Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Dương Thị Thuý Hảo

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Dương Thị Thuý Hảo

Tập đọc

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-Gien-Lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.

GD KNS: Tự nhận thức: nhận biết được lòng dũng cảm cần thiết như thế nào đối với mỗi người.

 

doc 37 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Dương Thị Thuý Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai, ngày 4 tháng 4 năm 2011
Chào cờ
Làm lễ chào cờ đầu tuần
____________________________
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-Gien-Lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.
GD KNS: Tự nhận thức: nhận biết được lòng dũng cảm cần thiết như thế nào đối với mỗi người.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bản đồ thế giới, ảnh chân dung Ma-Gien-Lăng , bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p) 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơi... từ đâu đến? Và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- GV nhận xét - ghi điểm.
Bài mới: (28p)
Giới thiệu bài: GV giới thiệu.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
Cho HS đọc nối tiếp. GV cho HS đọc những tên riêng.
Cho HS đọc chú giải- giải nghĩa từ.
Cho HS luyện đọc theo cặp. Yêu cầu HS đọc toàn bài.
GV đọc toàn bài với giọng chậm rãi, thể hiện cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Một HS đọc toàn bài. GV nêu câu hỏi :
+ Ma- gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? (Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới).
+Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho địa dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
+ Đoàn thám hiểm gặp những khó khăn gì dọc đường? (Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn).
+ Đoàn thám hiểm của Ma-gien- lăng đã đạt được những kết quả gì? (Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới).
+ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về nhà thám hiểm? (Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra).
+ Em hãy nêu ý chính của bài? GV ghi bảng.
Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cho 3 HS đọc nối tiếp nhau 6 đoạn của bài. GV hướng dẫn đọc.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn.
Vượt Đại Tây Dương ổn định được tinh thầ.
Cho HS thi đọc diễn cảm. Lớp và GV nhận xét.
Củng cố dặn dò: (2p) 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài.
GV: Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, HS cần rèn luyện những đức tính gì? (ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn).
- Nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau.
_________________________________
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích của hình bình hành.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm:1,2, 3.
II.Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (6p)
 - Gọi HS lên bảng chữa BT 2 và 3 của tiết trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
Luyện tập: (30p)
Bài 1: HS tự làm rồi nêu kết quả. Khi chữa bài GV hỏi thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính.
Bài 2: Một HS đọc bài toán.
GV hỏi: Bài toán này thuộc dạng toán gì ? Nêu các bước giải bài toán ?)
- HS làm bài tập vào vở BT, GV giúp đỡ HS yếu.
Giải: 	Chiều cao của hình bình hành là: 18 x = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:	 18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số: 180 cm2.
Bài 3 : HS nêu bài toán
 ? Xác định dạng toán
 ? Xác định tỷ số , tổng 
- Cả lớp vẽ sơ đồ và giải vào vở, chữa bài 
Bài giải
Ta có sơ đồ :
 Búp bê: |–––|–––|	 63 đồ chơi
 Ô tô : |–––|–––|–––|–––|–––|
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ô tô có trong gian hàng là :
63 : 7 x 5 = 45 ( ô tô)
 ĐS: 45 ô tô 
 Bài 4 : Dành cho HS khá giỏi.
HS nêu bài toán, tự làm rồi chữa bài. Lớp và GV nhận xét.
Hiệu số phần bằng nhau là: 9 2 = 7 (phần)
 Tuổi của con là: 	 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
Đáp số: 10 tuổi.
Bài 5: Dành cho HS khá giỏi.
 HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa cần giải thích cách làm.
Ví dụ: Khoanh vào B vì hình H cho biết số ô vuông đã được tô màu. ở hình B hay số ô vuông đã được tô màu.
Củng cố dặn dò: (2p) 
 GV chấm một số vở.
 Nhận xét tiết học.
Khoa học
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
I. Mục tiêu:
Biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa SGK, tranh ảnh hoặc bao bì các loại phân bón.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p) 
 Nêu nhu cầu của nước đối với đời sống thực vật.
Một HS lên bảng trả lời câu hỏi. GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: (28p)
* HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu
* HĐ2: Vai trò của khoáng chất đối với thực vật.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
GV yêu cầu các nhóm quan sát hình cây cà chua ở SGK và thảo luận.
+ Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao? 
+ Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tót nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được? Vì sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
KL: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có, sẽ cho năng suất thấp. Nitơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều.
* HĐ3: Nhu cầu các chất khoáng của thực vật
Hs phát phiếu học tập cho các nhóm , HS làm bài theo nhóm với phiếu học tập .
Phiếu học tập 
Đánh dấu x vào cột tương ứng với nhu cầu về các chất khóang của từng loài cây.
Tên cây
Tên các chất khóng cây cần nhiều hơn
Ni -tơ
Ka -li
Phốt - pho
Lúa
Ngô
Khoai lang
Cà chua
Đay
Cà rốt
Rau muống
Cải củ
HS làm việc theo phiếu học tập - đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Gv nhận xét, chữa bài, kết luận : Các laòi cây khác nhau cần các loại chất khóang với liều lượng khác nhau ; Cùng một cây ở vào giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau ,...
- Cho HS đọc mục các bạn cần biết (trang 119 SGK).
- HS nêu nối tiếp nhau trình bày kết quả.
 GVKL: Mọi loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.
 * Liên hệ thực tế, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời, nhận xét bổ sung. 
Củng cố dặn dò: (2p) 
 GV tổng kết bài.
 Nhận xét tiết học.
__________________________________
Đạo đức
Bảo vệ môi trường (Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
- Biết được sự cần thiết phải BV MT và trách nhiệm tham gia BV MT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BV MT.
- Tham gia BV MT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
GD KNS: Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và 
các hoạt động bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
Nội dung một số thông tin về môi trường ở Việt Nam và thế giới, các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p) 
 Tại sao chúng ta phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
 GV nhận xét bổ sung.
Bài mới: (28p)
* HĐ1: Liên hệ thực tiễn.
- HS liên hệ việc bảo vệ môi trường lớp học.
- HS nêu vệ sinh của lớp.
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu.
* HĐ2: Trao đổi thông tin.
- Yêu cầu HS nêu lên những thông tin thu thập được.
- Một HS đọc các thông tin đã thu thập được.
Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân; khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lý ... vứt rác thải bừa bãi.
- Cho HS thảo luận.
- GV kết luận. 
* HĐ3: Đề xuất ý kiến: Dùng phiếu màu để bày tỏ. 
- Trò chơi: GV phổ biến luật chơi.
- HS chơi. GV mời một số HS giải thích.
GVKL: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
* Liên hệ thực tế địa phương ....
Củng cố - dặn dò: (2p)
- Thực hiện tốt nội dung bài học.
- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
_________________________________
Thứ ba, ngày 5 tháng 4 năm 2011
Toán
Tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
 - Bài tập cần làm: 1,2, .
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố (có ghi tỉ lệ bản đồ phía dưới).
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p) 
 GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 4 tiết luyện tập chung. 
 GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm .
Bài mới: (30p) 
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Giới thiệu tỉ lệ bản đồ.
- GV treo bản đồ lên bảng và giới thiệu.
- Yêu cầu HS tìm, đọc tỉ lệ các bản đồ.
- HS tìm tỉ lệ: Tỉ lệ: 1 : 10 000 000; 1 : 500 000.
Các tỉ lệ 1 : 10 000 000; 1 : 500 000  ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
GV: Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: Độ dài 1 cm2 trên bản ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là một đơn vị đo độ dài. (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000 cm, 10 000 000 dm, 10 000 000 m).
* HĐ 3: Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu HS trả lời miệng. GV nhận xét.
Đáp án: 1 mm ứng với 1000 mm; 1 cm = 1000 cm; 1 dm = 1000 dm.
Bài 2: Cho HS thực hiện tương tự BT1.
GV kẻ bảng, mời HS lên bảng điền kết quả.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 1000
1 : 300
1 : 10000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1 cm
1 dm
1 mm
1 m
Độ dài thật
1000 cm
 dm
 10000 mm
 m 
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi. Yêu cầu HS ghi Đ hoặc S vào ô trống.
HS điền sau đó trả lời. Lớp và GV nhận xét kết quả.
a) S;	b) Đ;	c) S;	d) Đ.
Củng cố dặn dò: (2p) 
 GV chấm một số vở.
Nhận xét tiết học.
________________________________
Luyện từ và câu
MRVT: Du lịch - thám hiểm
I. Mục tiêu: 
Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm(BT1,BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm(BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (6p) 
 Gọi HS chữa BT 4 của tiết trước.
GV nhận xét ghi điểm.
Bài mới: (30p) 
 * HĐ1: Giới thiệu bài.
 * HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT. GV ... các từ đó trong bài.
Những câu miêu tả cho là hay.
HS phát phiếu – nói những câu miêu tả các em cho là hay. HS ghi câu đó vào vở.
Bài 3: HS đọc yêu càu của bài. GV kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động con mèo, con chó đã dặn ở tiết trước.
GV treo tranh ảnh lên bảng, nhắc HS chú ý trình tự thực hiện bài tập.
HS ghi vắn tắt vào vở kết qảu quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó.
HS phát biểu – miêu tả ngoại hình của con vật dựa trên kết quả đã quan sát. GV nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh động, có nét riêng.
Bài 4: HS đọc yêu cầu BT, GV nhắc HS chú ý đến yêu cầu của đề.
HS làm bài cá nhân, nối tiếp nhau phát biểu – miêu tả hoạt động của con vật dựa trên kết quả đã quan sát. GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS về hoàn thành BT 3 và 4.
Luyện toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
Củng cố về các phép tính về phân số. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II.Hoạt động dạy học
Hướng dẫn HS làm BT: (Bài 146 ở VBT)
Bài 1: HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số rồi thực hiện phép tính.
Gọi 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở sau đó đối chiếu kết quả và nhận xét. Nêu kết quả đúng.
Bài 2: Mời 2 HS nêu bài toán, nêu cách giải. Một HS lên bảng giải.
Giải: Chiều cao của hình bình hành là: 20 : 5 x 2 = 8 (cm)
Diện tích hình bình hành là: 20 x 8 = 160 (cm2)
Đáp số: 160 cm2
Bài 3: HS đọc bài toán. Bài toán này thuộc dạng toán nào?
HS tự giải vào vở sau đó chữa bài.
Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 7 – 2 = 5 (phần)
Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10 (tuổi)
Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 (tuổi)
Bài 4: Mời 2 HS đọc phân số tối giản chỉ phần đã tô đậm của mỗi hình.
a) ;	b) 
* BT nâng cao: Tìm hai số có hiệu bằng 144, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 6 và số dư là 4.
Giải: Theo bài ra nếu bớt ở số lớn 4 đơn vị thì được số lớn gấp 6 lần số bé và khi đó hiệu sẽ là: 144 – 4 = 140
Lúc đó hiệu số phần bằng nhau là: 6 – 1 = 5 (phần)
Số bé là: 140 : 5 = 28;	Số lớn là: 28 x 6 + 4 = 172.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
___________________ Luyện toán 
Luyện ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tt)
I. Mục tiêu 
Giúp HS củng cố kiến thức về tỉ lệ bản đồ – HS hoàn thành bài tập ở VBT, bài 149.
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (2p)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (28p)
- Gv tổ chức cho HS làm bài theo nhóm .
- Gv theo dõi, quan sát , giúp đỡ Hs yếu trong các nhóm .
- Lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng : 
Đáp án: 
Bài 1: 
Tỉ lệ bản đồ 
1: 10 000
1: 5000
1: 20 000
Độ dài thật 
5km
25m
2 km
Độ dài trên bản đồ
50 cm
5mm
1dm
Bài 2: 
Bài giải
12 km = 1 200 000 cm
Quảng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài là :
1 200 000: 100 000 = 12 (cm)
ĐS: 12 cm
Bài 3:.
Bài giải
10 m = 1000 cm; 6m = 6 00 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
1000 : 200 = 5 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là :
600 : 200 = 3 (cm )
 ĐS: Chiều dài : 5cm ; Chiều rộng : 3cm .
3. Củng cố – dặn dò (3p)
- Gv chấm một số bài , nhận xét.
- Gv nhận xét tiết học .
Luyện địa lí
Làm bài tập địa lí
I. Mục tiêu : 
Hs hoàn thành bài tập địa lí ở VBT, bài 28.
II. Hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu tiết học (2p)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30p)
GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm . GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm.
Lớp và GV nhận xét, chữa bài 
ĐA: 
Bài 1: Phía Bắc: ThừaThiên Huế; Phía Nam : Quảng Nam; Phía Đông: Biển Đông;
Bài 2: ý đúng: Tất cả các loại đường trên .
Bài 3: Các ngành công nghiệp không có ở Đà Nẵng : Khia thác dầu, sản xuất phân lân .
Bài 4: Điều kiện để ĐN phát triển du lịch : 
Bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước
Bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa,...
3. Củng cố – dặn dò (3p)
- GV chấm một số vở- Nhận xét tiết học.
___________
Hoạt động tập thể
Trò chơi dân gian
I.Mục tiêu:
Giúp HS được tham gia vào một số trò chơi dân gian. HS được vui chơi giải trí và rèn luyện trí thông minh qua các trò chơi.
II.Hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Lớp tập hợp thành ba hàng ngang. GV phổ biến nội dung tiết học.
Cho HS giậm chân tại chỗ, đi đều và chuyển đội hình từ ba hàng ngang thành đội hình vòng tròn.
Tổ chức chơi trò chơi:
Cho HS nêu tên các trò chơi dân gian mà em biết.
HS nêu tên một số trò chơi.
GV đưa ra một số trò chơi: Bịt mắt bắt dê; Kéo co; Nhảy dây; Thả diều; .
HS tự chơi các trò chơi mà mình đã sưu tầm được.
GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
HS chơi trò chơi. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. Yêu cầu HS tham gia chơi chủ động và tích cực.
GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
__________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc các bài tập đọctuần 30
I. Mục tiêu :
 - Củng cố về kĩ năng đọc : rèn đọc đúng , đọc diễn cảm 2 bài tập đọc đã học ở tuần 30: Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất ; Dòng sông mặc áo.
	 - Hiểu được ý nghĩa, nội dung của bài tập đọc .
II. Hoạt động dạy và học :
 1. Giới thiệu nội dung tiết luyện tập
 ? Nêu hai bài tập đọc đã học trong tuần
 HS nêu - GV chép bảng
 2. Luyện đọc
a) Bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất	
+ Gọi một HS khá đọc toàn bài
	? Nêu nhận xét về giọng đọc của bạn
	? Nêu cách đọc bài này :
	HS nêu giọng đọc từng đoạn trong bài
	 HS nêu - GV bổ sung thêm Lưu ý : Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm.
HS luyện đọc trong nhóm ( mỗi nhóm một tổ )
Các nhóm thi đọc diễn cảm toàn bài
GV nhận xét và đánh giá, khen ngợi nhóm có nhiều thành viên đọc tiến bộ và diễn cảm bài
? Nêu ý nghĩa của bài văn
 b) Bài : Dòng sông mặc áo
- HS đọc tiếp nối từng đoạn
? Nhận xét bạn đọc
? Nêu cách đọc bài này
- HS nêu, GV bổ sung thêm.
Lưu ý : Đọc lưu loát bài thơ với giọng vui, nhẹ nhàng và dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi khắc muôn màu của dòng sông quê hương.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài .
GV nêu thêm các câu hỏi củng cố kỹ năng đọc hiểu của HS
? Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày
? Cách nói ' Dòng sông mặc áo " có gì hay
? Em thích hình ảnh nào trong bài , vì sao	
- GV nhận xét giọng đọc , kỷ năng đọc hiểu của HS.
- Bình chọn em có giọng đọc hay nhất , diễn cảm nhất.
- Nhận xét tiết học./.
Luyện thể dục
Ôn luyện các nội dung đã học của tuần 30
I: Mục tiêu:
 - Ôn tập nhảy dây kiểu chân trước , chân sau. Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao
II. chuẩn bị: 2 HS/ 1 dây
II: Hoạt động dạy học:
 HĐ1: Phần mở đầu:
 - Tập hợp lớp, phổ biến ND,YC giờ học
 - HS chạy chậm theo 1 hàng dọc khởi động các khớp
 - Chơi trò chơi: " Diệt các con vật có hại " ( 1 phút )
HĐ2: Phần cơ bản:
 A, Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chân trước, chân sau
- HS ôn tập theo từng tổ, các tổ thi đua nhau
 - GV quan sát , sửa sai cho 1 số em
 B, Trò chơi : " Trao tín gậy "
 - GV hướng dẫn, giải thích và làm mẫu
 - HS khởi động các khớp, nhắc lại cách chơi
 - GV theo dõi và tổ chức cho HS chơi
HĐ3: Phần kết thúc
 -HS xếp hàng, thả lỏng, hít thở
Thể dục
Môn tự chọn. Trò chơi “Kiệu người”
I. Mục tiêu:
- ễn một số nội dung của mụn tự chọn. Yờu cầu thực hiện cơ bản đỳng động tỏc và nõng cao thành tớch.
- Trũ chơi: “Kiệu người”. Yờu cầu biết cỏch chơi và tham gia được trũ chơi, nhưng bảo đảm an toàn.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Trờn sõn trường.
- Phương tiện: Kờ sõn để tổ chức trũ chơi và dụng cụ để tập mụn tự chọn.
III. Nội dung và phương phỏp lờn lớp:
Phần mở đầu: 6 đến 10 phỳt.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yờu cầu giờ học.
- Khởi động: Xoay khớp tay, cổ chõn, đầu gối, cổ tay.
- ễn hai động tỏc tay và chõncủa bài thể dục phỏt triển chung.
- Trũ chơi: “Chim bay cũ bay”
Phần cơ bản: 18 đến 22 phỳt.
a) Mụn tự chọn: 9 đến 11 phỳt.
- Đỏ cầu.
- ễn tõng cầu bằng đựi, tập theo đội hỡnh chữ U.
- ễn chuyền cầu theo nhúm hai người
b) Trũ chơi vận động: 9 đến 11 phỳt.
- Trò chơi “ Kiệu người”
- GV phổ biến luật chơi. HS chơi thử một lần sau đó chơi chính thức.
- GV nhắc nhở học sinh đảm bảo lỷ luật.
Phần kết thỳc: 4 đến 6 phỳt.
 - GV cùng HS hệ thống bài.
- GV hướng dẫn HS tập một số động tỏc hồi tĩnh.
- GV nhận xột tiết học và giao bài về nhà.
__________________________________
Thể dục
Nhảy dây
I. Mục tiêu
Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Đồ dùng dạy học 
Dây nhảy cá nhân. 
III. Hoạt động dạy - học
Phần mở đầu: (5p)
	 - Phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
	 - Khởi động: Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay.
	 - Ôn tập bài thể dục phát triển chung (3 lần)
	 - Ôn nhảydây(3 - 4 phút).
Phần cơ bản: (25p)
a. Nội dung : Nhảy dây kiểu (chụm 2 chân) chân trước, chân sau.
b. Tổ chức và phương pháp : 
	 - Nhảy dây cá nhận kiểu chân trước, chân sau.
	 - GV gọi lần lượt từng HS nhảy. 
 - Mỗi em nhảy 1 - 2 lần. GV nhận xét.
Phần kết thúc: (5p)
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- Thực hiện một số động tác hồi tĩnh.	
- GV nhận xét giờ học, giao bài về nhà. 
_______________________________
Kĩ thuật
Lắp xe nôi
I. Mục tiêu: 
 - Chọn đúng các chi tiết để lắp xe nôi
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi dung kỷ thuật, đúng qui trình rèn kỷ năng tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng: 
- Bộ lắp ghép mô hình kỷ thuật
III. hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và nêu mục đích của bài học
HĐ3: Giáo viên hướng dẫn HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật 
a) Chọn các chi tiết theo sách giáo khoa
Yêu cầu chọn đúng, đủ và sắp xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận: 
c) Lắp ráp xe nôi: Theo qui trình sách giáo khoa
Lắp xong hướng dẫn học sinh kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) Giáo viên hướng dẫn học sinh tháo rời các chi tiết xếp gọn vào hộp
GV lưu ý: Khi tháo cần tháo rời các bộ phận tiếp đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. Khi tháo xong cần xếp gọn vào hộp.
HĐ4: Thực hành
- Các nhóm phân công lắp từng bộ phận của xe 
- Ráp các bộ phận để tạo thành xe nôi. GV theo dõi, giúp đỡ.
HĐ5: Củng cố, Dặn dò 
- Các tổ trưng bày sản phẩm, dánh giá lẫn nhau
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_duong_thi_thuy_hao.doc