Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 12 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 12 (Buổi sáng)

Chính tả ( nghe - viết )

 Tiết 23: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

A. Mục tiêu:

- Nghe viết chính xác , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi truyện : Sự tích cây vú sữa đoạn : Các cành lá như sữa mẹ.

- Làm đúng các bài tập phân biệt ng / ngh, tr / ch, at / ac

- HSKG: Trình bày sạch , đẹp, đúng chữ mẫu

B. Đồ dùng dạy- học:

GV : Bảng viết quy tắc chính tả ng / ngh ( ngh + e, ê, i )

 Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 12 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 
 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
 ( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy) 
 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
 Toán
Tiết 57: 13 trừ đi một số : 13 - 5 ( T 57 )
A. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 -5 , lập được bảng 13 trừ đi một số. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 - 5
- HSKG : Làm bài 1 phần b; bài 3
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV+ HS : 1 thẻ chục và 3 que tính rời.
C .Các hoạt động dạy- học:
I. Tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Muốn tìm SBT ta làm ntn?
-Nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới:
1. HD thực hiện phép trừ dạng 13 - 5:
- Nêu bài toán:" Có 13 que tính, lấy đi 5 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?"
-GV thao tác trên đồ dùng: Bớt 3 que tính rời trước rồi bớt 2 que nữa. Để bớt 2 que nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời, bớt 2 que còn lại bao nhiêu que?
-Vậy 13-5 bằng mấy?
- HD HS đặt tính theo cột dọc: 
 08
 2. Lập bảng trừ
- Nhận xét SBT? Số trừ? Hiệu?
 3. Thực hành
*Bài 1( 57 ) miệng 
- Yêu cầu Lớp làm phần a miệng
9+4=13 8+5=13 7+6=13
4+9=13 5+8=13 6+7=13
- Khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng như thế nào?
- HS KG làm bảng nhóm phần b
13-3-5 = 5 13-3-1= 9 13-3- 4 = 6
13- 8 =5 13- 4 = 9 13-7 = 6
- Nhận xét kết quả của 2 phép tính cùng cột? Cách tính nào nhanh hơn?
*Bài 2: Nháp
- Nhận xét: 
 7 4 6 9 8 
 *Bài 3: Yêu cầu HSKG làm bảng nhóm
- Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì?
 4 7 5
-Nhận xét
*Bài 4: Vở
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc loại toán nào? 
- Chấm , nhận xét
IV. Củng cố:
- Đọc bảng trừ: 13 trừ đi một số?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Học thuộc bảng trừ
- Hát
- 3,4 em đọc
- Nhận xét
- HS nêu bài toán
- Thao tác trên que tính để tìm KQ: 
 13 - 5 = 8
- 8 que
 13- 5 = 8
- HS nêu lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính
- HS tiếp tục thao tác trên que tính để lập bảng trừ :
 13 - 4 = 9 13 - 7 = 6
 13 - 5 = 8 13 - 8 = 5
 13 - 6 = 7 13 - 9 = 4
- Nêu yêu cầu : Tính nhẩm
- HS nêu miệng
- Khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi
- HS nhận xét rút ra: 13-3-5= 13-8
- Cách nhanh : 13-3-5= 10-5=5
- Nêu yêu cầu
- HS tự làm nháp
- 5 HS điền bảng nhóm 
- 2 kết quả đều giống nhau
- HS KG làm bảng nhóm 
- Nhận xét
- Chữa bài
- Đọc đề bài
- Phân tích; Tóm tắt
- Làm vở, 1 HS làm bảng nhóm
Bài giải
Số xe đạp cửa hàng còn lại là:
13 - 6 = 7( xe)
 Đáp số: 7 xe đạp
- HS thi đọc
 _______________________________________
 Mĩ thuật
 ( Đ/c Xuân soạn và dạy)
 Kể chuyện
 Tiết 12: Sự tích cây vú sữa
A. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện : Sự tích cây vú sữa
- HSKG: nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng ( BT3 )
B. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ bài: Sự tích cây vú sữa. , bảng phụ ghi các ý tóm tắt ở bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện : Bà cháu
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD kể chuyện
* Kể lại đoạn 1 bằng lời của em
- Kể bằng lời nghĩa là như thế nào?
- GV kể mẫu
-Yêu cầu 1 số HS kể
+ Gợi ý: 
-Cậu bé là người như thế nào?
-Cậu ở với ai? Tại sao cậu bỏ nhà ra đi?
Người mẹ làm gì?
- GV nhận xét
* Kể phần chính câu chuyện dựa theo tóm tắt từng ý:
-Yêu cầu HS thực hành kể nhóm đôi
- Gọi 1 số nhóm đôi bạn kể
* Kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn ( tưởng tượng ):
- Em mong câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Kể lại mong muốn đó thành 1 đoạn
