Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2011

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2011

Tôn trọng khách nước ngoài.

- Gọi 2 HS làm trả lời, cả lớp theo di .

 + Nếu gặp khách nước ngoài em phải làm thế nào?

 + Kể tên những việc em có thể làm nếu gặp người nước ngoài?

- GV nhận xét – tuyên dương.

- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài:

 Tiết học hôm nay cô giúp các em biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . Bước đầu biết cảm thông với những đau thong , mất mát người thân của người khác.

* Hoạt động 1: Kể chuyện.

- Mục tiêu: Giúp HS nghe câu chuyện và hiểu nội dung câu chuyện.

- GV yêu cầu HS lắng nghe truyện kể “ Đám tang – Thùy Dung”.

- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận (3).

 + Khi gặp đám tang trên phố, mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì?

 + Tại sao mẹ Hoàng và mọi người phải thế?

 + Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang?

 

doc 36 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 02 năm 2011
Đạo đức. 
Tiết 23:	 Tôn trọng đám tang (T1)
I. Mục tiêu:
 - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang .
 - Bước đầu biết cảm thông với những đau thong , mất mát người thân của người khác .
II. Chuẩn bị:
 * GV: Phiếu thảo luận nhóm.
 * HS: VBT Đạo đức3.
III. Các hoạt động dạy – học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2. Bài cũ:2’ 
3.Bài mới:28’ 
4.Củng cố:2’
5. Dặn dò:2’
-Hát.
Tôn trọng khách nước ngoài. 
Gọi 2 HS làm trả lời, cả lớp theo dõi .
 + Nếu gặp khách nước ngồi em phải làm thế nào?
 + Kể tên những việc em cĩ thể làm nếu gặp người nước ngồi?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài:
 Tiết học hôm nay cô giúp các em biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . Bước đầu biết cảm thông với những đau thong , mất mát người thân của người khác. 
* Hoạt động 1: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Giúp HS nghe câu chuyện và hiểu nội dung câu chuyện.
- GV yêu cầu HS lắng nghe truyện kể “ Đám tang – Thùy Dung”.
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận (3’).
 + Khi gặp đám tang trên phố, mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì?
 + Tại sao mẹ Hoàng và mọi người phải thế?
 + Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang?
 + Theo em, chúng ta cần làm gì khi gặp đám tang? Vì sao?
- GV lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Khi gặp đám tang chúng ta cần tôn trọng, chia sẻ nỗi buồn với mọi người. Đó là một nếp sống văn hoá.
* Hoạt động 2: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: Giúp HS biết nhận xét, đánh giá các hành vi đúng hay sai.
- GV phát cho mỗi HS hai thẻ đỏ và xanh. 
- GV nêu lần lượt các hành vi .
- yêu cầu các em giơ thẻ màu đỏ nếu thấy việc làm đúng – giơ thẻ màu xanh, nếu thấy việc làm đó sai. Khi gặp một đám tang:
Coi như không biết gì, đi qua cho thật nhanh.
 Dừng lại, bỏ mũ nón.
 Bóp còi xe xin đường đi trước.
 Nhường đường cho mọi người.
 Chạy theo đi sau, chỉ trỏ.
- GV nhận xét chốt lại.
=> Chúng ta cần tôn trọng đám tang, không chỉ trỏ mà phải biết ngả mũ nón, nhường đường, im lặng.
* Hoạt động 3: Liên hệ bảng thân.
- Mục tiêu: Giúp HS biết liên hệ với bản thân mình, nhận biết những hành vi của mình đúng hay sai.
- GV yêu cầu HS nêu ra một hành vi mà em đã chứng kiến hoặc thực hiện khi gặp đám tang và xếp vào 2 nhóm trong bảng kết quả của GV trên bảng.
- GV khen , tuyên dương những HS đã có những hành vi đúng khi gặp đám tang. Nhắc nhởû những HS còn chưa có hành vi đúng.
- GV nhận xét, chốt lại:
=> Chúng ta cần chú ý tôn trọng đám tang thông qua những việc làm dù nhỏ.
- GV chốt lại vì sao ta phải tôn trọng đám tang . 
- Về làm bài tập.
- Chuẩn bị bài : Tôn trọng đám tang (T2).
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS chú ý theo dõi bài.
- Hát.
2 HS làm trả lời.
 + Gặp người nước ngồi em cần vui vẻ đĩn chào, tơn trọng, giúp đỡ khi gặp khĩ khăn
 + Chỉ đường, vui vẻ niềm nở chào hỏi. Giới thiệu về đất nước VN
- Nhận xét .
- Lắng nghe .
- HS lắng nghe chuyện và trả lời các câu hỏi:
 + Mẹ Hoàng và một số người dừng xe lại, đứng dẹp vào lề đường.
 + Để tôn trọng người đã khuất và chia buồn với người thân của họ.
 + Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.
 + Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó ta đang đưa tiễn một người đã khuất và chia sẽ nổi buồn với gia đình.
- Nhận xét .
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe các tình huống.
- HS giơ thẻ màu biểu hiện ý kiến của mình với mỗi hành vi.
 + Xanh.
 + Đỏ.
 + Xanh.
 + Đỏ.
 + Xanh.
- Nhận xét .
- 2 HS nhắc lại.
- HS đưa ra hành vi của mình và xếp loại vào bảng.
- HS lắng nghe .
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe .
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi. 
--------------------------------------------------------------
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 67 + 68:	 Nhà ảo thuật
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc.
 - Biết ngắt ,nghĩ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 B. Kể Chuyện.
 - Kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa .
 - HS khá ,giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác .
 II. Chuẩn bị:
 * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 * HS: Đọc và trả lời trước câu hỏi của bài ở nhà, SGKû.
III. Các hoạt động dạy – học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1.Ổn định:1’ 
2. Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:50’ 
4.Củng cố:3’ 
5. Dặn dò:2’
- Hát. 
- Cái cầu.
- GV mời 3 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi SGK, cả lớp theo dõi.
 + Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
 + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghẽ đến những gì?
 + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào?
- GV nhận xét ghi điểm.
- GV nhận xét bài cũ.
- Giới thiiệu bài - ghi tựa bài: 
 Các bài học trong tuần 23 và 24 sẽ giúp các em hiểu biết thêm về các môn nghệ thuật, các nghệ sĩ trong cuộc sống của chúng ta. Bài học đầu tiên là bài Nhà ảo thuật như thế nào?
* Luyện đọc.
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. 
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới SGK.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
- Một HS đọc cả bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
 + Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật thế nào?
 + Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4. Thảo luận câu hỏi(2’):
 + Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
 + Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà?
 + Theo em hai chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
- GV nhận xét, chốt lại: Nhà aỏ thuật Trung Quốc đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp .
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Kể chuyện.
- GV cho HS quan sát các tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
 + Tranh 1: Hai chị em Xô-phi và Mác đang xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc.
 + Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát.
 + Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến nhà hai chị em để cám ơn
 + Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
- GV nhắc nhở HS: Khi nhập vai phải tưởng tượng chính mình là bạn đó, lời kể phải nhất quán.
- GV mời 1 HS nhập vai Xô-phi kể lại đoạn 1 câu chuyện theo tranh.
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác.
- Cho một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
- GV yêu cầu .
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Chương trình xiếc đặc sắc .
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, trả lời tốt các câu hỏi.
- Hát. 
- 3 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
 + Làm nghề xây dựng.
 +Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ,.mẹ thường đãi đỗ.
 +Yêu nhất cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên. 
- Nhận xét .
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo GV.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- 4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải thích các từ khó trong bài. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trứơc lớp.
- Bốn nhóm đọc ĐT 4 đoạn.
- Một HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
 + Vì bố các em đang năm bệnh, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
- HS đọc thầm đoạn 2
 + Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em giúp chú mang những đồ đạt lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
 + Hai chị em nhớ mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- HS đọc đoạn 3, 4.
 + Chú muuốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngan và giúp đỡ chú..
 + Đã xảy ra hết bấy ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bổng nhiên biến thành 2 cái ; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra ; một chú thỏ trắng mắt hồng bô4ng nằm trên chân Mác.
 + Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc thầm .
- 4 HS thi đọc diễn cảm truyện.
- Ba HS thi đọc 3 đoạn của bài.
- HS nhận xét.
- HS quan sát tranh.
- 1 HS kể.
- 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét.
- 2 HS nêu lại nội dung câu chuyện .
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi.
-------------------------------------------------------------------
Toán.
Tiết 111: Nhân số có bốn chữ số 
 với số co ... à trả lời các câu hỏi.
- HS cả lớp bổ sung.
- 3 HS nhắc lại.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
 + Lá cây để gói bánh.
 + Lá cây để lợp nhà.
 + Lá cây làm thức ăn cho động vật, làm rau ăn cho con người.
 + Lá cây làm nón
- Đại diện vài HS lên trả lời các câu hỏi.
- HS cả lớp nhận xét.
- 3 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc mục bài học trong SGK.
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi.
-------------------------------------------------------------------------
Thủ công
Tiết 23: 	 Đan nong đôi (T1)
I. Mục tiêu:
HS biết cách đan nong đôi.
Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
HS yêu thích đan nan.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Tấm đan nong đôi bằng bìa. Tranh quy trình đan nong đôi. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
 * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2. Bài cũ:2’ 
3.Bài mới:28’ 
4.Củng cố:2’ 
5. Dặn dò:2’
- Hát. 
Đan nong mốt. 
 - GV nhận xét sản phẩm của HS.
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài:
 Tiết học hôm nay cô giúp các em biết cách đan nong đôi. Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
* Hoạt động 3: HS thực hành đang nong đôi .
-Mục tiêu: Giúp HS biết đan nong đôi .
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình đan nong đôi.
- GV nhận xét và hệ thống hóa lại các bước đan nong đôi.
 + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
 + Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (theo cách đan nhấc hai nan, đè hai nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc).
 + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Sau đó GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV theo dõi, giúp đỡ các HS.
- GV tuyên dương những HS đan nhanh và đều.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước đan.
- Về nhà tập làm lại .
- Chuẩn bị bài :Đan nong đôi (T2)
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS nắm được cách đan.
- Hát. 
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại quy trình đan nong đôi.
- HS thực hành đan nong đôi.
- Lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi. 
--------------------------------------------------------------------
Thứ sáu 11 tháng 02 năm 2011
Toán
Tiết 115: 	 Chia số có bốn chữ số
 Cho số có một chữ số (TT).
I. Mục tiêu:
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Vận dụng để làm tính và giải toán .
- Làm BT 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: Xem trước các bài tập ở nhà, bảng con, SGK, VHS...
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2. Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:30’ 
4.Củng cố:3’ 
5. Dặn dò:2’
- Hát.
2. Bài cũ: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (TT).
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .
- Đặt tính rồi tính:
 9436 : 3 1272 : 5
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
 Bài học hôm nay sẽ tiếp tục giúp các em biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương). Vận dụng để làm tính và giải toán .
* Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 4218 : 6 = ?
- GV viết lên bảng: 4219 : 6= ? . 
- Yêu cầu HS đặt theo cột dọc.
- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- GV hướng dẫn cho HS tính từ bước:
- GV hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia?
 + 42 chia 6 bằng mấy?
 + Sau đó chúng ta hạ 1 xuống, 1 chia 6 bằng mấy ?
 + Hạ 8 được 18, 18 chia 6 bằng mấy?.
- GV yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. Một số HS nhắc lại cách thực hiện phép. 
4218 6 *42 chia 6 đươcï7, viết 7, 
 01 703 6 nhân 7 bằng 42 ; 42 trư
 18 42 bằng 0. 
 0 * Hạ 1; 1 chia 3 bằng 0, viết 0 ; 0 
 0 nhân 6 bằng 0; 0 trừ 1 bằng 1.
 * Hạ 6, được 18 , 18 chia 6 bằng 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0.
 Vậy : 4218 : 6 = 703.
b) Phép chia 2407 : 4
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính vào giấy nháp.
- Sau khi HS thực hiện xong GV hướng dẫn thêm.
2407 4 * 24 chia4 được 6, viết 6 ,6nhân4 
 00 601 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 0 
 07 * Hạ 0, 0 chia 4 được 0, viết 0 ,
 3 0 nhân 4 bằng 0; 0 trừ 0 bằng 0 * Hạ 7 ; 7 chia 4 được 1, viết 1. 
 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
 Vậy: 2407 : 4 = 601 dư 3.
- GV yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
Lưu ý: Số dư phải bé hơn số chia.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm(3’).
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
- Yêu cầu HS nêu rõ phép chia hết và phép chia có dư.
- GV nhận xét – chữa sai.
 Bài tập 2: Giải bài toán.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV hỏi:
 + Đội công nhân phải sửa chữa bao nhiêu m đường ?
 + Đội đã sửa được bao nhiêu mét?
 + Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu cả lớp bài vào vở(5’)
- GV chấm điểm.
- Cho 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại: 
Bài tập 3: Đ S ?
- GV mời 1 HS yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu các em thực hiện lại các phép tính.
- Sau đó so sánh kết quả với nhau.
- GV yêu cầu HS làm vào tập(2’). 
- Cho3 HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
- GV nhắc lại cách chia .
- Về tập làm lại bài. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS thuộc các bảng nhân , chia và làm tốt các BT.
- Hát. 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp. 
 9436 3 1272 5
 04 3145 27 254
 13 22
 16 2
 1
- Nhận xét .
- Lắng nghe.
- HS đặt tính theo cột dọc và tính.
- Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nghìn của số bị chia.
 + 42 chia 6 bằng 7.
 + 1 chia 6 bằng 0.
 + 18 chia 6 được 3.
- Một HS lên bảng làm. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 3 HS nhắc lại cách thực hiện .
- HS đặt phép tính vào giấy nháp. 
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm bài vào tập.
- HS lên bảng làm.
 3224 4 1516 3 
 02 806 01 505
 24 16 
 0 1
 2819 7 1865 6 
 01 402 06 313
19 15 
 5 0 
- HS nhận xét.
 - HS đọc yêu cầu đề bài.
- HSTL:
 + 1215 m.
 + 1/3 số mét đường đó.
 + Hỏi đội còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?
- HS làm bài.
- Nộp bài.
- Một HS lên bảng làm.
 Bài giải.
Số m đường đội đã sửa được là:
 1215 : 3 = 405 (m)
Số mét đường đội còn phải sửa là: 
 1215 – 405 = 810 (m)
 Đáp số : 810 m.
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm bài vào tập.
- Ba HS lên bảng thi làm bài.
a/ Đ 
b/ S 
c/ S
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe .
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi.
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 23:	 Kể lại một buổi biểu diễn văn hoá nghệ thuật.
I. Mục tiêu:
 - Kể lại được vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK .
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 7 câu) .
II. Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, SGK, VHS, bảng con, phấn...
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1.Ổn định:1’ 
2. Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:30’ 
4.Củng cố:3’
5. Dặn dò:2’
- Hát. 
Nói về người lao động trí óc.
- GV gọi 2 HS đọc lại bài viết về người lao động trí óc.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em kể lại được vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK . Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 7 câu) .
* Hướng dẫn HS làm bài.
+ Bài tập 1: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý .
- GV mời 2 HS làm mẫu.
- GV gợi ý cho HS:
 + Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì?
 + Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu, khi nào?
 + Em cùng xem với ai?
 + Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
 + Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thế về tiếc mục ấy ?
- GV mời từng cặp HS ke.å
- GV mời 4 HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại.
 * Hướng dẫn HS làm bài.
+Bài tập 2: Dựa vào những điều vừa kể,
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nhắc nhở HS viết vào vở rõ ràng, khoảng 7 câu những lời mình vừa kể(10’).
- GV theo dõi nhắc nhở các em.
- GV mời từ 5 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt. 
- GV yêu cầu .
- Nhận xét.
- Về nhà tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị bài: Kể về lễ hội.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS làm bài tốt.
- Hát. 
- 2 HS đọc lại bài viết về người lao động trí óc, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét. 
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- 2 HS kể.
 + Kịch, ca nhạc, múa, xiếc.
 + Được tổ chức ở rạp xiếc vào tối thứ 7.
 + Ba đã đưa em đi xem.
 + Đu quay, người đi trên dây,..
 + Em thích nhất tiết mục người đi trên dây. Thật kì diệu các cô gái vừa giữ thăng bằng vừa bước thoăn thoắt trên sợi dây.
- Từng cặp HS kể .
- 4 HS thi kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS viết bài vào vở.
- 5 HS đọc bài viết của mình.
- HS cả lớp nhận xét.
- 2 HS kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật .
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2011.doc