Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 1: Ôn về từ chỉ sự thật - so sánh - Nguyễn Hữu An

Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 1: Ôn về từ chỉ sự thật - so sánh - Nguyễn Hữu An

 I.Mục đích yêu cầu:

1. Ôn về các từ chỉ sự vật , từ so sánh .

2. Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : So sánh

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên :

- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong sách củabài tập 1.

- Bang lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong sách củabài tập 2.

- Tranh ( ảnh) minh hoạ cảnh biển xanh bình yên,một chiếc vòng ngọc thạch giúp học sinh hiểu câu văn trong sách của bài tập 2b.

-Tranh minh hoạ một cánh diều như dấu á.

III. Hoạt động lên lớp:

 1.Khởi động: Hát bài hát

 2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu –Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn .

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 1: Ôn về từ chỉ sự thật - so sánh - Nguyễn Hữu An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN :1
BÀI : ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH 
Ngày thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu:
Ôn về các từ chỉ sự vật , từ so sánh .
Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : So sánh
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : 
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong sách củabài tập 1.
- BaÛng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong sách củabài tập 2.
- Tranh ( ảnh) minh hoạ cảnh biển xanh bình yên,một chiếc vòng ngọc thạch giúp học sinh hiểu câu văn trong sách của bài tập 2b.
-Tranh minh hoạ một cánh diều như dấu á. 
III. Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu –Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn . 
 3.Bài mới : 
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
ĐDDH
 10’
 10’
 15’
­Giới thiệu bài :Hằng ngày khi nhận xét,miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản .
Ví dụ :Tóc bà em trắng như bông ; Bạn A học giỏi hơn bạn B . 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn về các từ ngữ chỉ sự vật .Sau đó bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn , qua đó rèn luyện óc quan sát .
­Hoạt động 1 : Tìm từ ngữ chỉ sự vật .
(Phương pháp trực quan,đàm thoại, giảng giải)
a)Bài tập 1 :
_ Giáo viên mời một học sinh lên bảng làm bài mẫu : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ một .
– Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ .
_ Cả lớp và Giáo viên nhận xét , chấm điểm thi đua. Giáo viên chốt lại lời giải đúng .
 Tay em đánh răng 
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc 
 Tóc ngời ánh mai.
­Hoạt động 2 : Tìm những sự vật được so sánh .
( Phương pháp trực quan,quan sát, đàm thoại )
b) Bài tập 2
_ Giáo viên mời một học sinh làm mẫu
 Nếu học sinh lúng túng , giáo viên có thể gợi học sinh nhớ lại bài tập đọc( câu hỏi 1 
_ Hai bàn tay củabé được so sánh với gì ? 
_ Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ ,câu văn.
_ Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng 
_ Giáo viên chốt lại lời giải đúng :
Câu b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ .
Câu c) Cánh diều được so sánh với dấu “á”.
Câu d)Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
+ Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ , trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau .VD:
Câu a) Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoađầu cành ? 
Câu b) Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ? 
 _ Màu ngọc thạch là màu thế nào ?
+ Giáo viên : Khi gió lặng , không có dông bão, mặt biển phẳng lặng , sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch .
Câu c) Vì sao Cánh diều được so sánh với dấu “á” 
Câu d) Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ ?
+Giáo viên kết luận : Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
_ Cả lớp chữa bài trong vở .
­Hoạt động 3 :Tìm những hình ảnh so sánh .
( Phương pháp trực quan,luyện tập thực hành )
c) Bài tập 3 :
 _ Giáo viên mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
_ Giáo viên khuyến khích học sinh trong lớp tiếp nối nhau phát biểu tự do 
 - Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài học .
_ Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài .Cả lớp đọc thầm theo .
_Cả lớp làm bài vào vở 
_ Cả lớp chữa bài trong vở
_ Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm theo .
 - Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành .
_ Cả lớp làm bài vào vở .
_Vì hai bàn tay nhỏ bé , xinh như một bông hoa .
-Đều phẳng , êm và đẹp .
-Xanh biếc, sáng trong .
_ Vì cánh diều hình cong cong , võng xuống ,giống hệt một dấu á
 _Vì dấu hỏi cong cong , nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.
 _Em thích hình ảnh so sánh nào ở vở bài tập 2 ? Vì sao ?
 - Học sinh co ùthể phát biểu theo suy nghĩ :
+ Em thích hình ảnh so sánh a vì bàn tay em bé được ví như một bông hoa là rất đúng .
+ Em thích hình ảnh so sánh b ví cảnh biển đẹp và êm như một tấm thảm khổng lồ màu xanh ngọc thạch . 
+ Hình ảnh so sánh ở câu c thật hay vì cánh diều giống hệt dấu “á”mà chúng em viết hằng ngày 
+ Hình ảnh so sánh ở câu rất bất ngờ : Dấu hỏi được ví với một vành tai nhỏ,
Tranh , ảnh mẫu
Sách 
Vở 
 4. Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học , biểu dương những học sinh học tốt .
 5. Dặn dò: -Bài nhà: Yêu cầu học sinh về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì .
 -Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ thiếu nhi. Ôn tập câu : Ai – Là gì ?
 * Các ghi nhận, lưu ý :
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 1 LUYEN TU.doc