I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Giúp Hs hiểu một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).
b) Kỹ năng:
- Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).
c) Thái độ:
- Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. 1
2. Bài cũ: Không chơi các trò chơi nguy hiểm. 5
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Hãy kể tên những trò chơi mà em thường chơi?
+ Trong những trò chơi đó trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm?
- Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: 1
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. 28
Tự nhiên xã hội Tỉnh (thành phố ) nơi bạn đang sống I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp Hs hiểu một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố). Kỹ năng: - Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố). c) Thái độ: - Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. 1’ Bài cũ: Không chơi các trò chơi nguy hiểm. 5’ - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Hãy kể tên những trò chơi mà em thường chơi? + Trong những trò chơi đó trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. 28’ * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm . - Gv chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu Hs quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và trả lời câu hỏi: + Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh trong các hình? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. - Gv chốt lại: => Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan : hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân. * Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sinh sống. - Mục tiêu: Hs cóhiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh (thành phố) nơi đang sống. Các bước tiến hành. Bước 1 : Hướng dẫn cả lớp. - Gv phát cho mỗi nhóm các phiếu học tập. - Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó. Phiếu bài tập. Em hãy nối các cơ quan – công sở với chức năng nhiệm vụ tương ứng. 1. Trụ sở UBND a) Truyền phát thông tin cho nhân dân. 2. Bệnh viện b) Vui chơi, giải trí. 3. Công viên c) Khám chữa bệnh cho nhân dân. 4. Trường học d) Trao đổi buôn bán hàng hóa. 5. Đài phát thanh e) Nơi học tập của Hs. 6. Chợ g) Điều khiển HĐ của tỉnh TP. Bước 2: Làm việc theo cặp. - Gv yêu cầu Hs thảo luận hoàn thành phiếu trong vòng 5 phút. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Gv gọi vài cặp Hs trình bày kết quả của mình. - Gv nhận xét: => Ở tỉnh, thành phố nào cũng có UBND, các cơ quan hành chính điều khiển hoạt động chung, có cơ quan thông tin liên lạc, cơ quan y tế, giáo dục, buôn bán. Các cơ quan đó cùng hoạt động để phục vụ đời sống con người. * Hoạt động 3: Vẽ tranh. - Mục tiêu: HS biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, của tỉnh nơi em đang sống. Cách tiến hành. Bước 1: - Gv gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hóa, khuyến khích trí tưởng tượng của HS. - Gv yêu cầu Hs tiến hành vẽ tranh. Bước 2: - Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi 1 số Hs miêu tả tranh vẽ. - Gv nhận xét, tuyên dương các em vẽ tranh đẹp. PP: Quan sát, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi. Đại diện từng nhóm lên trả lời. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs lắng nghe. Hs trao đổi với nhau theo cặp. Đại diện các cặp lên trình bày kết quả của mình. Hs khác nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs lắng nghe. Hs cả lớp tiến hành vẽ tranh. Hs dán tranh lên tường và mô tả bức tranh vẽ của mình. 5 .Tổng kềt – dặn dò.1’ Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Các hoạt động thông tin liên lạc. Nhận xét bài học. Tự nhiên xã hội Bài 29 : Các hoạt động thông tin liên lạc. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh. Kỹ năng: - Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống. c) Thái độ: - Giaó dục Hs yêu quê hương. II/ Chuẩn bị: * GV: Một số bì thư. Điện thoại, đồ chơi. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống.4’ - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Em hãy kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế? + Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề:1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động.28’ * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Hs kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện nêu ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống. . Cách tiến hành. Bước 1: Thảo luận nhóm. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi + Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh (thành phố) chưa? + Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện? + Ích lợi của hoạt động bưu điện? + Nếu kkhông có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Gv nhận xét câu trả lới của các nhóm. => Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình. Các bước tiến hành. Bước 1 : Thảo luận nhóm. - Gv chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 6 Hs thảo luận câu hỏi. - Câu hỏi: Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình? Bước 2: Thực hành. - Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Gv nhận xét và kết luận. =>Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước. Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi - Mục tiêu: Tập cho Hs phản ứng nhanh. Cách tiến hành. - Cho Hs ngồi thành vòng tròn, mỗi Hs một ghế. - Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư + Có thư “ chuyển thường”. Hs dịch chuyển 1 ghế. + Có thư “ chuyển nhanh”. Hs dịch chuyển 2 ghế. + Có thư “ chuyển hỏa tốc”. Hs dịch chuyển 3 ghế. PP: Thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm mình. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs lắng nghe. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Hs cả lớp nhận xét. Hs lắng nghe. PP: Trò chơi. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs chơi trò chơi. 5 .Tổng kết – dặn dò.1’ Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Hoạt động nông nghiệp. Nhận xét bài học. Tự nhiên xã hội Bài 30 : Hoạt động nông nghiệp. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs biết: - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống. Kỹ năng: - Nêu được ích lợi của các hoạt động nông nghiệp. c) Thái độ: - ù Biết yêu hoạt động nông nghiệp. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 58, 59. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Hoạt động thông tin liên lạc.5’ - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Nhiệm vụ và ích lợi của thông tin liên lạc. + Nhiện vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề:1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động.28’ * Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. - Mục tiêu: Kể tên được một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo cặp. - Gv cho Hs quan sát hình 58, 59 SGK thảo luận các câu hỏi. + Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình? + Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số Hs lên kể trước lớp. - Gv nhận xét. - Gv giới thiệu thêm một số hoạt động ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè chăn nuôi trâu, bò, dê. => Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng được coi là hoạt động nông nghiệp. * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp. - Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv yêu cầu từng cặp Hs kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. Bước 2: - Gv yêu cầu một số cặp Hs lên trình bày. - Gv nhận xét. =>Những sản phẩm nông nghiệp đó không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn trao đổi với những vùng khác. * Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp. - Mục tiêu: Thông qua triễn lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp. Cách tiến hành. Bước 1: - Gv chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ Ao. tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm. Bước 2: - Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. - Gv chấm điểm cho các nhóm và nhận xét. PP: Quan sát, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs thảo luận theo từng cặp. Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs lần lược kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp ở nơi mình sinh sống. Một số cặp lên trình bày trước lớp. Hs cả lớp nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs các nhóm trình bày các bức tranh. Hs giới thiệu về các bức tranh của mình. Hs nhận xét. 5 .Tổng kết – dặn dò.1’ Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Hoạt động công nghiệp, thương mại. Nhận xét bài học.
Tài liệu đính kèm: