Tập đọc – Kể chuyện
Giọng quê hương
I/. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Đọc đúng các từ ngữ khó: Luôn miệng, vui lòng, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ,. bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.
- Hiểu nội dung :Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
B. Kể chuyện
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Tuần 10 Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2007 Tập đọc – Kể chuyện Giọng quê hương I/. Mục tiêu: A. Tập đọc Đọc đúng các từ ngữ khó: Luôn miệng, vui lòng, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ,.. bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. Hiểu nội dung :Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. B. Kể chuyện Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II/. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. - Học sinh: Sách Tiếng Việt. III/. Các hoạt động dạy và học: T.G Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ I. Giới thiệu chủ điểm. - HS mở SGK – tr. 75 đọc tên chủ điểm - Em hiểu thế nào là quê hương? ( nơi chôn rau, cắt rốn, gắn bó thân thiết với mỗi người). 30’ II. Bài mới 1.Giới thiệu bài: 2.Luyện đọc: 1. Luyện đọc: GV đọc mẫu: b. Hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - H/s đọc nối tiếp câu + Luyện phát âm. - H/s đọc nối tiếp đoạn theo HD của GV + giải nghĩa từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. 3 hs đọc nối tiếp cả bài. - Y/c hs luyện đọc theo nhóm. - 3 nhóm thi đọc nối tiếp. Lớp nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt 3. Tìm hiểu bài: - 1 hs đọc cả bài. - Cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: - Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? - Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? - Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? - Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết - Luôn miệng, vui lòng, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ. - Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là ... // - Hai anh đã cho tôi nghe lại/ ... mẹ tôi xưa...// - Bà qua đời/...rồi.// 2. Tìm hiểu bài: - Thuyên, Đồng, cùng ăn trong quán với ba thanh niên. - Ba thanh niên xin được trả tiền. - Được nghe lại giọng nói miền Trung quê hương. * Giọng quê hương giúp những người cùng quê thêm của các nhân vật đối với quê hương? ( người trẻ tuổi... mắt rớm lệ). - Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương? gắn bó, gần gũi nhau hơn. - HS thảo luận theo cặp và trả lời. - GV chốt: Giọng quê hương giúp những người cùng quê thêm gắn bó, gần gũi nhau hơn. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu cả bài. HS lắng nghe. - GV y/c hs đọc bài trong nhóm 3 theo vai. - 2 nhóm h/s thi đọc theo vai. Lớp nhận xét. - Bình chọn nhóm đọc hay. 20’ III. Kể chuyện GV nêu nhiệm vụ: Thi kể lần lượt 5 đoạn truyện Kể từng đoạn theo tranh - 3 hs khá nối tiếp nhau kể lại từng đoạn truyện trước lớp theo 3 tranh. - Từng cặp h/s nhìn tranh, tập kể 1 đoạn của câu chuyện. - 2 nhóm hs kể trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. - 1 h/s kể toàn bộ truyện. Kể từng đoạn theo tranh - Thuyên và đồng bước vào quán ăn. trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn. - Một trong 3 thanh niên xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, đồng và muốn làm quen. - 3 người trò chuyện.Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng. 5’ IV. Củng cố và dặn dò - Quê hương em có giọng đặc trưng không? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào? -Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. Chính tả Quê hương ruột thịt I. Mục đích yêu cầu: Rèn kỹ năng viết chính tả Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài: Quê hương ruột thịt. - Làm đúng bài tập chính tả: Tìm tiếng có vần khó (oai/oay), tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương l/n. II.Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Bảng phụ. * Học sinh: - Vở chính tả. III.Các hoạt độngdạy - học: T.G Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ I.Kiểm tra bài cũ: 3 h/s viết bảng - Tìm tiếng bắt đầu bằng r, bằng d, bằng gi. - Dưới lớp làm vào giấy nháp. - GV nhận xét, cho điểm. 30’ II. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn chính tả: 1. Hướng dẫn chính tả: a) Tìm hiểu nội dung: - GV đọc bài văn 1 lượt. 2 hs đọc lại. - Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? (Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru con của mẹ chị và của chị ...) b) Hướng dẫn cách trình bày: + Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy? - HS quan sát bài văn trả lời. c) Hướng dẫn viết từ khó: - Hs nêu từ khó. - 2 h/s lên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp. - G/v theo dõi, uốn nắn. HS đọc lại các từ khó. d) H/s nghe, viết chính tả e) Soát lỗi: H/s tự chữa lỗi g) Chấm, chữa bài: GV thu chấm 5 bài, nhận xét. Làm bài tập chính tả - 1 h/s nêu yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm đôi. - GV gọi 2 nhóm đọc các từ vừa tìm được. - Từ khó: nơi, trái sai, da dẻ, ngày xưa. 2. Luyện tập Bài tập 2: Tìm - 3 từ chứa tiếng có vần oai: khoai, khoan khoái, ngoài, ngoại, ngoái, loại, toại nguyện,phá hoại, - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV ghi nhanh lên bảng. quả xoài, thoai thoải, thoải mái, ... - 3 từ chứa tiếng có vần oay: xoay, xoáy, ngoáy, ngọ ngoạy, hí - 1 hs đọc yêu cầu trong SGK. - HS luyện đọc trong nhóm + Thi đọc: 3 đại diện của 3 nhóm thi đọc. GV làm giám khảo. + Thi viết: hoáy, loay hoay, nhoay nhoáy, khoáy, ... Bài tập 3 ( a ) Thi đọc, viết đúng và nhanh. + Thi đọc + Thi viết - GV gọi 3 hs xung phong lên thi viết. 5’ - Dưới lớp viết vào giấy nháp. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ghi nhớ các từ vừa tìm được. Luyện từ và câu So sánh. Dấu chấm I. Mục đích yêu cầu: 1. Tiếp tục làm quen với phép so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh). 2. Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn văn. * Học sinh: Vở luyện từ và câu. III. Các hoạt độngdạy - học: T.G Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ I - Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sách vở, đồ dùng HT của HS. 30’ II – Bài mới 1’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập 12’ 10’ 10’ 3’ Bài tập 1: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi - 1 h/s đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm. Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (Với tiếng thác, tiếng gió) b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? (Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động). - GV: Lácọ to, tròn, xoè rộng, khi mưa rơi đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang. Bài tập 2: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ - 1 hs đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm. - HS suy nghĩ, làm bài. - 3 hs lên bảng gạch chân dưới các âm thanh được so sánh với nhau. - Lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. Bài tập 3: Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả. - 1 hs đọc đề bài. 1 hs đọc đoạn văn. - GV hướng dẫn: Mỗi câu phải diễn đạt một ý trọn vẹn.Trước khi đặt dấu chấm phải đọc lại câu văn xem đã diễn đạt đầy đủ ý hay chưa. - HS làm bài. 1 hs làm trên bảng. - Chữa bài và cho điểm hs. III - Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt. - Làm lại các bài tập. * Bài tập 1: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi: Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ? Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. * Bài tập 2: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. b)Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Bài tập 3: Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả. Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. Tập viết Ôn chữ hoa G I.Mục tiêu: Củng cố cách viết chữ hoa G .Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định thông qua bài tập ứng dụng Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Ông Gióng - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. II.Tài liệu và phương tiện: : Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa G, Ô, T. Viết mẫu sẵn tên riêng Gò công và câu ứng dụngtrên dòng kẻ ô li. Học sinh: Vở tập viết, bảng con, phấn. III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu: T.G Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh. - 1 h/s nhắc lại từ, câu ứng dụng của bài trước. - 2 hs lên bảng viết: G, Gò Công. - Dưới lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. 