Mĩ thuật
Tiết 21 Vẽ theo mẫu: VẼ CÀNH LÁ
I/ MỤC TIÊU :
Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá.
Biết cách vẽ cành lá. Vẽ được cành lá đơn giản.
Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc. Hình gợi ý cách vẽ.
HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ cành lá
TUẦN 11 Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2011 Mĩ thuật Tiết 21 Vẽ theo mẫu: VẼ CÀNH LÁ I/ MỤC TIÊU : Ø Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá. Ø Biết cách vẽ cành lá. Vẽ được cành lá đơn giản. Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/ CHUẨN BỊ: Ø GV: Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc. Hình gợi ý cách vẽ. Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: Vẽ cành lá ó Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét. - GV giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết : + Cành lá phong phú về hình dáng và màu sắc. + Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng chiếc lá. - HS xem một vài bài trang trí để các em thấy : cành lá đẹp có thể sử dụng làm họa tiết trang trí. ó Hoạt động 2: Cách vẽ cành lá. - GV yêu cầu HS quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ : + Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy. + Vẽ phác cành, cuống lá. + Vẽ phác hình của từng chiếc lá. + Vẽ chi tiết cho giống mẫu. - Gợi ý HS vẽ màu : + Có thể vẽ màu như mẫu. + Có thể vẽ màu khác : cành lá non, cành lá già. + Vẽ màu có đậm, có nhạt. ó Hoạt động 3: Thực hành. - HS làm bài vào vở tập vẽ - GV quan sát gợi ý HS: + Phác hình chung; + Vẽ rõ đặc điểm của lá cây + Cách vẽ màu. ó Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ trong lớp về: + Hình vẽ; + Đặc điểm của cành lá; + Màu sắc; - HS chọn bài vẽ đẹp nhất, xếp loại. 4. Củng cố- Dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Vẽ cành lá (t.t) : chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau thực hành. TUẦN 11 3C: 2.11.2011 3D: 3.11.2011 Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2011 Mĩ thuật Tiết 22 (tiết phụ) Ôn tập vẽ theo mẫu: VẼ CÀNH LÁ (t.t) I/ MỤC TIÊU : Ø Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá. Ø Thực hành vẽ cành lá. Vẽ được cành lá đơn giản. Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/ CHUẨN BỊ: Ø GV: Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc. Hình gợi ý cách vẽ. Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: Ôn tập vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá ó Hoạt động 1: Thực hành. - HS làm bài vào giấy vẽ. - GV quan sát, gợi ý HS : + Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy. + Vẽ phác cành, cuống lá. + Vẽ phác hình của từng chiếc lá. + Vẽ chi tiết cho giống mẫu. - Gợi ý HS vẽ màu : + Có thể vẽ màu như mẫu. + Có thể vẽ màu khác : cành lá non, cành lá già. + Vẽ màu có đậm, có nhạt. ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS nhận xét vài bài vẽ hoàn thành và chưa hoàn thành. + Hình vẽ (so với phần giấy) + Đặc điểm của cành lá. + Màu sắc - Khen ngợi, động viên HS có bài vẽ đẹp. 4. Củng cố- Dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Vẽ tranh. Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam : tìm một số tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) TUẦN 11 Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2011 Thể dục Tiết 21: ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I/ MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN Địa điểm: Trên sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân chơi. III/ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần cơ bản: Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học Giậm chân tại chổ, vổ tay theo nhịp và hát Khởi động các khớp xương và chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê” 2/ Phần cơ bản: *Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung. Giáo viên làm mẫu lần đầu tiên rồi cho cán sự lớp làm mẫu. Rồi giáo viên hô một số lần. Giáo viên nhận xét và cho tập tiếp. Cho học sinh tập luyện Giáo viên chia tổ cho học sinh tập luyện theo khu vực. Giáo viên đến từng tổ theo dõi uốn nắn kịp thời. *Học động tác bụng: + Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa thẳng ra trước và vỗ tay vào nhau cao ngang ngực. + Nhịp 2: Gập thân về trước và xuống thấp, đồng thời hai tay vung sang hai bên vỗ vào nhau phía dưới (sát bàn chân), hai chân thẳng, mắt nhìn theo tay. + Nhịp 3: Đứng thẳng người hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng. + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang. Giáo viên hướng dẫn làm mẫu và giải thích hô cho học sinh làm theo sau đó cho học sinh làm và giáo viên sửa sai một số lần *Chơi trò chơi “chạy đôỉ chổ vổ tay nhau” Giáo viên nêu tên trò chơi. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi. Giáo viên làm trọng tài và chọn tổ vô địch tổ nào thua phải nhảy lò cò. 3/ Phần kết thúc: Đứng vổ tay và hát. Gv cùng học sinh hệ thống bài. Giáo viên nhận xét chung tiết học. Giao bài tập về nhà Thứ năm, ngày 3 tháng 11 năm 2011 Thể dục Tiết 22: ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I/ MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN Địa điểm: Trên sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân chơi. III/ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần cơ bản: Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học Giậm chân tại chổ, vổ tay theo nhịp và hát Khởi động các khớp xương và chơi trò chơi “Chui qua hầm” Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên 2/ Phần cơ bản: *Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Giáo viên làm mẫu lần đầu tiên rồi cho cán sự lớp làm mẫu. Rồi giáo viên hô một số lần. Giáo viên nhận xét và cho tập tiếp. Cho học sinh tập luyện Giáo viên chia tổ cho học sinh tập luyện theo khu vực. Giáo viên đến từng tổ theo dõi uốn nắn kịp thời. *Giáo viên cho ôn từng động tác. *Học động tác toàn thân: + Nhịp 1: Bước chân trái ra trước một bước, trọng tâm dồn vào chân trước. + Nhịp 2: Đưa chân trái về với chân phải, đồng thời gập thân trên về trước – xuống thấp, hai chân và tay thẳng, hai bàn tay chạm vào mu bàn chân, mắt nhìn theo tay. + Nhịp 3: Khuỵu gối (hai đầu gối sát nhau), lưng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mắt nhìn về trước. + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải ra trước Giáo viên hướng dẫn làm mẫu và giải thích hô cho học sinh làm theo, sau đó cho học sinh làm và giáo viên sửa sai một số lần *Chơi trò chơi (do HS tự chọn) Giáo viên nêu tên trò chơi. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi. Giáo viên làm trọng tài và chọn tổ vô địch tổ nào thua phải bị phạt. 3/ Phần kết thúc: Đứng vổ tay và hát. Gv cùng học sinh hệ thống bài. Giáo viên nhận xét chung tiết học. Giao bài tập về nhà TUẦN 11 Thứ năm, ngày 3 tháng 11 năm 2011 Đạo đức Tiết 21 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HK I I/ MỤC TIÊU : Ø HS thể hiện được kĩ năng của mình qua các nội dung đã học . Ø Nêu được vài việc làm cụ thể qua các nội dung đã học . Ø Biết thể hiện kĩ năng trong cuộc sống hằng ngày. II/ CHUẨN BỊ: Ø các tình huống đóng vai. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Chia sẽ vui buồn cùng bạn (tiết 2) + Em làm gì khi bạn em gặp chuyện không vui? - GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến bạn. 3. Bài mới: Thực hành kĩ năng giữa học kì I ó Hoạt động 1: Thảo luận các tình huống. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS. + Nhóm 1: Hãy kể những việc bạn đã làm trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ. + Nhóm 2: Hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết. + Nhóm 3: Em đã hứa với ai điều gì không? Em đã thực hiện lời hứa đó chưa? + Nhóm 4: Em hứa với bạn một việc gì đó nhưng sau đó em lại hiểu việc làm đó là sai. Khi đó, em sẽ làm gì? + Nhóm 5: Em đã tự làm những việc gì ? Sau khi làm xong em thấy như thế nào? + Nhóm 6: Kể một tấm gương biết vượt qua mọi khó khăn trong học tập? - Thảo luận, đóng vai các tình huống . - GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS. ó Hoạt động 2: Đóng vai trước lớp. - Các nhóm lần lượt trình đóng vai các tình huống của nhóm mình. - Cả lớp quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố- Dặn dò. Qua tiết học này chúng ta có những kĩ năng gì? Chuẩn bị: Thực hành kĩ năng (t.t): xem các bài còn lại, tiếp tục thảo luận, đóng vai. TUẦN 11 Thứ năm, ngày 3 tháng 11 năm 2011 Thủ công Tiết 21 CẮT, DÁN CHỮ I, T (tiết 1) I/ MỤC TIÊU : Ø HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Ø Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. Ø Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II/ CHUẨN BỊ: Ø GV: Mẫu chữ I, T cắt đ dn v mẫu chữ I, T cắt để rời chưa dán. Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới: Cắt, dán chữ I, T óHoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - Giới thiệu mẫu các chữ I, T và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét. + Nét chữ rộng 1 ô ; + Chữ I, chữ T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I,T trùng khít nhau. - Dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc. * Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ. ó Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. - Bước 1 : Kẻ chữ I, T. - Bước 2 : Cắt chữ I, T. - Bước 3 : Dán chữ I, T. - Hướng dẫn HS gấp, cắt mẫu trên giấy tập. - Nhận xét các chữ của HS vừa thực hành cắt chữ I, T 4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị và thái độ học tập của HS - Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài : Cắt, dán chữ I, T (t.t): Thực hành. TUẦN 11 Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2011 Tự nhiên và xã hội Tiết 21 Thực hành: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG I/ MỤC TIÊU : Ø HS biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng. Ø Đối với HS khá, giỏi: Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),. II/ CHUẨN BỊ: Ø Tranh sgk, hình ảnh gia đình. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Họ nội, họ ngoại. w Giới thiệu những người thuộc họ nội, họ ngoại của em. w Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình? - HS trả lời, nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng óHoạt động 1: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình /42 và làm trên phiếu bài tập +Ai là con trai, ai là con gái của ông bà? + Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà? + Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà? + Những ai thuộc họ nội của Quang? + Những ai thuộc họ ngoại của Quang? - Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài. Các nhóm trình bày trước lớp. - GV khẳng định ý đúng thay cho kết luận, nhóm nào chưa làm đúng có thể chữa lại bài của nhóm mình. ó Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. - Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình. - Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình cuả mình vào sơ đồ. - Giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận và bình chọn HS vẽ và trình bày trôi chảy. 4. Củng cố- Dặn dò. - Gia đình em có mấy thế hệ? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài. - Chuẩn bị: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (t.t): trò chơi xếp hình. 3C: 4.11.2011 3D: 7.11.2011 Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2011 Thủ công Tiết 22 (tiết phụ) ÔN TẬP GẤP , CẮT, DÁN CHỮ I, T I. MỤC TIÊU: Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kẻ, cắt, dán chữ I, T đúng quy trình kỹ thuật. Học sinh thích cắt, dán chữ cái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước lớn, để rời chưa dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới: Ôn tập Cắt, gấp, dán chữ I, T * Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn mẫu. - Bước 1. Kẻ chữ I, T. - Bước 2. Cắt chữ T. - Bước 3. Dán chữ I, T * Hoạt động 2. Thực hành - Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ và cắt chữ I, T - Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh chưa cắt được. - Giáo viên nhận xét chung 4. Củng cố - dặn dò: - Thu dọn vệ sinh lớp học - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị :Cắt dán chữ I,T – Mang vở thủ công, giấy màu, kéo, hồ dán Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2011 Đạo đức Tiết 22(tiết phụ) Ôn tập THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HK I I/ MỤC TIÊU : Ø HS tiếp tục thể hiện được kĩ năng của mình qua các nội dung đã học . Ø Nêu được vài việc làm cụ thể qua các nội dung đã học . Ø Biết thể hiện kĩ năng trong cuộc sống hằng ngày. II/ CHUẨN BỊ: Ø các tình huống đóng vai. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: + Một người biết giữ lời hứa là người như thế nào? - GV nhận xét, khen ngợi. 3. Bài mới: Ôn tập Thực hành kĩ năng giữa HKI ó Hoạt động 1: Thảo luận các tình huống. - GV tiếp tục chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS. + Nhóm 1: Đóng vai tình huống khi mẹ nhờ giúp mẹ việc nhà mà em mãi mê vui chơi với bạn. + Nhóm 2: Đóng vai tình huống khi em phải ở nhà một mình và trông em giúp mẹ. + Nhóm 3: Đóng vai tình huống khi mẹ bị bệnh. + Nhóm 4: Đóng vai tình huống ông bà ở quê lên thăm gia đình em. + Nhóm 5: Đóng vai tình huống khi bạn em gặp chuyện không vui. + Nhóm 6: Đóng vai tình huống khi bạn được đạt giải kì thi viết vở sạch, chữ đẹp. - Thảo luận, đóng vai các tình huống . - GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS. ó Hoạt động 2: Đóng vai trước lớp. - Các nhóm lần lượt trình đóng vai các tình huống của nhóm mình. - Cả lớp quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố- Dặn dò. Qua tiết học này chúng ta có những kĩ năng gì? Chuẩn bị: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường: xem các bài tập 1,2. TUẦN 11 Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011 Sinh hoạt ngoại khóa Tiết 21: Giới thiệu chủ điểm Kính yêu thầy cô giáo I/ MỤC TIÊU : - HS biết được chủ điểm sinh hoạt trong tháng 11 - Học thuộc bài hát : Cô và mẹ II/ CHUẨN BỊ: - Nội dung sinh hoạt cho học sinh III/ LÊN LỚP : 1.Ổn định tổ chức: Hát bài hát truyền thống của nhi đồng. 2. Kiểm tra thi đua: - Kiểm tra vệ sinh: kiểm tra quần áo, đầu tóc, tay chân. - Kể về những việc tốt trong tuần: Trong tuần vừa qua các em đã làm được những việc tốt nào? ( Gọi một số em kể ) - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm: - Giới thiệu chủ điểm sinh hoạt trong tháng: Tháng 11 này chúng ta sẽ sinh hoạt theo chủ điểm: Kính yêu thầy cô giáo. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Cho các em biết tháng 11 có ngày nhà giáo Việt Nam: 20 – 11. - Để tỏ lòng kính yêu thầy cô em phải làm gì? - Phát động phong trào thi đua học tốt giành nhiều điểm 10 tặng các thầy cô. - Dạy các em bài hát: Cô và mẹ. 4. Nhận xét buổi sinh hoạt. Tuyên dương: (Ghi tên những em ngoan, biết vâng lời....) Phê bình: ( ghi tên những em chưa ngoan...) * Đọc lời hứa của nhi đồng. 5 . Dặn dò: - Chuẩn bị cho giờ sinh hoạt sau: - Học thuộc bài hát vừa học; Thi đua bông hoa điểm 10 giữa các tổ Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2011 Tự nhiên và xã hội Tiết 22 Thực hành: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (TT) I/ MỤC TIÊU : Ø HS biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng. Ø Đối với HS khá, giỏi: Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),. II/ CHUẨN BỊ: Ø Giấy khổ lớn, bút lông, hình ảnh gia đình. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng w Vẽ sơ đồ về gia đình em. - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (tt) ó Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. - Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình. - Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình cuả mình vào sơ đồ. - Giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận và bình chọn HS vẽ và trình bày trôi chảy. óHoạt động 2: Chơi trò chơi xếp hình. - Cách 1.Nếu học sinh có ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau thì giáo viên chia nhóm hướng dẫn. - Sau đó giáo viên yêu cầu từng nhóm : + Trình bày trên giấy khổ A4 theo cách mỗi nhóm có trang trí. + Giới thiệu sơ đồ của nhóm mình trước lớp. - Cách 2. Dùng bìa các màu làm mẫu một bộ, căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình các thế hệ. - Sau đó GV hướng dẫn. + Các nhóm tự làm và xếp hình. + Thi đua giữa các nhóm. - GV và lớp nhận xét, bình chọn nhóm xếp đẹp, đúng. 4. Củng cố- Dặn dò. - Tình cảm của em dành cho gia đình như thế nào? - GV giáo dục ý thức trách nhiệm và tình cảm của HS dành cho gia đình mình. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài. - Chuẩn bị: Phòng cháy khi ở nhà: Tìm hiểu cách phòng cháy khi ở nhà. TUẦN 11 Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2011 Âm nhạc Tiết 11 Ôn hát bài : LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT Nhạc và lời: Mộng Lân I/ MỤC TIÊU : Ø Biết hát theo giai điệu và lời ca. Ø Biết hát kết hợp vận động phụ họa . Ø Đối với HS khá, giỏi: tập biểu diễn bài hát. Kết hợp các hoạt động. II/ CHUẨN BỊ: Ø Nhạc cụ gõ. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”. 3. Bài mới: Ôn hát bài : LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT Giới thiệu về bài hát - Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát :“Lớp chúng ta đoàn kết “. - GV ghi tựa bài lên bảng. - Hai HS nhắc lại tựa bài. óHoạt động 1: Ôn lại bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết - GV cho HS hát. Yêu cầu HS thể hiện sắc thái khoẻ mạnh, vui tươi, hát với sự sôi nổi nhiệt tình. - Ôn tập cách hát lĩnh xướng: Một HS hát từ câu 1- 4, cả lớp hát 4 câu tiếp theo. - Ôn tập cách hát nối tiếp: Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài. - Ôn tập cách hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên hát một câu đối đáp đến hết bài. ó Hoạt động 2: Trình bày bài hát kết hợp vận động. - GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một vài động tác đã chuẩn bị. Ví dụ: 3 câu đầu: để tay lên ngực. 2 câu tiếp theo: tiến lên một bước, nhún chân. 3 câu tiếp : nắm tay bạn bên cạnh. 3 cùng nắm tay xoay một vòng. - GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp. - HS có thể biểu diễn bài hát theo sáng tạo riêng của mình. 4. Củng cố- Dặn dò. - GV liên hệ giáo dục HS ý thức đoàn kết, quan tâm chia sẻ với bạn bè. - GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Học thuộc bài hát, tập biểu diễn bài hát. - Chuẩn bị: Học bài hát: Con chim non – Học thuộc lời bài hát
Tài liệu đính kèm: