I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
2. Kĩ năng: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phóng cháy khi đun nấu ở nhà. Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy): tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
- Các phương pháp: Quan sát. Thảo luận, giải quyết vấn đề. Tranh luận. Đóng vai.
* NL: Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong, không nghịch đèn cầy, que diêm, . (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. GV sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn. Dặn trước HS xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tự nhiên Xã hội tuần 12 tiết 1 Phòng Cháy Khi Ở Nhà (KNS + NL) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. 2. Kĩ năng: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phóng cháy khi đun nấu ở nhà. Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy): tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách. - Các phương pháp: Quan sát. Thảo luận, giải quyết vấn đề. Tranh luận. Đóng vai. * NL: Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong, không nghịch đèn cầy, que diêm, ... (liên hệ). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. GV sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn. Dặn trước HS xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: Hát 2 em thực hiện a. Hoạt động 1: Làm việc với tài liệu, sách giáo khoa (12 phút): * Mục tiêu: Xác định được những vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Câu hỏi gợi ý : + Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ? + Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1. + Điều gì xảy ra nếy can dầu hoả hoặc đống củi bị bắt lửa ? + Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Vì sao ? Bước 2: Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi HS chỉ trả lời một rong các câu hỏi các em đã thảo luận với nhau, các HS khác bổ sung. GV giúp HS rút ra kết luận : bếp trong hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp. Bước 3: GV và HS cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay các em chứng kiến hoặc biết qua các thông tin đại chúng. b. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai (15 phút) * Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, để xa tầm với của trẻ em. * Cách tiến hành: Bước 1. Động não: GV đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ? Bước 2. Thảo luận nhóm và đóng vai: Dựa vào ý kiến HS nêu lên ở hoạt động trên, GV giao cho mỗi nhóm đi sâu tìm biện pháp khắc phục từng nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà. Bước 3: Làm việc cả lớp GV theo dõi, nhận xét và kết luận. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): * NL: Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong, không nghịch đèn cầy, que diêm. Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. - HS quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK để hỏi và trả lời nhau theo gợi ý - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. - Các HS khác bổ sung. - HS cùng nhau kể - Lần lượt mỗi HS nêu 1 vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo lậun của nhóm mình. - Các nhóm khác có thể bổ sung. @ RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: