CHÍNH TẢ
Nghe - viết : BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện“Buổi học thể dục
Ghi đúng các dấu chấm than vào cuối câu cảm, câu cầu khiến.
- Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong truyện: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti,
Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li.
- Làm bài tập phân biệt s/x; in/inh.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in.Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2006 chính tả Nghe - viết : buổi học thể dục I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện“Buổi học thể dục Ghi đúng các dấu chấm than vào cuối câu cảm, câu cầu khiến. - Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong truyện: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li. - Làm bài tập phân biệt s/x; in/inh. II. Đồ dùng dạy học : - Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in.Bảng phụ viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. a/ kiểm tra bài cũ: - Viết bảng các từ: bóng ném, leo núi, cầu lông, bơi lội, luyện võ. *Kiểm tra, đánh giá - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con theo lời đọc của HS. b/ bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi tên bài. *Trực tiếp. 2/ Hướng dẫn HS nghe,viết: a)Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đọc đoạn văn cần viết chính tả. + Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? (Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên riêng của người – Nen-li.) - Tập viết từ ngữ dễ viết sai chính tả: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống,... *Vấn đáp, thực hành. - GV đọc, 1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm theo. - HS trả lời các câu hỏi. - HS đọc thầm lại bài, tự ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai để không mắc lỗi khi viết bài. b) GV đọc, HS viết bài vào vở: - Đọc từng cụm từ cho HS nghe,viết. - Đọc soát bài.(HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở) - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. - GV chấm 5 bài để nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 1. Viết tên các bạn HS trong câu chuyện “Buổi học thể dục”. Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li. * Luyện tập - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm bài - 1 HS đọc cho 3 bạn lên bảng Bài tập 2. Điền vào chỗ trống: a) s hay x: nhảy xa – nhảy sào – sới vật. b) in hay inh: điền kinh – truyền tin – thể dục thể hình. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - Chữa bài bảng phụ. C/ Củng cố, dặn dò. - GV rút kinh nghiệm giờ học. - GV yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt chính tả Nghe - viết: lời kêu gọi toàn dân tập thể dục I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng một đoạn trong bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”. - Làm đúng các bài tập phân biệt s/x hoặc in / inh. II. Đồ dùng dạy học : - Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in. Bảng phụ viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. A/ Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng: nhảy xa, nhảy sào, sới vật, xiếc, đua xe,... *Kiểmtra, đánhgiá - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con theo lời đọc của HS. - Nhận xét, cho điểm. B/ bài mới: 1/ Giới thiệu bài: như mục I *Trực tiếp. -GV giới thiệu, ghi tên bài. 2/ Hướng dẫn HS nghe,viết: a)Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả. - Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục? - Tập viết từ ngữ dễ viết sai chính tả. *Vấn đáp, thực hành. -- 2 HS đọc. - HS trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm đoạn văn, ghi nhớ các từ mình dễ mắc lỗi b) GV đọc, HS viết bài chính tả: - Đọc từng cụm từ cho HS nghe,viết. - Đọc soát bài.(HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở) - GV đọc mỗi câu 3 lần và theo dõi, uốn nắn HS c) Chấm, chữa bài.- GV chấm 5 bàiđể nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập: a) s hay x ? Giảm 20 cân Một người to béo kể với bạn: - Tôi muốn gầy bớt đi, bác sĩ khuyên là mỗi sáng phải cưỡi ngựa chạy mười vòng xung quanh thị xã. Tôi theo lời khuyên đó đã một tháng nay. - Kết quả ra sao? – Người bạn hỏi. - Kết quả là con ngựa mà tôi cưỡi sút mất 20 cân. b) in hay inh? Xếp thứ ba Chinh khoe với Tín: - Bạn Vinh lớp mình là một vận động viên điền kinh. Tháng trước có cuộc thi, bạn ấy về thứ ba đấy. Cậu có tin không? Tín hỏi: - Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ ba? - à, à. Đấy là một cuộc thi ở nhóm học tập. Có ba học sinh tham gia thôi. * Truyện vui trên gây cười ở điểm nào? (+ Truyện Giảm 20 cân: Người béo muốn gầy đi nên sáng nào cũng cưỡi ngựa chạy quanh thị xã. Kết quả, không phải anh ta gầy đi mà con ngựa anh ta cưỡi sút 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta. + Truyện Xếp thứ ba: Chinh khoe là bạn Vinh lớp mình xếp thứ ba trong cuộc thi điền kinh, thực ra thì Vinh xếp cuối cùng vì cuộc thi hoá ra chỉ có ba người.) * Luyện tập. - GV chọn cho HS làm bài tập a hay b. - HS đọc thầm truyện vui, làm bài cá nhân. - GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm lên làm bài theo cách thi tiếp sức (nhóm làm bài tập a cần 6 em, nhóm làm bài tập b cần 4 em). - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một vài HS đọc lại truyện vui. - Vấn đáp. - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. C/ Củng cố, dặn dò. - GV nhắc HS về nhà soát lại lỗi trong bài chính tả; nhớ và kể lại truyện vui trong bài tập. - GV nhận xét, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: