I/ Mục đích , yêu cầu.
A/ Tập đọc: Đọc đúng: áo choàng, lả chã.
- Bưới đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con .Vì con người mẹ có thể làm tất cả(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B/ Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
- Rèn kĩ năng sống :+ Ra quyết định , giải quyết vấn đề .
+ Tự nhận thức , xác định giá trị cá nhân . ( ở phần tìm hiểu bài )
Tuần 4 Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011. Tập đọc - Kể chuyện Người mẹ. I/ Mục đích , yêu cầu. A/ Tập đọc: Đọc đúng: áo choàng, lả chã.... - Bưới đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con .Vì con người mẹ có thể làm tất cả(trả lời được các câu hỏi trong SGK). B/ Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai. Rèn kĩ năng sống :+ Ra quyết định , giải quyết vấn đề . + Tự nhận thức , xác định giá trị cá nhân . ( ở phần tìm hiểu bài ) II/ Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ. - Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện. III/ Hoạt động dạy và học. A/ Bài cũ: 5’. - 2 HS đọc: Quạt cho bà ngủ. - Hỏi : Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào ? - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới: 30’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc: a- Gv đọc toàn bài. b- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi đọc. Tiết 2: 3/ Hướng dẫn tìm hểu bài. 15’ - Hỏi : - Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? - Người mẹ đã làm gì để bụi nước chỉ đường cho bà? ` - Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy bà mẹ. Người mẹ trả lời như thế nào? HS đọc thầm toàn bài , chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện ( người mẹ có thể làm tất cả vì con). Liên hệ với học sinh về tấm lòng của người mẹ đối với con .Con phải đền đáp lại công ơn nuôi dưỡng của mẹ bằng tấm lòng hiếu thảo. 4/ Luyện đọc lại. - GV đọc lại đoạn 4. - Hướng dẫn 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai để đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời của nhân vật. - Một nhóm HS ( 6 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, bà mẹ. Thần chết, bụi gai, hồ nước, thần đêm tối) đọc lại chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. Kể chuyện. 20’ 1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ. 2/ Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai. - Lưu ý HS : Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ. Có thể kèm động tác, cử chỉ , điệu bộ như là đang đóng 1 màn kịch nhỏ. - HS tự lập nhóm và phân vai. - HS chỉ dựng lại câu chuyện theo phân vai. - Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất. IV/ Củng cố, dặn dò.2’ - Hỏi: Qua truyện này , em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? - Giáo viên yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện cho người thân. ---------------------------------------------------------- Toán. Luyện tập chung. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết làm tính cộng , trừ các số có ba chữ số , tính nhân , tính chia trong bảng đã học . - Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn ,kém nhau một số đơn vị ). - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. - Dành cho HS khá, giỏi: Bài 5. II/ Hoạt động dạy và học. A/ Bài cũ: 5’. - GV cho HS cầm mô hình đồng hồ lên bảng kiểm tra. - GV đọc HS thực hành quay kim đồng hồ: 6 giờ 15 phút, 9 giờ kếm 5 phút.. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới: 28’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: HS làm BT 1,2,3,4 ,5. GV theo dõi , hướng dẫn thêm. Chấm 1 số bài. * Hoạt động2: Chữa bài. a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính. a) 415 + 415 b) 234 + 432 356 - 156 652 - 126 - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tìm kết quả phép tính. Gọi 1 số HS nêu miệng 1 số phép tính. b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tìm X. a) X x 4 = 32 b) X : 8 = 4 - Củng cố cách tìm thừa số,số bị chia, chưa biết. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở. c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính. - Củng cố cho HS cách thực hiện dãy tính = 2 bước tính. Ví dụ: a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27 = 72. d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài . - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Củng cố cho HS về giải toán: ( nhiều hơn số đơn vị). - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài: Giải: Thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là: 160 - 125 = 35 ( lít). Đáp số : 35 Lít. đ- Bài 5: Dành cho HS khá,giỏi. - Cho Hs quan sát hình trong SGk rồi hướng dẫn HS vẽ hình theo mẫu. III/ Củng cố, dặn dò. 2’ GV nhận xét tiết học. ************************************************** Tự nhiên xã hội. Hoạt động tuần hoàn. I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể . Nừu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu , cơ thể sẽ chết . - Dành cho HS khá,giỏi: Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn , vòng tuần hoàn nhỏ. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trong sách GK trang 16,17. - Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn. III/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: 10’. Thực hành. - Bước 1: Làm việc cả lớp: GV hướng dẫn HS. + áp tai vào ngực bạn dể nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong vòng 1 phút. + Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái , đếm số mạch đập trong 1 phút. - Bước 2: Làm việc theo cặp. - Từng cặp HS thực hành như hướng dẫn trên. - Bước 3: Làm viêc cả lớp. + Các em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình. + khi đặt mấy ngón tay lên cổ tay mình, em cảm thấy gì không? + Một số nhóm trình bày kết quả. Kết luân: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. * Hoạt động 2: 10’.Làm việc với SGK - Làm việc theo nhóm. + Chỉ động mạch, tỉnh mạch, mao mạch trên sơ đồ. + Chỉ và nói đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ. Nêu chức năng? + Chỉ và nói đường đi của vòng tuần hoàn lớn. Nêu chức năng? Kết luận: Tim luôn co bóp đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn... * Hoạt động 3: 10’.Chơi trò chơi: ghép chữ vào hình. Treo sơ đồ câm , cho các nhóm thi ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành trước ,nhóm đó thắng cuộc. IV/ Củng cố , dặn dò. 2’ - GVnhận xét tiết học. ---------------------------------------------- Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011. Thể dục. Ôn đội hình đội ngũ - Trò chơi: Thi xếp hàng. I/ Mục tiêu: Biết cách tập hợp hàng ngang , dóng hàng ngang , điểm số , quay phải , quay trái . Đi đúng theo vạch kẻ thẳng , thân người giữ thăng bằng . Bước đầu biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp . Biết cách chơi và tham gia chơi được . II/ Địa điểm , phương tiện: Còi , kẻ sân cho trò chơi. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. 1/ Phần mở đầu: - Tập hợp lớp và báo cáo. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chổ. - Ôn đứng nghiêm nghĩ, quay trái, quay phải.... 2/ Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, hàng dọc, điểm số , quay trái, quay phải. + Lần 1: GV hô cho HS tập. + Lần 2: Chia tổ cho HS tập, các em thay nhau làm chỉ huy. - Học trò chơi: Thi xếp hàng. + GV nêu tên trò chơi , hướng dẫn nội dung trò chơi, cách chơi. Sau đó GV cho HS đoc vần điệu của trò chơi, HS chơi thử 1-2 lần. + GV chọn vị trí đứng cố định và phát lệnh chơi. 3/ Phần kết thúc: - Đi thường theo vòng tròn. - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------- Toán Kiểm tra. I/ Mục tiêu: - Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS về: - Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ 1lần). - Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2 : 1/3 : 1/4 : 1/5 ). - Giải bài toán có một phép tính . - Biết tính độ dài đường gấp khúc( trong phạm vi các số đã học). II/ Đề kiểm tra: Sử dụng đề kiểm tra ở SGV Bài 1: Đặt tính rồi tính. 327 + 416 561 - 244 462 + 354 728 – 456 Bài 2: - Có 24 cái bánh được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái bánh ? Bài 3: - Mỗi hộp có 4 cái cốc . Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc ? Bài 4 : - Tính độ dài đường gấp khúc ABCD: a ) AB dài 35 cm . BC dài 25 cm. CD dài 40 cm. b ) Đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét ? III/ Đánh giá: - Bài 1: (4 điểm) Mỗi phép tính đúng được 1 điểm. - Bài 2: (1 điểm) khoanh đúng vào mỗi câu được 1/2 điểm. - Bài 3: ( 2,5 điểm) + Viết câu lời giải đúng được 1 điểm. + Viết phép tính đúng được 1 điểm. + Viết đáp số đúng được 1/2 điểm. - Bài 4: ( 2,5 điểm) + Câu lời giải đúng 1 điểm. + Viết phép tính đúng 1 điểm. + Đổi độ dài ra mét được 1/2 điểm. ************************************************* Tập đọc : Ông ngoại I/ Mục tiêu: - Biết đọc đúng các kiểu câu ; bước đầu biết phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân vật - Hiểu nghĩa và biết cách dùng từ mới trong bài. - Hiểu nội dung :Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học(trả lời được các câu hỏi trong SGk). - Rèn kĩ năng sống : + Giao tiếp , trình bày suy nghĩ . + Xác định giá trị . . ( ở phần tìm hiểu bài ) II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - 2 HS lên bảng đọc bài : Người mẹ, và trả lời câu hỏi SGK. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Luyện đọc : a/ GV đọc bài : b/GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp tìm hiểu bài : - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài . - HS tìm hiểu nghĩa từ : loang lổ. Tập đặt câu với từ. - Đọc từng đoạn trong nhóm. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ? - Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ? - Tìm những hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường? - Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên? - Liên hệ thực tế với học sinh . 4/ Luyện đọc lại : - GV chọn đọc diễn cảm một đoạn văn: “ Thành phố sắp vào thu.... đầu tiên của tôi “ - 3- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - 2 HS thi đọc cả bài. V/ Củng cố, dặn dò: 2’ - Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn này thế nào? - GV nhận xét giờ học. ******************************** Tập viết: Ôn chữ hoa C I/ Mục tiêu : -Viết đúng chữ hoa C (1 dòng ), L,N (1 dòng ); viết tên riêng Cửu Long (1 dòng ) và câu ứng dụng: Công cha... trong nguồn chảy ra’’ ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II/ Đồ dùng dạy học : - Chữ mẫu, chữ tên riêng. A/Bài cũ : 5’ - 3 HS lên bảng lớp viết: Bố Hạ , Bầu. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. 2/ Hướng dẫn tên viết bảng con: a- Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài : C, L, S, N. - GV viết mẫu, kêt hợp nhắc lại cách viết. - HS tập viết trên bảng con. b- Luyện viết từ ứng dụng. - GV giới thiệu: Cửu long là ... ừng nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó , nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai. Khi đó em sẽ làm gì? - Các nhóm lên đóng vai. - Các nhóm trao đổi, thảo luận: + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao? + Theo em , có cách giải quyết nào khác tốt hơn không? - GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn , giải thích lý do và không nên làm điều sai trái. * Hoạt động 3: 10’. Bày tỏ ý kiến. - GV nêu từng ý kiến , HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ tay. a- Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì? b- Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được. c- Có thể hứa mọi điều còn thực hiện được hay không là không quan trọng. d- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy tôn trọng. g- Cần xin lỗi và giả thích lý do khi không thực hiện được lời hứa. * Kết luận : 5’. - Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẻ được mọi người tin cậy và tôn trọng. --------------------------------------------------- Toán : Luyện tập I/ Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức ,trong giải toán - Các bài tập cần làm: 1,2,3,4. - Dành cho HS khá,giỏi: Bài 5. II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - Gọi 1 số HS đọc bảng nhân 6. Hỏi 1 số phép tính bất kỳ trong bảng. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập: HS làm BT 1,2,3,4 ,5. - GV theo dõi , hướng dẫn HS làm bài. Chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm: Củng cố bảng nhân 6. - GV ghi bảng lớp gọi HS đọc kết quả, GV ghi kết quả vào sau dấu bằng. - HS nhận xét được từng cột phép tính để thấy. VD: 6 x 5 = 30 : 6 x 10 = 60 6 x 7 = 42 : 6 x 8 = 48. b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính. - Củng cố cho HS tính GTBT bằng 2 bước tính: (có liên quan đến phép nhân 6). Ví dụ: 6 x 9 + 6 = 54 + 6 = 60. + HS lên bảng chữa bài. + HS nhận xét kết quả. + Lưu ý thứ tự thực hiện. c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hoit gì? - Củng cố về giải toán: 1 HS lên bảng chữa bài. Giải: 4 học sinh mua được số vở là: 6 x 4 = 24 ( quyển vở). Đáp số : 24 quyển vở. d- Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm. - HS nhận xét đ ặc điểm của dãy số , rồi căn cứ vào đó tìm số thích hợp ở mỗi chổ chấm trong mỗi dãy số. - Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi. - Cho HS quan sát hình ở SGK và cho HS cắt giấy xếp thành hình như ở SGK. - GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai (nếu có) III/ Củng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội. Vệ sinh cơ quan tuần hoàn. I/ Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. - Biết được không nên luyện tập và lao động quá sức. - Kĩ năng sống : + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : So sánh cách đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động . + Kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch . II/ Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trong SGK trang 18, 19. III/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: 15’.Chơi trò chơi vận động. - GV lưu ý HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. - Lúc đầu GV cho HS chơi 1 trò chơi vận động ít . Ví dụ” Con thỏ, ăn cỏ....” - Sau khi chơi xong, GV hỏi: các em có thấy nhịp tim đập nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? Bước 2: GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều. Hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với vận động nhẹ. Kết luận: Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. * Hoạt động 2: 15’.Thảo luận nhóm. Bước 1: Các nhóm quan sát hình 19 SGK và thảo luận. - Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và làm việc quá sức? - Theo bạn, những trạng thái cảm xúc dưới đây làm tim đập mạnh hơn: + Khi quá vui. + Lúc hồi hộp, xúc động mạnh. + Lúc tức giận. + Lúc thư giản. - Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi dày dép quá chật? - Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống ....giúp bảo vệ tim mạch? - Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống... có hại cho tim mạch? Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm khác bổ sung. IV/Củng cố dặn dò. 5’ - GV nhận xét tiết học --------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2011. Tập làm văn : Nghe kể : Dại gì mà đổi . Điền vào giấy tờ in sẵn. I/ Mục tiêu: - Nghe- kể lại được câu chuyện : Dại gì mà đổi(BT1) . - Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo(BT2). - Rèn kĩ năng sống : + Giao tiếp + Tìm kiếm , xử lí thông tin . II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - GV kiểm tra 2 HS : - HS 1 kể về gia đình của mình với một ngời bạn mới quen - HS 2 đọc đơn xin nghỉ học. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng đẫn HS làm bài tập : a) Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý . - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK và đọc thầm . - GV kể chuyện . Nêu câu hỏi : + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ? + Cậu bé trả lời mẹ thế nào ? + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ? - Gọi một HS khá, giỏi kể , GV cùng cả lớp nhận xét. - Kể theo cặp trong nhóm. - Đại diện nhóm đứng kể, cả lớp theo dõi nhận xét. - Bình chọn bạn kể hay nhất + Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ? b) Bài tập 2: Điền nội dung vào điện báo . - Một HS đọc yêu cầu bài và mẫu điện báo. Hỏi : + Tình huống cần viết điện báo là gì ? + Yêu cầu của bài là gì ? - GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào mẫu điện báo . Chú ý : + Họ tên , địa chỉ người nhận. + Nội dung điện báo . + Họ tên , địa chỉ người gửi . - HS viết bài vào vở . - Yêu cầu một số HS đọc nội dung bức điện báo của mình . - Cả lớp nhận xét. IV/ Củng cố - dặn dò : 2’. GV nhận xét giờ học. *************************************** Chính tả ( nghe viết ) : Ông ngoại I/ Mục tiêu: - Nghe viết đúng, trình bày đẹp đoạn văn trong bài. - Viết đúng những tiếng có vần khó (oay ) , làm đúng các BT phân biệt r,d,gi. II/ Đổ dùng dạy học: - Bảng phụ III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 2 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào nháp : thửa ruộng, dạy bảo, giao việc . B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS nghe viết : a) Hướng dẫn HS chuẩn bị : - 2- 3 HS đọc đoạn văn . Hỏi: + Đoạn văn gồm mấy câu ? + Những chữ nào trong bài viết hoa ? - HS đọc đoạn văn, ghi các tiếng khó vào bảng con. Ví dụ: vắng lặng, loang lổ, trong trẻo, gõ thử. b) GV đọc cho HS viết bài vào vở . c) Chấm , chữa bài . 3/ Hớng dẫn HS làm BT chính tả: - Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài , HS làm bài vào vở . GV chia bảng lớp thành 3 cột, mời các nhóm chơi trò chơi tiếp sức . Mỗi em lên bảng viết 1 tiếng có vần “ oay’’ rồi chuyển phấn cho bạn . Sau thời gian qui định , cả nhóm ngừng viết . Cả lớp và GV nhận xét. - Bài 2 : HS làm BT a) . GV treo bảng phụ, mòi 3 HS lên bảng thi giải nhanh BT. 4/ Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học ------------------------------------------------------ Toán : Nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (không nhớ). I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ). - Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân. - Các bài tập cần làm:1,2a,3 - Dành cho HS khá,giỏi: Bài 2(b). II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - Gọi 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 6. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giới thiệu nhân số 2 chữ số có 1 chữ số. - GV nêu và viết phép nhân lên bảng: 12 x 3 = ? - Gọi HS lên bảng đặt tính: ( viết phép nhân theo cột dọc) 12 x 3 - Lưu ý HS viết 2 thẳng cột với 3, dấu x ở giữa 2 dòng có 12 và 3. - Hướng dẫn HS tính: Nhân từ phải sang trái. (3 nhân 2 bằng 6 viết 6, 3 nhân 1 bằng 3, viết 3) Vậy : 12 x 3 = 36 - Cho vài HS nêu lại cách nhân. 2/ Thực hành: HS làm bài tập 1, 2, 3. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính. 24 22 11 33 20 x 2 x 4 x 5 x 3 x 4 - HS nêu miệng kết quả tính, GV ghi bảng, nhận xét. Ví dụ: 24 2 x 4 = 8, viết 8. x 2 2 x 2 = 4, viết 4. b- Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi bài( b). - Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính. a) 32 x 3 b) 42 x 2 11 x 6 13 x 3 - Gọi HS lên bảng chữa bài. ( Lưu ý HS đặt tính rồi tính). c- Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề toán . -Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Một HS lên bảng giải bài toán. Giải: 4 hộp bút như thế có số bút chì màu là: 4 x 12 = 48 (bút chì) Đáp số: 48 bút chì. IV/ Củng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------- Thủ công : Gấp con ếch ( tiết 2 ) I/ Mục tiêu: Biết cách gấp con ếch . Gấp được con ếch bằng giấy , nếp gấp tương đối thẳng phẳng II/ Đồ dùng dạy học: - Mẩu con ếch được gấp bằng giấy màu. - Tranh quy trình. - Giấy màu, bút màu, kéo. III/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 3 : Học sinh thực hành gấp con ếch : - GV gọi 1 - 2 HS lên bảng nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp con ếch. Sau đó GV nhắc lại các bớc : + Bước 1 : Gấp , cắt tờ giấy hình vuông + Bước 2 : Gấp tạo 2 chân trước + Bước 3 : Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch - GV tổ chứccho HS thực hành gấp con ếch theo nhóm. - Sau khi gấp xong, cho HS trong nhóm thi xem ếch của ai nhảy xa hơn. - GV chọn một số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát. - Nhận xét, khen ngợi những em gấp đẹp. - Đánh giá sản phẩm của HS. IV/ Củng cố _ dặn dò : - GV nhận xét giờ học . - Chuẩn bị cho giờ sau : Gấp cắt ngôi sao 5 cánh ... ------------------------------------------------ Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I/ Nhận xét , đánh giá các hoạt động trong tuần : * Ưu điểm : - Đi học chuyên cần , học bài và làm bài đầy đủ. - Sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ đã đi vào nề nếp. - Đồng phục đúng qui định. * Tồn tại : - Một số em vẫn còn hay quên sách vở . - Một số em còn nói chuyện riêng, làm việc riêng . - Tổ 3 trực nhật chưa sạch. II/ Kế hoạch tuần tới : - Đi học đúng giờ. - Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc. - Mặc đồng phục đúng quy định. - Thực hiện tốt các nội quy của nhà trường --------------------------------------
Tài liệu đính kèm: