Tập đọc – Kể chuyện:
CẬU BÉ THÔNG MINH
I/MỤC TIÊU:
1. Tập đọc.
- Đọc đúng, rành mạch ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm dấu phẩy giữa các cụm từ. Bước đầu biết phân biệt người lời kể và lời các nhân vật khi đọc (lời của cậu bé và nhà vua).
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
-GDKNS: Giải quyết vấn đề khó khăn khi gặp phải.
2. Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Biết kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- Tranh minh học bài đọc và truyện kể SGK.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn câu HD luyện đọc.
TUầN 1 Thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2011 Tập đọc – Kể chuyện: Cậu bé thông minh I/Mục tiêu: 1. Tập đọc. - Đọc đúng, rành mạch ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm dấu phẩy giữa các cụm từ. Bước đầu biết phân biệt người lời kể và lời các nhân vật khi đọc (lời của cậu bé và nhà vua). - Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. -GDKNS: Giải quyết vấn đề khó khăn khi gặp phải. 2. Kể chuyện: - Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - Biết kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. II. đồ dùng học tập - Tranh minh học bài đọc và truyện kể SGK. - Bảng viết sẵn câu, đoạn câu HD luyện đọc. IIi. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu. - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp đoạn. + GV theo dõi sửa sai - Đọc từng đọan trước lớp: + HS đọc nối tiếp đoạn. + GV nhắc nhở bổ sung. - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn. - Đọc từng đoạn trong nhóm GV hướng dẫn HS cách đọc. - Đại diện nhóm đọc, các nhóm thi đọc. HĐ2: HD tìm hiểu nội dung bài: - GV: Đọc mẫu 1 đoạn trong bài. - HS: Đọc phân vai theo nhóm. - Chọn hai nhóm thi đọc phân vai. - Lớp nhận xét chọn cá nhân nhóm đọc tốt. HĐ3: Kể chuyện. - GV nêu nhiệm vụ: HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện - HD kể từng đoạn theo tranh: + HS quan sát và nhẩm kể. + GV mời 3 HS kể nối tiếp. Nếu HS kể lúng túng GV gợi ý theo câu hỏi. + Sau mỗi lần GV gợi ý theo yêu cầu sau: - Về nội dung. - Về diễn đạt. - Về cách thể hiện. GV khen những HS kể sáng tạo, sinh động câu chuyện. IV/Củng cố – Dặn dò: - GV nêu câu hỏi củng cố nội dung. - Động viên khen ngợi những HS đọc kể tốt. Dặn: về chuẩn bị bài Hai bàn tay, kể lại câu chuyện. __________________________ Toán: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số (T1) I .Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. II/ Hoạt động dạy học - HS tự luyện tập (ôn tập bổ sung) dưới hình thức học cá nhân. Bổ sung: HĐ1: Củng cố cách đọc viết số. - GV: Viết bài tập 1 lên bảng. - HS: Lần lượt lên bảng ghi lại cách đọc, viết số. Lớp đọc đồng thanh BT1 ở bảng (Sau khi kiểm tra) - Bài 2: Làm tương tự HĐ2: Luyện tập: - HS làm các bài: 3, 4, *5 vào vở - GV theo dõi bổ sung, chấm. Bài3: (cột2) GV huớng dẫn cách tính: 30+ 100 < 131 410 - 10 < 400 + 1 130 400 Bài4: Dựa vào chữ số hàng trăm để so sánh. Bài 5: 2 HS lên bảng làm ( mỗi em một bài nhỏ). IV/ Củng cố-dặn dò: Gv nhận xét tiết học _________________________________ Thứ 3 ngày 23 tháng 8 năm 2011 Thể dục Bài 1: Giới thiệu chương trình- Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi” I. Mục tiêu: - Phổ biến một số quy định khi tập luyện: yêu cầu HS hiểu và thực hiện đúng. - Giới thiệu chương trình môn học: yêu cầu HS biết được điểm cơ bản của chương trình, có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. - Chơi trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”. Biết cách tham gia chơi tương đối chủ động. II. Phương tiện: Còi, sân kẻ cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: - Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Giậm chân tai chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát. - Tập bài thể dục lớp 2 (1 lần 8 nhịp). 2. Phần cơ bản: - Phân tổ luyện tập: 3 tổ. - Nhắc lại nội quy tập và phổ biến nội dung, yêu cầu môn học. - Chỉnh đốn trang phục- vệ sinh tập luyện. - Tổ chức chơi trò “Nhanh lên bạn ơi”. GV nhắc lại cách chơi. Các tổ tiến hành chơi theo đội hình tam giác (5 đến 7 phút). - Ôn một số động tác về ĐHĐN lần 2. 