Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (24)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (24)

Tập đọc – Kể chuyện Tiết 2-3

AI CÓ LỖI ?

A/ Mục tiêu :

 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Giáo dục KNS : - Giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc.

B / Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.

C/ Các hoạt động dạy- học :

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (24)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện Tiết 2-3
AI CÓ LỖI ?
A/ Mục tiêu : 
	- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
 	- Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn 
 	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Giáo dục KNS : - Giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc.
B / Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 	 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
C/ Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tập đọc: 2 em đọc bài “Hai bàn tay em” Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu :
 b) Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc từng câu trước lớp 
- Viết từ khó lên bảng (Cô- rét- ti, En- ri -cô .,..Yêu cầu HS đọc).
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau từng câu .
- GV lắng nghe uốn nắn cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm đọc theo cặp .
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Yêu cầu 3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh các đoạn 1, 2, 3 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3, 4 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 *Yêu cầu học sinh đọc thầm và TLCH.
- Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì? Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau?
- Vì sao En ri cô hối hận muốn xin lỗi Cô rét ti?
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? Em đoán Cô rét ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
- Bố đã trách mắng En ri cô như thế nào? Lời trách của bố có đúng không? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
 d) Luyện đọc lại : KNS : Giao tiếp
- Chọn để đọc mẫu đoạn 4&5.
* Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên lắng nghe và sửa sai.
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
­) Kể chuyện : 1Giáo viên nêu nhiệm vụ 
 2. Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm mẫu trong sách giáo khoa phân biệt nhân vật .
- Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe 
- Yêu cầu học sinh thi kể từng đoạn trước lớp.
- Theo dõi gợi ý học sinh kể còn lúng túng. 
 đ) Củng cố dặn dò : 
KNS : Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông.
* Qua câu chuyện em học được điều gì ?
- Nhắc lại yêu cầu của tiết kể chuyện .
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời yêu cầu của giáo viên .
- HS lắng nghe.
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
. 
- HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật 
- HS đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt) 
- HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa từ .
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp HS tập đọc 
* Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* 3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh 
 các đoạn .
- HS tiếp đọc đoạn 3 và 4 
- HS đọc thầm, thảo luận và TLCH.
- HS trả lời
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai (En ri cô , Cô rét ti và người bố)
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm. Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát lần lượt dựa vào 5 tranh minh họa của 5 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện. 
- Đọc thầm câu chuyện theo lời kể SGK 
- Từng học sinh kể cho nhau nghe .
- 5 học sinh nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện.. 
 Lớp nhận xét lời kể của bạn.
- Bạn bè phải biết nhường nhịn, yêu thương và luôn nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.
----------------------------------------------------
Toán (Tiết 6)
TRỪ SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
A/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện về phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm. 
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
B/ Đồ dùng dạy học: SGK, VBT
C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập số 2 và bài tập số 3.
- Yêu cầu mỗi em làm một cột bài 2 .
- Chấm vở 2 bàn tổ 1.
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Khai thác:
 * Giới thiệu phép trừ: 432 - 215
 + Ghi bảng phép tính 432 - 215 = ? 
- Yêu cầu học sinh đặt tính.
- Hướng dẫn học sinh cách tính.
- Ghi nhận xét về cách tính như sách giáo khoa.
- Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học ?
 2 Phép trừ 627 – 143 = ? 
- Yêu cầu học sinh thực hiện tương tự như đối phép tính trên .
- Vậy phép trừ này có gì khác so với phép trừ ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện ? 
 c) Luyện tập:
 -Bài 1: 
- Gọi HS nêu bài tập 1
- Yêu cầu vận dụng trực tiếp cách tính như phần lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả 
- Yêu cầu lớp làm miệng.
- Gọi 1 số HS nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: 
- GV gọi HSđọc bài toán.
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán .
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tính .
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Chấm một số vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính trừ số có 3 chữ số có nhớ một lần?
* Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
2 HS lên bảng làm bài.
- HS 1: Lên bảng làm bài tập số 2 
- HS 2: Làm bài 3
- 2 HS khác nhận xét .
- HS nhắc lại.
- Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính .
- Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần .
- Rút ra nhận xét phép trừ này khác với phép trừ đã học là phép trừ có nhớ ở hàng chục .
- Dựa vào ví dụ 1 đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe giáo viên hướng dẫn về cách tính tiếp .
- Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm 
- Một HS đọc yêu cầu bài 1. 
- Vận dụng cách tính qua 2ví dụ để thực hiện làm bàì 
- HS nhận xét bài bạn 
- HS nêu đề bài sách giáo khoa 
- 3 em lên bảng đặt tính và tính : 
- HS nhận xét bài bạn .
+ Đọc bài tập trong sách giáo khoa.
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải bài vào bải vào bảng vở.
- HS nhận xét bài bạn, chữa bài .
- HS nêu cách tính .
------------------------------------------------------------
	Đạo đức (Tiết 2)
KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 2)
A/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết : Công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
-Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
- Giáo dục HS Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
B/ Đồ dùng dạy học: - Các bài thơ, bài hát về Bác, tranh hoặc truyện.
C/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
- Yêu cầu cả lớp hát tập thể hoặc nghe băng bài hát Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
ªHoạt động 1 : 
- Yêu cầu lớp chia thành các cặp suy nghĩ và trả lời các ý:
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? Thực hiện như thế nào? Còn điều nào chưa làm tốt?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
- Yêu cầu học sinh liên hệ theo cặp.
- Mời vài em tự liên hệ trước lớp 
- Khen những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
ªHoạt động 2 :
- Yêu cầu lớp hoạt động nhóm trình bày giới thiệu về những bài hát, tranh ảnh, bài ca dao, nói về Bác Hồ.
* Thảo luận theo nhóm:
1. Yêu cầu các nhóm trình bày, giới thiệu những sưu tầm nói về Bác với thiếu niên nhi đồng? 
2. Yêu cầu lớp nhận xét về kết quả sưu tầm của các nhóm.
3. Đánh giá và khen những nhóm có sưu tầm tốt. 
ªHoạt động 3: Trò chơi “Phóng viên”
- Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
- Quê bác ở đâu? Bác sinh vào ngày tháng năn nào? hãy đọc 5 điều bác dạy? Hãy kể những việc làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu bác Hồ ?
- Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác? Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khi nào? Ở đâu?
* Rút ra kết luận chung và ghi lên bảng như sgk 
3. Củng cố, dặn dò:
GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát tập thể bài “Ai yêu nhi đồng“ nhạc và lời Phong Nhã 
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm đôi.
- Lần lượt từng bạn trả lời với nhau về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của bản thân và nêu những điều mà thực hiện chưa tốt, nêu cách cố gắng ¨để thực hiện tốt.
- 2 HS tự liên hệ trước lớp.
- Lớp bình chọn những bạn có việc làm tốt.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo. 
- Lớp trao đổi nhận xét.
- Các nhóm lần lượt lên trình bày hoặc giới thiệu về những sưu tầm của mình có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng. Chẳng hạn như: Tranh ảnh, bài hát, các câu ca dao.
- Lớp theo dõi nhận xét trình bày các nhóm .
- Lớp lắng nghe bình chọn các nhóm có nhiều hình ảnh, bài hát nói về Bác.
- Lần lượt từng học sinh thay nhau đóng vai phóng viên hỏi bạn các câu hỏi về cuộc đời của Bác Hồ : 
- Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890 
Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên Nam Đàn Nghệ An. Bác còn có tên khác như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.
- Bác đọc “Tuyên ngôn độc lập" vào ngày 2 – 9 – 1945 tại vườn hoa Ba Đình - Hà Nội.
--------------------------------------------
Thứ ba, ngày 23 tháng 8 năm 2011
Toán (Tiết 7)
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu 
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần hoặc không nhớ). 
- Vận dụng vào để giải tán có lời văn (có một phép cộng trừ hoặc một phép trừ).
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3 
C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi 3 học sinh lên bảng sửa bài tập số 1 cột 4, 5 và bài 3, về nhà.
- Chấm vở 1 số em 
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Luyện tập:
- Bài 1 - Nêu bài tập trong SGK.
- Yêu cầu HStự tính kết quả 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng 
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét ... i mới: a/ Giới thiệu bài :
 3) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 : - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài .
- Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu.
- Phần nào trong đơn phải viết như mẫu và phần nào không theo mẫu? Vì sao?
- Giáo viên chốt lại: Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
+ Mở đầu phải viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn,.
+Tên của đơn, tên người hoặc tổ chức nhận đơn, 
+ Họ tên ngày, tháng, năm sinh của người viết,... trình bày lí do, lời hứa , chữ kí.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào giấy rời đã chuẩn bị trước.
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét, đánh giá. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Nhắc HSvề cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi muốn tham gia vào một đoàn thể nào đó..
- Học sinh nộp vở.
- Hai em lên bảng làm bài tập 1
- Lắng nghe. 
- Hai em đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về cách viết đơn xin vào Đội.
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi.
- Sau đó đại diện nhóm nói về nội dung lá đơn.
- Phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng.
- Thực hành viết đơn vào vở hoặc vào tờ giấy rời .
- 3-5 HS đọc lại đơn của mình.
- Lớp theo nhận xét bài bạn, bổ sung.
- 2 em nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về TLV viết đơn . 
-------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội (Tiết 4)
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
A/ Mục tiêu : 
 - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- GDHS biết cách giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi miệng.
 - Giáo dục KNS : - Tìm kiếm và xử lí thông tin, làm chủ bản thân, giao tiếp.
 - BVMT : HS biết bảo vệ môi trường học tập cũng như nơi ở để phòng bệnh đường hô hấp.
B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 10 và 11 sách giáo khoa .
C / Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Vệ sinh hô hấp “
- Nêu ích lợi việc thở không khí trong lành?
- Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh đường hô hấp?
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
 *Hoạt động 1: Động não.
KNS : Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
+ Hãy kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết ?
* Giáo viên giảng thêm: Tất cả các bộ phận của đường hô hấp đều có thể bị bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi 
* Hoạt động 2: làm việc với SGK.
KNS : Làm chủ bản thân.
- Bước 1: làm việc theo cặp 
- Yêu cầu 2 em cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10 và 11 SGK và thảo luận :
- Bức tranh 1 và 2 Nam đã nói gì với bạn Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì?
- Hình 3 Bác sĩ đang làm gì? Khuyên Nam điều gì?
- Hình 4: Tại sao thầy giáo lại khuyên học sinh mặc ấm ?
- Hình 5: Vì sao hai bác đi qua đường lại khuyên hai bạn nhỏ đang ăn kem ?
Bệnh viêm phế quản và viêm phổi có biểu hiện gì ? Nêu tác hại của hai bệnh này ?
- Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Yêu cầu lớp theo dõi bổ sung. 
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
* Giáo viên kết luận như SGV.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ”
KNS : Giao tiếp
- Hướng dẫn học sinh cách chơi 
- Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân và bác sĩ và cách thực hiện trò chơi.
- Cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời 1 số cặp biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ 
- Hít thở không khí trong lành giúp cho cơ quan hô hấp làm việc tốt hơn và cơ thể khỏe mạnh.
- Phải thường xuyên lau mũi bằng khăn sạch, không chơi những nơi có nhiều khói, bụi 
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Lớp tiến hành làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên 
- Các cơ quan hô hấp: mũi, khí quản... 
- Một số bệnh đường hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi 
- Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh.
- Từng cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Lớp tiến hành chơi trò chơi.
- Lần lượt từng cặp lên chơi, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS nêu nội dung bài học (SGK).
 -------------------------------------------------
Toán (Tiết 10)
LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu : 
Biết cách tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
B/ Đồ dùng dạy học: - Hình tam giác, mỗi em bốn hình 
C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi HSl ên bảng làm bài tập số 1 cột 3 và 4 và bài tập số 2.
- Chấm vở 1 số em.
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng
- Bài 1: -Gọi HS nêu yêu cầu BT.
Yêu cầu hs nhắc lại quy tắt tính giá trị biểu thức
- Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con GV theo dõi giúp đỡ.
- Gọi 3 HS lên bảng tính mỗi em một biểu thức, lớp nhận xét bổ sung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : -Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh rồi trả lời miệng câu hỏi :
+ Đã khoanh vào 1/4 số con vịt ở hình nào?
+ Đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ở hình B? 
- Học sinh khác nhận xét.
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 -Gọi HSđọc bài toán trong SGK.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
* Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- HS1: làm bài tập 2 
- HS 2 và 3: Làm bài 1 cột 3 và 4 tính.
* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Một em nêu đề bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.
- 3 em lên bảng thực hiện. 
- Cả lớp nhận xét bài bạn
- Một em nêu yêu cầu bài 
- Lớp quan sát tranh vẽ và trả lời theo yêu cầu BT.
- Đã khoanh vào ¼ số con vịt ở hình A
- Hình B có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số con vịt.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
- Một em đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.
- Một học sinh lên bảng giải bài
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5
Sinh hoạt
Sơ kết thi đua tuần 1
I) Môc tiªu:
- §¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng tuÇn qua, ®Ò ra kÕ ho¹ch tuÇn tíi.
- RÌn kü n¨ng sinh ho¹t tËp thÓ.
- GD HS ý thøc tæ chøc kØ luËt, tinh thÇn lµm chñ tËp thÓ.
II) ChuÈn bÞ: Néi dung sinh ho¹t
III) C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc:
1) §¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng tuÇn qua:
- §i häc chuyªn cÇn , ........................................................................................................................................................................................................................................................................
- VÖ sinh c¸ nh©n ........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Ý thøc häc tËp, nÒn nÕp häc tËp:.......................................................................................................
.....................................................................................................................................
2) KÕ ho¹ch tuÇn tíi:
- Duy tr× tèt nÒ nÕp qui ®Þnh cña tr­êng, líp.
- Thùc hiÖn tèt c«ng t¸c vÖ sinh.
Tuyªn d­¬ng..............................................................................................................
Phª b×nh.....................................................................................................................
*******************************
Mỹ Thuật (Tiết 2)
VẼ TRANG TRÍ : VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
A. Mục tiêu: 
- tìm hiểu cách trang trí đường diềm, cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- HS hoàn thành các bài tập ở lớp.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Đồ vật trang trí đường diềm, bài mẫu "Đường diềm, hình gợi ý cách vẽ".
- HS: Giấy vẽ, bút chì, bút màu.
C. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
.1. ổn định lớp: Hát
2. Bài cũ: Tiết trước học bài gì?
- Xem tranh nói lên điều gì? 
3. Bài mới: - Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng.
- Em có nhận xét gì về 2 đường diềm?
+ Có những họa tiết nào ở trong đường diềm?
+ Các họa tiết được sắp xếp như thế nào? 
+ Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu những chi tiết nào? 
+ Những màu nào vẽ trên đường diềm?
Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết
- Hướng dẫn mẫu
+ Cách phát trục: Vẽ họa tiết đối xứng cho đều và cân đối.
+ Khi vẽ cần phát nhẹ trước.
Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu học sinh vẽ tiếp vào đường diềm (Vở Tập vẽ).
- Chọn màù thích hợp để vẽ vào các họa tiết cho giống nhau. 
- Theo dõi và hướng dẫn HS còn lúng túng.
- Chấm một số bài vẽ. 
- Tuyên dương một số em vẽ đẹp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà chuẩn bị bài mới.
- Nhắc lại đề bài.
- Quan sát tranh.
- Xem mẫu đã hoàn thành, chưa hoàn thành.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- Quan sát mẫu bài tập và vẽ tiếp những họa tiết vào đường diềm
- HS vẽ 
ÌÌÌ
Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 2(3).doc