Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 7

Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 7

Toán

TIẾT SỐ 31 : BẢNG NHÂN 7

I. MỤC TIÊU

 - Bước đầu thuộc bảng nhân 7.

- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.

 * Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - 10 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.

 - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn : 25 - 09 - 2013
Ngày dạy : 
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
Chào cờ
Toán
TIẾT SỐ 31 : BẢNG NHÂN 7
I. MỤC TIÊU
	- Bước đầu thuộc bảng nhân 7. 
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
	* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 10 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là phép chia hết, phép chia có dư ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 7
- GV gắn 1 tấm bìa có 7 hình tròn, hỏi : 
+ Có mấy chấm tròn ?
+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ 7 được lấy mấy lần ?
- Ta lập được phép nhân : 7 x 1 = 7.
- Gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn, hỏi : 
+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ 7 được lấy mấy lần ?
- Ta lập được phép nhân : 7 x 2. 
+ 7 nhân 2 bằng mấy ? Vì sao ? 
* Tương tự, GV hướng dẫn HS lập được các phép nhân còn lại của bảng nhân 7.
? Có nhận xét gì về thừa số thứ nhất, thừa số thứ hai và tích trong bảng nhân 7 ?
- Yêu cầu HS thi đọc thuộc bảng nhân 7. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
? Mỗi tuần có mấy ngày ?
? Muốn biết 4 tuần có bao nhiêu ngày ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: 
- GV treo bảng phụ.
? Dãy số có đặc điểm gì ? 
? Đọc dãy số (xuôi, ngược) ?
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe, nêu :
+ Có 7 chấm tròn.
+ 1 lần.
+ 1 lần.
- HS đọc.
- HS nghe, nêu :
+ 2 lần.
+ 2 lần.
- HS đọc.
+ 7 nhân 2 bằng 14. 
Vì : 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14. Vậy : 7 x 2 = 14.
- HS lập các phép nhân còn lại của bảng nhân 7.
- HS nêu.
- HS thi đọc thuộc bảng nhân 7.
- Tính nhẩm.
- HS tính nhẩm và nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS đọc bài toán.
- Có 7 ngày.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số ngày 4 tuần có là :
7 x 4 = 28 (ngày)
 Đáp số : 28 ngày
- HS quan sát dãy số.
- Số đứng trước cộng thêm 7 thì được số đứng sau (hoặc ngược lại).
- HS đọc.
- HS thi đọc HTL.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tự nhiên và xã hội
TIẾT SỐ 13 : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU
	- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
	- Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.
* Các KNS được giáo dục :
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại.
	- Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.
	- Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Các hình trong SGK trang 28, 29.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
? Cơ quan thần kinh gồn có những bộ phận nào ?
? Não và tuỷ sống có vai trò gì ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1: Hoạt động phản xạ
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Quan sát các hình của bài trong SGK và đọc mục bạn cần biết trả lời các câu hỏi :
? Điều gì xảy ra khi chạm tay vào vật nóng ? Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng ?
? Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng gọi là gì ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình mỗi nhóm trình bày một câu hỏi đã chẩn bị.
- Nhóm khác nhận xet, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Khi chạm tay vào cốc nước nóng lập tức rụt tay lại.
+ Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.
+ Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng gọi là phản xạ.
- GV khái quát phản xạ là gì ?
- Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về phản xạ thường gặp trong đời sống.
à Kết luận.
c. Hoạt động 2: Thực hành một số phản xạ
* Bước 1: Chơi trò chơi: “Thử phản xạ đầu gối”
- 1 HS lên ngồi ghế cao buông thõng đầu gối xuống. GV dùng búa cao su gõ vào đầu gối chỗ xương bánh chè quan sát xem cẳng chân thay đổi như thế nào ?
- Các nhóm thực hiện thực hành thử phản xạ trước lớp.
- HS nêu kết quả quan sát của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bước 2: Trò chơi: “Ai phản ứng nhanh”?
- Hướng dẫn HS cách chơi.
- Yêu cầu HS chơi thử vài lần.
- HS chơi trò chơi trên bục lớp: Nửa lớp lên đứng thành vòng tròn, hai tay dang, lòng bàn tay trái ngửa nón trỏ của tay phải mình để vào lòng bàn tay trái người bên cạnh.
- Lớp trưởng hô “chanh” cả lớp hô “chua” tay vẫn giữ nguyên ở tay bạn bên cạnh.
- Lớp trưởng hô “cua” cả lớp hô “cắp” và rụt tay lại nếu ai không nhanh bị “cắp” thì coi như thua.
- Hai nhóm thay đổi nhau (nhóm ngoài cổ vũ).
- Kết thúc trò chơi nhóm nào thua hát một bài.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
Chính tả
TIẾT SỐ 13 : TẬP CHÉP : TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Chép và trình bày đúng bài CT.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Điền đúng 11chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng lớp viết sẵn bài tập chép.
- 1 tờ phiếu khổ to viết bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp các từ sau : ngoằn ngoèo, nhà nghèo, xào rau, sóng biển.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS tập chép CT
* Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
? Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ? Lời các nhân vật được đặt sau các dấu gì? 
- HS tìm từ khó viết.
- HS luyện viết các từ khó : xích lô, quá quắt, lưng còng.
* HS viết bài CT
- HS viết bài CT.
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
c. Chấm, chữa bài 
- GV thu bài, chấm điểm. 
- GV nhận xét bài viết CT.
d. Hướng dẫn HS làm bài tập CT 
* Bài tập 2a: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài, nêu miệng kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng. (Ví dụ : tròn, chẳng, trâu,)
* Bài tập 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV gọi HS nêu kết quả. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
TIẾT SỐ 32 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS ọc bảng nhân 7 ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu gì của bài.
- Yêu cầu HS tính và nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét về kết quả, thừa số, thứ tự thừa số.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4: 
? Bài tập yêu cầu gì ?
? Em có nhận xét gì về số ô vuông của hình chữ nhật ?
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS thi đọc thuộc bảng nhân 7.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. 
- 3 HS đọc.
- HS nghe.
- HS nêu : Tính nhẩm.
- HS tính và nêu kết quả.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS nêu : Thực hiện từ trái sang phải.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 7 x 5 + 15 = 35 + 15
 = 50
b) 7 x 9 + 17 = 49 + 17
 = 66
c) 7 x 4 + 32 = 28 + 32
 = 60
- HS đọc đề bài toán.
- Mỗi lọ có 7 bông hoa.
- 5 lọ như thế có bao nhiêu bông hoa ?
- Tóm tắt bài toán rồi làm bài vòa vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS nêu
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS thi đọc bảng nhân 7.
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2013
Luyện Toán
BẢNG NHÂN 7
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về bảng nhân 7.
- Vận dụng bảng nhân 7 để giải toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở luyện Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- 3, 4 HS đọc thuộc bảng nhân 7.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, nêu miệng kết quả.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
- 4, 5 HS đọc bảng nhân 7.
? Nhận xét về thừa số thứ nhất, thừa số thứ hai và kết quả bảng nhân 7 ?
* Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, nêu miệng kết quả.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
* Bài 3:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Hs nêu cách thực hiện phép tính (Từ trái sang phải).
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- Cho HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS. 
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số bạn 4 hàng như thế có là :
7 x 4 = 28 (bạn)
 Đáp số : 28 bạn
3. Củng cố, dặn dò
- 3, 4 HS đọc thuộc bảng nhân 7.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
TIẾT SỐ 33 : GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều  ...  Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi suy nghĩ của con người.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Quan sát các hình của bài trong SGK và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
? Bất ngờ bị giẫm phải đinh, Nam có phản ứng nư thế nào ? Hoạt động này do não hay tuỷ sống điều khiển ?
? Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam rút đinh ra vứt đi đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ?
? Theo bạn việc làm vứt đinh đó đi đâu thì não hay tuỷ sống điều khiển hoạt động này?
- Các nhóm thực hiện thảo luận theo nội dung trên rồi ghi câu trả lời đã thống nhất của nhóm mình vào phiếu.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
+ Khi giẫm chân phải đinh Nam co ngay chân lại. Hoạt động này là do tuỷ sống điều khiển.
+ Khi Nam quyết định vứt đinh vào thùng rác để người khác không giẫm phải như mình. Điều khiển mọi suy nghĩ này là não điều khiển.
b. Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển mọi hoạt động của con người.
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc ví dụ về viết chính tả ở H2 để nghĩ ra một ví dụ khác để tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau làm việc trong cùng một lúc.
- HS đọc ví dụ H2 trong SGK.
* Bước 2: Làm việc theo cặp
- HS ngồi cùng bàn trao đổi về kết quả làm việc của mình.
- HS đóng góp ý kiến bổ sung.
* Bước 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể người mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 34 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
* Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1, 2), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4 (a, b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
? Muốn điền được số vào ô trống ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện các phép tính ?
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
-Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm.
? Muốn vẽ đoạn thẳng CD ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS vẽ độ dài đoạn thẳng CD. 
- Tiến hành tương tự với phần c).
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn?”
? 5cm gấp 4 lần thì bằng bao nhiêu ?
? 6l gấp 8 lần thì bằng bao nhiêu ?
? 3kg gấp 7 lần thì bằng bao nhiêu ?
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2, 3 HS nêu.
- HS nghe.
- HS nêu.
- Ta thực hiện phép nhân như mẫu.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS đọc đề và tóm tắt bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS vẽ.
- Tính độ dài đoạn CD: 6 x 2 = 12cm.
- HS vẽ đoạn thẳng CD.
