Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Nguyễn Thu Hà

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Nguyễn Thu Hà

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : giúp HS hiểu :

- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.

- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.

- Trẻ em có quyền được đối xứ bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch, ; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục, )

2. Kĩ năng : Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.

3. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.

 

doc 45 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Nguyễn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 21
Thø hai ngµy 7 th¸ng 2 n¨m 2011
Đạo đức 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu : 
Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài. 
Trẻ em có quyền được đối xứ bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục, )
Kĩ năng : Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
* Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 ) (4’)
Giáo viên cho học sinh hát múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm, về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôn trọng khách nước ngoài ( tiết 1 ) ( 1’ )
Hoạt động 1: thảo luận nhóm ( 20’ ) 
Mục tiêu : học sinh biết được một số biểu hiện tôn trông đối với khách nước ngoài.
Phương pháp : quan sát, giảng giải . 
Cách tiến hành :
Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm. Phát cho các nhóm một bộ tranh ( trang 32, 33, 34, 35: Vở Bài tập đạo đức 3 – NXB Giáo dục) yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi : 
Trong tranh có những ai ? 
Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? 
Nếu gặp khách nước ngoài em phải thế nào? 
Lắng nghe, nhận xét và kết luận: các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. Thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Đối với khách nước ngoài, chúng ta cần tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam.
Hoạt động 2 : Phân tích truyện ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài . 
Học sinh biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó.
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên đọc truyện Cậu bé tốt bụng
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ đã làm việc gì ?
+ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài ?
+ Theo em, người nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam ?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện ?
+ Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ?
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày .
Giáo viên lắng nghe, uốn nắn câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế .
Giáo viên kết luận:
+ Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ.
+ Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết.
+ Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có cảm tình với đất nước Việt Nam.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi ( 13’ )
Mục tiêu : học sinh biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Phương pháp : thực hành . 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh thảo luận, nhận xét việc làm của các bạn trong những tình huống và giải thích lí do của tình huống đó.
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận :.
Tình huống 1: Chê bai trang phục và ngôn ngữ của các dân tộc khác là một điều không nên. Mỗi dân tộc có quyền gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tiếng nói, trang phục, văn hoá của các dân tộc đều cần được tôn trọng như nhau.
Tình huống 2: trẻ em Việt Nam cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ thêm hiểu về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thân thiện, an toàn trên đất nước chúng ta.
Hát
Học sinh thực hiện 
Chia thành các nhóm, nhận tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi : 
Trong tranh có khách nước ngoài và các bạn nhỏ Việt Nam. 
Các bạn nhỏ Việt Nam đang tươi cười niềm nở chào hỏi và giới thiệu với khách nước ngoài về trường học, chỉ đường cho khách. 
Gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ đón chào, tôn trọng, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn. 
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Học sinh lắng nghe
Chia thành các nhóm, nhận tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi 
Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi 
Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài : Tôn trọng khách nước ngoài ( tiết 2 )
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : 
Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. 
Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số, thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Bài 1 : Tính nhẩm:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết lên bảng phép cộng 4000 + 3000 và yêu cầu học sinh tính nhẩm
Giáo viên giới thiệu cách cộng nhẩm: 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn. Vậy 4000 + 3000 = 7000
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách cộng nhẩm.
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
+ Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì ?
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3: Điền số:
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Đội Một hái được bao nhiêu kg cam ?
+ Số cam đội Hai hái được như thế nào so với số cam đội Một hái ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cả hai đội hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam ta phải biết được những gì ?
+ Số cam đội Một biết chưa ?
+ Số cam đội Hai biết chưa ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm số cam đội Hai trước, sau đó mới tính số cam của cả hai đội.
+ Bài toán này thuộc dạng gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b 
Giáo viên cho học sinh nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Hát
HS đọc 
Học sinh tự nêu cách tính nhẩm. 
HS nêu lại cách cộng nhẩm 
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS đọc.
Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, chục thẳng hàng với chục, trăm thẳng hàng với trăm, hàng nghìn thẳng cột với hàng nghìn.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Học sinh nêu
Học sinh đọc
Đội Một hái được 410kg cam
Số cam đội Hai hái được nhiều gấp đôi so với số cam đội Một hái.
Hỏi cả hai đội hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam ?
Để tính được cả hai đội hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam ta phải biết được số kg cam của mỗi đội.
Số cam đội Một hái được 410kg cam
Số cam đội Hai chưa biết 
Bài toán này thuộc dạng bài toán giải bằng hai phép tính
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Dùng thước có vạch chia thành từng xăng-ti-mét để xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB
Học sinh nêu:
Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB
Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau
Bước 3: xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập . 
_______________________________________________
Tập đọc – Kể chuyện
 ( 2 tiết )
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
- Nắm được nghĩa của các từ mới: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự 
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
- Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
- Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ theo SGK, sản phẩm thêu , bảng phụ viết sẵn câu, đoạn 3
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Chú ở bên Bác Hồ
 Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
+ Khi Nga nhắc đến chú , thái độ của ba và mẹ ra sao ?
+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Sáng tạo là chủ điểm ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người, về trí thức và các hoạt động của trí thức. Bài đọc mở đầu chủ điểm giải thích nguồn gốc thêu của nước ta, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam.
Giáo viên cho học sinh xem một sản phẩm thêu và giúp học sinh biết đây làmột nghề rất tinh xảo đòi hỏi người làm nghề này phải rất chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên nhẫn và có óc thẩm mĩ
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo v ... cho học sinh kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thân cây ( tiếp theo )( 1’ )
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3 trang 80 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng đê nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
Giáo viên nêu các chức năng khác của thân cây: nâng đỡ, mang lá, hoa, quả  
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm ( 7’ ) 
Mục tiêu : Kể ra được những lợi ích của một thân cây đối với đời sống của người và động vật.
Phương pháp : thực hành, thảo luận 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng 
Hát
Học sinh kể tên 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị : bài 43 : Rễ cây. 
_____________________________________________________
 Thủ công 
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Học sinh biết cách đan nong mốt . 
Kĩ năng : Học sinh đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa ) cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
Tranh quy trình đan nong mốt
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt độngdạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong mốt ( tiết 1) ( 1’ )
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quy trình ( 10’ )
Mục tiêu : Gúp học sinh giúp học sinh nắm được cách đan nong mốt
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong mốt lên bảng. 
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt :
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn : đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa.
Giáo viên gắn sơ đồ đan nong mốt và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan
Đan nong mốt bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. 
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: giống như đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ tư: giống như đan nan ngang thứ hai.
Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành cắt, dán chữ (14’)
Mục tiêu : Giúp học sinh thực hành đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
-Học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt
9 ô
1 ô
Nan ngang
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
- Học sinh quan sát
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp
Nhận xét, dặn dò: 
Chuẩn bị : Đan nong mốt ( tiết 2 ) 
 - Nhận xét tiết học
Toán
I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức: giúp học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng,năm.
2.Kĩ năng: học sinh biết được một năm có 12 tháng, biết tên gọi các tháng trong một năm, biết số ngày trong từng tháng, biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm  ) nhanh, chính xác. 
 3.Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
1.GV : tờ lịch năm 2011
2.HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : ( 1’ )
 2.Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tháng - năm ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Giáo viên treo tờ lịch năm 2011 lên bảng và giới thiệu: “Đây là tờ lịch năm 2011. lịch ghi các tháng trong năm 2011; ghi các ngày trong từng tháng”
Giáo viên cho học sinh quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách và nêu câu hỏi:
+ Một năm có bao nhiêu tháng ?
Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười một, tháng Mười hai
Gọi học sinh nhắc lại
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phần lịch tháng Một trong tờ lịch năm 2011 rồi hỏi:
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
GV viết Tháng 1 có 31 ngày lên bảng
Tương tự, Giáo viên cho học sinh nêu rồi ghi lần lượt số ngày của từng tháng lên bảng
Riêng đối với tháng 2, sau khi học sinh xem lịch năm 2005 và nêu tháng hai có 28 ngày, Giáo viên lưu ý học sinh tháng hai năm 2011 có 28 ngày, nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày, như năm 2010. Vì vậy, tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
Cho học sinh nhắc lại số ngày trong từng tháng
Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết được một năm có 12 tháng, biết tên gọi các tháng trong một năm, biết số ngày trong từng tháng, biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm  ) nhanh, chính xác
 Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS đọc bài làm của mình 
GV Nhận xét 
Bài 2: Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 7 năm 2005
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh theo dõi
Học sinh quan sát 
Một năm có 12 tháng 
Cá nhân
Tháng 1 có 31 ngày 
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Học sinh nêu
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
 Chuẩn bị : Luyện tập 
 GV nhận xét tiết học.
________________________________________________________
Sinh ho¹t: Häp líp TuÇn 21
 I - Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được những ưu điểm và hạn chế của bản thân, của lớp trong tuần và phương hướng hoạt động trong tuần tới.
Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới.
 II . Nhận xét các hoạt động trong tuần:
Các tổ trưởng báo cáo kết quả các hoạt động của tổ trong tuần.
Lớp trưởng và ban cán sự lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên nhận xét chỉ rõ ưu điểm và hạn chế.
	Ưu điểm 
 Hạn chế
 - Học sinh nêu phương hướng khắc phục hạn chế trong mỗi hoạt động.
 - Giáo viên khen những học sinh chăm,ngoan.........................................................................................................................................................................................
Giáo viên nhắc nhở những học sinh chưa chăm,ngoan.........................................................................................................................................................................................................
Lớp trưởng xếp loại thứ tự từng tổ theo hoạt động trong tuần.
Tổ  .. , Tổ .. , Tổ .. , Tổ..
Các hoạt động tuần tới:
Giáo viên triển khai các hoạt động tuần tới: Thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường; Duy trì nề nếp; Giúp bạn tiến bộ; Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm; Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; Vừa học vừa ôn tập củng cố kiến thức
Lớp trưởng và ban cán sự lớp phân công công việc cho các tổ, các thành viên cho tuần tới.
Dặn dò: Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới
____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_21_nguyen_thu_ha.doc