Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 22

Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 22

I. Mục tiêu:

- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc đúng: lủng lẳng, chiều quằn. Đọc to, rõ ràng, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn luyện đọc.

 

doc 19 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
TUẦN 22
Ngày soạn : 11 tháng 02 năm 2012
Ngày giảng : Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2012
Tiết 1:
CHÀO CỜ
Tiết 2 : Thể dục :
GV chuyên soạn giảng
Tiết 3: Toán: Tiết 106
LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cách rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Củng cố cách rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
I. Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số.
- Qui đồng được mẫu số hai phân số.
- Hoàn thành BT1, 2, 3 (a.b,c). HSKG hoàn thành BT4.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Qui đồng mẫu số các phân số: 
; MSC 36
 Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
Phát triển bài:
* Bài 1 (118): 
- Gọi HS đọc y/c
- Yêu cầu HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá.
* Bài 2(118): 
- Gọi HS đọc y/c
- Yêu cầu HS làm vở, 1HS làm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá.
- Nêu cách tìm phân số bằng nhau?
* Bài 3a,b,c (118): 
- Gọi HS đọc y/c
- Yêu cầu HS làm vở, 4 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá.
* Bài 4 (118): 
- Yêu cầu HS thảo luân cặp 
- Gọi 2 cặp trìng bày.
- Nhận xét đánh giá.
3. Kết luận :
- Nêu các bước thực hiện rút gọn phân số?
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện.
 = = ; = = .
- 1 HS đọc y/c
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
Đáp án:
 ; ; ; 
- Nhận xét đánh giá.
- 1 HS đọc y/c
- HS làm vở, 1HS làm bảng phụ.
Đáp án:
 ; 
 Phân số là phân số tối giản.
 = 
- Nhận xét đánh giá.
- 1 HS đọc y/c
- HS làm vở, 4HS làm bảng phụ.
Đáp án:
 và.  ;;
 và . ; ;
 và. ; ; 
 , và ; ; .
- Nhận xét đánh giá.
- Thảo luận cặp
- 2 cặp trình bày.
Đáp án: Nhóm b.
- Nhận xét đánh giá.
Tiết 4: Tập đọc: Tiết 43
SẦU RIÊNG
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài.
- Đọc trôi chảy rành mạch, đọc toàn bài.
- Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa quả & nét độc đáo về dáng cây.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc đúng: lủng lẳng, chiều quằn. Đọc to, rõ ràng, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- Đọc thuộc lòng bài Bè xuôi sông La.
 Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
 Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc bài
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  kì lạ
+ Đoạn 2: Tiếp  năm ta
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc từ khó.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ, đọc câu dài.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Cho HS đọc bài theo cặp
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp.
- GV đọc mẫu.
2.2. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
 - Gọi HS đọc bài, lớp đọc thầm
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
GV: ở miền Nam có nhiều cây ăn quả, sầu riêng là đặc sản, nơi nổi tiếng có nhiều sầu riêng là Bình Long, Phước Long.
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Đoạn 2, 3: 
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối
- Gọi HS đọc câu hỏi 2, thảo luận cặp trả lời:
- Hoa, quả, dáng cây sầu riêng được miêu tả như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng, và dáng cây sầu riêng.
* GV: Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây sầu riêng trái hẳn với hoa quả của nó, để làm nổi bật hương vị ngọt ngào của quả sầu riêng.
- Theo em "quyến rũ" có nghĩa là gì?
- Em có thể dùng từ khác để thay thế từ
"Quyến rũ"? trong các từ đó từ nào hay nhất?
GV: Sầu riêng là loại trái cây rất đặc biệt, dưới ngòi bút của nhà văn nó quyến rũ chúng ta đến với hương vị tổng hợp.
- Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- Đoạn 2, 3 cho ta biết điều gì?
- Gọi HS đọc toàn bài, nêu nội dung bài?
2.3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối, lớp tìm giọng đọc.
- Luyện đọc đoạn "Sầu riêng làkì lạ".
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
3. Kết luận:
- Em thích nhất hình ảnh nào của cây sầu riêng?
- Tự luyện đọc ở nhà.
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải.
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài.
- HS đọc đoạn 1
- Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
Đ1. Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng.
- 2 HS đọc tiếp nối
- Đọc câu hỏi 2, thảo luận cặp trả lời:
- Hoa sầu riêng: Trổ vào cuối năm thơm ngát như hương caucánh hoa.
- Quả sầu riêng: Lủng lẳng, đam mê.
- Dáng cây sầu riêng: Thân khẳng khiulá héo.
- Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng rất đặc sắc. Vị ngọt đến đam mê, trái ngược hoàn toàn với cây sầu riêng
- Làm cho người khác phải mê mẩn vì một cái gì đó.
- Hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người.
Từ quyến rũ, vì nó nói rõ được ý mời mọc gợi cảm, đến hương vị của trái sầu riêng.
- Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam.
- Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
- Đứng ngắmlạ này.
- Vậy màĐam mê
Đ2, 3. Nét đặc sắc của hoa sầu riêng và dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng.
- Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
- 3 HS đọc tiếp nối, lớp tìm giọng đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm
- HS nêu.
Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Thứ tư ngày 15 tháng 02 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Ngày soạn: 14 tháng 02 năm 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 109
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số .
- Hoàn thành BT1, 2a. HSKG hoàn thành BT3.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ kẻ băng giấy như SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra sĩ số.
- So sánh các phân số: , và .
Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. So sánh hai phân số khác mẫu số.
* Ví dụ:
- Gọi HS nêu ví dụ GV ghi bảng.
- Em có nhận xét gì về MS của 2 PS này?
- Hãy suy nghĩ tìm cách so sánh 2 PS?
- GV hướng dẫn.
* Cách 1: GV đính 2 băng giấy như SGK lên bảng giới thiệu:
- Chia băng giấy thứ nhất làm 3 phần, tô màu 2 phần.
- Chia băng giấy thứ hai làm 4 phần, tô màu 3 phần.
- Băng giấy nào được tô màu nhiều hơn?
- băng giấy & băng giấy phần nào lớn hơn?
- như thế nào so với ?
* Cách 2: Quy đồng MS rồi so sánh.
- Gọi HS lên quy đồng MS.
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
* Quy tắc: SGK(121).
2.2. Thực hành.
* Bài 1 (122):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2a (122) : 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/c HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (122): HSKG 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Muốn biết bạn nào ăn nhiều bánh hơn ta làm như thế nào?
- Y/cầu HS làm vở.
- Gọi HS trình bày miệng.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu cách so sánh hai PS khác MS?
- Xem lại các bài đã chữa
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện: < < .
- 1 HS đọc ví dụ
- 2 phân số có 2 mẫu số khác nhau.
- HS tự nêu cách so sánh.
- 
- 
- Băng giấy thứ hai
- > 
- < 
- HS quy đồng. & 
- < nên < 
- Quy đồng mẫu số 2 phân số rồi so sánh các tử số của 2 phân số.
- 2 HS nêu quy tắc.
- 1 HS đọc yêu cầu, tự làm bài
a. nên 
b. < nên < 
c. > nên > 
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu, tự làm bài.
- Đáp án: 
a. vì nên 
b. vì nên 
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- Tự làm bài vào vở, trình bày miệng:
- Bạn Mai ăn cái bánh tức là đã ăn cái bánh.
- Bạn Hoa ăn cái bánh tức là đã ăn cái bánh. 
- Vì > nên bạn Hoa ăn nhiều bánh hơn.
- HS nhận xét, đánh giá.
Tiết 2: Tập làm văn: Tiết 43
LUYỆNTẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
- Biết quan sát cây cối theo một trình tự hợp lý & ghi lại những điều đã quan sát được.
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát cây cối, theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định( BT2).
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- 1 HS đọc dàn ý tả một cây ăn quả? 
 Nhâậnxét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
* Bài 1 (39):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Theo em văn miêu tả dùng các hình ảnh so sánh, nhân hóa để làm gì?
- Trong các bài văn trên bài nào miêu tả một loài cây? Bài nào miêu tả một cái cây?
* Bài 2 (40):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/cầu HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 số HS dưới lớp đọc bài của mình.
3. Kết luận:
- Khi miêu tả cây cối cần kết hợp những giác quan nào?
- Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát.
- 2 HS nêu theo 2 cách đã học (Tả chi tiết từng bộ phận; Tả theo từng thời kì phát triển của cây.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS đọc các bài Bãi ngô (30); Cây gạo (32); Sầu riêng (34).
- Đại diện trình bày.
a. Sầu riêng: Tả từng bộ phận của cây.
- Bãi ngô: Tả theo từng thời kì phát triển của cây.
- Cây gạo: Tả theo từng thời kì phát triển của cây.
b. Sầu riêng: Mắt, mũi, lưỡi.
- Bãi ngô: Mắt, tai
- Cây gạo: Mắt, tai.
c. So sánh: 
* Sầu riêng: Trái sầu riêngtổ kiến.
- Hoa sầu riêngsen con.
- Thân thiếu cái dáng congcây nhãn.
* Bãi ngô: Cây ngô lúc nhỏmạ non.
- Hoa ngô..cỏ may.
*Cây gạo: Cánh hoanhư chong chóng
- Quả gạo..cơm gạo mới.
 Nhân hóa:
* Bãi ngô: Búp ngô ... ợc một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả (Lá, thân, gốc) một cây em thích (BT2).
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
- Cho HS hát.
- Gọi HS đọc dàn bài: Quan sát một cây mà em thích.
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
* Bài 1 (42):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp: 
- Tác giả miêu tả bộ phận gì của cây bàng?
- Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ?
* Bài 2 (42):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/ cầu HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Bài văn miêu tả cây cối có mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
- Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi cặp.
a. Đoạn văn tả lá bàng: 
- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Tác giả miêu tả chính xác, sinh động
b. Đoạn văn cây sồi già.
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa hè.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh như: Áo như một con quái vật tươi cười.
- Biện pháp nhân hóa như: Mùa đông cây sồi giàđung đưa.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ
- HS trình bày:
* Cây đa già như một chiếc ô khổng lồ, che nắng, che mưa cho những người nông dân quê em. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như những bàn tay khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vòm lá xanh um mà mưa nắng không hề lọt qua được.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS nêu.
Tiết 4: Địa lý: Tiết 22
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết một số dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ; biết đặc điểm về nhà ở, trang phục của người dân nơi đây.
- Biết một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động SX chủ yếu của người dân ở ĐBNB:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Chế biến lương thực.
- HSKG Biết những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng SX lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
II. Đồ dùng:
- Tranh, ảnh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuẩ trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- Đọc bài học tiết trước
 GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
 *HĐ1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
- Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ, hãy nêu lên những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây ?
* HSKG nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước?
- GV nhận xét bổ sung
* Kết luận: Nhờ cố đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
- Yêu cầu các nhóm đọc tài liệu SGK và thể hiện qui trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
- Nhận xét phần trình bày của HS. 
- GV kết luận.
* HĐ2: Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại đặc điểm về mạng lưới sông ngòi kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân ĐBNB ?
- Kết luận: Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thuỷ hải sản. 
* HĐ3: Thi kể tên các sản vật của đồng bằng Nam Bộ
- GV chia lớp thành 2 dãy, tổ chức thi tiếp sức với nội dung: kể tên các sản vật đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ trong thời gian 3 phút. Sau 3 phút, dãy nào nêu được nhiều tên sản vật đúng hơn, dãy đó sẽ chiến thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV yêu cầu HS giải thích: Tại sao đồng bằng Nam Bộ lại có được những sản vật đặc trưng như vậy ?
- GV tổng kết cuộc chơi, khen ngợi dãy HS thắng cuộc.
3. Kết luận:
- GDMT: Để ĐBNB luôn là nơi cung cấp nhiều thuỷ sản, lúa gạo, trái cây em cần phải làm gì?
- Học thuộc bài học
- Cả lớp hát.
- 1 HS thực hiện.
- Thảo luận nhóm, trình bày.
- Đại diên nhóm trình bày:
+ Người dân trồng lúa.
+ Người dân trồng nhiều cây ăn quả như dừa, chôm chôm, măng cụt.
- Nhận xét bổ sung
- Nhờ có đất màu mỡ...
- Lắng nghe.
- Đọc SGK nêu qui trình thu hoạch, chế biến gạo xuất khẩu:
+ Gặt lúa - tuốt lúa - phơi thóc - xay xát gạo và đóng bao- xuất khẩu.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch của đồng bằng Nam bộ chằng chịt.
- Thảo luân cặp, trả lời:
+ Người dân sẽ phát triển nghề nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
+ Phát triển mạnh việc xuất khẩu thuỷ sản.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn chơi.
- Thực hiện trò chơi.
- VD: Tôm hùm, cá ba sa, mực
+ Giải thích: Vì ĐBNB có nhiều sông ngòi, kênh, rạch và đồng bằng rộng lớn.
- HS nêu.
TUẦN 23
Ngày soạn: 16 tháng 02 năm 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2012
Tiết 1:
CHÀO CỜ
Tiết 2 : Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Tiết 1: Toán: Tiết 108
LUYỆN TẬP
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cách rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Củng cố cách rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
I. Mục tiêu:
- So sánh 2 phân số cùng mẫu số, so sánh được một phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Hoàn thành BT1, 2 (5 ý cuối ), BT3a,c. HSKG hoàn thành hết các BT
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- So sánh :  ;  
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (120): 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* Bài 2: 5 ý cuối (120):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vở, 2HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3a, c (120): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Muốn viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- GV cùng HS làm mẫu ý a.
- Cho HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số?
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 HS thực hiện
 ; < 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Đáp số: a. ; b. ; c. ; 
d. ; 
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Đáp số: ; ; 
- ; ; 
- HS nhận xét, đánh giá. 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Ta so sánh các tử số của 3 phân số.
a. Vì 1 < 3< 4 nên 
b. Vì 5 < 6 < 8 nên 
c. Vì 5 < 7 < 8 nên 
d. Vì 10 < 12 < 16 nên 
- HS nhận xét, đánh giá.
Tiết 2: Kể chuyện: Tiết 22
CON VỊT XẤU XÍ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết kể lại câu chuyện được nghe, được đọc.
- Biết kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí dựa theo tranh minh hoạ & lời kể của GV.
I. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK). Bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính đúng diễn biến.
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh gía người khác.
* Biết bảo vệ và chăm sóc vật nuôi trong gia đình, không thả rông vật nuôi để đảm bảo vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- Kể về một người có khả năng đặc biệt?
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. GV kể chuyện.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh.
- Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong hoàn cảnh như thế nào?
- Thiên nga cảm thấy ntn khi ở lại cùng đàn vịt? Vì sao?
- Thái độ của thiên nga như thế nào khi được bố mẹ đến đón? Câu chuyện kết thúc ra sao?
2.2. Hướng dẫn sắp xếp lại thứ tự bức tranh minh họa đúng với ND theo nhóm 4 
- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày.
2.3. Hướng dẫn kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
- Tổ chức cho HS kể theo nhóm 4. 
- GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi HS kể trước lớp.
- GV đưa tiêu chí.
- Mỗi HS kể một tranh.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Vì sao đàn vịt con lại đối xử với thiên nga như vậy?
- Thiên nga có tính cách gì đáng quý?
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay và kể chuyện hay nhất.
3. Kết luận:
- Qua câu chuyện em học được ở thiên nga điều gì?
* Câu hỏi tích hợp GDBV môi trường:
Theo em ta nên làm gì với các loài vật quanh ta? câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- 1 HS kể.
- HS nghe GV kể chuyện.
- Vì nó còn quá nhỏ và yếu ớt không thể cùng bố mẹ bay về phương nam.
- Nó buồn lắm vì không có ai làm bạn, vịt mẹ lại bận bịu nấu ăn suốt ngày không có thời gian quan tâm đến nó.
- Nó vui sướng quên hết mọi chuyện buồn, nó cảm ơn vịt mẹ. Khi thiên nga bay đi cùng bố mẹ đàn vịt con nhận ra lỗi lầm của mình.
- HS thảo luận nhóm.
* Tranh 2: 2 vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con.
* Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn, chăn rắt cả đàn vịt con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe và hắt hủi.
* Tranh 3: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.
* Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ, đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.
- Kể trong nhóm.
- HS kể chuyện trước lớp.
- 2 HS đọc tiêu chí:
+ Kể có đúng nội dung không?
+ Kể có đúng trình tự câu chuyện không?
+ Lời kể có tự nhiên không?
- 4 em kể 4 tranh.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Vì chúng cho rằng Thiên nga là cô vịt vô tích sự & vô cùng xấu xí.
- Trọng tình nghĩa, biết ơn mẹ vịt đã cưu mang giúp đỡ mình.
- Ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ, biết quí trọng tình bạn ...
- Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi, không thả rông vật nuôi để đảm bảo vệ sinh môi trường. Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác vì không phải ai cũng giống ai, mỗi người có một vẻ đẹp riêng. Phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau không nên lấy mình làm mẫu để đánh giá người khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_hoc_ki_2_tuan_22.doc