Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (12)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (12)

TUẦN 21 MÔN: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT: 61+62 BÀI: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I. Mục đích, yêu cầu:

 * Tập đọc

- Đọc rõ ràng, rành mạch ; Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các CH trong SGK)

- Kính trọng những người có tài.

 * Kể chuyện

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoïa nhö SGK.

- HS: SGK.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	 Ngày dạy : 
TUẦN 21 	 MÔN: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TIẾT: 61+62 BÀI: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục đích, yêu cầu: 
 * Tập đọc
- Đọc rõ ràng, rành mạch ; Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các CH trong SGK)
- Kính trọng những người có tài.
 * Kể chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh hoïa nhö SGK. 
- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài Chú ở bên Bác Hồ và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
Giới thiệu bài: Ông tổ nghề thêu
Phát triển bài: 
+ Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Hdẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu & luyện đọc từ khó.
- Cho học sinh đọc nối tiếp câu.
- Luyện đọc từ ngữ khó : đốn củi, vỏ trứng, triều đình, mỉm cười, ...
b/ Đọc từng đoạn trước lớp & giải nghĩa từ.
- Giải nghĩa từ : đi sứ, lọn,g bức trường, chè lam, bình an vô sự, Thường Tín...
- Gv cho hs đặt câu với mỗi tư: nhập tâm, bình an vô sự.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d/ Đọc đồng thanh.
+ Hoạt động 2: Hdẫn tìm hiểu bài.
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham, học như thế nào?
+ Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thửtài sứ thần Việt Nam?
+ Trần Quốc Khái đã làm thế nào:
 a) Để sống?
 b) Để không bỏ phí thời gian?
 c) Để xuống đát bình yên vô sự?
 + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
] Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, ham học hỏi, giàu rí sáng tạo của ộng Trần Quốc Khái.
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc lại đoạn 3.
- Cho Học sinh đọc.
- Cho Học sinh thi đọc.
- Học sinh học nối tiếp hết bài.
- Học sinh luyện đọc từ khó theo sự hướng dẫn của Giáo viên .
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- 1 Học sinh đọc phần giải nghĩa từ trong SGK.
- Học sinh đặt câu.
- Học sinh đọc nối tiếp. 
Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
+Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm.
+Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quộc Khái lên chơi, rồi cất than để xem ông làm thế nào.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 &4 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
+Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe
 Học sinh đọc đoạn 3 (cá nhân).
- 4 Học sinh thi đọc đoạn 3.
- 1 Học sinh đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN 
+ Hoạt động 4: G v nêu nhiệm vụ.
- Câu chuyện có 5 đoạn. Các em đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu, sau đó, mỗi em tập kể một đoạn của câu chuyện.
+ Hoạt động 5: H.d kể chuyện.
1. Đặt tên cho từng đoạn của chuyện.
- Cho học sinh nói tên đã đặt.
- Nhận xét & bình chọn hs đặt tên hay.
2/ Kể lại một đoạn của câu chuyện :
- Cho học sinh kể chuyện.
- Cho học sinh thi kể.
- Lắng nghe.
- 5 học sinh trình bày cho cả lớp nghe.
- Thử tài. Đứng trước thử thách...
- Tài trí của Trần Quốc Khái. 
- Học được nghề mới.
- Hạ cánh an toàn. Vượt qua thử thách.
- Truyền nghề cho dân. Dạy nghề thêu cho dân.
- Lớp nhận xét & bình chọn học sinh đặt tên hay nhất.
- Mỗi học sinh kể một đoạn.
- 5 Học sinh tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn.
 4. Củng cố: 
 - Gọi 1HS đọc lại bài.
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà các em kẻ lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài: Đọc trước bài Bàn tay cô giáo.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : 	 Ngày dạy : 
TUẦN 21 	 MÔN: TẬP ĐỌC 
TIẾT: 63 BÀI: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch ; biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các câu thơ.
- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo (trả lời các CH trong SGK)
- Thuộc 2 – 3 khổ thơ.
- Kính yêu thầy cô giáo
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh hoïa baøi thô.
- HS: SGK, đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 Học sinh lần lượt kể từng đoạn câu chuyện và trả lời câu hỏ
- Nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
+ Giới thiệu bài:Bàn tay cô giáo
+ Hoạt động 1: Luyện đọc.
1. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ:
- Treo tranh SGK.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng dòng thơ & từ khó.
- Luyện đọc từ khó: giấy trắng, thoát thuyền, dập dềnh, rì rào...
b. Đọc từng khổ trước lớp.
- Giải nghĩa từ : phô. Cho học sinh giải nghĩa thêm từ mầu nhiệm (có phép lạ tài tình).
- Cho học sinh đặt câu với từ phô.
c.Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Đọc đồng thanh: đọc với giọng vừa phải
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
*Khổ thơ 1:
+ Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã làm ra gì?
*Khổ thơ 2:
+ Từ tờ giấy đó , cô giáo đã làm ra những gì?
*Khổ thơ 3:
+ Thêm tờ giấy xanh cô giáo đã làm ra những gì?
*Khổ thơ 4:
+ Hãy tả bức tranh cắt dán của cô giáo
+ Hai dòng thơ cuối bài thơ nói lên điều gì?
 GV: Bàn tay cô giáo thật khéo léo, mềm mại. Đôi bàn tay ấy như có phép nhiệm mầu. Chính đôi bàn tay cô đã đem đến cho HS biết bao niềm vui và bao điều kì lạ.
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại & học thuộc lòng bài thơ.
* Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại bài thơ
* Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ theo cách xóa dần.
* Cho học sinh thi đọc khổ thơ, bài thơ.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh trong SGK 
- Học sinh đọc nối tiếp (mỗi em đọc 2 dòng).
- Học sinh luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc nối tiếp (mỗi em 1 khổ thơ).
- Học sinh đọc phần chú giải.
- Học sinh đặt câu.
- HS đọc nối tiếp (mỗi em một khổ thơ)
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
...thoắt một cái cô đã gấp xong chiếc thuyền công cong rất xinh.
- Tờ giấy đỏ cô đã làm ra mặt trời với nhiều tia nắng tỏa.
- Tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh, tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền
- Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng. Đó là lúc bình minh
- HS thảo luận nhóm trả lời.
- 2 Học sinh đọc lại bài thơ.
- 5 Học sinh nối tiếp nhau thi đọc thuộc lòng 5 khổ thơ.
- Học sinh thi đọc các khổ thơ.
- Lớp nhận xét
 4. Củng cố: 
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.
 - Hai dòng thơ cuối bài thơ nói lên điều gì?
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc các em về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
 - Chuẩn bị bài: Đọc trước bài Nhà bác học và bà cụ.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : 	 Ngày dạy : 
TUẦN 21 	 MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT) 
TIẾT: 41 BÀI: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - vieát đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT(2) a / b.
- Rèn viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ và một số từ cần đặt dấu hỏi hoặc ngã.
- HS: SGK, bảng con 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc cho HS viết : gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà
 - 2 Học sinh viết trên bảng lớp – Lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
* Giới thiệu bài: GV nêu y/ c của tiết học
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đoạn chính tả.
- Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
 - Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Hướng dẫn viết từ : Trần Quốc Khái, vỏ trứng, tiến sĩ...
- GV nhận xét.
b.Giáo viên đọc cho học sinh viết:
- Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết.
c.Chấm. chữa bài.
- Cho học sinh tự chữa lỗi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập2a : 
+ Giáo viên nhắc lại yêu cầu: chọn ch hoặc tr điền vào chỗ trống sao cho đúng.
+ Cho học sinh thi (làm bài trên bảng phụ giáo viên đã chuẩn bị trước).
Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Trần Quốc Khái thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọingười phải kính trọng. Ông còn nhánh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân. 
- Lắng nghe.
- 1 Học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Học sinh viết vào bảng con những từ ngữ dễ sai.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu câu a & đọc đoạn văn.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 2 Học sinh lên bảng thi.
 4. Củng cố: 
 - Gọi HS đọc lại bài thơ.
 - Biểu dương những học sinh viết đúng, đẹp.
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về học thuộc bài thơ.
 - Chuẩn bị bài: Học thuộc bài Bàn tay cô giáo.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : 	 Ngày dạy : 
TUẦN 21 	 MÔN: CHÍNH TẢ (NHỚ – VIẾT) 
TIẾT: 42 BÀI: BÀN TAY CÔ GIÁO
I - Muïc ñích yeâu caàu: 
- Nhôù - vieát đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ ; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Laøm ñuùng BT(2) a / b.
- Rèn viết chữ đẹp.
II - Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, các chữ cần điền thêm dấu hỏi , ngã.
HS: SGK, bảng con.
III - Các họat động dạy học :
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết bảng con : đổ mưa, đỗ xe, ngã, ngả mũ.
- 2 Học sinh viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi chú
+ Giới thiệu bài mới.GV nêu y/c 
Hoạt động1: Hướng dãn học sinh nhớ viết.
a.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
- Gviên đọc 1 lần bài thơ Bàn tay cô giáo.
- Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì ?
- Hướng dẫn chính tả.
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó: thoắt, mềm mại, tỏa. dập dềnh, lượn, biếc, rì rào.
b. Cho hsinh nhớ và tự viết bài thơ.
- Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết...
c. Chấm, chữa bài.
- Chấm 5 à 7 bài.
- Nhận xét từng bài.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 2a: 
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh thi theo kiểu tiếp sức (lên làm bài trên bảng phụ)
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh lắ ... hảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
Cách tiến hành:
- Y/c HS quan sát hình1, 2, 3/80
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
- Giáo viên: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưn g vẫn bị héo là do không nhận được đủ nhựa cây để duy trì cuộc sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
c. Thực hành:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con người và động vật.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Nêu yêu cầu.
Dựa vào những hiểu biết thực tế, học sinh:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường tủ.
+ Kể tên một sớ thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ Giáo viên và cả lớp nhận xét đi đến kết luận về ích lợi của thân cây. Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng 
+ Học sinh quan sát các hình 1;2;3/ 80.
+Hình 1 và hình 2
+ Bấm ngọn cây mướp nhưng không đứt, vài ngày sau ngọn mướp bị héo.
+ Vài học sinh nhắc lại mục “Bạn cần biết” SGK/81.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4;5;6;7;8/ 81.
+ Học sinh nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật.
+ Mía các loại rau, lúa, cỏ
+ bằng lăng, trắc, gụ, lim 
+ cây cao su, thông 
+ Học sinh thay đổi cách trả lời. 2 nhóm chơi đố nhau.
+ Nhóm A hỏi và nhóm B trả lời.
+ VD: 
A: Thân cây lúa làm gì? Thân cây bằng lăng dùng làm gì? 
B: Thân cây lúa cho bò, trâu ăn, làm nấm rơm. Thân cây bằng lăng làm bàn ghế 
+ Học sinh nhắc lại kết luận về ích lợi của thân cây.
4. Củng cố: (Áp dụng)
+ Chốt nội dung yêu cầu bài học.Vài học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/81. Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh.
 + Hôm nay học TNXH bài gì?
+ Em hãy nêu chức năng của thân cây?
+ Hãy kể những ích lợi của một số thân cây?
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: Rể cây
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : 	 / / 	 Ngày dạy : / / 
TUẦN 21 	 MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT: 21 BÀI: ÔN TẬP CHƯƠNG II: 
CẮT, DÁN CHỮ ĐƠN GIẢN (TT)
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
 - Biết cách kẻ cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
 - Kẻ cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
II- CHUẨN BỊ:
GV chuẩn bị tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ qua năm bài học trong chương II.
Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1.Ổn định lớp: Hát 
2.KTBC: 
-KT đồ dùng của HS.
-Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
Ghi chú 
a.GTB: Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn cắt dán chữ đơn giản. GV ghi tựa.
b. Thực hành:
Hoạt động 1: GV ghi đề bài “Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”.
-GV giải thích YC của bài về kiến thức, kỉ năng, sản phẩm.
-YC HS làm bài tự .
-GV quan sát HS làm bài. Có thể gợi ý cho những HS kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài .
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
-Đánh giá SP thực hành của HS theo hai mức.
-Hoàn thành A:
+Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+Dán chữ phẳng, đẹp.
-Những em đã hoàn thành và có SP đẹp, trình bày, trang trí SP sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+)
-Chưa hoàn thành B:
+Không kẻ, cắt, dán được hai chữ đã học.
-HS nhắc.
-HS lắng nghe, 2 HS nhắc lại. 
-Lắng nghe.
-HS làm bài.
-Lắng nghe rút kinh nghiệm.
-HS mang sản phẩm lên cho GV đánh giá.
HS khéo tay: 
 - Kẻ cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
- Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
 4. Củng cố: 
 -GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
 5. Dặn dò: 
 - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, 
 - Chuẩn bị bài : Đan nong mốt 
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn / / Ngày dạy / / 
TUẦN 21 MÔN: THỂ DỤC
TIẾT 41 BÀI:- Nhảy dây
I. Mục tiêu, yêu cầu:
Bước đầu biết nhảy dây kiểu chụm chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây.
Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Học tại sân thể dục.
Phương tiện: Còi, mỗi học sinh một sợi dây.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
GHI CHÚ
a. Phần mở đầu: 
1. Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
2. Khởi động chung:
- Chạy chậm một vòng quanh sân trường.
- Khởi động xong các khớp cổ, cổ chân, bả vai, đầu gối, cổ chân theo đội hình vòng tròn.
- Cán sự điều khiển, báo cáo sĩ số.
- HS thực hiện.
b. Phần cơ bản: 
1. Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm chân
- Giáo viên nêu tên làm mẫu động tác kết hợp phân tích giải thích từng động tác.
- Giáo viên lưu ý sửa động tác.
- Chú y nhắc nhở học sinh khi quay dây dùng cổ tay, đẩy dây từ phía sau lên cao ra trước xuống dưới.
- Giáo viên có thể chọn một số học sinh thực hiện tốt lên thực hiện để học sinh ở dưới quan sát và giáo viên nhận xét.
2. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
- Giáo viên chia các tổ thành hai đội, sau đó nêu tên và cho học sinh nhắc lại luật chơi hoặc giáo viên nhắc lại luật chơi sau đó cho học sinh chơi.
+ Tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây và quay dây và cho học sinh tập chụm hai chân bật nhảy không có dây từ 2 – 3 lần sau đó mới cho học sinh thực hiện.
- Đội hình hàng ngang cự ly cách nhau 1,5 – 2m
- Có thể cho từng tổ hoặc từng nhóm thực hiện.
Chia thành hai đội chú ý tương quan lực lượng.
Hs tham gia chơi.
c. Phần kết thúc.
Giáo viên điều khiển 
- Thả lỏng tay chân.
 - Nhận xét giờ học
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn / / Ngày dạy / / 
TUẦN 21 MÔN: THỂ DỤC
TIẾT 42 BÀI: - Nhảy dây
 - Trò chơi: "Lò cò tiếp sức"
I. Mục tiêu, yêu cầu:
Bước đầu biết nhảy dây kiểu chụm chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây.
Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Học tại sân thể dục.
Phương tiện: Còi, mỗi học sinh một sợi dây.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
GHI CHÚ
I. Phần mở đầu: 
1. Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
2. Khởi động chung:
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Khởi động xoay các khớp cổ, cổ chân, bả vai, đầu gối, cổ chân. theo đội hình vòng tròn.
- Trò chơi “Có chúng em”
- Cán sự điều khiển, báo cáo sĩ số.
- HS thực hiện
II. Phần cơ bản: 
1. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm chân
- Giáo viên làm mẫu lại hoặc có thể cho một số học sinh lên thực hiện lại sau đó giáo viên nhận xét.
2. Các tổ thi đấu trình diễn nhảy dây kiểu chụm chân.
3. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
- Giáo viên chia thành hai đội chú ý tương quan lực lượng.
- Chia thành từng nhóm tập luyện
- Giáo viên quan sát sửa sai, chia thành các tổ nhóm tập luyện.
- Có thể ghép những học sinh yếu với những học sinh khá để tập luyện.
- Đội hình hàng ngang ngồi xuống quan sát, mỗi tổ cử 5 học sinh thi đấu. Sau đó giáo viên quan sát nhận xét, công bố những học sinh thực hiện tốt.
- Gọi hai học sinh lên nhắc lại tên trò chơi, luật chơi, cách chơi sau đó cho học sinh thi đấu.
III. Phần kết thúc.
- Giáo viên điều khiển 
- Thả lỏng tay chân.
- Nhận xét giờ học.
- Tập nhảy dây.
Điều chỉnh, bổ sung.
THỦ CÔNG
Bài 9: §an nong mt(Tit 1). 
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đèu nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
d VỚI HỌC SINH KHÉO TAY : 
+ Kẻ, cắt được các nan đều nhau.
+ Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
+ Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản
*Ly chng c 1,2,3 nhn xÐt 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
Tranh quy trình đan nong mốt
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
+ Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt (h.1) và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
+ Giáo viên liên hệ thực tế: đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ rá 
+ Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa 
+ Trong thực tế, người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa 
+ Học sinh làm quen với việc đan nong mốt bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất (h.1).
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.
+ Đối với loại giấy bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô (đã học ở lớp 1).
+ Cắt nan dọc, cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô,cắt các nan theo đường kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 được 9 nan dọc.
+ Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bước 2. Đan nong mốt bằng giấy bìa.
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2;4;6;8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1;3;5;7;9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba giống đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ tư giống đan nan ngang thứ hai.
+ Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.
- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.
+ Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại làm nẹp (h.1).
4. Củng cố dặn dò:
+ Học sinh nhắc lại các bước đan nong mốt
+ Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh tập đan nong mốt.
+ Chuẩn bị hồ dán, kéo, thủ công, bìa cứng để đan nong mốt.
+ Học sinh quan sát hình.
 Hình 1
- HS theo dõi Gv hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21 cktkn.doc