3. Phần kết thúc: - Đi thường theo nhịp một hai. - Nhận xét giờ học dặn dò. Kết thúc giờ học, GV hô: giải tán. HS hô: khoẻ- khoẻ. _____________________________________ Toán: Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) I. Mục TIÊU: Giúp HS: - Biết cách tính cộng trừ các số có 3 chữ số(không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn ít hơn II. hoạt động dạy học : HĐ1: Củng cố kiến thức: - GV: Gọi 3 HS tính nhẩm bài 1 (mỗi em một cột). - Lớp nhận xét. Bài 2: - GV ghi bảng : 352+ 416 732+ 511 - 2 HS lên bảng đặt cách đặt tính và tính kết quả - Lớp nhận xét, GV bổ sung. HĐ2: HS thực hành ở vở bài tập số 1, 2, 3, 4,* 5. GV theo dõi bổ sung, chấm. Chữa: Số 1, 2: HS đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau, chữa sau. Số 5: 1 HS lên bảng chữa yêu cầu lập được các phép tính. 500+ 42 = 542 542- 500 = 42 42 + 500= 542 542- 42 = 500 III. Nhận xét dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tập tốt. __________________________________ Tự nhiên xã hội: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp I. Mục tiêu: - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ. *Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu ngừng thở 3 đến 4 phút người ta có thể chết. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 4, 5. III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Thực hành cách thở sau. - Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức. - Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức trò chơi: bịt mũi nín thở. Cả lớp cùng làm. Em có cảm giác gì sau khi nín thở lâu? Bước 2: thực hành thở sâu. Một HS thực hành ở bảng lớp đứng dậy thực hành. Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thở ra. So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra bình thường và thở sâu ích lợi của việc thở sâu. Kết luận: HS nhắc lại. HĐ2: Làm việc với SGK. - Mục tiêu : Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. Chỉ và nói được đường đi của không khí khi hít vào và thở ra trên sơ đồ. Hiểu vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người. - Cách tiến hành: B1: Làm việc theo cặp. HS quan sát hình 2 trang 5: làm việc theo nhóm 2. B2: Làm việc cả lớp. Gọi một số cặp lên hỏi đáp trước lớp. Giúp HS hiểu: Cơ quan hô hấp là gì ? Kết luận theo SGK trang 21. HS nhắc lại IV. Củng cố- dặn dò: ______________________________________ Chính tả (T. c.) Cậu bé thông minh I. Mục TIÊU: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả. + Chép chính xác. + Củng cố cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm; lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. + Viết đúng các từ có âm vần dễ lẫn lộn. 2. Ôn bảng chữ cái. - Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. - Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng viết sẵn đoạn văn HS cần chép. Vở bài tập. III. hoạt động dạy học: A. Mở đầu: GV nhắc một số điểm cần lưu ý của giờ học chính tả. B. Giới thiệu bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép. GV chép bài lên bảng, đọc. Nêu câu hỏi cho HS nhận xét (Theo SGV trang 35) - HS đọc hai đoạn chép, trả lời câu hỏi. - GV gạch dưới các từ dễ viết sai: Chim sẻ, cỗ, sắc, xẻ. - HS viết vào vở nháp các từ trên. - HS chép vào vở - GV theo dõi, uốn nắn. Chấm, chữa lỗi. HĐ2: HD làm bài tập. - HS làm bài1, 2 vào VBT. Chữa: Số1: HS đọc bài làm. HS đọc lại bài : Yêu cầu học thuộc thứ tự 10 chữ cái và tên các chữ cái tại lớp. Iv. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học. ____________________________________ Tập đọc Hai bàn tay em I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ, nằm ngủ, chải tóc, giăng giăng, thủ thỉ. - Biết nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ khổ thơ. - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ mới được giải nghĩa ở sau bài học. - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của các bài thơ (hai tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu). * Học thuộc bài thơ. III. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ ở SGK. III. hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn bài Cậu bé thông minh. B. Bài mới: GT bài: HĐ1: GV đọc mẫu. HS lắng nghe. HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ HS : - Đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ. - Đọc từng khổ thơ trước lớp GV: Nhắc nhở, bổ sung cách đọc. Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong từng khổ thơ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Câu 1, 2 (theo SGK trang 38-39 ) Câu 3: Bổ sung : HS thảo luận nhóm. ? Em thích khổ thơ nào? vì sao? Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. HĐ4: Học thuộc lòng bài thơ. IV. Nhận xét - Dặn dò Về tiếp tục học thuộc bài thơ. ________________________ Thứ 4 ngày 24 tháng 8 năm 2011 Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. - Biết giải bài toán về “ Tìm x” giải toán có lời văn. II. hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - 2 HS lên bảng nêu cách đặt tính và tính kết quả ví dụ sau: 235+ 402 438- 75 - Lớp nhận xét, GV ghi điểm. 2. Bài mới: luyện tập: HĐ 1: Củng cố kiến thức cộng trừ có 3 chữ số. GVghi bảng bài tập 1: 324+ 405 761+ 128 485- 72 - 3HS lên bảng đặt tính, tính. - Lớp nhận xét GV bổ sung. HĐ2: - HS làm các bài tập 1, 2, 3,* 4. - GV theo dõi, chấm. Chữa: Số1: Đổi chéo vở kiểm tra Số2: 2 HS lên bảng làm, củng cố tìm SBT, số hạng chưa biết trong phép tính. Số3: 1 HS lên giải, củng cố giải và trình bày. Số 4: Tổ chức theo nhóm ghi xếp hình: thời gian 3 phút. Tổ nào nhiều bạn ghép đúng, tổ đó thắng. - GV tuyên dương tổ thắng cuộc. III. Nhận xét dặn dò: Tuyên dương những học sinh học tốt. _______________________________________ Đạo đức: kính yêu Bác Hồ I. Mục tiêu: - Biết công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. - Biết tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác. - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác. - Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. * Biết nhắc nhở bạn bè làm theo năm điều Bác Hồ dạy. II. Tài liệu phương tiện: VBT. Một số bài hát ca ngợi Bác. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát bài ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng. 2. Giới thiệu bài: HĐ1 :Thảo luận nhóm: GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm lên giới thiệu, mỗi nhóm 1 ảnh, lớp bổ sung. Thảo luận cả lớp các câu hỏi ở SGV. HĐ2: Kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác. 1. GV kể chuyện 2. Thảo luận theo lớp. - Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nà ... ______________________ Tự nhiên xã hội Nên thở như thế nào ? I. Mục tiêu: - Hiểu được tại sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. * Nói được ích lợi của việc không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các bô níc, khói bụi và đối với sức khoẻ con người. - GDKNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở.. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 67.Gương soi cho các nhóm. III. hoạt động dạy học HĐ1:Thảo luận nhóm: + Mục tiêu : Giải thích được tai sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. + Tiến hành: - GV: Hướng dẫn HS lấy gương so sánh gương phía trong mũi hoặc quan sát mũi bạn và trả lời : Các em thấy gì trong mũi? - Khi bị sổ mũi em thấy cái gì chảy ra? - Dùng khăn sạch lau mũi em thấy gì? - Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? HS thảo luận, báo cáo kết quả. Kết luận :Thở bằng mũi là hợp vệ sinh và có ích cho sức khoẻ. HĐ2: làm việc với SGK. - Mục tiêu : nêu được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí khói bụi. - Tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - HS quan sát Hình 3,4,5 SGK, thảo luận. - GV nêu câu hỏi (Theo SGV) Bước2: Làm việc cả lớp. - Đại diện một số báo cáo kết quả thảo luận. - Lớp trả lời một số câu hỏi: Không khí trong lành có lợi gì? Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì? GV kết luận: III. Nhận xét, dặn dò: Về học bài: Giữ vệ sinh mũi họng. ____________________________________ Thứ 5 ngày 25 tháng 8 năm 2011 Chính tả (Nghe viết): Chơi chuyền I. Mục đích- yêu cầu: - Rèn kĩ năng viết chính tả. Nghe viết chính xác bài thơ.Củng cố cách trình bày bài thơ. - Điền đúng vào chỗ trống các từ ao/ oao tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n theo nghĩa đã học. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : 3 HS lên bảng viết : dân làng, làng xóm, đàng hoàng. 2 HS đọc thuộc đúng thứ tự 10 chữ cái đã học. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HĐ1: Hướng dẫn nghe viết. GV hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc bài - 1HS đọc, lớp đọc thầm . - GV giúp HS nắm nội dung bài (Theo SGV trang 48) b. GV đọc cho HS viết c. Chấm, chữa bài: Thu chấm hai tổ. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. - HS làm ở VBT. - GV theo dõi bổ sung. Chữa bài (nếu HS làm sai) IV/ NHận xét và dặn dò: __________________________________ Toán Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số. - Củng cố ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc . II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: chữa bài 3 SGK. 2. Bài mới : HĐ1: Giới thiệu phép cộng 435+ 127. - GV ghi VD 435+ 127. - HS đặt tính dọc, GV hướng dẫn. Đây là phép cộng có nhớ sang hàng chục. 1 HS nhắc lại cách cộng. HĐ2: Giới thiệu phép cộng: 256+ 162= ? Đây là phép cộng có nhớ sang hàng trăm. 1 HS nhắc lại cách cộng. HĐ3: Thực hành. - HS lên bảng tính, củng cố nội dung bài học. 256 452 +125 + 361 - HS làm bài 1, 2, 3, 4. - GV theo dõi, chấm. Chữa bài: Chữa lại những bài HS sai. 1. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. ________________________________ Thể dục bài số 2 I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng về ĐHĐN - Rèn tính kỉ luật trong giờ học II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, trò chơi III. Nội dung dạy và học: 1. Phần mở dầu: - Tập hợp lớp ba hàng dọc. - Khởi động : xoay các khớp. - Trò chơi làm theo hiệu lệnh. 2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng dọc , quay phải trái đứng nghiêm nghỉ, điểm số báo cáo. - Trò chơi nhóm ba. 3. Phần kết thúc: - Tập hợp đội hình theo vòng tròn IV.Nhận xét giờ học. _____________________________ Thứ 6 ngày 26 tháng 8 năm 2011 Tập làm văn Nói về đội thiếu niên tiền phong Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Rèn kĩ năng viết : Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. Đồ dùng: - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Vở bài tập. III. hoạt động dạy học: 1. Mở đầu: GV nêu yêu cầu cách học môn tập làm văn. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HĐ1: - HS: + Đọc yêu cầu của bài tập 1. + Trao đổi nhóm đại diện cho các nhóm b/c. - GV nêu một số gợi ý tham khảo. Bổ sung thêm: a. Đội thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm1941. tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là : Đội nhi đồng cứu quốc. b. Những đội viên đầu tiên của đội: 1. Nông Văn Dền. 2. Nông Văn Thán. 3. Lý Văn Tịnh. 4. Lý Văn Mỳ. 5. Lý Thị Xâu. c. Đội được mang tên Bác ngày 30 tháng 1 năm 1970. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - HS làm vào bài tập. GV theo dõi bổ sung thêm. IV. Nhận xét- dặn dò: ______________________________ Thủ công: Gấp tàu thuỷ hai ống khói I. Mục tiêu: - HS biết gấp tàu thuỷ hai ống khói . - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. -*Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thuỷ cân đối. II. Chuẩn bị: - 1 tàu thuỷ gấp bằng giấy. Tranh quy trình. - Giấy nháp, giấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công. III. Các HĐ dạy học : Tiết1. HĐ1: HD quan sát và nhận xét. - Giới thiệu mẫu tàu thuỷ gấp bằng giấy. Đặc điểm có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu mỗi bên có hai tàu tam giác giống nhau. Mui tàu thẳng đứng (xem hình 1). - Trong thực tế: Tàu được làm bằng sắt, dùng chở khách vận chuyển hàng hoá trên sông biển. - HS suy nghĩ cách gấp HS mở dần tàu mẫu bằng giấy cho đến khi trở lại tàu giấy hình vuông ban đầu. HĐ2: Hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt và gấp từ giấy hình vuông. Bước 2: Gấp lấy điểm giữa hình. Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói. ( Quan sát hình 3 đến hình 8). Lưu ý sau mỗi lần gấp cần miết phẳng đường gấp. 1 HS thao tác lại phần kéo các hình vuông nhỏ để tạo thành ống khói và thân mũi tàu là khó nhất. ( GV hướng dẫn kĩ cho HS ) - Cả lớp tập gấp. - GV theo dõi bổ sung. IV. Nhận xét tiết học: _____________________________ Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số(có nhớ một lần sang hàng chụchoặc sang hàng trăm). II/ hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: hai HS lên chữa bài 3. 2. Luyện tập: HĐ1: Củng cố kiến thức: - GV ghi 4 phép tính của bài tập lên bảng. - 4 HS lên bảng làm, nhận xét. 367+ 120 487+ 302 85 + 75 108+ 75 HĐ2: HS làm các bài 1, 2, 3, 4, *5 GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu. HĐ3: Chấm và chữa bài. Gọi một số HS yếu lên chữa các bài sai. III/ Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học ______________________________ Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp HĐ1:Nhận xét tình hình học tập của lớp. Về nề nếp: ra vào lớp, đi học chuyên cần. Đồ dùng học tập chưa đầy đủ: Tài, Anh, thắng, Sơn... Học bài và làm bài chưa tự giác: Tuấn, Long, Tài, Nam... HĐ2: Kế hoạch tuần 2. Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và sinh hoạt. Kiểm tra những HS còn thiếu sách vở đồ dùng học tập. Chuẩn bị tốt cho công việc khai giảng: Đồng phục, cờ, hoa, mũ ca nô. _____________________________ Luyện toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số( có nhớ 1 lần) II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: - Củng cố, ôn tập ______________________________ Buổi chiều: Tiết4: bài toán về “ Tìm x” giải toán có lời văn. HĐ1: Làm thêm bài tập: Bài 1: Đặt tính và tính: 365 + 28 43 + 285 357 + 256 364 + 273 Bài2: Tìm x: a) x- 125 = 326 b)x- 52 = 562 Bài 3: Khối lớp Hai có 148 học sinh, khối lớp Một có nhiều hơn khối lớp Hai 35 học sinh.Hỏi khối lớp Một có bao nhiêu học sinh? Bài 4: Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp: a) * 4 6 b) 3 * 5 + 2 * 8 + 9 * 5 7 * 6 3 7 HĐ2: Chấm, chữa bài. Bài 4:a) Hàng đơn vị : * = 6 + 8 = 14, nên * = 4, và nhớ 1 sang hàng chục. Hàng chục: 4 + 1 + * = 7, nên * = 2 Hàng trăm: * + 2 = 5, nên *=3 Nên có phép tính: 346 228 574 b) Xét tương tự III. củng cố- dặn dò: Thể dục: Bài 1: Giới thiệu chương trình- Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi” I. Mục tiêu: - Phổ biến một số quy định khi tập luyện: yêu cầu HS hiểu và thực hiện đúng. - Giới thiệu chương trình môn học: yêu cầu HS biết được điểm cơ bản của chương trình, có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. - Chơi trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”. Biết cách tham gia chơi tương đối chủ động. II. Phương tiện: Còi, sân kẻ cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: - Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Giậm chân tai chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát. - Tập bài thể dục lớp 2 (1 lần 8 nhịp). 2. Phần cơ bản: - Phân tổ luyện tập: 3 tổ. - Nhắc lại nội quy tập và phổ biến nội dung, yêu cầu môn học. ( Theo SGV trang 34) - Chỉnh đốn trang phục- vệ sinh tập luyện. - Tổ chức chơi trò “Nhanh lên bạn ơi”. GV nhắc lại cách chơi. Các tổ tiến hành chơi theo đội hình tam giác (5 đến 7 phút). Ôn một số động tác về ĐHĐN lần 2. 3. Phần kết thúc: - Đi thờng theo nhịp một hai. - Nhận xét giờ học dặn dò. Kết thúc giờ học, GV hô: giải tán. HS hô: khoẻ- khoẻ. ______________________________ . ___________________________________________________________ Thứ 6 ngày 07 tháng 9 năm 2007 Mĩ thuật: Thưởng thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi I. Mục tiêu: - HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường. - Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1: Giới thiệu bài: - GV giới thiệu tranh về đề tài môi trường trong cuộc sống. - GV giới thiệu những HĐ về bảo vệ môi trường trong cuộc sống. - GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác nhau. HĐ1: Xem tranh: - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh. - Sau khi HS trả lời đúng đủ và đúng GV cần khen ngợi, động viên khích lệ. - GV nhấn mạnh: + Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. + Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình. HĐ2: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi, động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh. _______________________________
Tài liệu đính kèm: