Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (80)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (80)

Tuần : 8 Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Tiết : 19 Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. MỤCĐÍCH YÊU CẦU :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .

- Chú ý các từ : Lùi dần , sải cánh , ríu rít , vệ cỏ , mệt mỏi .

- Đọc đúng các kiểu câu : câu kể , câu hỏi

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu .

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ( trả lời các câu hỏi 1,2,3,4)

B. Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .biết kể theo vai của bạn nhỏ .

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (80)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28 / 9 /2011	Ngày dạy: 3 /10 / 2011
Tuần : 8 Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết : 19 Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ 
I. MỤCĐÍCH YÊU CẦU : 
A. Tập đọc : 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .
- Chú ý các từ : Lùi dần , sải cánh , ríu rít , vệ cỏ , mệt mỏi .
- Đọc đúng các kiểu câu : câu kể , câu hỏi 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu .
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ( trả lời các câu hỏi 1,2,3,4)
B. Kể chuyện : 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .biết kể theo vai của bạn nhỏ .
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Xác định giá trị ( nhận biết những điều tốt đẹp mà bọn trẻ quan tâm đến ông cụ )
- Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Đặt câu hỏi 
VI. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Giáo viên : Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa.
- Học sinh : Sách giáo khoa.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1. Ổn định : Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng một đoạn trong bài : Bận 
- Nêu nội dung câu chuyện .
- Nhận xét - cho điểm
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI CHÚ
a. Khám phá:
- Học sinh quan sát tranh vẽ: Bức tranh vẽ ai? Em thử đoán xem các bạn nhỏ đang thăm hỏi ông cụ điều gì? 
-GV giảng: Quan tâm chia sẽ nổi buồn với người khác là việc làm có ý nghĩa. Giáo viên giới thiệu bài: Các em nhỏ và cụ già.
b. Kết nối:
1 . Luyện đọc 
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Giáo viên gọi ý cách đọc :
+ Giọng người dẫn chuyện : Đoạn 1 chậm rải 
+ Đoạn 2 : Đọc với giọng lo lắng , băn khoăn 
+ Đoạn 3 : Lễ độ , ân cần .
- Giáo viên đọc xong gọi 1 học sinh đọc lại.
 b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- Học sinh luyện đọc từng câu 
+ Giáo viên theo dõi , sửa lỗi - Viết lên bảng từ khó : “ lùi dần , sải cánh , ríu rít , vệ cỏ , mệt mỏi .. ’’Mời 1 hoặc 2 học sinh đọc ; cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Giáo viên theo dõi , sửa lỗi - giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn của bài .
Tiết 2 :
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 , 2 
+ Các bạn nhỏ đi đâu? 
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
+Vì sao các bạn quan tâm ông cụ như vậy?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ nhỏm hơn?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5 trao đổi để chọn tên khác cho truyện theo gợi ý SGK.
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Giáo viên chốt ý như sách giáo viên 
c. Thực hành:
 Luyện đọc lại: 
- Đọc mẫu đoạn 2.
- Hướng dẫn đọc đúng câu khó trong đoạn.
-Mời 4 em nối tiếp nhau thi đọc các đoạn 2, 3,4, 5.
- Cho học sinh phân vai ( người dẫn truyện , ông cụ , 4 bạn nhỏ ) .
- Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt 
KỂ CHUYỆN 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : 
- kể lại từng đoạn , câu chuyện theo lời của các bạn nhỏ 
 2.H dẫn HS kể lại chuyện theo lời 1 bạn nhỏ.
- Gọi 1HS kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. 
- Theo dõi nhận xét lời kể mẫu của học sinh.
- Cho từng cặp học sinh tập kể theo lời nhân vật.
- Gọi 2HS thi kể trước lớp.
- Mời 1HS kể lại cả câu chuyện 
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đọc
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh lắng nghe 
- 1 học sinh đọc 
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn : ( 5 đoạn ) .
- Học sinh đọc chú thích SGK 
- Nhóm tiếp nối nhau đọc 
- 5 nhóm đọc 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời:
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. 
+ Các bạn gặp một ông cụ đang ngồi ven đường, vẻ mặt buồn rầu, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm cụ 
+ Các bạn là những người con ngoan, nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4 của bài. 
+ Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện , rất khó qua khỏi .
+ Ông cụ thấy nỗi buồn được chia sẻ, ông thấy không còn cô đơn 
- Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi tìm tên khác cho câu chuyện: Ví dụ Những đúa trẻ tốt bụng 
+ Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau.
- Học sinh đọc 
- 4 học sinh đọc nối tiếp 
- Học sinh phân vai đọc 
Một em lên kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
- HS tập kể chuyện theo cặp.
- 2 em thi kể trước lớp.
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
-HSK,G
-HSK,G
d. Vận dụng : 
- Qua bài , em thấy các bạn nhỏ trong bài như thế nào ? 
- Nếu là em , em có làm như vậy không , vì sao ? 
- Nêu nội dung câu chuyện .
- Nhận xét tiết học.
- Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- Chuẩn bị bài : Tiếng ru 
 Điều chỉnh bổ sung:
.
Ngày soạn : 30 / 10/ 2011 Ngày dạy : 5 / 10 / 2011
Tuần: 8 Môn : TOÁN
Tiết : 31 Bài : LUYỆN TẬP 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán
 - Bài tập cần làm: bài 1 (dòng 2), bài 2
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : SGK , bảng phụ .
- Học sinh : SGK , vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Hát
2.KTBC: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng 
a. Giảm 3 lần các số sau: 9 ; 21 ; 27.
b. Giảm 7 lần các số sau: 21 ; 42 ; 63
- Nhận xét - cho điểm .
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GHI CHÚ
1. giới thiệu bài : luyện tập 
2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1:
- Bài tập 1 yêu cầu làm gì ? 
 - GV treo bảng phụ như bài 1
5
30
6
 gấp 5 lần giảm 6 lần
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ?
- 6 gấp 5 lần bằng bao nhiêu ?
- Vậy viết 30 vào ô trống thứ mấy ?
- 30 giảm đi 6 lần bằng bao nhiêu ?
- Vậy viết 30 vào ô trống thứ mấy ?
- Yêu cầu học sinh làm các phần còn lại 
- Chữa bài và cho điểm học sinh 
- Bài tập 1 ôn lại cho các em kiến thức gì đã học 
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Học sinh nhắc lại 
- Viết theo mẫu
- Lấy số đó nhân cho số lần 
- Lấy số đó chia cho số lần
- Bằng 30
- Thứ 2 
- 30 giảm đi 6 lần bằng 5 
- Viết 30 vào ô trống thứ 3 
- 3 học sinh lên làm bảng phụ , lớp làm vào vở , học sinh đổi chéo vở kiểm tra 
- Gấp và giảm một số lên / di nhiều lần 
- Học sinh đọc 
 - Buổi sáng cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
- Số lít dầu bán trong buổi chiều so với buổi sáng?
- Bài toán hỏi gì?
- Buổi sáng cửa hàng bán được 60 lít dầu .
- Giảm đi 3 lần
- Số lít dầu bán trong buổi chiều
- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
- Muốn tìm số lít dầu bán được trong buổi chiều ta làm thế nào ?
- Thực hiện phép tính 
- Chữa bài và cho điểm học sinh
- Câu b tương tự : Học sinh tự làm 
- Bài toán có dạng gì ?
- Chữa bài và cho điểm học sinh
- Giảm 1 số đi nhiều lần
- Ta lấy số lít dầu bán được trong buổi sáng chia 3 .
- 60 : 3 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
 Giải: 
a / Buổi chiều cửa hàng bán được là:
 60 : 3 = 20 (lít)
 Đáp số : 20 lít 
- Tìm 1 phần mấy của số
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
 Giải: 
b/ Số quả cam còn lại trong rổ là:
 60 : 3 = 20 (quả ) 
 Đáp số : 20 quả 
 Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu học sinh thực hàng đo độ dài đoạn thẳng AB
- Muốn tìm đoạn thẳng NM ta làm thế nào ? Vì sao 
- Vậy MN bằng bao nhiêu cm ?
- GV nhận xét , chữa bài
- Bài tập 3 ôn lại cho em kiến thức gì ?
- Học sinh đọc
 - Học sinh thực hàng đo độ dài đoạn thẳng ab : 10cm 
- Lấy đoạn thẳng ab chia cho 5 , vì MN giảm 5 lần so với AB 
- MN bằng 2 cm ( 10 : 5 = 2 ) 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- Đo độ dài đoạn thẳng , giảm một số(đoạn thẳng ) đi nhiều lần .
Học sinh khá gỏi 
4 . Củng cố 
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ?
- Giáo viên nhận xét tiết học 
5. Dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài sau : Tìm số chia 
 Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : 30 / 9/ 2011 Ngày dạy : 5 / 10/ 2011
Tuần: Môn : TẬP ĐỌC 
Tiết :22 Bài : TIẾNG RU 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .
- Đọc đúng các từ : Mật , mùa vàng , nhân gian , đốm lửa .
- Nghĩ hơi đúng giữa các dòng , khổ thơ . biết đọc với giọng tình cảm , tha thiết .
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu .
Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí (TL được các câu hỏi SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài.Hs khá, giỏi thuộc cả bài) 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : tranh minh họa SGK 
Học sinh : SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Hát
2.KTBC: 
- Gọi 2 em lên bảng kể lại câu chuyện “các em nhỏ và cụ già” theo lời 1 bạn nhỏ trong truyện.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét - cho điểm 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GHICHÚ
1. Giới thiệu bài : Học sinh quan sát tranh , bức tranh vẽ cảnh gì ? – Giáo viên giới thiệu bài : Tiếng ru 
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.( giọng tha thiết , tình cảm 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu thơ, GV theo dõi sửa lỗi 
- Luyện đọc từ khó : Mật , mùa vàng , nhân gian , đốm lửa .
- Đọc từng khổ thơ trước lớp, nhắc nhở ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ .
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài đồng chí , nhân gian , bồi . Đặt câu với từ đồng chí. 
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng khổ thơ 1.
+ Con cá, con ong , con Chim yêu gì ? Vì sao? 
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2: 
+ Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.
- Yêu cầu 1 em đọc khổ thơ 3, cả lớp đọc thầm: 
+ Vì sao núi không chê đất thấp. biển không chê sông nhỏ?)
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ 1.
- Học sinh thảo luận .
+ Câu thơ lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ? 
 Kết luận: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. 
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn đọc khổ thơ 1với giọng nhẹ nhàng tha  ... ố chia x.
+ Ta lấy số bị chia chia cho thương
- 6 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung:
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở rồi đổi chéo tập để kiểm tra.
- 1 học sinh đọc 
- Tìm thương lớn nhất , bé nhất trong phép chia hết .
- 7 
- 7 chia 1 
- 1 
- 7 chia 7 
- Lớp làm vào vở 
Học sinh khá giỏi 
4 . Củng cố 
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?
- 30 : x = 5. cho học sinh xác định số chia , bị chia , thương và thực hiện 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
5. Dặn dò 
- Về nhà học bảng nhân , chia đã học 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
 Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : 3 / 10/ 2011 Ngày dạy : 6 / 10/ 2011
Tuần: 8 Môn : CHÍNH TẢ ( NHỚ - VIẾT )
Tiết :16 Bài : TIẾNG RU 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhớ-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2 a/b
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : SGK , bảng phụ ghi bài 2 
Học sinh : SGK , vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Hát
2.KTBC: 
- GV đọc, mời 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ : Tròn trĩnh , giếng nước , viên phấn , khiêng , thiên nhiên .
- Nhận xét - cho điểm 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GHICHÚ
1. Giới thiệu bài : Bận 
2. Hướng dẫn nghe- viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị 
- Đọc khổ thơ 1 và 2 của bài thơ Tiếng ru 
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Sau đó mở sách, TLCH:
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào? 
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý? 
- Cho HS nhìn sách, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó, nhẩm HTL lại 2 khổ thơ.
 b . HS viết bài 
- Yêu cầu HS gấp sách lại, nhớ viết 2 khổ thơ. 
Giáo viên chấm một số bài và nhận xét 
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 :Chọn 2a 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
 - Gọi 3 học sinh lên bảng .
- Giáo viên nhận xét - chữa bài 
- Học sinh nhắc lại 
- Học sinh đọc 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. 
+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát trong vơ.û 
 - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp.
- HS nhớ lại hai khổ thơ 1 và 2 của bài thơ và viết bài vào vở. 
- Tự soát và sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
- 1HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- 3 em thực hiện làm trên bảng. lớp làm bài vào vở.
- 3 em đọc lại kết quả. Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng: 
Câu a : Rán , dễ , giao thừa .
Câu b:Cuồn cuộn, chuồng, luống.
4 . Củng cố 
- Đặt câu có vần uôn / uông .
- Giáo viên nhận xét tiết học 
5. Dặn dò 
- Về nhà xem bài , sửa những từ viết chưa đúng .
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
 Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : 2 / 10/ 2011 Ngày dạy : 6 / 10/ 2011
Tuần: 8 Môn : THỂ DỤC 
Tiết :16 Bài : KIỂM TRA ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ VÀ ĐI CHUYỂN 
 HƯỚNG PHẢI , TRÁI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiểm tra tập hợp hàng nganh dóng hàng , đi chuyển hướng phải trái .Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác .
- Chơi trò chơi “ chim về tổ ”.
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm : Sân trường 
- Phương tiện : Chuẩn bị còi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Hát
2.KTBC: 
- Gọi 2 học sinh tập lại bài thể dục hôm trước 
- Nhận xét 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GHICHÚ
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học :
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập :
- Trò chơi “có chúng em ” : 
2. Phần cơ bản
- Giáo viên chia từng tổ kiểm tra các động tác đhđn và rlttcb
+ Nội dung tập hợp hàng ngang , kiểm tra theo tổ 
+ Đi chuyển hướng phải trái , kiểm tra theo nhóm ..Mỗi lần 5-8 học sinh .
- Những học sinh nào tập chưa tốt , giáo viên cho tập lại những tiết học sau 
- Chơi trò chơi “ chim về tổ ”
- Tổ chức chơi như bài trước 
- Giáo viên theo dõi – nhận xét 
3. Phần kết thúc
- Đi chậm theo vòng tròn, vừa đi vừa hát :
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
- GV giao bài tập về nhà : Ôn tập các nội dung ĐHĐN và RLKNVĐ.
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh chạy chậm xung quanh sân tập :
- Học sinh chơi 
- Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng 
- Học sinh lắng nghe 
4 . Củng cố 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học 
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò 
- Về nhà chuẩn ôn lại bài học 
 Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : 4 / 10/ 2011 Ngày dạy : 7 / 10/ 2011
Tuần: 8 Môn : TẬP LÀM VĂN 
Tiết : 8 Bài : KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý ( BT 1 ) 
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) ( BT 2 ) 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : SGK , bảng phụ .
Học sinh : SGK , vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Hát
2.KTBC: 
- Gọi 2 học sinh lên đọc bài văn nhớ lại buổi đầu di học 
- Nhận xét - cho điểm 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GHICHÚ
1. Giới thiệu bài : Kể về một người hàng xóm .
 Bài 1:
 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS kể.
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.
- Gọi 1HS kể mẫu một vài câu. 
- Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm .
- Mời 3 học sinh thi kể.
 Bài tập 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập
 - Nhắc học sinh có thể dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để viết thành đoạn văn có thể là 5 – 7 câu. 
- Yêu cầu cả lớp viết bài.
- Mời 5 – 7 em đọc bài trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét . 
- 1 em đọc yêu cầu và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- Một em kể mẫu.
- 3 học sinh lên thi kể cho lớp nghe. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một học sinh đọc đề bài .
- Học sinh thực hiện viết vào nháp. 
- 5 em đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất.
4 . Củng cố 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập làm văn .
- Giáo viên nhận xét tiết học 
5. Dặn dò 
- Về nhà xem lại bài .
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
 Điều chỉnh bổ sung:
.
Ngày soạn : 2/ 10 / 2011 Ngày dạy : 7/ 10 / 2011
Tuần: 8 Môn : TẬP VIẾT 
Tiết :8 Bài : ÔN CHỮ HOA : G
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), C (1 dòng), Kh (1 dòng)
- Viết đúng tên riêng : Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng “Khôn ngoan đối đáp người ngoài - Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
II. CHUẨN BỊ
GV: Chữ mẫu , bảng phụ viết câu ứng dụng.
HS: Vở , viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Hát
2.KTBC: 
 - Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: Ê - đê, Em.
- Giáo viên nhận xét- cho điểm 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GHICHÚ
1 .Giới thiệu bài : Ôn chữ hoa : G 
2 .Hướng dẫn viết bảng con
a .Luyện viết chữ hoa
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ 
- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng: Gò Công .
- Giới thiệu: Gò Công là một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang trước đây của nước ta.
- Cho HS tập viết trên bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc câu.
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 
+ Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì ?
- Yêu cầu viết tập viết trên bảng con: Khôn, Gà. 
c) Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu viết chữ G một dòng cỡ nhỏ.
- Viết tên riêng Gò Công 1dòng cỡ nhỏ .
- Viết câu tục ngữ 1 lần .
d) Chấm, chữa bài 
- Giáo viên chấm một số bài và sữa cho học sinh 
- HS nghe nhắc lại 
- Các chữ hoa có trong bài: G, C, Kh.
- Học sinh theo dõi giáo viên viết mẫu.
- Cả lớp tập viết trên bảng con: G, C, K.
 - 2 HS đọc từ ứng dụng.
- Lắng nghe để hiểu thêm về một địa danh của đất nước ta.
- Cả lớp tập viết vào bảng con.
- 2 em đọc câu ứng dụng.
+ Câu TN khuyên: Anh em trong nhà phải thương yêu nhau, sống thuận hòa đoàn kết với nhau. 
- Lớp thực hành viết chữ hoa trong tiếng Khôn và Gà trong câu ứng dụng. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Nộp vở từ 5- 7 em để GV chấm điểm.
- Học sinh nộp bài 
4 . Củng cố 
- Anh em với nhau thì phải như thế nào ? 
- Cho học sinh thi viết về câu tục ngữ trên , bình chọn học sinh viết đúng , đẹp 
5. Dặn dò 
- Về nhà luyện viết thêm 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập 
 Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn : 3 / 10 / 2011 Ngày dạy : 7 / 10/ 2011
Tuần: 8 Môn : TOÁN 
Tiết : 40 Bài : LUYỆN TẬP 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2), 3.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : SGK , bảng phụ .
Học sinh : SGK , vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Hát
2.KTBC: 
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Tìm x
 56 : x = 7 28 : x = 4
- Nhận xét - cho điểm 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GHICHÚ
1. Giới thiệu bài : Luyện tập 
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 
- Muốn tìm số chia ta làm thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp tự làm vào vở.
- Giáo viên chữa bài – cho điểm 
 Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT .
- Muốn nhân / chia số có một chữ số cho số có 2 chữ số ta làm thế nào ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Giáo viên chữa bài – cho điểm 
Bài 3 
 - Gọi 2 học sinh đọc bài 3 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Giáo viên chữa bài – cho điểm 
Bài 4 
- Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ . học sinh nêu giờ .
- Vậy phải khoanh vào câu nào ?
- Học sinh nhắc lại 
- Một em nêu yêu cầu bài 1 .
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 4 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung. 
- Một em nêu yêu cầu bài 2 .
- Học sinh trả lời .
- Cả lớp tự làm bài rồi chữa bài. 
- Mời 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Cho HS đổi vở KT bài nhau. 
- Học sinh nêu đề bài. Cả lớp cùng phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét bổ sung.
 Giải : 
Số lít dầu còn lại trong thùng :
 36 : 3 = 12 (lít)
 Đ/S :12 lít dầu
- Đồng hồ chỉ : 1 giờ 25 phút .
- Khoanh câu b 
4 . Củng cố 
- Muốn nhân / chia số có một chữ số cho số có 2 chữ số ta làm thế nào ?
- Hỏi viên hỏi : 42 : 7 , 70 : 7 ..
- Giáo viên nhận xét tiết học 
5. Dặn dò 
- Về nhà xem lại bài vừa học 
- Chuẩn bị bài sau : Góc vuông , góc không vuông .
 Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 8 CHUAN.doc