30’ II. Bài mới Giới thiệu bài Hướng dẫn viết chữ hoa. -H/s tìm các chữ hoa có trong bài. - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? ( G, Ô,T, V, X ). - GV treo bảng chữ cái viết hoa gọi 5 hs lần lượt nhắc lại quy trình viết các chữ trên ( đã học ở lớp 2). - GV viết mẫu cho hs quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. - 3 hs lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con. - GV đi chỉnh sửa cho từng hs. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: - 1H/s đọc từ ứng dụng (tên riêng): Ông Gióng - GV giải thích: Ông Gióng (còn gọi là Thánh Gióng hoặc Phù Đổng Thiên Vương) Quê ở làng Gióng (nay thuộc xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội), là người sống vào thời vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? - HS quan sát trả lời. - 1 hs lên bảng viết: Ông Gióng - Dưới lớp viết vào bảng con. - GV theo dõi, chỉnh sửa. 4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - 2 H/s đọc câu ứng dụng. - GV giải thích nội dung câu ca dao: Tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta (Trấn Vũ là một đền thờ ở gần Hồ Tây; Thọ Xương là một huyện cũ của Hà Nội trước đây). - 4 H/s lên bảng viết: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương. - Dưới lớp viết vào giấy nháp. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Hướng dẫn viết vở tập viết: - HS quan sát bài viết trong vở tập viết. - GV yêu cầu hs viết bài vào vở. - GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng hs. - Chấm, chữa: GV thu chấm nhanh 5 bài. - Nêu nhận xét. + Chấm, chữa: - Chấm nhanh khoảng 5 đến 7 bài -Nêu nhận xét 5’ III.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. ... -Bài về nhà: Ôn 4 động tác thể dục đã học. 3’ 1’ 1’ - Đi theo vòng tròn, thả lỏng hít thở sâu. Mĩ thuật Bài 10: Thường thức mĩ thuật: xem tranh tĩnh vật I/. Mục tiêu: HS làm quen với tranh tĩnh vật. Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh. Cảm thụ vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II/. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Sưu tầm 1 số tranh tĩnh vật hoa quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh và các hoạ sĩ khác. Tranh tĩnh vật của HS lớp trước Học sinh: Vở tập vẽ, sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ, thiếu nhi. III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: T.G Hoạt động của GV - HS Nội dung 1. ổn định tỏ chức: 2. Kiểm tra đồ dùng học của HS 3.Bài mới: Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Xem tranh - GV cho HS quan sát tranh ở vở tập vẽ 3 (hoặc tranh đã chuẩn bị ). + Tác giả bức tranh là ai ? + Tranh vẽ những loại quả nào? +Màu sắc tranh thế nào?. + Hình dáng của các loại hoa quả ? + Những hình chính được đặt ở vị trí nào trong tranh? + Đậm nhạt của hình quả trong tranh được tô như nào? + Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích tranh đó? - GV giới thiệu vài nét về tác giả. *Hoạt động 2 - GV nhận xét chung giờ học. - Khen ngợi một số hs hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 1) Xem tranh - Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh rất thành công về đề tài phong cảnh, tĩnh vật ( hoa quả). 2) Nhận xét, đánh giá 5’ Củng cố, dặn dò. - Hệ thống kiến thức bài. - Về nhà sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét. - Quan sát cành lá cây ( màu sắc và hình dáng). Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2007 Âm nhạc Học hát: Bài lớp chúng mình đoàn kết Nhạc và lời : Mộng Lân I/. Mục tiêu: HS hát đúng, thuộc bài hát, hát với tình cảm vui tươi. HS hào hứng tham gia II/. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát, nhạc cụ. Học sinh: Vở tập hát. III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: T.G Hoạt động của GV - HS Nội dung 1.Ôn định tổ chức: 2.Dạy và học bài mới: - Giới thiệu bài. - Giới thiệu bài hát, tên tác giả, nội dung. - GVhát mẫu. - HS đọc lời ca. - GVdạy HS hát từng câu một. - GV cho HS luyện hát theo dãy bàn , tổ, nhóm. * Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2/4. - GV gõ đệm theo tiết tấu lời ca của 4 câu hát trong bài. HS lắng nghe và hát thầm. + Các em có nhận xét gì về tiết tấu 4 câu hát? ách gõ (Cách gõ nhịp giống nhau). - HS hát lại cả bài. - GV nhắc các em thể hiện tình cảm vui tươi, sôi nổi và tập phát âm gọn tiếng. - GV Y/c HS hát lại cả bài lần 2 vỗ tay theo nhịp. Củng cố – Dặn dò: - GV cho một vài HS lên biểu diễn bài hát. - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập hát thêm cho thuộc. *Hoạt động 1: Dạy hát. Lớp chúng mình rất rất vui Anh em ta chan hoà tình thân Lớp chúng mình rất rất vui Như keo sơn anh em một nhà Đầy tình thân quý mến nhau Luôn thi đua học chăm tiến tới Quyết kết đoàn giữ vững bền Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan. * Hoạt động 2: Hát và gõ đệm theo nhịp 2/4. Lớp chúng mình rất rất vui Anh em ta chan hoà tình thân Thứ năm ngày1 tháng 11 năm 2007 Thể dục Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung Trò chơi chạy tiếp sức I/. Mục tiêu: -Ôn 4 động tác đã học: vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.. Y/c HS biết và thực hiện được Đ/T tương đối chính xác. - Chơi trò chơi”Chạy tiếp sức”. Y/c HS biết cách chơi & bước đầu chơi đúng luật, chủ động. II/.Địa điểm phương tiện: Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ . III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Phần Nội dung SLVĐ Phương pháp SL TG Mở Đầu - Tập trung hs. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Thả lỏng. 2’ 1’ 1’ 1’ 1’ - Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. -Trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh. Cơ Bản - Ôn tập 4 ĐT: Vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung. -Trò chơi “Chạy tiếp sức”. 2 x8 12’ 10’ - GV điều khiển HS tập liên hoàn 4 động tác thể dục. - Chia tổ ôn luyện. - GV quan sát uốn nắn. - Cả lớp tập đồng loạt theo nhịp hô của GV. - HS thực hành chơi GV theo dõi hướng dẫn HS. - GV nhắc lại cách chơi. - HS chơi thử. HS chơi. Kết Thúc - Thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét. -Bài về nhà: Ôn lại 4 động tác thể dục đã học. 2’ 2’ 1’ - Đi thường theo nhịp và hát. An toàn giao thông Bài 1: Giao thông đường bộ I. Mục tiêu: HS nhận biết được hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ. Nhận biết được đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn. Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó 1 cách an toàn. Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ. II. Chuẩn bị: * GV: Bản đồ giao thông đường bộ VN. Tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ... *HS: Sưu tầm ảnh về các loại đường giao thông. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 10’ 10’ 10’ 5’ Hoạt động 1: - GV cho hs quan sát 4 bức tranh ( SGK). + Tranh 1: Giao thông trên đường quốc lộ. + Tranh 2: Giao thông trên đường phố. + Tranh 3: Giao thông trên đường tỉnh (huyện). + Tranh 4: Giao thông trên đường xã (đường làng). - GV cho hs nhận xét: + Đặc điểm, lượng xe cộ đi trên đường quốc lộ? + Đặc điểm, lượng xe cộ đi trên đường phố? + Đặc điểm, lượng xe cộ đi trên đường huyện, đường xã? - GV chốt lại: Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ. - Em đã đi trên đường tỉnh, đường huyện. Theo em điều kiện nào đảm bảo ATGT cho những con đường đó? - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện 1 số nhóm trả lời. - GV ghi nhanh lên bảng. Hoạt động 3: + GV: Đường quốc lộ là đường to, đường được ưu tiên. Đường quốc lộ đi qua nhiều huyện, nhiều tỉnh, xã do đó có nhiều chỗ giao nhau với đường tỉnh, huyện, xã. - GV đặt ra các tình huống: + Tình huống 1: Người đi trên đường nhỏ (đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi như thế nào? + Tình huống 2: Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào? - HS thảo luận. - Đại diện một số nhóm trả lời. - GV nhận xét, chốt lại: Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc lại tên các loại đường bộ. - Nhận xét tiết học. - Có ý thức chấp hành luật giao thông. 1. Giới thiệu các loại đường bộ. - Đường quốc lộ: Trải nhựa, là trục chính của mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt quan trọmg nối tỉnh ( thành phố ) này với tỉnh (thành phố) khác. - Đường tỉnh: Trải nhựa, là trục chính trong một tỉnh nối huyện này với huyện khác. - Đường huyện: Trải nhựa hoặc trải đá nối từ huyện tới các xã trong huyện. - Đường xã: đường bằng đất, đá hoặc bê tông nối từ xã tới các thôn xóm.( đường làng hay đường thôn, bản). - Đường đô thị: Đường trong thành phố, thị xã. 2. Điều kiện an toàn của đường bộ. - Mặt đường phảng, trải nhựa, có biển báo giao thông, có cọc tiêu,có vạch kẻ phân làn xe, có đường dành cho xe thô sơ, đường rộng, có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua đường, có đèn chiếu sáng. ( đường phố, đô thị). 3. Quy định đi trên quốc lộ, tỉnh lộ. - Người đi trên đường nhỏ (đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi chậm, quan sát kĩ khi đi ra đưòng lớn. - Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi sát lề đường. Không chơi đùa, ngồi ở lòng đuờng. - Không qua đường ở nơi đường cong có cây hoặc vật cản che khuất. - Chỉ nên qua đường ở nơi quy định. An toàn giao thông Bài 2: Giao thông đường sắt I. Mục tiêu: Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt. Những quy định đảm bảo an toàn GTĐS. Kĩ năng: HS biết thực hiện các quy định khi đi đường sắt cắt ngang đường bộ. Thái độ: Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hoặc vật cứng lên tàu. II. Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hoả. Bản đồ tuyến đường sắt VN. HS: SGK. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 10’ 10’ 10’ Hoạt động 1: - Để vận chuyển người và hàng hoá ngoài các phương tiện ô tô, xe máy em còn biết có phương tiện nào? ( Tàu hoả). - Tàu hoả đi trên loại đường nào? (Đường sắt). - Em hiểu thế nào là đường sắt?(đường dành riêng cho tàu hoả có 2 thanh sắt nối dài gọi là đường ray). - GV dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga , tàu hoả để giới thiệu. - Vì sao tàu hoả phải có đường ray riêng? ( Tàu có nhiều toa, thành đoàn dài, chở nặng, chạy nhanh). - Khi gặp tình huống nguy hiểm tàu có thể dừng ngay được không? Vì sao? ( Tàu không dừng ngay được. Vì tàu chở nặng, tàu dài, chạy nhanh, phải có thời gian để tàu chạy chậm dần rồi mới dừng được.) Hoạt động 2: - Nước ta có đường sắt đi những đâu? Từ Hà Nội đi được những tỉnh nào? - GV dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt ở nước ta từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố. Hoạt động 3: - Em đã thấy đường sắt cắt ngang đường bộ bao giờ chưa? ở đâu? - Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không? - Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào? - HS trả lời. GV ghi nhanh lên bảng. - GV giới thiệu biển báo hiệu giao thông đường bộ số 210 và 211: nơi có tàu hoả đi qua có rào chắn và không có rào chắn. - GV gọi 2 – 3 hs nêu những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt ( do họp chợ, ngồi chơi trên đường sắt,đứng quá gần đường sắt, chạy qua đường sắt lúc tàu hoả đi qua...). - Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào? - GVKL: Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt. Không ném đất đá vào đoàn tàu gây tai nạn cho người ngồi trên tàu. Củng cố – Dặn dò - GV chốt lại nội dung bài: Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả. - Nhớ những quy định về ATĐS để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện. 1. Đặc điểm của giao thông đường sắt. - Tàu hoả. - Đường sắt dành riêng cho tàu hoả. - Tàu có nhiều toa, thành đoàn dài, chở nặng, chạy nhanh. - Khi gặp tình huống nguy hiểm tàu không dừng ngay được. Vì tàu chở nặng, tàu dài, chạy nhanh, phải có thời gian để tàu chạy chậm dần rồi mới dừng được. 2. Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta. + Hà Nội – Hải Phòng + Hà Nội – TP HCM + Hà Nội – Lào Cai + Hà Nội – Lạng Sơn + Hà Nội – Thái Nguyên + Kép – Hạ Long 3. Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang - Đứng cách xa rào chắn 1 m. - Nếu không có rào chắn phải đứng cách đường ray ít nhất 5 m. - Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt. Không ném đất đá vào đoàn tàu gây tai nạn cho người ngồi trên tàu.
Tài liệu đính kèm: