài tập cần làm : bài 1, 2, 3.
 - GD tính cẩn thận, chính xác.
II/. Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên: SGK, đáp án bài tập
 + Học sinh: Bảng con, VBT
III/. Hoạt động dạy học: 
 1/ Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 b/. Bài mới: 
 - HS đọc ( Xem) ở SGK (trang 161) thảo luận theo cặp 
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo. 
* GV chốt ý: Nhân từ phải sang trái: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; mỗi lần viết một chữ số ở tích.
- Cách thực hiện:
14273
 3	 * 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
	 	42819 * 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
 	 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
	 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
- Vậy 14273 3 = 42819 
 2/Hoạt động thực hành
 - Thực hiện các bài tập Bài 1, bài 2, bài 3 trong VBT (theo nhóm). 
Bài 1: Tính 
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh đọc lại phép tính trên VBT.
Bài 2: Số ?
- Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm vào bảng con.
Bài 3: Toán giải. 
 - HS thảo luận và làm theo nhóm.
 - HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.Bài giải
 Số quyển vở chuyển lần sau là: 18 250 3 = 54 750 ( quyển )
 Số quyển vở cả hai lần đã chuyển là :18 250 + 54 750 = 73 000 ( quyển )
 Đáp số: 73 000 quyển vở 
 3/.Hoạt động ứng dụng:
- HS nắm cách nhân đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến , đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
	_____________________________
 Luyện Tiếng Việt 
Thưc hành TV (tiết 1 + 2 )
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu :
 - Đọc truyện Việt Nam ở trong trái tim tôi trả lời được các câu hỏi.
 - Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? Với gì?Biết điền dấu phẩy thích hợp; điền từ vào chỗ trống thích hợp.
 - HS làm bài cẩn thận, chính xác. 
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy học:
 1/Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động: 
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. Hoạt động thực hành:
 a/ Luyện đọc :
. - 1HS đọc mẫu toàn bài: Việt Nam ở trong trái tim tôi
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- HS đọc tiếp nối trong nhóm.
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b/ Làm BT
 	Bài 1: Đọc truyện Việt Nam ở trong trái tim tôi trả lời được các câu hỏi. 
 Hướng dẫn làm bài tập. HS làm vào vở, một em làm bảng phụ
*Đáp án : 
 a/ Để ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam.
 b/ Nằm trên đường ray xe lửa để ngăn đoàn tàu.
 c/ Vì họ đồng tình với hành động phản đối chiến tranh của chị.
 d/ Đấu tranh vì hòa bình, da cam. 
 e/ Thành phố HCM.
 g/ Nên hiểu đúng về nhau, tôn trọng lẫn nhau. 
 Bài 2 : Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì , Với gì?
 *Đáp án : a/ bằng một hành động dũng cảm phi thường.
 b/ Với hành động dũng cảm.
 c/ Bằng trái tim nhân hậu.
 - Trao đổi trong nhóm sau đó cá nhân làm VBT
- HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo, GV nghiệm thu kết quả. 
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
	_________________________________
 Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2016
 Toán Tiết 152
 Luyện tập sgk: 162
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số . 
	- Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
	- Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3 (b), bài 4. KHHS làm thêm phần a của bài 3.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức”; 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 
	- Thực hiện các bài tập sau
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Học sinh đọc yêu cầu . 
- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập 
Bài 2: Giải toán
- Học sinh đọc yêu cầu . Thảo luận nhóm 
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
	Bài giải
 Số quyển vở chuyển đợt đầu là:
 	20 530 3 = 61590 ( quyển )
 	Số quyển vở đợt sau chuyển là: 
87 650 - 61590 = 26 060 ( quyển )
 Đáp số: 26 060 quyển sách 
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
- Học sinh đọc yêu cầu và nhắc ... ễ viết sai.
 * B2: HS chép bài vào vở
	- Đọc cho HS viết vào vở. GV đọc thong thả để HS viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh.
 * B3: Chấm, chữa bài.
	+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
	+ Giáo viên nhận xét bài viết.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi ? Giải câu đố.
 - Học sinh đọc yêu cầu 
 - Giáo viên hướng dẫn - HS làm VBT - 1 em làm bảng phụ
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Dáng hình không thấy, chỉ nghe
Chỉ nghe xào xạc vo ve trên cành
Vừa ào ào giữa rừng xanh
 Đã về bên cửa rung mành leng keng.
 (Là gì?) : gió
 3/Củng cố, dặn dò:	
 - Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
	- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Luyện Tiếng Việt 
Thưc hành TV (tiết 2 )
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu :
 - Đọc truyện Việt Nam ở trong trái tim tôi trả lời được các câu hỏi.
 - Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? Với gì?Biết điền dấu phẩy thích hợp; điền từ vào chỗ trống thích hợp.
 - HS làm bài cẩn thận, chính xác. 
II/ Đồ dùng dạy học : 
III/ Các hoạt động dạy học :
Tiết 1:
Bài 1: Đọc truyện Việt Nam ở trong trái tim tôi trả lời được các câu hỏi. 
 Hướng dẫn làm bài tập. HS làm vào vở, một em làm bảng phụ
*Đáp án : 
 a/ Để ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam.
 b/ Nằm trên đường ray xe lửa để ngăn đoàn tàu.
 c/ Vì họ đồng tình với hành động phản đối chiến tranh của chị.
 d/ Đấu tranh vì hòa bình, da cam. 
 e/ Thành phố HCM.
 g/ Nên hiểu đúng về nhau, tôn trọng lẫn nhau. 
Bài 2 : Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì , Với gì?
 - HS làm vào vở. HS sửa bài. GV kiểm tra
*Đáp án : a/ bằng một hành động dũng cảm phi thường.
 b/ Với hành động dũng cảm.
 c/ Bằng trái tim nhân hậu.
Tiết 2: 
Bài 1: Điền tên một vài nước mà em biết. 
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh làm VTH	 
 - HS trình bày - Lớp nhận xét.
Bài 2: Viết được tên các nước với những cảnh đẹp nổi tiếng 
HS thảo luận nhóm làm bài tập.
- HS nêu miệng trước lớp. Lớp nhận xét.
Bài 3: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
 - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài cá nhân.
 - GV cùng học sinh phân tích, chốt lại lời giải đúng.
Câu a: Bằng tình cảm thân ái, cô giáo ở Lúc –xăm –bua kể cho HS của mình những điều tốt đẹp về Việt Nam.
Câu b: Với tấm lòng yêu thương con người, bác sĩ Y-éc-xanh đã ở lại Việt Nam.
Câu c: Với tinh thần hòa bình và hữu nghị, vận động viên các nước đã thi đấu hết mình tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích.
2/ Củng cố, dặn dò : 
 Hệ thống lại bài. Chuẩn bị bài sau
Buổi chiều
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2015
 Mĩ thuật Tiết: 31 
Vẽ tranh: Đề tài các con vật 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
 - Tập vẽ tranh con vật.
 - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : - Sưu tầm tranh, ảnh một số con vật.
 - Một vài bài của học sinh lớp trước.
Học sinh : - Vở tập vẽ, bút chì, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: Nhận xét bài cũ.Kiểm tra đồ dùng của HS. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: ( HĐNGLL) Trò chơi: Câu đố: “ Tôi là ai”
 + GV chia lớp thành 2 đội chơi, một đội nam và một đội nữ, các em sẽ bắt chước tiếng kêu của một con vật nào đó cho đội bạn đoán. Các bạn trong lớp sẽ đóng giả một con vật mà em yêu thích sau đó cho các bạn nghe tiếng kêu dễ thương của con vật đó.
Hoạt động 2: Quan sát- nhận xét 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh các con vật để các em nhận biết:
+ Tên con vật.
+ Hình dáng, màu sắc của chúng.
+ Các bộ phận chính của con vật như đầu, mình, chân,...
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm ra sự khác nhau của các bộ phận chính ở một con vật:
+ Đầu, mình, chân, các chi tiết.
+ màu sắc.
+ Yêu cầu học sinh kể tên một vài con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng.
Hoạt động 3: Cách vẽ con vật 
 - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh các con vật, đặt câu hỏi để các em tìm ra cách vẽ:
 + Vẽ hình chính trước. ( đầu, mình )
 + Vẽ các bộ phận sau ( tai, đuôi, chân, ... ) cho hợp với dáng con vật.
 + Vẽ màu.
 - Giáo viên vẽ phác lên bảng để minh hoạ cách vẽ con vật.
Hoạt động 4: Thực hành 
 - Học sinh làm bài
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá 
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
3.Củng cố dặn dò : 
 * Tích hợp BĐKH: Yêu thiên nhiên, yêu lớp yêu trường và luôn thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường xung quanh và là tấm gương để lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi.
 - Làm cho ngôi trường của bạn luôn Xanh- sạch-đẹp, với môi trường trong lành sẽ hạn chế được phát thải khí nhà kính
 - Quan sát hình dáng người.Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2015
 Toán Tiết 154
 Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (tt) sgk/ 164
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (dòng 1, 2).
- GD tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ cho bài 1, 2
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: Học sinh lên sửa bài tập về nhà.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia 12485 : 3 
 - Giáo viên viết ở trên bảng phép chia: 12485 : 3 = ?
* Cách chia: 12485 3
- GV nêu như ở SGK 04 4161 
	 	 18
 05
	 2
 - Sau đó học sinh tự viết theo hàng ngang: 12485: 3 = 4161 (dư 2). 
 - GV lấy thêm ví dụ cho HS làm.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính
- Học sinh đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập.
- HS đổi vở sửa chữa bài.
Bài 2: Bài toán
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán và giải toán.
- Các em thảo luận nhóm tìm cách giải đúng.
- Chấm, chữa bài tập. 
 Bài giải
Mỗi trường được nhận nhiều nhất số quyển vở là:
 	32 850 : 4 = 8212 ( quyển ) (dư 2 quyển)
 Vậy mỗi trường được nhận nhiều nhất 8212 quyển vở và còn thừa 2 quyển vở.
	 Đáp số: 8212 quyển vở dư 2 quyển 
Bài 3: Số?
- Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh làm vào VBT sau đó nêu miệng.
- Lớp nhận xét và sửa bài.
 3/Củng cố, dặn dò:	 
- Học sinh nêu lại cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
 - Xem bài sau. 
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
....
 Luyện từ và câu Tiết 31
 Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy sgk/110
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
 	- Kể được tên một vài nước mà em biết (BT1).
- Viết được tên các nước vừa kể( BT2).
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT 3).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: 
- Kiểm tra BT1 tiết trước.
 2/ Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Kể tên một vài nước mà em biết. 
 Hãy chỉ vị trí các nước ấy trên bản đồ( hoặc quả địa cầu).
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh lên bảng, quan sát quả địa cầu, tìm tên các nước trên quả địa cầu.
 - Lớp quan sát, nhận xét.
Bài 2: Viết tên các nước mà em vừa kể ở bài tập 1.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập và cho HS làm bài cá nhân.
- Giáo viên chú ý học sinh viết đúng chính tả
- HS nêu miệng trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Bài 3: Chép những câu sau vào vở. Nhớ đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
 - Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn làm bài.
 - Học sinh làm bài cá nhân.
 - 3 học sinh làm vào bảng phụ. 
 - GV cùng học sinh phân tích, chốt lại lời giải đúng.
Câu a: Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo
 lên đỉnh cột.
Câu b: Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
Câu c: Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.
 3/Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhắc học sinh ghi nhớ tên một số nước trên thế giới, chú ý dùng đúng dấu phẩy khi viết câu.
 - Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
.
Thủ công Tiết 31
Làm quạt giấy tròn ( Tiết 1)
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
	- Làm được quạt giấy tròn các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chua tròn. 
II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu quạt giấy tròn .
	- Các bộ phận để làm quạt giấy tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp cách đều để làm quạt, cán và chỉ buộc.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: KT đồ dùng HT của HS
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
	- GV giới thiệu mẫu quạt giấy tròn và đặt câu hỏi định hướng HS quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
	- GV tạo điều kiện để HS quan sát thấy được:
	+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1.
	+ Điểm khác là quạt giấy tròn có cán để cầm.
	+ Để gấp được cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Cắt giấy
	- Cắt hai tờ giấy thủ công HCN, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
	- Cắt hai tờ giấy HCN cùng màu, chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán 
Bước 2: Gấp, dán quạt
	- Gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
	- Gấp tờ giấy HCN thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
	- Để mặt màu của hai tờ giấy vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
	- Lấy tờ giấy làm cán quạt gấp cuộc theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
	- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.
	- Mở hai cán quạt để hai cán quạt ép vào nhau. được chiếc quạt giấy tròn.
3.Củng cố, dặn dò: Nhắc lại cách làm quạt giấy tròn.
	- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng của học sinh.
	- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Làm quạt giấy tròn.
IV/ Bổ sung:.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2015_2016.doc