Luyện tiếng viêt:
Tập làm văn ÔN: GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục tiêu.
-Cho HS ôn lại ghi chép sổ tay HS hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô ,Đô -rê-mon Thần thông đây.
- Để từ đố biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê – mon.
II/ Các hoạt động dạy học: 33
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-BT1: 1 học sinh đọc lại yêu cầu bài tập A lô Đô - rê - mon.
-2 học sinh đọc theo cách phân vai.
-GV giới thiệu tranh động vật quý hiếm.
-2 học sinh đọc đoạn hỏi đáp.
-BT2: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- 1 học sinh đọc lại yêu cầu BT.
- HS trao đổi theo cặp - phát biểu ý kiến.
- 1 số học sinh đọc kết quả trước lớp, kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời.
- GV kiểm tra chấm 1 số bài.
Buổi chiều: tuần 34 Thứ 3 ngày 3 tháng 5 năm 2011. Luyện tiếng viêt: Tập làm văn Ôn: ghi chép sổ tay I. Mục tiêu. -Cho HS ôn lại ghi chép sổ tay HS hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô ,Đô -rê-mon Thần thông đây. - Để từ đố biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê – mon. II/ Các hoạt động dạy học: 33’ 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. -BT1: 1 học sinh đọc lại yêu cầu bài tập A lô Đô - rê - mon. -2 học sinh đọc theo cách phân vai. -GV giới thiệu tranh động vật quý hiếm. -2 học sinh đọc đoạn hỏi đáp. -BT2: Hướng dẫn học sinh làm bài. - 1 học sinh đọc lại yêu cầu BT. - HS trao đổi theo cặp - phát biểu ý kiến. - 1 số học sinh đọc kết quả trước lớp, kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời. - GV kiểm tra chấm 1 số bài. 3. Cũng cố dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh. _____________________________ Luyện toán ôn tập về các đại lượng I. Mục tiêu. - Cho HS ôn tập về các đại lượng . Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, , đo thời gian, tiền Việt Nam) - Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học. II. Hoạt động dạy học. 33’ - GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập: a- Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập . Điền dấu >, <, = ? 7 m 5cm ............7m 7m 5cm ..........75 cm 7m 5cm .............8m 7m 5cm..........705 cm 7m 5cm.............750 cm b- Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài . Quan sát hình vẽ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi. Hướng dẫn HS quan sát rồi thực hiện phép cộng: 500g + 100g = 600g - Kết luận: Quả lê cân nặng 600g. Quả táo cân nặng 200g. - Quả lê cân nặng hơn quả táo là 400g c- Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát mô hình đồng hồ ở VBT trang 91. - Cho HS tự vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gan tương ứng. HS làm bài ( có thể thực hiện trên mô hình đồng hồ cá nhân ) rồi chữa bài. - Phần b. Sau đó cho HS dựa vào hai đồng hồ ở phần a. d- Bài 4: - Cho HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài. Giải: Châu mua 2 quyển vở hết số tiền là: 2 x 1500 = 3000(đồng). Châu còn lại số tiền là: 5000 – 3000 = 2000(đồng). Đáp số: 2000 đồng. - GV chấm một số bài cho HS- nhận xét. III/ Cũng cố - dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------- Tự học: Luyện viết bài : Dòng suối thức. I/ mục tiêu: - Rèn kĩ năng cho HS viết bài : Dòng suối thức. - Trình bày đúng bài thơ. - Rèn kĩ năng chữ viết . II/ Các hoạt động dạy học: 33’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện viết: - GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết. - Bài thơ nói lên điều gì? - Cho HS tìm các chữ khó có trong bài . - Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp ) - Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét. - GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn - Cho HS đổi chéo vở để khảo bài. - HS nhận xét bài viết của bạn.. - GV chấm bài cho HS - nhận xét . 3/ Cũng cố - dặn dò:2’ -GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------- Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2011. Luyện tiếng việt: Luyện từ và câuÔn: Từ ngữ về thiên nhiên. dấu chấm, dấu phẩy I. Mục tiêu. - Cho HS ôn lại về Từ ngữ thiên nhiên . Dấu chấm, dấu phẩy. Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên . - Điền đúng dấu chấm ,dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn . II. Hoạt động dạy học. 33’ 1. Giới thiệu bài. 2. HD làm bài tập. BT1: - HS đọc lại yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu các nhóm làm bài - ghi vào phiếu. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm mẫu. BT2: Cách làm như BT1. BT3: HS nêu lại yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài cá nhân. 3. Chấm, chữa bài. 4. Cũng cố dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh. ------------------------------------------------------ Luyện toán ôn tập về hình học I. Mục tiêu. - Cho HS ôn tập về hình học .Xác định được góc vuông góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng. - Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. II. Hoạt động dạy học. 33’ HĐ1: Cũng cố lý thuyết. - HS nêu tên các hình đã học? cách tính chu vi hình tam giác? hình chữ nhật? hình vuông? - GV vẽ 1 đoạn thẳng AB lên bảng yêu cầu học sinh xác định trung điểm của đoạn thẳng AB. HĐ2: Thực hành. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập ở Vở. a- Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình trong VBT trang 92. a) Trong hình bên có các góc vuông là: - M là trung điểm của đoạn thẳng ..... - N là trung điểm của đoạn thẳng ..... b) Xác định Trung điểm I của đoạn thẳng MN, trung điểm K của đoạn thẳng CD( bằng cách đánh dấu rồi ghi tên điểm đó trên hình vẽ). b- Bài 2: - Cho HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài. Giải: Chu vi hình tam giác là: 12 + 12 + 12= 36(cm) Đáp số: 36 cm. Giải: Chu vi hình vuông là: 9 x 4 = 36(cm) Đáp số: 36 cm. Giải: Chu vi hình chữ nhật là: (10 + 8) x 2 = 160(cm) Đáp số: 160 cm. c- Bài 3: - Cho HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài. - HS làm bài - GV theo dõi - hướng dẫn thêm. - HS chữa bài - GV nhận xét. 3.Cũng cố dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh. ______________________________ Thứ 5 ngày 5 tháng 5 năm 2011. Thể dục ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người _____________________________ Thứ 6 ngày 6 tháng 5 năm 2011 . Luyện tiếng việt: Tập viết ôn chữ hoa a, m, n, v (kiểu 2) I. Mục tiêu. - Cho HS ôn lại chữ hoa A, M ,N, V .Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa (kiểu 2) A, M,(1 dòng) N, V (1 dòng) viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng)và câu ứng dụng : Tháp Mười .........Bác Hồ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II/ đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu. III/. Hoạt động dạy học. 33’ 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn viết. a. Viết chữ hoa: A, M, N, V - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn học sinh cách viết. - HS tập viết chữ hoa A, M, N, V vào vở nháp. b. Viết từ ứng dụng và câu ứng dụng. - Từ ứng dụng: An Dương Vương - HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ca dao. - GV hướng dẫn học sinh cách viết. 3. Hướng dẫn viết vào vở. - HS viết bài - GV theo dõi - giúp đỡ. 4. Chấm - chữa bài. 5. Cũng cố dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh. _____________________________ Luyện toán ôn tập về giải toán I. Mục tiêu. - Cho HS ôn tập về giải toán.Biết giải bài toán bằng 2 phép tính. II. Hoạt động dạy học. 33’ 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở Vở. - GV lần lượt cho học sinh đọc đề toán và tự tóm tắt đề toán vào nháp. - GV vừa hỏi vừa hướng dẫn cách giải. a- Bài 1: - Cho HS đọc đề toán . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài. Giải: Năm ngoái có số dân là: 53275 + 761 = 54036(người) Năm nay có số dân là: 54036 + 726 = 54762(người) Đáp số: 54762 người. b- Bài 2: - Cho HS đọc đề toán . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài. Giải: Số gạo đã bán là: 2345 : 5 = 469( kg) Số gạo cửa hàng còn lại là 2345 – 469 = 1876(kg) Đáp số : 1876 kg. c- Bài 3: - Cho HS đọc đề toán . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài. Giải: Một thùng có số gói là: 1080 : 8 = 135(gói). Ba thùng có số gói là: 135 x 3 = 405(gói) Số gói mì đã bán là. 1080 – 405 =675(gói) Đáp số: 675 gói. d- Bài 4: - Hướng dẫn HS điền đúng sai vào ô trống. - HS làm bài - GV theo dõi - giúp đỡ. - GV chấm bài đồng thời gọi học sinh chữa bài. 3. Cũng cố dặn dò. 2’. - GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh. ----------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể: Vệ sinh cá nhân: Phòng bệnh mắt hột I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : - Nêu được các biểu hiện và tác hại của bệnh mắt hột. - Biết cách phòng tránh bệnh mắt hột. 2.Kĩ năng: -Thường xuyên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ. - Dùng khăn mặt riêng, chậu rửa mặt sạch, nước sạch. 3.Thái độ: - Luôn gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh II.Đồ dùng: - Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 8 (3 tranh) -VSCN 1a, VSCN 7; VSCN 8c; VSMT 6 d,g, i; VSMT 9 a. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Bệnh mắt hột (15’) Mục tiêu: Nêu được các biểu hiện và tác hại của bệnh mắt hột. Đồ dùng: -Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 8 (3 tranh) -VSCN 1a, VSCN 7; VSCN 8c; VSMT 6 d,g, i; VSMT 9 a. Cách tiến hành: Bước 1: - GV phát tranh VSCN 8a cho các nhóm, yêu cầu các em quan sá tranh và trả lời câu hỏi : +Mắt bị bệnh khác mắt thường ở điểm nào ? +Nêu các dấu hiệu của bệnh mắt hột. Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát và thảo luận Bước 3: - Đại diện các nhóm trình bày GV hỏi tiếp ?Hãy tưởng tượng các em bị bệnh mắt hột, các em sẽ có cảm giác thế nào ? Có ảnh hưởng đến việc học tập không ?Bệnh mắt hột có tác hại gì Kết luận: khi bị bệnh mắt hột người ta thường có những biẻu hiện như ngứa mắt, đỏ mắt, cộm mắt, có dử mắt, hay chảy nước mắt, sưng mí mắt. - Bệnh mắt hột làm ảnh hưởng tới học tập, lao động, vui chơi; vẻ đẹp của đôi mắt và có thể làm cho mắt bị lông quặm, dẫn đến mù loà vĩnh viễn Hoạt động 2: Phòng bệnh mắt hột (15’) Mục tiêu: Biết cách phòng tránh bệnh mắt hột. Bước 1: - GV nêu: Bệnh mắt hột nguy hiểm như vậy, theo các em chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh bệnh mắt hột? - HS trả lời. Bước 2: GV cho HS quan sát tranh và nêu những việc làm thể hiện trong tranh và biện pháp phòng bệnh.. Bước 3: Các nhóm thảo luận Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận. Kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh mắt hột là: *Giữ vệ sinh cá nhân: -Thường xuyên rửa mặt sạch sẽ, ít nhất 3 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa và tối. -Dùng khăn riêng để rửa mặt, giặt khăn mặt bằng nước sạch và xà phòng, phơi khăn nơi khô, thoáng, nên phơi ngoài nắng. Nhớ rửa tay trước khi rửa mặt. -Dùng gối riêng khi ngủ. *Giữ vệ sinh môi trường: - Xử lí phân, rác hợp vệ sinh. - Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. - Xây dựng, bảo quản tốt nguồn nước của gia đình và cộng đồng. - Tích cực diệt ruồi. - Khi bị đau mắt phải đi khám bác sĩ.
Tài liệu đính kèm: