Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (30)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (30)

Toán

Tiết 121. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TT)

I MỤC TIÊU:

 - Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).

 - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã).

 - Biếtà thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. Bài 1-Bài 2 -Bài 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Mặt đồng hồ (bằng giấy bìa hoặc bằng nhựa) có ghi số (bằng chữ số La mã), có vạch chia phút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 607Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2012
Toán
Tiết 121. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TT)
I MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
 - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã).
 - Biếtà thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. Bài 1-Bài 2 -Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Mặt đồng hồ (bằng giấy bìa hoặc bằng nhựa) có ghi số (bằng chữ số La mã), có vạch chia phút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 120.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời, nhận xét và sửa sai cho nhau.
+ Sau mỗi lần học sinh trả lời giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí các kim đồng hồ trong từng tranh.
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 7 giờ 13 phút.
+ Giáo viên hỏi tương tự với các bức tranh còn lại của bài. Lưu ý ở tranh d và tranh g cho học sinh đọc theo 2 cách.
+ Tổ chức cho học sinh tự nói về các thời điểm thực hiện các công việc hàng ngày của mình, vừa nói vừa kết hợp với quay kim đồng hồ đến đúng thời điểm.
+ Tuyên dương những học sinh nói tốt, quay kim đồng hồ đến các thời điểm chính xác và nhanh.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ A và hỏi: Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+1 giờ 25 phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ?
+ Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài trước lớp.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh thi nối đồng hồ nhanh.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh quan sát 2 tranh trong phần a.
+ Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc mấy giờ?
+ Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ?
+ Vậy bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút?
+ Hướng dẫn cho học sinh xác định được khoảng thời gian là 10 phút.
+ Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà.
a) Hãy dùng mặt đồng hồ để quay kim lúc bắt đầu và đến lúc kết thúc các công việc sau:
* Em đánh răng và rửa mặt.
* Em ăn cơm trưa.
* Em tự học vào buổi tối.
b) Trả lời các câu hỏi sau:
* Em đánh răng, rửa mặt trong bao lâu?
* Em ăn cơm trưa trong bao lâu?
* Em tự học ở nhà vào buổi tối trong bao lâu?
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
+ Học sinh thực hành theo cặp và trả lời câu hỏi theo tranh.
+ Kim giờ chỉ quá số 7 một chút, kim phút chỉ đến vị trí số 2.
+ Kim giờ chỉ quá số 7 một chút, kim phút chỉ qua số 2 thêm được 3 vạch nhỏ nữa.
Học sinh thực hành trước lớp.
+ Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút.
+ Còn được gọi là 13 giờ 25 phút.
+ Nối đồng hồ A với đồng hồ I.
+ học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. B à H ; C à K ; D à M ; E à N ; G à L.
+ Học sinh chữa bài, ví dụ như: 7 giờ 3 phút tối còn gọi là 19 giờ 3 phút. Vậy nối B với H.
+ Học sinh thi nối đồng hồ, sau đó đọc giờ ghi trên từng đồng hồ (đọc theo 2 cách).
+ Học sinh quan sát theo yêu cầu.
+ Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc 6 giờ.
+ Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc 6 giờ 10 phút.
+ Bạn Hà đánh răng, rửa mặt trong 10 phút?
+ Theo dõi hướng dẫn của giáo viên.
b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
c) Chương trình phim hoạt hình bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc lúc 8 giờ 30 phút, vậy chương trình này kéo dài trong 30 phút.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
....................................... ............................................................................................................................................. 
Âm nhạc
(T25) HỌC HÁT BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
Tập đọc- Kể chuyện
Tiết 73- 74. HỘI VẬT
I MỤC TIÊU:
A/-TẬP ĐỌC
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nội dung truyện: cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già một trẻ cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
B/ KỂ CHUYỆN.
1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và gợïi ý HS kể từng đoạn câu chuyện Hội vâït.
2. Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện
 Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Tranh minh họa truyện phóng to. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần h. dẫn HS luyện đọc.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức: 
2 . Kiểm tra bài cũ:
Hai, ba HS đọc lại bài Tiếng đàn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
3 . Bài mới: Giới thiệu bài.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 Giới thiệu bài (1’)
- Yêu cầu HS mở SGK trang 57, quan sát tranh và nêu tên chủ điểm.
- Bài mở đầu chủ điểm lễ hội hôm nay các em học chính là bài Hội vật. Có thể nói vật là môn phổ biến nhất, vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Thi vật đã diễn ra như thế nào ? Ai đã thắng ? Để biết được rõ chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài đọc 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc (30’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
Cách tiến hành : 
GV đọc diễn cảm toàn bài : 
GV đọc toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn.
- Đoạn 1 : đọc với giọng kể nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả dồn dập, tứ xứ, náo nức, chen lấn nhau, quây kín.
- Đoạn 2 : hai câu đầu dọc với giọng hơi nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt biến thoắt hóa của Quắm Đen ; ba câu tiếp theo đọc với giọng chậm hơn diễn tả sự lớ ngớ, chậm chạp của ông Cản Ngũ, sự chán ngán của người xem. nhấn giọng các từ ngữ lăn xả, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa, lớ ngớ, chậm chạp, chán ngắt.
- Đoạn 3, 4 : giọng đọc sôi nổi, hồi hộp. Nhấn giọng các từ bước hụt, mất đà chúi xuống, nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay, ôm lấy một bên chân, bốc lên, ồ cả lên, ngã rồi, nhất định ngã rồi, phải ngã, như cây trồng, loay hoay, gò lưng, không sao bê nổi, tựa như bằng cột sắt.
- Đoạn 5 : giọng nhẹ nhàng, thoải mái.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từø
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. Nhắc HS chú ý ngắt giọng đúng vị trí các dấu chấm, dấu phẩy.
+ GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
+ GV gọi 5 HS khác tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc ĐT một đoạn.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’)
Mục tiêu : 
 HS hiểu nội dung của truyện
Cách tiến hành : 
a) Đoạn 1 :
- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ? 
- GV đưa tranh lên cho HS quan sát.
b) Đoạn 2 :
- Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
c) Đoạn 3 :
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
d) Đoạn 4 + 5 :
- Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
- Vì sao Ông Cản Ngũ thắng ?
KL : Trong keo vật trên, mặc dù đã dành thế áp đảo ông Cản Ngũ ngay từ đầu nhưng Quắm Đen không thể thắng được ông Cản Ngũ vì anh ta còn thiếu kinh nghiệm và nông nổi trong cách đánh. Ngược lại với Quắm Đen, ông Cản Ngũ rất giàu kinh nghiệm. ông đã lừa cho Quắm Đen rơi vào thế mạnh của ông đó là khiến cho Quắm Đen tưởng ôngcó thể bị ngã liền cúi xuống hòng bốc chân ông lên, nhưng ông Cản Ngũ lại khỏe tựa cột sắt. Trái lại, khi Quắm Đen bế tắc thì ông Cản Ngũ lại dễ dàng nắm khố anh ta nhấc bổng lên, vậy là nhờ sự mưu trí, giàu kinh nghiệm và sức khỏe, ông Cản Ngũ đã thắng trong keo vật. 	
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
Mục tiêu : 
 HS đọc trôi chảy toàn bài.
Cách tiến hành : 
- GV đọc lại đoạn 1.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 1.
- HS thi đọc.
- Cho đọc lại cả bài.
- GV nhận xét.
- HS mở SGK trang 57, quan sát tranh và nêu tên chủ điểm.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn bài. Đọc 2 vòng.
+ HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
+ 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn.
+ HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
+ 5 HS khác đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn.
- HS đọc nối tiếp (mỗi em một đoạn) Nhóm nhận xét.
- HS cả lớp đọc ĐT một đoạn.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Tiếng trống dồn dập ; người xem đông như nước chảy ; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Người chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật. 
- HS đọc thầm đoạn 2 .
- Quắm Đen thì lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ thì chậm chạp lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- HS đọc thầm đoạn 3 .
- Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua cánh tay ông, ôm 1 bên chân ông. Người xem phấn chấn reo ồ lên, chắc ông Cản Ngũ sẽ thua cuộc.
- HS đọc thầm.
- Ông nhìn Quắm Đen, ông nắm khố anh, nhấc bổng lên ; nhẹ như giơ con ếch
- Vì ông bình tĩnh, ông có kinh nghiệm, mưu trí và do ông có sức khoẻ.
- HS luyện đọc đoạn 1.
- 4 nhóm cử đại diện đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 HS đọc lại cả bài.
Kể chuyện
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’)
 Dựa vào trí nhớ và cac gợi ý, các em hãy kể lại từng đoạn câu chuyện Hội vật. Khi kể, các em nhớ kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nọi dung mỗi đoạn. 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Cho HS đọc yêu cầu + gợi ý của kể chuyện. 
- GV nhắc lại yêu cầu.
- HS kể mẫu.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu 5 HS đại diện 5 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- 1 HS đọc yêu cầu + gợi ý của kể chuyện. 
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu.
- Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. HS trong nhómtheo dõi góp ý cho nhau.
- 5 HS kể, cả lớp th ... chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là những thanh niên khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút.
4. Củng cố dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những HS học tốt.
- Dặn những HS về nhà viết lại những điều mình vừa kể và chuẩn bị tốt cho tiết TLV tuần sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS đọc gợi ý.
- HS chuẩn bị nhóm đôi.
- HS tiếp nối nhau trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
....................................... .............................................................................................................................................
 Toán
Tiết 125. TIỀN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU.
- Nhận biết tiền Việt Nam loại: 2000 đồng; 5000 đồng; 10 000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10 000)
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng. Bài 1 ( a, b )-Bài 2 ( a, b, c )-Bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
 Các tờ giấy bạc : 2000 đồng; 5000 đồng; 10 000 đồng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 124.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
Mục tiêu: Hs nắm được các tờ bạc có mệnh giá như thế nào.: 
Cách tiến hành: 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Như mục tiêu của bại
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền?
+ Chú lợn A có bao nhiêu tiền? Làm thế nào để biết điều đó?
+ Hỏi tương tự với phần b,c.
Bài tập 2.
+ Hướng dẫn: Bài tập yêu cầu chúng ta lấy các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. Trong bài mẫu chúng ta phải lấy 2 tờ giấy bạc 1000 đồng để có 2000 đồng.
+ Yêu cầu học sinh làm tiếp bài
+ Có mấy tờ giấy bạc? Đó là những tờ giấy bạc nào?
+ Làm thế nào để lấy được 10 000 đồng? Vì sao?
+ Hỏi tương tự với các phần còn lại.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu giá của từng đồ vật?
+ Trong các đồ vật đó, đồ vật nào có giá ít tiền nhất? Đồ vật nào có giá nhiều tiền nhất?
+ Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?
+ Em làm thế nào để tìm được 2500 đồng?
+ Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của một cái lược là bao nhiêu?
+ Yêu cầu học sinh so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau?
Ví dụ: Một quyển truyện đắt hơn một cái bút chì là bao nhiêu tiền? Hãy xếp các đồ vật từ rẻ tiền đến đắt tiền ...
4. Củng cố & dặn dò:
+ Bài về nhà:
Bài 1. Tính nhẩm
5000 + 2000 – 1000 = ?
5000 + 5000 – 3000 = ?
2000 + 2000 + 2000 – 1000 = ?
10 000 – 2000 – 2000 = ?
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Quan sát 3 tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ.
+ Học sinh làm việc theo cặp.
+ Chú lợn a có: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 6200 đồng.(tính nhẩm).
+ Chú lợn b có: 1000 đồng + 1000 đồng + 1000 đồng + 5000 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 8400 đồng.
+ Chú lợn c có: 1000 đồng + 1000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 4000 đồng.
+ Nghe giáo viên học sinh.
+ Học sinh làm bài.
+ Có 4 tờ giấy bạc loại 5000 đồng.
+ Lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng thì được 10 000 đồng. Vì 5000 đồng + 5000 = 10 000 đồng.
+ Lấy 5 tờ giấy bạc loại 2000 đồng = 10 000 đồng.
+ Lấy 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 1000 đồng = 5000 đồng.
+ Học sinh nêu giá tiền của từng đố vật theo sách giáo khoa.
+ Ít tiền nhất là bóng bay giá 1000 đồng. Nhiều tiền nhất là lọ hoa giá 8700 đồng.
+ Mua một quả bóng và chiếc bút chì giá 2500 đồng.
+ Lấy giá tiền của quả bóng cộng với giá tiền của cây bút chì (1000 đồng + 1500 đồng = 2500 đồng).
+ Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của một cái lược là 8700 đồng – 4000 = 4700 đồng).
+ Học sinh trả lời theo câu hỏi.
Bài 2. Bạn Lan mua một cái bút giá 2500 đồng và một quyển vở giá 3000 đồng, bạn đưa cho cô bán hàng 3 tờ giấy bạc loại 2000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho bạn bao nhiêu tiền?
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
....................................... .............................................................................................................................................
Thể dục
T 50. BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.NHẢY DÂY.
TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I/ MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh
Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện dúng cách so dây, chao dây, quây dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
Biết các thực hiện BTDPTC với hoa và cờ.
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được .
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy , Bóng 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Trò chơi : Tìm những quả ăn được
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn bài TD phát triển chung với cờ
GV hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b.Trò chơi : Ném bóng trúng đích
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thành vòng tròn,đi thườngbước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung với cờ
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
* * * * * * *
 * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
GV: HÔ THỂ DỤC HS: KHỎE 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
....................................... .............................................................................................................................................
Tập viết
Tiết 25. ÔN CHỮ HOA : S
I. MỤC TIÊU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng) Viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) 
 câu ứng dụng “ Côn Sơn suối chảy..rì rầm bên tai”( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Mẫu chữ viết hoa S.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
Vở Tập viết 3, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1 . Ổn định tổ chức(1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
 GV kiểm tra hs viết bài ở nhà
 Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
 Hai, ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Phan Rang, Rủ.
	3 . Bài mới :Giới thiệu bài:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 Giới thiệu bài (1’)
 Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa S có trong từ và câu ứng dụng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’)
Mục tiêu : 
- Viết đúng, đẹp chữ hoa S.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
 Cách tiến hành :
a) Luyện viết chữ viết hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng chữ viết hoa S và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa S vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS.
b) Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu : Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. 
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng trên bảng con, GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
c) Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- GV giải thích : Câu thơ ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh thơ mộng của Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương). 
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết : Côn Sơn, Ta vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’)
Mục tiêu : 
- Viết đúng, đẹp chữ hoa S, tên riêng và câu ứng dụng.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
Cách tiến hành :
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập hai, sau đó yêu cầu HS viết bài vào vở.
Chấm, chữa bài 
- GV chấm nhanh 5 đến 7 bài
- Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Nhắc HS về luyện viết bài thêm ở nhà.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu.
- HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
 S Sầm Sơn 
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc 
- Nghe GV giới thiệu
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc
- Nghe GV giới thiệu
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
 Côn Sơn suối chảy rì rầm 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tay 
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ S cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ C, T cỡ nhỏ.
+ 2 dòng chữ Sầm Sơn cỡ nhỏ.
+Viết câu ứng dụng : 2 lần. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
....................................... .............................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
1.Đánh giá trong tuần qua
	+ Nề nếp lớp
	+ vệ sinh trường lớp
	+ Giáo dục học sinh có thói quen học tập, theo nội quy nhà trường.
 2. Dự kiến kế hoạch tuần tới
II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
 1. Hoạt động 1.
 - Các tổ báo cáo tình hình học tập trong tổ
+ Giờ giấc học tập
+ Vệ sinh trực nhật lớp
+ Nêu hạn chế những bạn học sinh trong tổ học tập chưa tốt trong tuần, 
 2. Hoạt động 2.
+ Giáo viên tìm hiểu những bạn bị khuyết điểm
+ Giáo viên vận động nhắc nhỡ, tuyên dương bạn học tập tốt nhắc nhỡ bạn học tập chưa tốt.
+ Nhắc nhỡ nền nếp, học tập sinh hoạt, lao động vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông,.
+ Kế hoạch học tập tuần tới. 
Duyệt tổ chuyên môn tuần 25.
VÕ HOÀNG OANH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chi tiet CHIEN.doc