* Kể lại toàn bộ nội dung chuyện
- GV nhận xét, cho điểm
IV. Củng cố:
- GV khen ngợi những HS kể chuyện hay.
V. Dặn dò:
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
- Hát
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện
- Nhận xét bạn
+ HS đọc kĩ yêu cầu
- Không kể nguyên văn như SGK vẫn giữ được nội dung chuyện
- HS theo dõi
- 2, 3 HS kể lại đoạn 1 bằng lời của mình cá nhân nối tiếp
- Nhận xét
+ HS tập kể theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện thi kể
- Cả lớp bình chọn HS kể tốt nhất
+ HS tập kể theo nhóm
- Thi kể trước lớp
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu, gợi ý trên bảng
- HS kể theo nhóm đôi
- HS KG nêu
- 1 số HSKG kể
- HS KG kể toàn bộ câu chuyện.
 Chính tả ( nghe - viết )
 Tiết 23: Sự tích cây vú sữa
A. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi truyện : Sự tích cây vú sữa đoạn : Các cành lánhư sữa mẹ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ng / ngh, tr / ch, at / ac
- HSKG: Trình bày sạch , đẹp, đúng chữ mẫu
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Bảng viết quy tắc chính tả ng / ngh ( ngh + e, ê, i )
 Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : con gà, thác ghềnh, ghi nhớ, cây xanh, sạch sẽ...
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1 .Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết 
- Hát
- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
- HS nghe
- Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện như thế nào ?
- Quả trên cây xuất hiện ra sao ?
- Bài chính tả có mấy câu ?
- Những câu nào có dấu phẩy ?
- Em hãy đọc lại từng câu đó.
- Tìm tiếng khó viết ?
- Sửa lỗi cho HS
* GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV nhắc cách trình bày bài, về tư thế ngồi.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ
- Đọc soát lỗi
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD làm bài tập chính tả
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS:
con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học.
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- Trổ ra bé tí, nở trắng như mây
- Lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín
- Có 4 câu
- HS đọc câu 1, 2, 4
- HS đọc từng câu
- HS tìm và luyện viết vào bảng con:
cành lá, đài hoa , trổ ra, xuất hiện, căng mịn....
+ HS viết bài vào vở
+ HS soát bài
+ Điền vào chỗ trống ng / ngh
- Cả lớp làm bài vào bảng con
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Điền vào chỗ trống tr / ch, ac / at
- HS làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn, kiểm tra 
 Tự nhiên và xã hội
Tiết 12: Đồ dùng trong gia đình
A. Mục tiêu:
- HS biết kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
- Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng ngăn nắp.
- Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: Bằng gỗ, nhựa, sắt, 
- Giáo dục HS có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp
B. Đồ dùng:
- GV : Hình vẽ SGK, một số vật thật một số đồ dùng trong gia đình; phiếu BT
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- ở nhà em thường làm công việc gì để giúp bố mẹ ?
- GV nhận xét
III. Bài mới:
 1. Làm việc với SGK theo cặp
- Hát
- HS trả lời
* Mục tiêu :
	- Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà
	- Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp 
- Kể tên những đồ dùng có trong từng hình?
 - Chúng được dùng để làm gì ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đồ dùng nào HS không biết GV HD giải thích công dụng của chúng
+ Bước 3 : Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu bài tập : Kể tên những đồ dùng trong gia đình của mình? Phân loại theo nhóm : Đồ gỗ, đồ thuỷ tinh, đồ điện
- Quan sát H1, 2, 3 trong SGK
- HS chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng được vẽ trong SGK
+ Đại diện nhóm trình bày
- HS khác bổ xung
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình
GVKL : 
- Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
- Tuỳ theo nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt
 2 . Thảo luận về : Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình
* Mục tiêu : 
- Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp ( đặc biệt khi sử dụng một số đồ dùng dễ vỡ.
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
-Các bạn trong từng hình đang làm gì ?
- Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì ?
- Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ 
( sứ, thuỷ tinh...) bền đẹp ta cần lưu ý điều gì ?
- Khi dùng hoặc rửa, dọn bát ( đĩa, ấm chén, phích nước, lọ cắm hoa ... ) chúng ta phải chú ý điều gì ?
- Đối với bàn ghế, giường tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào ?
- Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện chúng ta phải chú ý điều gì ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- HS quan sát H 4, 5, 6 SGK trang 27
- HS thảo luận theo cặp
- Đồ đạc sạch sẽ , gọn gàng
- Rửa nhẹ nhàng, luôn lau chùi, rửa
- Nhẹ nhàng, cẩn thận kẻo vỡ
- Luôn lau chùi thường xuyên
- Không nghịch, sờ trực tiếp vào
+ Đại diện một số nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ xung
 * GVKL : Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận 
IV. Củng cố:
- Cho HS chơi đố về các đồ dùng trong gia đình.
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài
 Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011
 Toán
 Tiết 58: 33 - 5 (T 58)
A . Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 ,dạng 33 - 5. 
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng ( Đưa về phép trừ dạng 33- 5 )
- HSKG: làm bài 2 phần b,c; bài 3 phần c; bài 4
B. Đồ dùng dạy- học:
- 3 bó 1 chục và 3 que tính rời. 
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Đọc bảng 13 trừ đi một số
- Nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới:
 1. Thực hiện phép trừ 33 - 5.
- Nêu bài toán" Có 33 que tính, bớt 5 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?"
33 - 5 = ?
- Muốn bớt 5 que tính ta bớt luôn 3 que tính rời. Hỏicòn bớt bao nhiêu que nữa?
- Để bớt được 2 que nữa, ta tháo rời 1 bó thành 10 que rồi bớt còn lại 8 que rời. 2 bó que tính và 8 que rời là bao nhiêu que?
- HD HS đặt tính theo cột dọc 
 28
2. Thực hành
*Bài 1 ( Bảng con )
- Khi đặt tính và thực hiện phép tính ta cần chú ý điều gì?
- GV chữa: 
 54 17 45 69 76 
*Bài 2: ( nhóm )
-HS làm nhóm vào bảng phụ
- HSKG làm phần b, c
-Nhận xét
*Bài 3 ( Vở )
- x là thành phần nào của phép cộng?
- Nêu cách tìm số hạng?
- HSKG làm phần c
- GV chấm bài- Nhận xét
*Bài 4: 
- Vẽ mấy chấm tròn? Trên mấy đoạn thẳng? Mỗi đoạn thẳng có mấy chấm?
* HD vẽ chấm tròn:
- Chấm1 chấm tròn trê ... t thúc
* Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
- Cho HS tập một số động tác khởi động.
* Chơi trò chơi:
+Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn.
+Từ đội hình vòng tròn cho HS đứng quay mặt vào tâm( để chơi trò chơi )
+Phổ biến luật chơi cho HS:
+ HD HS chơi:
- GV hô: Nhóm ba!...rồi hô: Nhóm bảy!
- HD HS kết hợp đọc vần điệu.
* Ôn bài thể dục:
- Cho HS tập theo nhóm , theo tổ
- GV nhận xét , sửa
-Thi giữa các tổ
- HS cùng GV bình chọn, tuyên dương tổ tập đúng , đẹp.
* Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng HS củng cố bài 
+ Giao bài tập về nhà cho HS: Ôn đi đều giờ sau KT
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên ( 2 vòng quanh sân)
+Đi theo vòng tròn hít thở sâu tay vung mạnh tự nhiên.
*Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho HS quay mặt vào tâm, nghe phổ biến luật chơi:
- HS đứng thành nhóm 3 người, 7 người.
- Đọc thuộc vần điệu của trò chơi.
- Chơi thử ( vài lượt).
- Chơi thật 
* Học sinh chuyển về đội hình hàng ngang
+ HS tập theo nhóm ( lớp trưởng hô)
+ Thi giữa các tổ
+ Nhận xét , bình chọn
* Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà.
 Luyện từ và câu
Tiết 12: Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy
A. Mục tiêu:
- Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu ( BT1, BT 2); nói được 2 , 3 câu về hoạt động của 2 mẹ và con được vẽ về hoạt động của 2 mẹ con (BT1, BT2) Nói được 2 , 3 câu về hoạt động của 2 mẹ con được vẽ trong tranh (BT3)
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu ( Bài 4- chọn 2 trong số 3 câu)
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, ba câu văn ở BT2, tranh minh hoạ BT 3, bảng phụ viết bài 4
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các từ chỉ đồ vật trong gia đình và tác dụng của mỗi vật đó ?
- Tìm các từ ngữ chỉ việc làm của em để giúp đỡ ông bà
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- HS nêu yêu cầu của bài 
- Nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 2 ( nhóm đôi )
- Đưa bảng phụ
-Tổ chức cho HS làm từng câu theo nhóm đôi bạn
- Mỗi câu nhiều HS phát biểu
- Nhận xét , sửa cho HS
*Bài tập 3 ( M )
- GV treo tranh
+ GV gợi ý bằng cách đặt câu hỏi
- Người mẹ đang làm gì ?
- Bạn gái đang làm gì ?
- Em bé đang làm gì ?
- Thái độ của từng người trong tranh như thế nào ?....
* Bài tập 4 ( V )
- GV treo bảng phụ
-Hướng dẫn: Có thể đặt dấu phẩy vào nhiều chỗ khác nhau trong câu và rút ra đáp án đúng: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu, giữa các bộ phận giống nhau ta phải đặt dấu phẩy.
- GV chấm, nhận xét
- Hát
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
+ Ghép tiếng có mẫu trong SGK để tạo thành các từ chỉ tình cảm trong gia đình
- HS nối tiếp mỗi em 1 từ: yêu thương,
mến yêu, kính yêu, thương mến,
- Nhận xét bạn
- Đọc yêu cầu của bài
+ Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh
- HS làm theo nhóm đôi
- 2 HS lên bảng làm bảng phụ:
a. Cháu yêu quý ông bà.
b. Con thương yêu bố mẹ.
c. Em yêu mến anh chị.
- Đọc yêu cầu của bài
+ Nhìn tranh nói 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con
- HS quan sát, trả lời:
Mẹ đang bế em bé. Em bé ngủ trong lòng mẹ. Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của con gái.
- Nhiều HS nối tiếp nhau nói theo tranh
- Đọc đề bài
+ Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau 
- 1 HS đọc
- Cả lớp đọc thầm
- Làm bài vào vở
- 1 HS chữa bài
IV. Củng cố:
	- Tìm 1 số từ ngữ chỉ tình cảm trong gia đình?
V. Dặn dò:
 - Về nhà tìm thêm các từ chỉ tình cảm gia đình.
	 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011
( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 _______________________________
 Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
 Toán
 Tiết 60: luyện tập ( T 60 )
A. Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số; Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5 ; 53 – 15
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15
- Rèn kĩ năng tính và giải toán
- HSKG: Làm bài 3, 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bộ đồ dùng dạy- học toán
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Tổ chức: - Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra:
- Đọc bảng trừ: 13 trừ đi một số?
III. Bài mới:
1. Ôn bảng trừ:
- HS đọc nối tiếp ôn lại bảng trừ
*Bài 1: Tính nhẩm
- Cho HS làm miệng
- Nhận xét
2. Thực hành
*Bài 2: 
- Bài yêu cầu gì?
63 - 35 73 - 29 
 93 - 46 83 – 27
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện?
*Bài 3: Chia nhóm đôi bạn phát phiếu bài tập:
- Yêu cầu HSKG làm phiếu
- Nhận xét , chữa bài:
33-9-4=20 63-7-6=50 42-8-4=30
33-13=20 63-13=50 42-12=30
*Bài 4: Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
- Làm ntn để tìm số vở còn lại?
- Chấm bài - Nhận xét
*Bài 5:Làm theo nhóm đôi bạn
- Muốn tìm KQ đúng ta cần làm gì?
- Nhận xét
IV. Củng cố:
- Đọc bảng trừ: 13 trừ đi một số?
V. Dặn dò:
- Ôn lại bài.
- Hát
- HS đọc 
- Nhận xét
- HS thi đọc
- HS nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu miệng kết quả
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- Làm bảng con
 28 44 47 56
- HS nhắc lại
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm phiếu
- 3 nhóm lên trình bày
- Nhận xét các phép tính ở các cột
- HS đọc đề bài
- Tìm số vở còn lại
- Lấy số vở có trừ đi số vở đã phát.
- Lớp làm vào vở, 1 HS chữa bảng
 Bài giải
Cô giáo còn lại số vở là:
 63 - 48 = 15( quyển)
 Đáp số: 15 quyển vở
- Nêu yêu cầu
- HSKG làm bảng phụ
- Tính KQ ra nháp rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
43 - 26 = 17.
Khoanh vào phương án (c) 
 ______________________________________________
 Thể dục
 Tiết 24: Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn.
 trò chơi " bỏ khăn"
A. Mục tiêu:
+ Học điểm số 1-2, 1-2,...theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu biết và điểm đúng số rõ ràng thực hiện động tác quay đầu sang trái.
+ Học trò chơi " Bỏ khăn" . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động.
B .Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi
C.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
* Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho HS tập một số động tác khởi động.
* Điểm số 1-2, 1-2, ..theo đội hình hàng ngang:
+HD HS thực hiện: Khi điểm số quay đầu sang trái.
+ Khẩu lệnh (như cũ)
* Điểm số 1-2,1-2...theo đội hình vòng tròn
+HD HS thực hiện
*Trò chơi "Bỏ khăn!"
+GV nêu trò chơi, nêu cách chơi và chỉ vào hình vẽ rồi cho HS chơi:HS cầm khăn chạy vòng tròn, bỏ khăn vào sau bạn nào bạn ấy phải cầm khăn chạy tiếp, nếu bạn nào không nhanh tay cầm được khăn bạn để sau lưng mình. Bạn ngồi cạnh cầm được chạy bạn đó thua phải nhảy lò cò.
* Đi đều và hát:
+Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng HS củng cố bài 
- Về nhà ôn bài
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Xoay khớp đầu gối, cổ chân, hông.
+Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
+ Tập bài TD đã học 1 lần.
* HS ôn điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang ( vài lượt).
* HS tập hợp 2-4 vòng tròn.Tập hô khẩu lệnh.
+Cho 1 tổ lên tập mẫu, cả lớp theo dõi-nhận xét.
+Cả lớp tập ( 3-4 lượt) rồi cho HS thi chọn tổ nào tập đều, đúng, đẹp nhất.
*Tập hợp 4 hàng dọc:
+Một em lên chơi mẫu, lớp theo dõi.
+Cho HS chơi thử vài lần.
+HS chơi.
*HS đi đều 2- 4 hàng dọc: Lớp trưởng điều khiển.
* HS thực hiện
+Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nhận bài tập về nhà.
 Tập làm văn
 Tiết 12: Kể về người thân
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết kể về ông (bà) hoặc 1 người thân của em theo câu hỏi gợi ý.
- Biết dựa vào các lời kể trên để viết thành 1 đoạn văn ngắn ( Từ 3 đến 5 câu ) Kể về ông bà hoặc người thân của em.
+ GDKNS: - Xác định giá trị; nhận biết được ý nghĩa khi kể về người thân.
 - Tự nhận thức về bản thân: Biết kể về một người thân mà mình yêu quý
 - Lắng nghe tích cực ý kiến của bạn càng hiểu thêm về người thân
 - Thể hiện sự thông cảm: Biết thông cảm với người thân khi tham gia mọi công việc.
+ BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
B. Đồ dùng dạy- học:
-Bài 1 chép lên bảng
C.Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ ôn
III.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm các bài tập
*Bài 1: Kể về ông bà hoặc người thân của em theo câu hỏi gợi ý:
a- Ông bà hoặc người thân của em bao nhiêu tuổi?
b-Ông bà , người thân của em làm nghề gì?
c-Ông bà , người thân của em chăm sóc em như thế nào?
*Chú ý:Người thân của em có thể là ông bà, bố , mẹ, anh, chị ,em,..
- Để trả lời được câu c , HS cần nhớ lại những cử chỉ , hành động , lời nói( Ví dụ: đưa đón em đi học, bỏ màn , đắp chăn, quạt, nhắc học bài, đem áo mưa,.)
-Yêu cầu HS tập kể về người thân dựa vào các gợi ý trên
- Nhận xét , cho điểm
*Bài 2: Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về người thân của em
- Chấm 1 số bài , nhận xét
- GV đọc 1 số bài viết hay, đủ ý của HS
IV. Củng cố:
- Muốn kể về người thân , em phải biết gì về người đó?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS tập kể về người thân.
- Hát
- HS đọc câu hỏi , gợi ý trên bảng
- HS nghe
- HS tập kể theo nhóm đôi bạn 
- 1 số nhóm đôi kể
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp viết vào vở
- 1 số bạn đọc bài của mình 
- Lớp nhận xét bài của bạn
- HS nêu
 Hoạt động tập thể
 Sơ kết tuần 12
A. Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tháng
	- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
B. Nội dung sinh hoạt:
1- Lớp trưởng đánh giá tình hình học tập tuần 12:
2. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
	- HS duy trì tốt sĩ số
	- Đi học đều đúng giờ
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
+ Nhắc nhở HS ăn quà vặt, và quên vở trong tuần
+ Tuyên dương HS có ý thức học
+ Thông báo kết quả thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam : Giải nhì văn nghệ.
* Tồn tại: 
	- Có hiện tượng ăn quà : Vân Anh, Hùng
	- Quên vở : Hưng, Mạnh
* Nguyên nhân:
 - Do không soạn sách vở sau khi học xong bài
 - Bố mẹ cho tiền .
3. Đề ra phương hướng tuần sau:
- Khắc phục tồn tại trong tuần, Phát huy những ưu điểm đã có
4- Vui văn nghệ:
- Lớp tổ chức vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_12_buoi_sang.doc