Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (1)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (1)

Tập đọc

AI CÓ LỖI

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 -Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 Hiểu nội dung bài : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện :

 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ

II/ Chuẩn bị :

GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

HS : SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 3 TUẦN 2
(Từ 30/ 08 / 2010 đến 03 / 09 / 2010 )
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
2
30/08
SHDC
Tập đọc & KC
Toán
Đạo đức
Ai có lỗi?
Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Kính yêu Bác Hồ (tiết 2)
3
31/08
Chính tả
Toán
TN – XH
Thủ công
Ai có lỗi?( nghe – viết)
Luyện tập
Vệ sinh hô hấp
Gấp tàu thuỷ hai ống khối( Tiết 2)
4
[
01/09
Tập đọc
Luyện từ & câu
Toán
Khi mẹ vắng nhà( Luyện đọc)
Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
Ôn tập các bảng nhân
5
02/09
Tập viết
Toán
TN – XH
Ôn chữ hoa : Â Â
Ôn tập các bảnh chia
Phòng bệnh đường hô hấp
6
03/09
Chính tả
Toán
TLV
SHL
Cô giáo tí hon
Luyện tập
Viết đơn
 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN 
Thứ hai, ngày 30 tháng 08 năm 2010
Tập đọc 
AI CÓ LỖI
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
 -Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
 Hiểu nội dung bài : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
Kể chuyện :
 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ 
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Đơn xin vào Đội
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ những ai ?
Hoạt động 1 : luyện đọc
GV đọc mẫu toàn bài
Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật :
+ Giọng nhân vật “tôi” [ En-ri-cô ] : ở đoạn 1 đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
+ Đọc nhanh, căng thẳng hơn ở đoạn 2, nhấn giọng các từ : trả thù, nay, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức.
+ Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn 3 khi En-ri-cô hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mnh các từ : lắng xuống, hối hận, 
+ Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm,  Lời Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 32 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn.
Đoạn 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên viết vào cột luyện đọc : “Cô-rét-ti, En-ri-cô”
Gọi học sinh đọc.
+ En-ri-cô nghĩ Cô-rét-ti vừa được nhận phần thưởng nên có thái độ như thế nào ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Kiêu căng nghĩa là gì ?
Đoạn 2:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2.
Đoạn 3:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3.
+ Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy như thế nào 
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Hối hận nghĩa là gì ?
+ Vì sao En-ri-cô không dám xin lỗi Cô-rét-ti ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Can đảm nghĩa là gì ?
Đoạn 4:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 4.
+ Khi Cô-rét-ti làm lành En-ri-cô, thì thái độ của En-ri-cô như thế nào ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Ngây nghĩa là gì ?
Đoạn 5:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 5.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2, hỏi :
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ?
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
Gọi học sinh 3 nhóm trả lời
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
+ Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5 và hỏi :
+ Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
+ Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
Giáo viên gọi học sinh trả lời
Giáo viên chốt :
En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn.
Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời :
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ?
Hát
2 học sinh đọc
Học sinh quan sát 
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
Kiêu căng
Học sinh đọc phần chú giải.
Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy hối hận.
Học sinh đọc phần chú giải
En-ri-cô không dám xin lỗi Cô-rét-ti vì En-ri-cô không đủ can đảm.
Học sinh đọc phần chú giải
Đọc cá nhân 
Khi Cô-rét-ti làm lành En-ri-cô, thì thái độ của En-ri-cô ngạc nhiên, ngây ra một lúc
Học sinh đọc phần chú giải 
Cá nhân
3 học sinh đọc.
Học sinh đọc theo nhóm đôi
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
En-ri-cô và Cô-rét-ti.
Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh trả lời : sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Học sinh trả lời.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình
Tại mình vô ý. Mình phải làm lành với En-ri-cô.
En-ri-cô là bạn của mình. Không thể để mất tình bạn.
Chắc En-ri-cô tưởng mình chơi xấu cậu ấy.
En-ri-cô rất tốt. Cậu ấy tưởng mình cố tình chơi xấu. mình phải chủ động làm lành.
Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn.
Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không có đủ can đảm để xin lỗi bạn.
Học sinh thảo luận nhóm
Học sinh trả lời
Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố En-ri-cô.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Chú ý :
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi / làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//
Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm..
