Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 27
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
A / Mục tiêu: .
- Rèn đọc đúng các từ : ngạc nhiên, xúc động, nghẹn ngào, mím chặt .
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa:Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi1,2,3,4).
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện )
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
TUẦN 10 Ngày soạn: 23/10/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 27 GIỌNG QUÊ HƯƠNG A / Mục tiêu: . - Rèn đọc đúng các từ : ngạc nhiên, xúc động, nghẹn ngào, mím chặt ... - Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa:Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi1,2,3,4). - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện ) B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trong SGK. C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: a) Phần giới thiệu : * Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp. - GV sửa lỗi phát âm. - Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp. - Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp . - Kết hợp giải thích các từ khó trong SGK (đôn hậu , thành thực , bùi ngùi ). - Hướng dẫn học sinh đọc câu khó: Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là......(hơi kéo dài từ là). Dạ, không!// Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen.....(Nhấn giọng tự nhiên ở các từ in đậm) Mẹ tôi là người miền trung.....// Bà đã qua đời/ đã hơn tám năm rồi.//(Giọng trầm xuống , xúc động) - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm, GV theo dõi nhắc nhở. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 . c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1 và trả lời nội dung bài + Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH: + Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3 của bài . + Vì sao anh thanh niên cảm ơn cảm ơn Thuyên và Đồng ? - Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm để TLCH: + Những chi tiết nào nói tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ? - Mời 3 học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn của bài sau đó cả lớp trao đổi nhóm câu hỏi: + Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ? d) Luyện đọc lại : - Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 trong bài. Hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn. - Mời 2 nhóm mỗi nhóm 3 em thi đọc phân vai đoạn 2 và 3. - Mời 1 nhóm đọc lại toàn truyện theo vai. - Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn nhóm và cá nhân đọc hay nhất. Kể chuyện: Giáo viên nêu nhiệm vu: SGK.ï - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài nhập vai nhân vật để kể - Gọi một học sinh nêu nhanh sự việc được kể ở từng tranh ứng với từng đoạn - Từng cặp học sinh nhìn tranh tập kể . - Gọi 3HS tiếp nối nhau tập kể trước lớp theo 3 bức tranh. - Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất đ) Củng cố dặn dò : + Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe - Nhận xét bài kiểm tra của học sinh - Học sinh theo dõi - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp, luyện đọc các từ ở mục A. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, giải nghĩa các từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi (SGK). - Học sinh đọc cá nhân – đồng thanh - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT đoạn 3. - 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời: + Cùng ăn với ba người thanh niên. - Cả lớp đọc thầm đoạn 2: + Lúc Tuyên đang bối rối vì quên tiền thì một trong ba thanh niên tiến lại xin trả tiền giúp. - Lớp đọc thầm đoạn 3 của bài: + Trao đổi trong nhóm để trả lời: Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ về người mẹ hiền và nhớ về quê hương. + Người trẻ tuổi: cúi đầu đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ. - 3 HS nối tiếp đọc lại 3 đoạn của bài, lớp trao đổi với nhau để phát biểu ý kiến : Giọng quê hương rất thân thiết , gần gũi , giọng quê hương gợi nhớ lại kỉ niệm quê hương - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Các nhóm thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên). - 1 nhóm đọc lại toàn truyện theo vai. - Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học . - Cả lớp quan sát tranh minh họa câu chuyện - Một em lên chỉ và nêu nội dung sự việc được nêu ở từng bức tranh ứng với từng đoạn của câu chuyện . - Thứ tự từng cặp học sinh lên kể một đoạn trước lớp . - Lần lượt mỗi lần 3 em kể nối tiếp theo 3 bức tranh cho lớp nghe về - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất + HS nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện . Toán Tiết: 45 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI A/ Mục tiêu: - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác) . B/ Đồ dùng dạy học: : Thước thẳng học sinh và thước mét. C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 2 em lên bảng làm BT: 3m 2dm = ... dm 3m 2cm = ... cm 4m 7cm = ... cm 9m 3dm = ... dm - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Hướng dẫn HS cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Yêu cầu HS tự vẽ vào vở đoạn thẳng AB = 7 cm CD = 12cm ; EG =1 dm 2cm. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: -Yêu cầu HS đọc bài tập 2. - Hướng dẫn cách đo. - Yêu cầu cả lớp thực hành đo và đọc kết quả rồi ghi vào vở. - KT nhận xét bài làm của học sinh. Bài 3: - Hướng dẫn HS dùng mắt ước lượng các độ dài của: bức tường lớp học; chân tường lớp học; mép bảng lớp ... : Dựng chiếc thước mét đứng áp sát tường đo 1m. Sau đó đùng mắt ước lượng xem bức tường cao bao nhiêu mét? - Cho cả lớp thực hành theo nhóm đo và ghi số đo vào vở. - Mời 1 số nhóm đọc kết quả, các nhóm khác bổ sung. c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị thước kẻ, ê ke, thước mét cho giờ sau. - 2HS lên bảng làm bài . - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Cả lớp vẽ các đoạn thẳng vào vở. - Từng cặp đổi vở chéo để KT bài nhau. - Một em nêu bài tập 2. - Lớp lắng nghe GV hướng dẫn cách đo. - Cả lớp thực hành đo chiều dài của cây bút, - 3 em đọc kết quả trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung. - Theo dõi GV hướng dẫn cách đo. - Các nhóm thực hành đo, ghi kết quả vào vở - 3 nhóm đọc kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. Đạo đức Tiết: 10 CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (tiết 2) A / Mục tiêu: - Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn - Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày - H S hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. . B/ Đồ dùng dạy học: - Các câu chuyện, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ ... về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. C/ Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ KT bài cũ: KT 2 em - Khi bạn có chuyện vui em cần làm gì? - Em cần làm gì khi bạn có chuyện buồn? 2.Dạy bài mới: ª Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 5 - VBT trang rồi làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn. - Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung. - GV kết luận: SGV. ªHoạt động 2 Liên hệ và tự liên hệ - Cho HS thảo luận cả lớp với ND sau: + Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào? + Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào? - GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn. ªHoạt động 3: Trò chơi phóng viên (củng cố bài) - Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. - GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng. *Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. - 2HS lên bảng THCH. - Cả lớp theo dõi nhận xét bạn TL. - Đọc thầm yêu cầu BT và tự điền theo ý của mình vào các ô trống mà mình cho là phù hợp. - 3-5 HS nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung. + Các việc : a, b , c , d , đ , g là những việc làm đúng . Các việc : e , h , là sai. - HS tự liên hệ với bản thân, kể trước lớp - Cả lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè. - Lớp tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. - Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên nhà báo đến phỏng vấn bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học . : Ngày soạn: 24/10/2010 Ngày dạy: Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 BUỔI SÁNG Toán Tiết: 46 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo) A/ Mục tiêu: - Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. - Biết so sánh các độ dài. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận tỉ mỉ B/ Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng học sinh và thước mét. C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 2HS lên đo chiều dài cái bảng lớp và chiều dài cái bàn HS, rồi đọc to kết quả đo. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Nêu bài tập trong sách giáo khoa . - Hướng dẫn gợi ý. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. - Yêu cầu nêu cách đọc và so sánh số đo của từng bạn. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 - Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 . - Hướng dẫn làm BT theo nhóm (nhóm 4 em) lần lượt đo và ghi chép các số đo vào nháp. - Yêu cầu các nhóm thảo luận để sắp xếp số đo các bạn theo thứ tự nhất định. - Đại diện nêu số đo và đọc to kết quả . + Nhận xét chung về bài làm của học sinh. c) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu hai em nêu về cách đo độ dài . - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà tập đo các bạn khác. - 2HS lên bảng thực hành đo và đọc kết quả. - Lớp theo dõi nhận xét. - Lớp theo dõi giới thiệu bài - Quan sát và nhận xét về cách đổi về số đo có cùng một đơn vị đo rồi so sánh : + Hương: 1 m ... ................................................................................. Toán Tiết: 49 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ KT theo đề của trường ********************************************************************* BUỔI CHIỀU Toán HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN A/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về Bảng đơn vị đo độ dài. - Giáo dục HS yêu thichs môn học. B/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập toán * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm thêm một số bài tập: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a)4m 5cm = ... cm b) 9m 2dm = ... dm 5m 3dm = ... dm 7m 12cm = ... cm 8dm 1cm = ... cm 7m 3dm = ... cm Bài 2: Tính: 25dam + 42dam = 672m + 314m = 83hm - 75hm = 475dm - 56dm = 13km x 5 = 48cm : 6 = Bài 3: Khoanh vào trước chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số đo độ dài nhỏ hơn 5m 15cm là: A, 505cm B. 515cm C. 550cm D. 551cm - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 2/ Dặn dò: Về nhà xêm lại các BT đã làm. - Học sinh làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên - Cả lớp đọc kĩ yêu cầu từng bài rồi tự làm bài vào vở. - 5HS lần lượt lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung. Bài 1: Các số cần điền: a) 405cm ; 53dm ; 81cm b) 92dm ; 712cm ; 730cm Bài 2: 25dam + 42dam = 67dam 83hm - 75hm = 8hm 13km x 5 = 65km 672m + 314m = 986m 475dm - 56dm = 419dm Bài 3: Khoanh vào đáp án A. 505cm. - Chữa bài vào vở (nếu sai). ............................................................................... Tiếng Việt HƯỚNG DẪN TỰ HỌC A/ Mục tiêu: - Hướng dẫn học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. - Củng cố cho học sinh tìm sự vật nhân hóa B/ Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Đọc thầm và làm bài tập Ếch Xanh đi học Người ta gọi chú là Ếch Xanh vì lưng chú ánh lên một vệt xanh. Chú lười học, ham chơi. Một trận mưa rào, Ếch Xanh bị nước cuốn xuống lòng giếng khơi sâu thẳm. Chú thích lắm, vì ở đáy giếng chú không bị mẹ rầy la, cũng không có bạn nào rủ đi học. Chú tha hồ vùng vẫy bơi lội, ngẩng đầu lên chỉ nhìn thấy một mảnh trời bé xíu như một cái vung. Một ngày nắng đẹp, mẹ Ếch đi gánh nước. Mẹ Ếch thả cái bù đài cau xuống giếng, vớt được chú Ếch Xanh lên. Chú bị ngâm nước lâu ngày, trông nhờn nhợt. Chọn và ghi chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Mưa rào thường vào mùa nào ? a. mùa xuân b. mùa hè c. mùa thu 2. Tại sao Ếch Xanh thích ở đáy giếng ? a. Vì lười học, ham chơi b. Vì sợ mẹ mắng c. Vì thích vùng vẫy dưới nước 3. Dòng từ nào chỉ đặc điểm của sự vật ? a. sâu thẳm, xanh, bé xíu, nhờn nhợt, ham chơi b. ngâm nước, xanh, bé xíu, vệt xanh c. mưa rào, ham chơi, vùng vẫy, sâu thẳm 4. Câu: “ Mẹ Ếch đi gánh nước.” Nếu đặt dấu chấm than vào sau từ “ mẹ” thì nghĩa của câu là: a. Ếch báo với mẹ là mình đi gánh nước b. Mẹ Ếch đi gánh nước c. Mẹ giục Ếch đi gánh nước 5. Câu: “ Mẹ Ếch thả cái bù đài mo cau xuống giếng, vớt được chú Ếch Xanh lên. Chú ngâm mình dưới nước lâu ngày, trông nhờn nhợt.” Thuộc mẫu câu nào? a. Ai – là gì ? b. Ai – làm gì ? c. Ai – thế nào ? 6. Hình ảnh nào trong câu: “Chú tha hồ vùng vẫy bơi lội, ngẩng đầu lên chỉ nhìn thấy một mảnh trời bé xíu như một các vung.” được so sánh ? a. mặt trời b. cái giếng c. chú ếch 7. Từ “ mưa rào” thuộc từ chỉ ? a. sự vật b. đặc điểm c. hoạt động 8. Vì sao gọi chú là Ếch Xanh ? a. Chú ngồi trên cây xanh b. lưng chú có vệt xanh c. chú ăn quả xanh * Hoạt động 2: Tìm sự vật nhân hóa 1 . Cho đoạn thơ: Công dẫn đầu đội múa Khướu lĩnh xướng dàn ca Kì nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da a . Trong khổ thơ trên , những sự vật nào dược nhân hoá ? ********************************************************************* Ngày soạn: 27/10/2010 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010 Toán Tiết: 50 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH A/ Mục tiêu : - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. - GDHS yêu thích học toán. B/ Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập . C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Nhận xét trả bài kiểm tra giữa học kì I. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Bài toán 1: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt lên bảng. Hàng trên: Hàng dưới: ? kèn ? kèn - Gọi 2 HS nhìn vào sơ đồ nêu lại bài toán. - Nêu câu hỏi : + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm ra cách giải. - Mời 1 số HS nêu miệng cách giải. - GV ghi bảng: Giải: Số kèn hàng dưới có là: 3 + 2 = 5 (cái) Số kèn cả 2 hàng có là: 3 + 5 = 8 (cái) Đáp số: a/ 5 cái kèn b/ 8 cái kèn. + Khi che câu hỏi b thì cách giải bài toán có gì thay đổi không ? Bài toán 2: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt: Bể 1: Bể 2: ? con cá - Gọi 2HS đọc lại bài toán dựa vào sơ đồ. - Nêu câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm số cá ở 2 bể trước hết ta phải tìm gì ? + Khi tìm được số cá ở bể thứ nhất, ta làm thế nào để tìm số cá ở cả hai bể? - Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp. - GV nhận xét chữa bài trên bảng lớp. * KL: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. b) Luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài toán. - Gọi 2HS đọc lại bài toán trước lớp. - Mời 1HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Lớp nhận xét bổ sung. - Chia nhóm, các nhóm tự phân tích bài toán và tìm cách giải rồi ghi vào tờ giấy to. Nhóm nào làm xong dán bài trên bảng lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh. Bài 2: - Hướng dẫn tương tự như bài 1. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Mời 1HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét bài làm của HS. - Yêu cầu HS đổi vở để KT bài nhau. Bài 3: - Hướng dẫn tương tự như bài 1. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài c) Củng cố - Dặn dò: - Khi giải bài toán có lời văn cần chú ý điều gì? - Lắng nghe để rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra. *Lớp lắng nghe giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài - Theo dõi GV nêu bài toán. - 2HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán. + Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. + Hỏi: a) Hàng dưới có bao nhiêu cái kèn? b) Cả 2 hàng có bao nhiêu cái kèn? - Từng cặp trao đổi với nhau để tìm cách giải và tự giải vào nháp. - 3 em nêu miệng bài giải, Cả lớp nhận xét bổ sung. + Cách giải không thay đổi, chỉ thay đổi phần ghi đáp số - ghi 1 đáp số. - Lắng nghe GV nêu bài toán. - 2HS dựa vào sơ đồ nêu lại bài toán. + Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. + Hỏi cả 2 bể có bao nhiêu con cá. + Trước hết cần tìm số cá ở bể thứ hai. + Lấy số cá ở bể thứ nhất cộng với số cá ở bể thứ hai. - Cả lớp làm bài vào nháp. - HS lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung. Giải: Số con cá ở bể thứ hai là: 4 + 3 = 7 (con) Số con cá cả 2 bể có là: 4 + 7 = 11 (con) Đáp số: 11 con cá - Lớp đọc thầm bài toán. - 2HS đọc lại bài toán trước lớp. - 1HS lên bảng tốm tắt bài toán, cả lớp theo dõi bổ sung. - Các nhóm thảo luận và giải bài toán vào tờ giấy to, xong dán bài lên bảng. - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Giải : Số tấm bưu ảnh của em : 15 – 7 = 8 ( tấm ) Số bưu ảnh cả hai anh em là : 15 + 8 = 23 ( tấm ) Đáp số : 23 tấm bưu ảnh - Cả lớp làm bài vào vở. - 1 học sinh lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét chữa bài. Giải : Số lít dầu ở thùng thứ 2 là: 18 + 6 = 24 ( l ) Số lít dầu ở cả hai thùng là: 18 + 24 = 42 ( l ) Đáp số : 42 lít dầu - Từng cặp đổi vở để KT chéo nhau. - Lớp quan sát sơ đồ tóm tắt rồi nêu lời bài toán và giải .Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Một học sinh lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung. - Cần chú ý điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. ....................................................................... Tập làm văn Tiết: 10 TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ A/ Mục tiêu : - Biết viết được một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẩu (SGK), biết cách ghi bì thư - Rèn HS cách viết một đoạn văn ngắn. B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn gợi ý của bài tập 1. Một bức thư và phong bì thư mẫu. C/ Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai học sinh đọc bài Thư gửi bà. - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày và nội dung 3 phần của bức thư đã học. 2.Bài mới: . a/ Giới thiệu bài : b) Hướng dẫn làm bài tập : *Bài 1 : - Gọi 1 học sinh đọc ND bài tập. - Gọi 2HS đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng - Mời 4 -5 học sinh nói mình sẽ viết thư cho ai. - Gọi một em làm mẫu. - Nhắc nhở 1 số điều cần lưu ý trước khi viết thư. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý . - Yêu cầu học sinh thực hành viết thư trên giấy rời - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Mời 1 số em thi đọc thư trước lớp. - Nhận xét ghi điểm. Bài tập 2 :-Gọi 1 em nêu yêu cầu nội dung BT. - Yêu cầu HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì thư. + Góc bên trái (phía trên) viết gì? + Góc bên phải (phía dưới) viết gì? + Góc bên phải (phía trên) có gì? - Thực hành viết nội dung cụ thể trên phong bì . - mời 5 - 7 em thi đọc kết quả trước lớp. - Giáo viên theo dõi nhận xét bài học sinh. c) Củng cố - Dặn dò: - Em hãy nhắc lại cách viết 1 bức thư, cách viết phong bì thư. - Hai em lên bảng đọc bài Thư gửi bà và trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên. Học sinh lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này. - 1 em đọc ND bài tập. - 2 em đọc câu hỏi gợi ý. - Nêu về việc mình sẽ viết thư cho ai (cho ông bà, ba, mẹ hay anh chị, cô, chú, bác ) - Một em lên làm mẫu về bức thư theo gợi ý về hình thức lá thư , cách trình bày ( có 3 phần : mở đầu thư , phần chính bức thư , phần cuối bức thư) - Đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý. - Thực hành viết thư vào giấy rời. - 3 em lên thi đọc lá thư của mình. - Lớp theo dõi bình chọn bạn viết hay nhất. - Một học sinh đọc đề bài tập 2. - Quan sát mẫu trong SGK trao đổi về cách trình bày phong bì thư. + Tên, địa chỉ người gửi thư. + Tên, địa chỉ người nhận. + Tem thư của bưu điện. - Thực hành ghi nội dung vào phong bì thư. - 5 - 7 em lên thi đọc kết quả trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn ***************************************************************************
Tài liệu đính kèm: