Giáo án tổng hợp Tuần 16 - Lớp 3 năm 2010

Giáo án tổng hợp Tuần 16 - Lớp 3 năm 2010

a) Kiến thức: Giúp Hs biết:

- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống.

b) Kỹ năng: - Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.

c) Thái độ: - Có thái độ biết yêu quí các hoạt động nông nghiệp.Rèn hs kỹ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 60, 61.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 16 - Lớp 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ ba , ngày 30 tháng 11 năm 2010
Tự nhiên xã hội
Tiết 31
Bài 31: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs biết:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống.
Kỹ năng: - Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
c) Thái độ: - Có thái độ biết yêu quí các hoạt động nông nghiệp.Rèn hs kỹ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 60, 61.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hoạt động nông nghiệp.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.( 15’)
PP: Thảo luận.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.( 20’.)
PP: Quan sát, thảo luận.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. (10’)
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm
- Mục tiêu: HS TB : Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
HS K-G : biết nhận xét các hoạt động và cho ví dụ
Gv sử dụng kỹ thuật KWL
. Cách tiến hành.
1. Đặt vấn đề:
- Hoạt động công nghiệp ở nơi em đang sống gồm những hoạt động nào?
- Hoạt động này mang lại ích lợi gì?
2. GV yêu cầu hS nêu hoạt động?
3. Yêu cầu HS chia sẽ cùng các bạn trong bàn?
4. Yêu cầu HS trình bày kết quả.
5. GV ghi nhận kết quả của HS
6. GV tổ chức kiểm chứng bằng các hình hoặc nhận xét.
7. Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm chứng.
8. Tổ chức cho HS nhận xét.
9. GV kết luận rút ra bài học
10. Hoàn thiện nội dung
=> Gv giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, đều gọi là động công nghiệp.
- Mục tiêu: HS TB: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
HS K-G: Nêu được ích lợi của các hoạt đông.
Cách tiến hành tương tự.
 1 / Đặt vấn đề: Các hoạt động em quan sát gồm những hoạt động nào?
- Mỗi Hs nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
- Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
- Gv nhận xét và giới thiệu, phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó.
=> Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt  gọi là hoạt động công nghiệp.
- Mục tiêu: Kể tên được một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu thảo luận. Câu hỏi:
+ Những hoạt động mua bán như trong hình 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì?
+ Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
+ Hãy kể tên một số chợ, siêu thị ở quê em?
Bước 2: Một số nhóm lên trình bày kết quả.M
- Gv yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Gv nnhận xét.
=> Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
-Hs thảo luận theo từng cặp.
-Một số Hs lên trình bày câu trả lời trước lớp.
-Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
 5 . Tổng kềt – dặn dứ.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Làng quê và đô thị.
-Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ sáu , ngày 3 tháng 12 năm 2010
Tự nhiên xã hội
Tiết 32
Bài 32: Làng quê và đô thị.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
 Liên hệ với cuộc sống và nhân dân địa phương.
Kỹ năng: - Nêu được những việc làm khác nhau giữa làng quê và đô thị.
 c) Thái độ: Yêu quí những công việc ở làng quê và đô thị .Rèn HS ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 62, 63 SGK.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Các hoạt động công nghiệp, thương mại.
 3. Giới thiệu và nêu vấn đà:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm ( 15’.)
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.(15’)
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh. (5’)
PP: Kiểm tra, đánh giá, tròchơi.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
- Mục tiêu: HS TB: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
HS K-G: nêu được nhận xét và so sánh sự khác và giống nhau giữa thành thị và nông thôn
- Gv sử dụng kỹ thuật KWL
. 1. Đặt vấn đề:
- Em nêu nhận xét về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị?
- Em có nhận xét gì về phong cành ấy?
2. GV yêu cầu hS nêu hoạt động?
3. Yêu cầu HS chia sẽ cùng các bạn trong bàn?
4. Yêu cầu HS trình bày kết quả.
5. GV ghi nhận kết quả của HS
6. GV tổ chức kiểm chứng bằng các hình trong SGK.
7. Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm chứng.
8. Tổ chức cho HS nhận xét.
9. GV kết luận rút ra bài học
10. Hoàn thiện nội dung
=> ở làng quê, người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. ơỷ đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,  ; nhà ờ tập trung san sát; đường phố có nhiều người và xe cộ qua lại.
- Mục tiêu: Kể được những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Chia nhóm.
- Gv chia Hs thành các nhóm.
- Gv đặt câu hỏi: Tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân làng quê và đô thị?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: Từng nhóm liên hệ vềà nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em đang sống.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 => ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công  ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy. 
- Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết về đất nước. (Nếu còn thời gian)
. Cách tiến hành.
- Gv nêu chủ đề: hãy vẽ tranh về thành phố (thị xã) quê em.
- Gv nhận xét.
-Hs thảo luận nhóm.
- HS nêu.
Hs quan sát hình trong SGK.
-Một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác bổ sung thêm.
Hs cả lớp nhận xét.
-Hs nhắc lại.
-Hs thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
-Hs nhận xét.
-Hs nhắc lại.
-Mỗi em sẽ vẽ một bức tranh.
Trình bày tranh trước lớp.
5 . Tổng kết– dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi xe đạp.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 17:
 Thứ ba , ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tự nhiên xã hội
Tiết 33
Bài 33: An toàn khi đi xe đạp.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs:
Sau bài học Hs biết một số quy định đối với người đi xe đạp.S
Kỹ năng: - Có ý thức chấp hành luật giao thông.
 c) Thái độ: - Tích cực chấp hành luật giao thông.Rèn HS ATGT
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 46, 47.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Làng quê và đô thị.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm.(15’)
PP: Quan sát, thảo luận nhóm
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. (15’)
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”.(8’)
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm
- Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, Hs hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
. Cách tiến hành.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói người nào đi đường đúng người nào đi sai?
- Gv yêu cầu HS chia sẻ cùng bạn
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Mục tiêu: Hs thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
Gv sử dụng kỹ thuật KWL
Các bước tiến hành.
+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
-Gv yêu cầu hs nhận xét ý kiến của bạn?
- Gv chốt lại.
=> Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
- Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở Hs có ý thức chấp hành luật giao thông.
Cách tiến hành.
Bước 1: Hs cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
Bước 2: Trưởng trò hô to:
- Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay.
- Đèn đỏ: cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị.
 - Trò chơi được lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ hát một bài.
.
-Hs quan sát tranh và chia sẻ cùng bạn
- HS nhận xét.
-HS nêu ý kiến của mình
-HS nhận xét.
-Hs các nhóm khác nhận xét.
-Hs chơi trò chơi.
5 . Tổng kết – dặn dò 
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra học kì một.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... ối với sức khoẻ con người.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
Kỹ năng: 
Có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
 c) Thái độ: - Giải thích được tại sao cần phải xử lí rác.
 KN quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
 KN tư duy phê phán : phân tích phê phán các hành vi, việc làm không đúng ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 72, 73.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	 Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT - PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.( 20’)
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh. (15’)
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
Mục tiêu: Hs biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống
KN quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
. Cách tiến hành.
Bước1: Quan sát hình.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 1, 2 trang 72 SGK và trả lời theo gợi ý:
+ Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình?
+ Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
+ Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
Bước 2: Gv mời một vài nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
- Gv gợi ý các câu hỏi:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy  cần cho chảy ra đâu?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thảy chưa xử lí thướng xuyên chảy vào ao hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước.
- Em cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ? ( BVMT)
Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm cá nhân.
- Gv yêu cầu từng cá nhân trả lời theo gợi ý:
+ Hãy cho biết ở gia đình hoặc điạ phương em thì nước thải được chảy vào đâu?
+ Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa?
+ Nêu xử lí như thế nào là hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh?
Bước 2: Thảo luận.
- Các nhóm quan sát hình 3, 4 SGK trang 73 và trả lời câu hỏi:
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không? ( BVMT)
- Gv chốt lại.
=> Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
-Hs quan sát tranh
-Hs trả lời các câu hỏi trên.
-Hs khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
-Hs thảo luận nhóm.
-Một số nhóm lên trình bày.
-Nhóm còn lại sẽ bổ sung.
-Hs nhắc lại
- HS nêu giử vệ sinh, không xả rác..
-Hs trả lời các câu hỏi trên.
-Hs khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
-Hs thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Hs các nhóm khác nhận xét.
 5 . Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Xã hội
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 20:
 Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
 TNXH
Tiết 39
Bài 39: Ôn tập: Xã hội.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs:
Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quannh.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, KNS
Kỹ năng: - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình.
 c) Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh ảnh do Gv sưu tầm.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
 1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Vệ sinh môi trường (tiếp theo). 
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	 Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT - PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Thảo luận.
(30’)
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Chuyển hộp”.(10’)
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
- Mục tiêu: Hs ôn lại các kiến thức đã học về xã hội.
BVMT: Biết làm vệ sinh bảo vệ môi trường có ý thức bảo vệ môi trường.
. Cách tiến hành.
- Gv kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh của Hs.
Bước1:
- Gv cho Hs tổ chức trình bày trên tờ giấy A0 và có ghi chú thích nội dung tranh.
- Mỗi nhóm sẽ trình bày về một nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
Bước 2: Thảo luận nhóm, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Mục tiêu: Qua trò chơi Hs củng cố được những bài đã học.
KNS ; kỹ năng hợp tác và chia sẻ trong nhóm.
Các bước tiến hành.
- Gv soạn một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội.
- Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp làm tư và để trong một hộp giấy nhỏ.
- Hs vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời.
- Gv nhận xét.
- Các nhóm trình bày về nội dung của nhóm mình.
- Sau khi trình bày xong nhóm khác sẽ bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
-Hs chơi trò chơi.
5 . Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thực vật.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ sáu , ngày 7 tháng 1 năm 2011
Tự nhiên xã hội
Tiết 40
Tự jhiên.
Bài 40: Thực vật.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanH.
- Nhận biết đưểc tác dụng của th໱C vậT để có ý thức bảo vệ môi trường.
Kỹ năng: - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
Rèn KN : Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích so sánh tìm đặc điểm giống nhau và khác nhau của các loài cây. KN hợp tác làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 c) Thái độ: - Vẽ và tô màu một số cây.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 76, 77.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Ôn tập: Xã hội. 
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	 Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT-PP
	Việc Thầy	
Việc trò
* Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.(25’)
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. (10’)
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
- Mục tiêu: Hs nêu được những điển giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
BVMT:HS nêu được tác dụng của thực vật, em cần làm gì để bảo vệ các loài thực vật.
Rèn KN : Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích so sánh tìm đặc điểm giống nhau và khác nhau của các loài cây. KN hợp tác làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
. Cách tiến hành.
Bước1: Tổ chức, hướng dẫn.
- Gv chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn Hs cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
- Gv giao nhiệm vụ và gọi một vài Hs nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài nhiên nhiên.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công?
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây?
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện của từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Gv giúp Hs nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
- Em hãy nêu được ích lợi của các loài thực vật ?Em cần làm gì để các loài thực vật sinh sôi và phát triển ? (BVMT)
- Gv nhận xét, chốt lại.( KNS )
=> Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- Mục tiêu: Hs biết vẽ và tô màu một số cây.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì ra để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- Lưu ý: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- Gv mời một số Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- Gv nhận xét. 
-Hs chú ý lắng nghe.
-Hs thảo luận nhóm.
-Hs trả lời các câu hỏi trên.
-Một số nhóm lên trình bày.
-Các nhóm báo cáo kết quả.
-Nhóm còn lại sẽ bổ sung.
-Hs nhắc lại
- Giúp trang trí, làm cảnh, lấy bóng mát
- Chăm sóc, bảo vệ, trồng thêm nhiều cây xanh
-Hs vẽ tranh và tô màu.
-Hs trình bày và giới thiệu các bức tranh của mình.
-Hs các nhóm khác nhận xét.
5 . Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thân cây.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 4.doc