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 5 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Ai có lỗi ?” một cách rõ ràng, đủ ý.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh quan sát 5 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện ( phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu )
Giáo viên treo 5 tranh lên bảng, gọi 5 học sinh tiếp nối nhau, kể 5 đoạn của câu chuyện.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Củng cố : 
Giáo viên hỏi :
+ Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
Giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng lời khuyên của câu chuyện :
Giáo viên giáo dục tư tưởng : câu chuyện : “Ai có lỗi ?” cho chúng ta thấy phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
4. Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Học sinh chia nhóm và phân vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn.
Học sinh quan sát.
Học sinh kể tiếp nối.
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời
TOÁN 
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : giúp học sinh :
Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm )
Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ ). 
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, đúng, chính xác
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ) 
Hoạt động 1 : giới thiệu phép trừ 432 - 215 
GV viết phép tính 432 – 215 = ? lên bảng
Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. 
Nếu học sinh tính đúng, Giáo viên cho học sinh nêu cách tính, sau đó Giáo viên nhắc lại để học sinh ghi nhớ.
Nếu học sinh tính không được, Giáo viên hướng dẫn học sinh :
+ Ta bắt đầu tính từ hàng nào ?
+ 2 trừ 5 được không ?
GV : 2 không trừ được 5 nên ở đây ta thực hiện giống như bài phép trừ số có hai chữ số cho một chữ số, có nhớ.
+ Bạn nào có thể thực hiện trừ các đơn vị với nhau ?
Giáo viên giảng : khi thực hiện trừ các đơn vị, ta đã mượn 1 chục của hàng chục, vì thế trước khi thực hiện trừ các số chục cho nhau, ta phải trả lại 1 chục đã mượn.
Có 2 cách trả :
Giữ nguyên số chục của số bị trừ, sau đó ta cộng thêm 1 chục vào số chục của số trừ. Cụ thể ta lấy 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
Ta bớt 1 chục ở số bị trừ rồi trừ các chục cho nhau. Cụ thể ta lấy 3 bớt 1 bằng 2, 2 trừ 1 bằng 1, viết 1.
+ Hãy thực hiện trừ các số trăm với nhau.
+ Vậy 432 – 215 bằng bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính
Hoạt động 2 : giới thiệu phép trừ 627 - 143 
GV viết phép ... bệnh nhân kể một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp và học sinh đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh.
Bước 2 : 
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh trả lời
-Nghe giới thiệu
HS trả lời : Các bộ phận của cơ quan hô hấp là mũi, khí quản, phế quản, phổi.
Học sinh kể.
Bạn nhận xét, bổ sung
HS quan sát 
Cá nhân 
Học sinh làm việc theo nhóm đôi
Tranh 1 và 2 vẽ Nam ( mặc áo trắng ) đang đứng nói chuyện với bạn Nam.
Học sinh trả lời. 
Hai bạn ăn mặc rất khác nhau : một bạn mặc áo sơ mi, một bạn mặc áo ấm.
Bạn mặc áo ấm là phù hợp với thời tiết lạnh, có gió mạnh
Bạn bị ho và rất đau họng khi nuốt nước bọt
Nguyên nhân khiến Nam bị viêm họng là vì bạn bị lạnh, vì bạn không mặc áo ấm khi trời lạnh nên bị cảm lạnh, dẫn đến ho và đau họng.
Bạn của Nam khuyên Nam nên đến bác sĩ để khám bệnh.
Cảnh các bác sĩ đang nói chuyện với Nam sau khi đã khám bệnh cho Nam.
Học sinh trả lời
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
Cảnh thầy giáo khuyên một học sinh cần mặc đủ ấm
Học sinh trả lời
Cảnh một người đi qua đang khuyên hai bạn nhỏ không nên ăn quá nhiều đồ lạnh.
Nếu ăn nhiều kem, uống nhiều nước lạnh  thì có thể bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh đường hô hấp.
Không ăn kem nữa và nghe lời bác đi qua đường.
Cảnh bác sĩ vừa khám vừa nói chuyện với bệnh nhân.
Học sinh lên trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung.
Học sinh thảo luận và trình bày.
Cá nhân
Học sinh liên hệ.
( 15’ )
Học sinh lắng nghe.
Học sinh tiến hành trò chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên 
Lớp nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò : 
Thực hiện tốt điều vừa học.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 5 : Bệnh lao phổi 
Thứ sáu ngày 3 tháng 09 năm 2010
Chính tả
CÔ GIÁO TÍ HON 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác đoạn văn 55 chữ trong bài Cô giáo tí hon.
Biết phân biệt s/x hoặc ăn/ăng 
Tìm đúng các tiếng có thể ghép với mội tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập BT3
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1 : hướng dẫn nghe - viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
+ Tìm tên riêng viết trong bài chính tả.
+ Cần viết tên riêng như thế nào ?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
Chấm, chữa bài
GV thu vở, chấm một số bài, 
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
	Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Giáo viên nêu yêu cầu : các em phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho, tìm được càng nhiều tiếng càng tốt và viết đúng chính tả các tiếng đó.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên chốt : các em có thể ghép thành các tiếng sau 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
2 học sinh.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc thầm
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 5 câu
Học sinh đọc
Cuối mỗi câu có dấu chấm.
Chữ đầu câu viết hoa.
Bé– tên bạn đóng vai cô giáo.
Tên riêng phải viết hoa
Nên bắt đầu viết từ ô thứ 2 trong vở
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe Giáo viên đọc bài chính tả và viết vào vở
Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng 
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Lớp nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Toán
[
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : giúp học sinh :
Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân,phép chia . Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép nhân ) 
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác, rèn kĩ năng xếp ghép hình đơn giản.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học, trò chơi phục vụ cho bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Ôn tập các bảng chia 
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại một số bảng chia đã học.
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : luyện tập 
Luyện tập : 
 Bài 1 : tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên đưa ra biểu thức : 4 x 7 + 222
Gọi học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức trên.
Giáo viên đưa ra cách tính khác :
4 x 7 + 222 = 4 x 229 
= 8116
Giáo viên cho học sinh nhận xét :
+ Trong 2 cách tính trên, cách nào đúng, cách nào sai ?
Giáo viên : vậy khi tính biểu thức có 2 dấu phép tính cộng và nhân, ta thực hiện phép tính nhân trước.
Cho HS làm bài (Sách Giáo Khoa Tr10)
GV cho học sinh lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai đúng, ai sai”.
GV gọi HS nêu lại cách tính
Giáo viên lưu ý học sinh ở biểu thức : 200 x 2 : 2 ta tính lần lượt từ trái sang phải.
GV Nhận xét 
 Bài 2 : khoanh vào số con vịt
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS đếm số con vịt ở hình a) 
Giáo viên hỏi :
+ Muốn khoanh số con vịt ta làm như thế nào?
GV cho HS đếm số con vịt ở hình b) 
Giáo viên hỏi :
+ Muốn khoanh số con vịt ta làm như thế nào?
Cho HS làm bài 
GV Nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu học sinh làm bài.
4. Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài Ôn tập về hình học
[[[
hát
Cá nhân 
-Nghe giới thiệu
HS đọc.
Học sinh thực hiện :
4 x 7 + 222 = 28 + 222 
= 250
Cách tính 1 đúng, cách 2 sai
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
HS đọc.
Học sinh đếm và nêu : có 9 con vịt
Có 9 con vịt chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 con vịt. Ta khoanh vào 3 con vịt
Học sinh đếm và nêu : có 15 con vịt
Có 15 con vịt chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có 5 con vịt. Ta khoanh vào 5 con vịt
HS làm bài
HS đọc 
Mỗi bàn có 2 HS
Hỏi 4 bàn có bao nhiêu HS?
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS làm bài 
Tập làm văn
[
VIẾT ĐƠN
I/ Mục tiêu : 
 Kiến thức : giúp học sinh nắm được hình thức của mẫu đơn : Đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
 Kĩ năng : 
Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào Đội, mỗi học sinh viết được một lá đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Thái độ : yêu mến và tự hào về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : 
Nhận xét 
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Ghi bảng.
Hoạt động 1:hướng dẫn viết đơn 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
+ Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội.
Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng.
Mở đầu viết tên Đội ( Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) 
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên của đơn : Đơn xin vào Đội
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường của người viết đơn.
Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn.
Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng
Họ tên và chữ ký của người làm đơn
+ Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ?
Giáo viên nhận xét 
Hoạt động 2: thực hành viết đơn 
Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT
Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :
+ Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không ?
Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
 4. Nhận xét – Dặn dò : 
-Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn.
Hát
- Nghe giới thiệu
Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây :
Học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn.
Học sinh trả lời 
Học sinh thực hành nói trước lớp. 
Học sinh thực hành viết đơn.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét. 
SINH HOẠT LỚP
( Lồng ghép HĐNGLL chủ điểm : Truyền Thống Nhà Trường )
I . MỤC TIÊU : 
 - Giúp học sinh hiểu được việc đi học đúng giờ, biết lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đở bạn bè trong lớp và những em nhỏ .
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 3
- Báo cáo tuần 2 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến nhận xét qua các báo cáo của cán sự lớp .
 3. Triển khai công tác tuần tới : 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn như ngày 02/09 .
- Tham dự Lễ khai giảng năm học 2009- 2010
- Tích cực học tập và làm theo 5 Điều Bác Hồ Dạy. Thực hiện đúng theo Nội quy của lớp học, nhà trường. Tiếp tục tự học thêm ở nhà, rèn luyện chữ viết, vệ sinh sân trường và phòng học, vệ sinh cá nhân. Đồ dùng học tập phải sạch sẽ gọn ràng, ngăn nắp Chuẩn bị khảo sát chất lượng đầu năm học, các em phải học bài và tính toán cho tốt 
 4. Sinh hoạt tập thể : 
- Thực hiện nghiêm túc trong sinh hoạt tập thể 
 5. Tổng kết : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Lop 3 CKTKN(16).doc