Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (45)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (45)

Toán

Tiết 91: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hiểu các số có bốn chữ số, biết đọc, viết các số có bốn chữ số.

 - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.

2. Kĩ năng: Đọc, viết thành thạo các số có bốn chữ số, nhận biết giá trị của các số đó theo vị trí ở từng hàng.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Các tấm bìa mỗi tấm có 100, 10 hoặc 1 ô vuông, kẻ bảng phụ ( như SGK).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (45)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 9 tháng1 năm 2012
Toán
Tiết 91: các số có bốn chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các số có bốn chữ số, biết đọc, viết các số có bốn chữ số. 
 - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
2. Kĩ năng: Đọc, viết thành thạo các số có bốn chữ số, nhận biết giá trị của các số đó theo vị trí ở từng hàng.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các tấm bìa mỗi tấm có 100, 10 hoặc 1 ô vuông, kẻ bảng phụ ( như SGK). 
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra định kì cuối kì I.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 
3.2 Phát triển bài:
* HĐ1.Giới thiệu số có bốn chữ số:
*Giới thiệu số 1423.
- GV và HS cùng lấy ra một tấm bìa rồi quan sát, nhận xét để biết( mỗi tấm bìa có 100 ô vuông).
- GV, HS cùng lấy và xếp các nhóm tấm bìa như SGK nhận xét: (nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, mỗi tấm có 100 ôvuông như vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông).
- Nhóm thứ 2 có bao nhiêu ô vuông? (Có 400 ô vuông).
- Nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông? (Có 20 ô vuông).
- Nhóm thứ tư có bao nhiêu ô vuông? (Có 3 ô vuông).
Như vậy trên bảng có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
- Hướng dẫn HS nhận biết hàng.
- GV cho HS quan sát bảng phụ giới thiệu các hàng (nghìn, trăm, chục, đơn vị) để HS nhận biết và nêu được số
1423 gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị, viết là: 1423, đọc là: “Một nghìn bốn trăm hai mươi ba”.
- HDHS viết và đọc số 1423.
- HD HS quan sát số 1423. Hỏi số 1423 gồm mấy chữ số? Các chữ số 1; 4; 2; 3 ở hàng nào?
* HĐ 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- HD HS đọc yêu cầu và mẫu.
- YC HS làm bài vào SGK, 1HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.
- YC HS viết số 3441. Đọc số: “ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai”.
Bài 2: Viết (theo mẫu).
- HDHS quan sát bảng và mẫu.
- YCHS làm bài. 
- Cùng HS nhận xét. 
Bài 3: Số? 
- YC cả lớp làm ý a , b vào vở, HSK,G làm cả bài.
- Yêu cầu HS lên điền số vào ô trống.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố: - Khi đọc các số có 3 chữ số ta đọc như thế nào.
5. Dặn dò: - GV nhắc HS về nhà làm bài ở VBT, chuẩn bị bài trang 94. 
- HS lấy1 tấm bìa quan sát nhận xét.
- Xếp nhóm tấm bìa như SGK và nhận xét.
- HS quan sát trên bảng nhận biết các hàng và nêu số.
- Viết số1423 ra bảng con.
- HS đọc số.
- Quan sát và nêu: Số1423 gồm 4chữ số. Chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
- Nêu yêu cầu.
- Quan sát mẫu, nêu cách thực hiện.
- Làm bài trong SGK, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.
- Đọc và nêu cấu tạo số 3441.
- Đọc yêu cầu bài tập và nêu cách thực hiện theo mẫu.
- HS cả lớp làm bài vào SGK,1HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- Viết số: 5947. Đọc số: “ năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy”.
- Hàng thứ 3:Viết số: 9174. Đọc số “chín nghìn một trăm bảy mươi tư”. 
- Đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm bài vào SGK - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.
- TLCH.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ, thực hiện.
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 55 + 56: hai bà trưng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài. 
 - Hiểu nội dung bài : Câu chuyện ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
2. Kĩ năng: 
 * Đọc: Đọc trôi trảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 
 * Kể chuyện: Dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện, lời kể rõ ràng, mạch lạc
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi câu luyện đọc, tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh GT bài, GT chủ điểm.
3.2. Phát triển bài:
* HĐ1. Luyện đọc:
 - Đọc mẫu bài, nêu tóm tắt nội dung, HD cách đọc.
- YC HS đọc nối tiếp câu, sửa lỗi sai.
- YC HS nêu số đoạn trong bài. 
-HD đọc ngắt, nghỉ đúng câu: “Không!// ...thật đẹp/ ... phấn khích/ ... kinh hồn.//’’trên bảng phụ.
- YC HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
*Tích hợp: Trong câu: “ Cha mất sớm... nuôi chí giành lại non sông.” có thể thay từ nuôi trí bằng từ nào khác?
- YC HS đọc đoạn trong nhóm.
- Kiểm tra đọc theo nhóm.
* HĐ2. Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn trong bài, kết hợp các câu hỏi tìm hiểu bài tương ứng với đoạn.
- Cùng HS nhận xét, bổ sung.
- Gợi ý HDHS rút ra nội dung bài.
+ Câu chuyện cho em thấy điều gì ?
* Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- Rút ra bài học liên hệ giáo dục:
* HĐ3. Luyện đọc lại:
- HD HS đọc diễn cảm đoạn đoạn 3.
- YC HS đọc theo nhóm.
- Gọi các nhóm thi đọc bài.
- Cùng HS nhận xét , đánh giá.
- Nghe, theo dõi SGK.
- Đọc nối tiếp câu theo dãy.
- HS nêu (4 đoạn).
- 4 HS đọc đoạn.
- Theo dõi, nghe đọc, nêu ngắt nghỉ.
- 2 HS đọc lại.
- HS đọc đoạn, nêu nghĩa từ chú giải có trong đoạn đọc.
- Nêu ý kiến: 
- Đọc theo nhóm.
- 2 nhóm đọc thi.
- HSK,G đọc toàn bài.
- Đọc và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu
- Nhận xét , bổ sung
- Tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- Đọc nội dung bài.
- Đọc đoạn 3.
- 2 nhóm thi đọc.
- Nhận xét nhóm đọc.
 Kể chuyện
 * HĐ1. HD kể chuyện:
- HD HS nêu yêu cầu kể chuyện.
- HD HS nêu nội dung tranh.
- HD kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
* HĐ2. Kể chuyện:
- YC HS tập kể theo nhóm.
- Cùng HS nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
4. Củng cố:- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- HD học và chuẩn bị bài.
- HS đọc yêu cầu SGK. 
- Làmviệc theo nhóm, nêu nội dung tranh.
- HS khá kể lại đoạn 1.
- Kể theo nhóm 4 HS, mỗi HS kể nội dung từng tranh.
- Đại diện nhóm thi kể. 
- Nhận xét bạn kể.
- HSK,G kể lại toàn bộ câu chuyện, kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
- Nhận xét bạn kể.
- HSK, G nêu.
- Chuẩn bị bài: Báo cáo kết quả.
- Ghi nhớ, thực hiện.
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Toán
Tiết 92: luyện tập
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số. Biết thứ tự của các số có bốn chữ số. Làm quen với các số tròn nghìn.
2.Kĩ năng: Nhận biết thứ tự của các số và đọc, viết các số có bốn chữ số thành thạo
3.Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Kẻ sẵn bảng bài tập 1,2 trong SGK ra bảng lớp.	
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra:YC 2 HS lên bảng đọc số và nêu giá trị của từng hàng trong mỗi số.
 a. 6784 b. 5211
3. Bài mới:
3.1: Giới thiệu bài:
3.2: Phát triển bài:
Bài 1:Viết(theo mẫu):
- HD HS quan sát bài tập trên bảng, hướng dẫn HS hiểu mẫu.
- YC HS tự đọc thầm và viết số vào SGK như mẫu, một dãy điền nối tiếp trên bảng. 
- Chỉ các số vừa viết cho HS đọc lại.
Bài 2: Viết (theo mẫu).
- Gọi HS đọc yêu cầu BT, đọc mẫu.
- HD cách làm tương tự bài 1.
Bài 3: Số ? 
- HD HS đọc yêu cầu BT.
- YC HS thảo luận nhóm đôi, viết tiếp dãy số vào SGK (ý a,b), HSK,G làm tiếp ý c.
- Gọi HS đọc lại dãy số và nêu quy luật của dãy số.
Bài 4: Vẽ tia số 
- HD HS đọc yêu cầu SGK.
- GV vẽ tia số lên bảng và YC HS lên viết tiếp số, cả lớp làm vào SGK. 
- Cùng HS nhận xét chữa bài.
- HDHS đọc và nhận xét, đó là các số tròn nghìn
4. Củng cố:
- HDHS nêu lại nội dung vừa ôn tập.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:- GV nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
- Nêu yêu cầu bài tập, hiểu mẫu.
- HS đọc, viết số theo mẫu.
- Một dãy đọc lại và phân tích số.
- HS đọc bài, đọc mẫu.
- Làm vào SGK.
- Đọc yêu cầu bài 3.
- Làm bài theo nhóm đôi vào SGK, 3 HS nối tiếp nhau điền trên bảng.
- HS đọc lại dãy số đã điền và nêu quy luật của dãy số
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát tia số và điền các số tròn nghìn vào dưới mỗi vạch của tia số.
- 1 HS làm bài trên bảng,cả lớp nhận xét.
- Đọc các số trên tia số, hiểu các số tròn nghìn.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị bài 93.
Thể dục 
Tiết 37: Bài 37
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và triển khai đội hình tập bài thể dục.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng trái, phải.
- Trò chơi : " Thỏ nhảy ".
2. Kỹ năng: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, trật tự, dóng hàng ngay thẳng, điểm đúng số của mình và triển khai đội hình tập bài thể dục.
 - Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng trái, phải đúng cách.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
3. Thái độ:- Tích cực và có ý thức tập luyện.
II. Địa điểm - phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện : Còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp :
A.Phần mở đầu :
 - GV nhận lớp, phổ biến ND bài học.
 - YCHS khởi động :
B. Phần cơ bản :
1. Ôn các bài tập RLTTCB.
 - GV cho HS ôn lại các động tác đi theo vạch kể thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót.
- GV chia tổ cho HS tập.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
2. Chơi trò chơi : " Thỏ nhảy ".
- GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi.
- GV làm mẫu - HS bật nhảy thử. 
- GV cho HS chơi trò chơi.
-> GV quan sát, sửa sai.
C. Phần kết thúc :
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
- Cán sự lớp báo cáo sĩ số.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp.
- HS tập theo tổ.
- HS bật thử, tham gia chơi.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Đi thành vòng tròn xung quanh sân tập hít thở sâu.
Chính tả(Nghe- viết)
Tiết 37: Hai bà trưng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn 4 trong bài “Hai bà Trưng”. Làm đúng bài tập chính tả.
2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:- GV kiểm tra lại vở viết chính tả của HS, nêu gương một số bạn có vở sạch, chữ đẹp của lớp.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 
3.2 Phát triển bài:
*HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
- Đọc đoạn viết. 
- Đặt câu hỏi tìm hiểu đoạn viết: 
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa ?  ... hỉ tính nết, hoạt động của con người để nói về tính nết, hoạt động của con vật cũng được gọi là nhân hoá.
Bài 2:
- HDHS đọc yêu cầu BT.
- YC HS thảo luận nhóm đôi làm vào bảng nhóm.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
 Kết luận: Cò Bợ và Vạc được gọi như con người, được miêu tả như con người: đang lặng lẽ mò tôm, đang ru con ngủ.
* HĐ2: Ôn cách đặt và TLCH Khi nào? 
Bài 3:Tìm bộ phận TLCH Khi nào?
- HD HS đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận và TLCH.
- Cùng HS nhận xét, chữa lỗi
Bài 4: Trả lời câu hỏi.
- HDHS đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận và TLCH.
- Cùng HS nhận xét, chữa lỗi.
4. Củng cố: - Thế nào là nhân hoá?
5. Dặn dò:- Hoàn thành bài ở VBT, chuẩn bị bài tuần 20.
- HS đọc yêu cầu bài tập và 2 khổ thơ.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nghe và nhắc lại.
- HS đọc.
- Làm bài theo yêu cầu (như BT1).
- Nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Làm việc theo cặp, đại diện trình bày kết quả. 
- HS nghe.
- Làm việc theo cặp, một số nhóm trình bày kết quả. 
a.Trời đã tối
b.Tối mai
c.Trong học kì I
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận và TLCH.
a. Lớp em bắt đầu vào học kì II từ đầu tháng một.
b. Khoảng cuối tháng 5 học kì II kết thúc.
c. Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè
- Nêu ý kiến.
- Ghi nhớ, thực hiện.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 38: vệ sinh môi trường( tiếp theo)
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ của con người và vì sao phải xử lí nước thải?
2. Kĩ năng: Phân biệt được nước sạch và nước không sạch
3. Thái độ: Có ý thức và hành vi đúng để bảo vệmôi trường, nguồn nước và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa trang 72, 72(SGK)
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 
3.2 Phát triển bài:
* HĐ 1: Quan sát tranh
- HD HS quan sát tranh trang 72,73 thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý SGK.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận: Trong nước thải có nhiều chất bẩn độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu nước thải chưa xử lí chảy vào nguồn nước sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, cây cối, sinh vật bị chết.
* HĐ 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh.
- GV yêu cầu HS liên hệ nước thải ở gia đình, địa phương đổ vào đâu, cách xử lí đó dã hợp lí chưa?
- Mời một số HS trình bày.
KL:Việc xử lí các loại nước thải nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vàohệ thống thoát nước là cần thiết.
4. Củng cố:- Vì sao cần phải xử lý nước thải.
5. Dặn dò:- Hoàn thành bài ở VBT, chuẩn bị bài 38.
- Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- HS liên hệ thực tế.
- Một số HS trình bày, cả lớp nhận xét
- Lắng nghe.
- Nêu ý kiến
- Ghi nhớ, thực hiện
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012
Toán
Tiết 95: số 10 000 - luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc, viết số 10 000( 10 nghìn hay 1 vạn). Củng cố các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục, thứ tự các số có bốn chữ số.
2. Kĩ năng: Đọc và viết các số có bốn chữ số thành thạo.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 10 tấm bìa viết số 1000, BT 3, BT4, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con số gồm: 
 8 nghìn, 5 trăm, 5 chục 3 đơn vị( 8553)
 8 nghìn,5 trăm, 5 chục và 0 đơn vị(8550)
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 
3.2 Phát triển bài:
* HĐ1:Giới thiệu số 10 000
- HD HS quan sát các tấm bìa mỗi tấm ghi số 1000.
- Gắn 8 thẻ. 
- Hỏi: Có mấy nghìn?
- Lần lượt xếp thêm các số từ 1000 đến 10 000, yêu cầu HS nêu(VD 1000 thêm 1000 bằng hai nghìn ...7000 thêm 1000 bằng 8000... 9000 thêm 1000 bằng 10000).
- Viết: 10 000.
- Đọc: mười nghìn hay một vạn.
- Số 10 000 gồm có mấy chữ số? 
* HĐ2: Luyện tập
Bài 1:Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000
- HDHS đọc yêu cầu.
- YC HS viết vào bảng con.
- YC HS đọc lại các số tròn nghìn.
Bài 2: Viết các số tròn trăm từ 9300 đến 9900.
- HD HS đọc yêu cầu.
- YC HS viết vào bảng con.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990.
- HD HS đọc yêu cầu.
- YCHS viết vào nháp, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10 000
- HD HS đọc yêu cầu.
- YCHS làm bài vào vở nháp, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 5 + 6: 
 + Viết số liền trước, số liền sau của mỗi số 2665, 2002, 9999
 + Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số:
- HDHS đọc yêu cầu.
- YCHS viết vào vở bài 3, HSK,G làm bài vào SGK.
4. Củng cố:- Củng cố về số 10 000, số tròn trăm, tròn chục có 4 chữ số. 
5. Dặn dò: - Hoàn thàmh ở VBT.
 - Chuẩn bị bài tuần Trang 98.
- HS quan sát các tấm bìa có ghi số 1000.
- HS nêu.
- HS viết số 10 000 vào bảng con.
- Cả lớp đọc.
- TL (5 chữ số).
- Nêu yêu cầu bài tập
- Viết các số vào bảng con và đọc số
1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000,10 000.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Thực hiện yêu cầu.
9300, 9400, 9500, 9600, 9700, 9800, 9900.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài và chữa bài.
9940, 9950, 9960, 9970, 9980, 9990
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ, thực hiện.
Tập làm văn
Tiết 19: Nghe - kể: chàng trai làng phù ủng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Nghe, kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng. 
 - Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c đúng nội dung, rõ ràng, đủ ý.
2. Kĩ năng: Kể câu chuyện mạch lạc, tự nhiên.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa SGK,bảng lớp chép 3 câu hỏi gợi ý
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: Giới thiệu sơ lược chương trình TLV trong học kì II.
3.2 Phát triển bài:
Bài 1: Nghe - Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng
- GV kể lần 1.
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện.
- GV kể lần 2.
- GV đặt câu hỏi về nội dung bài (SGK - trang 12), yêu cầu HS trả lời.
- Hướng dẫn HS kể phân vai.
Bài 2:Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c
- HD HS đọc yêu cầu.
- YC HS làm bài vào VBT.
VD: Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về Kinh đô là vì hỏi đến phép dùng binh chàng trai trả lời rất trôi chảy.
4. Củng cố:- Nhận xét, khen HS kể chuyện hay, viết bài tốt.
5. Dặn dò:- Hoàn thành ở VBT.
 - Kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài tuần 20.
- 1 HS đọc lại yêu cầu của bài.
- Nghe GV kể chuyện.
- 2 HS khá kể lại chuyện.
- Lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Kể phân vai- nhận xét.
- HS đọc.
- Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c vào VBT.
- HS trình bày- cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ, thực hiện
 Thể dục 
Tiết 38: Bài 38
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và triển khai đội hình tập bài thể dục.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng trái, phải.
- Trò chơi : " Thỏ nhảy ".
2. Kỹ năng: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, trật tự, dóng hàng ngay thẳng, điểm đúng số của mình và triển khai đội hình tập bài thể dục.
 - Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng trái, phải đúng cách.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
3. Thái độ:- Tích cực và có ý thức tập luyện.
II. Địa điểm phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện : Còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp :
A.Phần mở đầu :
 - GV nhận lớp, phổ biến ND bài học.
 - YCHS khởi động :
B. Phần cơ bản :
1. Ôn các bài tập RLTTCB.
 - GV cho HS ôn lại các động tác đi theo vạch kể thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót.
- GV chia tổ cho HS tập.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
2. Chơi trò chơi : " Thỏ nhảy ".
- GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi.
- GV làm mẫu - HS bật nhảy thử. 
- GV cho HS chơi trò chơi.
-> GV quan sát, sửa sai.
c. Phần kết thúc :
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
- Cán sự lớp báo cáo sĩ số.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp.
- HS tập theo tổ.
- HS bật thử, tham gia chơi.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Đi thành vòng tròn xung quanh sân tập hít thở sâu.
Thủ công
Tiết 19: ôn tập chủ đề: cắt, dán chữ cái đơn giản
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đánh giá kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm của HS.
2. Kĩ năng: Biết cắt, dán chữ thành thạo.
3. Thái độ: HS biết yêu quý sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu chữ cái 5 bài trong chương II.
 - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 
3.2 Phát triển bài:
1.Nội dung kiểm tra
- Đề bài: Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ em đã học.
- GV HDHS quan sát lại các chữ cái đã cắt mẫu.
2.Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành cá nhân.
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
3. Đánh giá
- Hoàn thành A*: Sản phẩm đẹp, có sáng tạo.
- Hoàn thành A: Thực hiện đúng quy trình, cắt thẳng, cân đối, dán phẳng.
- Chưa hoàn thành B: Chưa cắt, dán được 2 chữ.
4. Củng cố:- Nhận xét sự chẩn bị, tinh thần thái độ của HS, kĩ năng kẻ, cắt dán.
5. Dặn dò:- Chuẩn bị dụng cụ giờ sau đan nong mốt.
- Quan sát chữ mẫu, nhắc lại quy trình cắt, dán, chữ.
- HS thực hành cá nhân.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn, của mình.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ, thực hiện.
Sinh hoạt
 Nhận xét tuần 19
1. Hạnh kiểm:
 - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép.
 - Trong lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức xảy ra.
2. Học tập:
 - Phần đa các em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
 - Nhiều em đã có ý thức trong học tập. 
 - Các em đều có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt.
3. Thể dục - vệ sinh:
 - Thể dục: tương đối đều, có đủ hoa múa .
 - Vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ, gọn gàng.
4. Hoạt động khác:
 - Sơ kết phong trào thi đua chào mừng ngày 22/12.
 - Sơ kết học kỳ I.
 - Tuyên truyền việc phòng chống cháy, nổ. Việc cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán và sử dụng pháo nổ, đèn trời

Tài liệu đính kèm:

  • docvan tuan 19.doc