- HS nêu cách vẽ.
- HS nêu nhanh kết quả.
- Bằng 20cm.
- Bằng 48l.
- Bằng 21kg.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn đối tượng Toán
GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần).
- Vận dụng vào giải các bài toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở luyện Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU  
1. Kiểm tra bài cũ
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? 
- GV nhận xét, kết luận. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: (Dành cho HS Trung bình, yếu)
- HS đọc bài toán. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
? Bài toán thuộc dạng bài toán nào ? 
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. 
- GV giúp đỡ HS Trung bình - Yếu.
- HS và GV nhận xét, chữa bài. 
Bài giải
Thước kẻ dài là :
15 x 2 = 30 (cm)
Đáp số : 30cm
- GV lưu ý cho HS câu trả lời (Hoặc : Số xăng-ti-mét thước kẻ dài là).
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?
* Bài 2: (Dành cho HS Trung bình, yếu)
- HS đọc bài toán. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS Trung bình - Yếu.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, chữa bài. 
Bài giải
Số lít dầu can to có là :
5 x 4 = 20 (lít dầu)
Đáp số : 20 lít dầu
* Bài 3: (Dành cho HS Khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS Trung bình lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS Trung bình - Yếu. 
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
- HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả. 
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? 
? Muốn thêm vào một số một số đơn vị ta làm như thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? 
? Muốn thêm vào một số một số đơn vị ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. 
Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 35 : BẢNG CHIA 7
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia7).
	* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn, Bảng phụ, Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm trabài cũ
- Yêu cầu HS đọc HTL bảng nhân 7.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS lập bảng chia 7
- GV gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi: 7 được lấy mấy lần ? Viết phép tính ?
- Trên tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
- Nêu phép tính tương ứng ?
- Vậy 7 chia 7 được mấy ?
* Tương tự với các phép tính còn lại để hoàn thành bảng chia 7.
? Nhận xét về các số bị chia ? 
? Nhận xét về số chia ? 
? Nhận xét về số thương ?
- GV nhận xét, kết luận.
c. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
? Vì sao ta có thể tính được thương dựa vào phép nhân ?
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ? 
? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS thi đọc thuộc bảng chia 7.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2, 3 HS đọc.
- HS nghe.
- 7 được lấy 1 lần.
 7 x 1 = 7.
- 1 tấm bìa.
7 : 7 = 1 (tấm).
7 : 7 = 1.
- HS luyện học thuộc lòng.
- HS đọc bảng chia 7 ( Cá nhân, nhóm, cả lớp).
- SBC tăng dần từ 7 đến 70, hai SBC liền nhau hơn kém nhau 7 đơn vị.
- Số chia đều là 7.
- Thương lần lượt là: 1, 2, 3, ... , 10.
- Tính nhẩm.
- HS làm bài, nêu miệng kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- Tính nhẩm.
- HS nêu.
- Vì lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa.
7 x 5 = 35 7 x 4 = 28
35 : 7 = 5 28 : 7 = 4 
35 : 5 = 7 28 : 4 = 7
- HS đọc bài toán.
- Có 56 HS xếp đều thành 7 hàng.
- Mỗi hàng có bao nhiêu HS ?
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Mỗi hàng có số học sinh là:
56 : 7 = 8 (học sinh)
Đáp số : 8 học sinh.
- HS thi đọc.
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn chữ
ÔN CHỮ HOA E, Ê
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng chữ hoa E (2 dòng), Ê (2 dòng) ; viết đúng tên riêng Ê-đê (2 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hòa  có phúc (5 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Mẫu chữ E , Ê ; từ Ê - đê và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở rèn chữ, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp viết vở nháp: Kim Đồng, Dao.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài. 
b. Hướng dẫn viết vở nháp
* Luyện viết chữ hoa
- GV yêu cầu HS quan sát các chữ hoa E, Ê.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình viết.
- GV đọc chữ E, Ê cho HS viết vào vở nháp.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
* Luyện viết từ ứng dụng
- GV gọi HS đọc từ ứng dụng : Ê - đê. 
- GV giới thiệu: Ê-đê là người dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người.
- GV hướng dẫn HS viết : Ê - đê.
- HS viết từ ứng dụng.
- GV quan sát, sửa sai.
* Tập viết câu ứng dụng
- GV gọi HS đọc câu ứng dụng : Anh thuận em hòa là nhà có phúc.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : Anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận 
- GV đọc: Ê-đê, Em. 
- HS viết câu ứng dụng.
- GV quan sát, hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao, khoảng cách.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở rèn chữ
- GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ E, Ê : Mỗi chữ viết 2 dòng.
+ Viết tên: Ê - đê : 2 dòng.
+ Viết câu tục ngữ : 5 lần.
- HS viết bài vào vở rèn chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
d. Chấm, chữa bài 
- GV thu bài, chấm điểm. 
- GV nhận xét bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương những HS viết đúng - đẹp.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc