Giáo án Ghép Lớp 1 + 3 Tuần 6 - GV: Hoàng Thị Bạch

Giáo án Ghép Lớp 1 + 3 Tuần 6 - GV: Hoàng Thị Bạch

TIẾT 1 : CHÀO CỜ

TIẾT 2 : TOÁN

LUYỆN TẬP

I I. I- Mục tiêu:

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn

 Làm các bài tập

-Bài 1

-Bài 2

-Bài 4

* Đọc các yêu cầu BT

II- Đồ dùng dạy , học :

III- Các hoạt động dạy - học:

1.Bài cũ: chữa bài 1, 2 SGK tr 26.

2.Bài mới:

- Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

- Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ghép Lớp 1 + 3 Tuần 6 - GV: Hoàng Thị Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng thị bạch -ghép 1+3 năm học 2009 - 2010
Tuần 6 
 Ngày soạn :19 / 09 / 2009
 Ngày giảng : thứ 2 - 21 / 09 / 2009
 Lớp 1 Lớp 3
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2 + 3 :tiếng việt
 Bài 22 : p - ph - nh
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc được p , ph , nh , phố xá , nhà lá ; từ và câu ứng dụng
- Viết được p , ph , nh , phố xá , nhà lá. 
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : 
 chợ , phố , thị xã.
* đọc
II - Đồ dùng dạy - học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ 
III- Các hoạt động dạy - học:
 Tiết 1
A - ổn định tổ chức .
B - Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc:
- Đọc câu ứng dụng trong SGK
- Nêu nhận xét sau KT 
C - Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm: p - ph 
a- Nhận diện chữ:
- Ghi bảng chữ p và nói: Chữ p (gồm 1 nét xiên phải , một nét sổ thẳng và 1 nét móc hai đầu ) 
- So sánh chữ p và n ?
Ph - nhận diện chữ 
b- Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng:
+ Phát âm
- GV phát âm mẫu (giải thích)
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đánh vần tiếng khoá
- Hãy tìm thêm chữ ghi âm ô gài bên phải âm ph và thêm dấu ( / )
- Đọc tiếng em vừa ghép
- GV ghi bảng: phố 
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng ?
- HD đánh vần: ph - ô - phô - sắc - phố .
+ Đọc từ khoá:
- Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: phố xá (giải thích)
c- Hướng dẫn viết chữ:
- Viết mẫu, nói quy trình viết
- GV nhận xét, chỉnh sửa
nh : (quy trình tương tự)
+ Phát âm: Mặt lưỡi nâng lên chạm vòm , bật ra , thoát hơi qua miệng và mũi.
+ Viết: nét nối giữa n và h , nh và a 
d- Đọc tiếng và từ ứng dụng:
- Cho 1 HS lên bảng gạch dưới những tiếng có âm mới học.
- Cho HS phân tích các tiếng vừa gạch chân
- Cho HS đọc từ ứng dụng
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản
- Đọc mẫu, hướng dẫn đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc
+ Đọc lại bài tiết 1 (bảng lớp)
+ Đọc câu ứng dụng: giới thiệu tranh
- Tranh vẽ gì ?
- Bạn nào đọc câu ứng dụng cho cô
- Tìm tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng.
- Cho HS phân tích tiếng vừa tìm
- GV đọc mẫu
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS
b- Luyện viết:
- Hướng dẫn các viết vở
- Giáo viên cho HS xem bài viết mẫu
-GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu
c- Luyện nói: 
- Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ?
- HD và giao việc
- Yêu cầu HS thảo luận
- Trong tranh vẽ cảnh gì ?
- Nhà em có gần chợ không ?
- Nhà em ai đi chợ ?
- Chợ dùng để làm gì ?
- Thị xã ( thành phố ) ta đang ở có tên là gì ?
4- Củng cố - dặn dò:
- Cho HS đọc nối tiếp trong SGK
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm vừa học 
- NX chung giờ học
- Học lại bài
- Xem trước bài 23
--------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức
Đ 5 Giữ gìn sách vở - Đồ dùng học tập (T2 )
A- Mục tiêu:
- Biết được tác dụng của sách vở , đồ dùng học tập .
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập .
- Thực hiện đồ dùng sách vở và đồ dùng học tập của bản thân . 
 ờ Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập .
B- Tài liệu - Phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức 1
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng 
học tập ?
- Để sách vở, đồi dùng được bền đẹp cần tránh những việc gì ?
- NX sau kiểm tra.
II- Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (linh hoạt).
2. Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3.
+ Y/c các cặp HS thảo luận để xác định những bạn nào trong những tranh ở bài tập 3 biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- GV theo dõi & giúp đỡ. 
+ Y/c HS nêu kết quả trước lớp
- GV KL : Các bạn ở các tranh 1,2,6 biết giữ gìn.
đồ dùng học tập, lau cặp sách sạch sẽ, để thước vào hộp, treo cặp đúng nơi quy định
3. Hoạt động 2: Thi "Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất" (BT4)
+ Y/c Hs xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên bàn sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
+ Gv tuyên bố thể lệ thi, tiêu chuẩn đánh giá của BGK.
+ Thể lệ: Tất cả mọi Hs đều tham gia. Cuộc thi được tiến hành theo 2 vòng (vòng 1 ở tổ, vòng 2 ở lớp).
+ Đánh giá theo 2 mức: Số lượng, chất lượng và hình thức giữ gìn. - Số lượng: Đủ sách vở, đồ dùng học tập (phục vụ cho buổi học đó).
- Về chất lượng: Sách vở sạch sẽ, khẳng khiu, không bị quăn mét, đồ dùng sạch đẹp
- BGK; CN, lớp trưởng, tổ trưởng.
+ Ban giám khảo chấm vòng 2.
- Những bộ thi ở vòng 2 được trưng bày ở bàn riêng tạo điều kiện cho cả lớp quan sát rõ.
- BGK XĐ những bộ đoạt giải kể cho lớp nghe mình đã giữ gìn ntn ?
+ Gv nhận xét & trao phần thưởng.
4. Củng cố dăn dò:
+ Cho Hs đọc ghi nhớ bài SGK.
+ Trò chơi: Thi cất sách vở, đồ dùng học tập nhanh, gọn.
- Những giờ học.
* Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
Tiết 1 : Chào cờ
Tiết 2 : Toán 
Luyện tập
I I. I- Mục tiêu:
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn
ờ Làm các bài tập 
-Bài 1 
-Bài 2 
-Bài 4
* Đọc các yêu cầu BT
II- Đồ dùng dạy , học :
III- Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: chữa bài 1, 2 SGK tr 26.
2.Bài mới:
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
+ Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu)
+ Bài 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi giải
Hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu của bài 
+ Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi giải bài toán 
Có thể vừa đặt câu hỏi phân tích bài toán vừa yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng tóm tắt bài toán vào nháp. 
+ Bài 4 : yêu cầu học sinh đọc bài toán , nêu cách giải chữa bài .
- nhận xét , đánh giá
3.Củng cố -Dặn dò
-Về nhà luyện tập thêm về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
-Nhận xét tiết học 
Tiết 3 : đạo đức 
Bài 3: Tự làm lấy việc của mình ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình .
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà , ở trường.
ờ Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Vở bài tập Đạo đức 3.
2. Tranh minh hoạ tình huống 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
 + Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
- GV yêu cầu HS tự liên hệ - qua BT 4.
+ Hoạt động 2: Đóng vai
- GV giao cho một nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, một nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
- GV kết luận: 
+ Nếu có mặt ở đó, các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.
+ Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
+ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS đọc BT6.
- GV kết luận theo từng nội dung.
- Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy em mới tiến bộ và được mọi người quý mến. 
------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 : tập đọc - kể chuyện
Bài: Bài tập làm văn (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
TĐ : Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ Tôi “ và lời người mẹ .
- Hiểu ý nghĩa : Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm , đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói . ( trả lời các CH trong SGK ) 
KC : Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
* Đọc các nội dung trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A .ổn định tổ chức . 
B . Kiểm tra bài cũ .
 Kiểm tra nối tiếp nhau đọc bài Ông ngoại, TLCH.
C . Bài mới . 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài: 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai và viết sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp: Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp .
- Giúp HS nắm nghĩa các từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi
hướng dẫn các nhóm.
- Lưu ý HS đọc ĐT với cường độ vừa phải, không đọc quá to.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
Câu hỏi 1 - SGK tr.47
Câu hỏi 2 - SGK tr.47
Câu hỏi 3 - SGK tr.47
Câu hỏi 4 - SGK tr.47
Câu hỏi bổ sung SGV tr.126
4. Luyện đọc lại.
- Chọn đọc mẫu một đoạn.
- Chia lớp thành các nhóm, tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
 Kể chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo tranh.
a. Hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
b. Gợi ý để HS kể chuyện theo tranh.
- Câu hỏi gợi ý – SGK
c. Nhận xét nhanh sau mỗi lần kể:
- Về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện.
Iv. Củng cố dặn dò:
- Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Ngày soạn :20 - 09 - 2009
 Ngày giảng: thứ 3 - 22 - 09 - 2009
Tiết 1 + 2 tiếng việt 
 Bài 23 : g - gh
I - Mục đích yêu cầu
- Đọc được : g , gh , gà ri , ghế gỗ ; từ và câu ứng dụng .
-Viết được: g , gh , gà ri , ghế gỗ .
-Luyện nói từ 2 - 3 câu về chủ đề : gà ri , gà gô.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói.
III - Các hoạt động dạy - học:
A - ổn định tổ chức 
B - Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc
- Đọc câu ứng dụng trong SGK
- Nêu NX sau KT
C - Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm g - gh
 a- Nhận diện chữ.
- Ghi bảng chữ g và nói: chữ g gồm 1 nét cong hở phải và một nét khuyết dưới.
- So sánh g và a 
b - Phát âm, ghép tiếng và đánh vần.
+ Phát âm
- GV phát âm mẫu và HD: khi phát âm gốc lưỡi nhích về phía dưới , hơi thoát ra nhẹ , có tiếng thanh.
- GV theo dõi và sửa cho HS
+ Ghép tiếng và đánh vần tiếng
- Thêm âm a phía sau âm g, dấu huyền trên âm a ta được tiếng gì ? 
- Đọc tiếng em vừa ghép
- GV viết lên bảng: gà
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng ?
- Đánh vần cho cô tiếng này.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đọc từ khoá
- Tranh vẽ gì ?
- GV ghi bảng: gà ri 
c- Hướng dẫn viết chữ:
- Viết mẫu, nói quy trình viết
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
gh : (Quy trình tương tự)
Lưu ý:
+ Chữ gh là chữ ghép từ 2 con chữ g và h (g đứng trước, h đứng sau)
+ So sánh g với gh :
Giống: Chữ g đứng đầu.
Khác: Con chữ h 
+ Phát âm: giống g
+ Viết: Chú ý nét nối giữa g và h 
 d- Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng
- Y/c HS gạch dưới ...  Hs làm từng phần & chữa bài.
- Cho Hs khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá cho điểm.
3. Củng cố dặn dò:
-------------------------------------------------- 
TIếT1 : TOáN 
Tiết 29 phép chia hết và phép chia có dư
 I . Mục tiêu :
I - - - Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Biết sốa dư bé hơn số chia.
ờ : Làm BT : 1, 2 ,3.
* Đọc y/ c BT
II. Đồ dùng dạy - học : các tấm bìa có các chấm tròn (như hình vẽ SGK), hoặc các con tính, que tính.... 
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1.Bài cũ: chữa bài 3 SGK tr 28
2.Bài mới:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. 
-Viết 2 phép chia 8: 2 và 9 : 2 lên bảng và cho HS thực hiện 2 phép chia.
-Vậy 8 : 2 được mấy? 9 : 2 được mấy?
-Nêu: 8 chia 2 được 4, không còn thừa, ta nói 8: 2 là phép chia hết và viết 8 : 2 = 4
9 chia 2 được 4, còn thừa 1, ta nói 9 : 2 là phép chia có dư , chỉ vào số 1 trong phép chia nói 1 là số dư và viết 9 : 2 = 4 (dư 1)
(Ghi bảng như phần bài học SGK tr 29)
- Lưu ý HS trong phép chia có dư, số dư phải bé hơn số chia.
- Nêu VD áp dụng:
Đặt tính rồi tính 18 : 6, 20: 6
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Bài 1: Tính rồi viết (theo mẫu) 
Bài 2: Điền Đ, S
Treo bảng phụ
Bài 3: Viết tiếp số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm
3.Củng cố -Dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm các phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------
Tiết 2 : LT& Câu
Bài : Mở rộng vốn từ
 Trường học - Dấu phẩy
I - Mục đích yêu cầu :
- Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ BT1.
- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn BT2.
II. Đồ dùng dạy - học: 3 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ô chữ ở BT1.
- Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT2 (theo hàng ngang).
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra miệng 2 HS làm lại bài tập 1 và 3.
B . Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện BT.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu. 
- GV ghi ý kiến đúng vào ô chữ.
b. Bài tập 2:
- GV mời 3 HS lên bảng điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò:
- GV yêu cầu HS về tìm và giải các ô chữ trên tờ báo.
 -----------------------------------------
Tiết 3 :TỰ NHIấN XÃ HỘI
 Bài 12 : Cơ quan thần kinh
I. I - Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ đúng các vị trí bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình .
 * Đọc 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Cỏc hỡnh trong sỏch giỏo khoa trang 26,27.
 - Hỡnh cỏc cơ quan thần kinh phúng to.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A.Kiểm tra bài cũ: 
+Để giữ VS cơ quan bài tiết nước tiểu ta phải làm gỡ?
 + Nờu lợi ớch của việc giữ VS cơ quan bài tiết nước tiểu.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.:
2. Hoạt động 1: Quan sỏt:
+Làm việc theo nhúm nhỏ.
 - Hướng dẫn HS quan sỏt sơ đồ cơ quan thần kinh ở hỡnh 1,2 SGK tr. 26,27 và trả lời theo gợi ý SGV tr. 45.
+Làm việc cả lớp:
 -Treo hỡnh cơ quan thần kinh phúng to lờn bảng và yờu cầu học sinh chỉ cỏc bộ phận của cơ quan thần kinh.
+Giỏo viờn giảng 
Kết luận: 
3. Hoạt động 2 : Thảo luận:
+Chơi trũ chơi : 
Hỏi: Cỏc em đó sử dụng giỏc quan nào để chơi?
+Thảo luận nhúm:
 -Yờu cầu cỏc nhúm đọc mục: Bạn cần biết trang 27 (SGK) và liờn hệ với thực tế.
+ Làm việc cả lớp:
 - Mỗi nhúm trỡnh bày kết quả thảo luận và trả lời 1 cõu hỏi.
C. Củng cố: 
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?
----------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 16 - 09 - 2009
 Ngày giảng : thứ 6 - 18 - 09 - 2009
Tiết 1 + 2 : tiếng việt 
 Bài 26: y - tr
A- Mục tiêu: 
- Đọc được : y , tr , y tá , tre ngà ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được y , tr , y tá , tre ngà .
- luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề nhà trẻ.
B- Đồ dùng dạy - học:
-Tranh minh hoạ cho từ khoá: y tá, tre ngà.
-Tranh minh hoạ cho cho câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
I - ổn định tổ chức.
II - Kiểm tra bài cũ:
- Y/c Hs đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Gv nhận xét cho điểm.
III - Dạy - Học bài mới:
1. Gới thiệu bài (trực tiếp).
2. Dạy chữ ghi âm:
Dạy y:
a) Nhận diện chữ:
- Gv gắn lên bảng gài y.
H: Chữ y gồm những nét nào ?
H: Chữ y và chữ u có gì giống và khác 
Nhau ?
b) Phát âm và đánh vần:
- Gv phát âm mẫu (giống i).
- Chữ y trong bài đứng một mình tạo thành tiếng y.
- Y/c Hs tìm & gài y.
- Y/c Hs quan sát bức tranh bên trái của phần từ khoá.
H: Tranh vẽ gì ?
- Gv ghi bảng: y tá (giải thích).
- Y/c Hs đọc: y - y tá.
- Gv sửa cho Hs.
c) Hướng dẫn viết:
- Gv hướng dẫn và viết mẫu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
Dạy tr:
- Gv gắn lên bảng tr:
H: tr được ghép bởi mấy con chữ ?
Gv: tr là chữ kép duy nhất có chứa r.
H: tr và t có gì giống và khác nhau
+ Phát âm: - Gv phát âm mẫu (trờ).
Hướng dẫn: Đầu lưỡi uấn chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đánh vần tiếng khoá
- Y/v Hs tìm & gài tr.
- Y/c Hs tìm chữ ghi âm e gài bên phải chữ ghi âm tr.
H: Các em vừa gài được tiếng gì ?
H: Hãy phân tích tiếng tre ?
- Cho Hs đánh vần trờ - e - tre.
+ Đọc trơn tiếng, từ khoá.
- Cho Hs đọc trơn: tr - tre - tre ngà.
- Gv theo dõi, sửa lỗi cho Hs.
- Y/c Hs đọc: tr - tre - tre ngà.
+ Viết:- Gv hướng dẫn và viết mẫu
- Gv theo dõi, chỉnh sửa
d) Đọc từ ứng dụng:
- Gv ghi bảng các từ ứng dụng (Gv ghỉ không theo thứ tự).
- Gv đọc mẫu: kết hợp, giải thích.
Y tế: Chuyên phòng và chữa bệnh để đảm bảo sức khoẻ.
Chú ý: Tập trung để hết tâm trí vào 1 việc gì đó trong 1 lúc.
Cá trê: Là loại cá nước ngọt, da trơn, đầu bẹp, mép có râu, vây ngực có cạnh cứng.
- Gv nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
3- Luyện tập:
a3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1 .
- Gv theo dõi, chỉnh sửa .
+ Đọc từ ứng dụng.
- Y/c Hs quan sát tranh.
H: Tranh vẽ gì ?
H: Em bé được bế đi đâu nhỉ ?
- Gv gắn bảng câu ứng dụng.
- Gv sửa chữa và đọc mẫu.
b) Luyện viết:
- Hướng dẫn Hs viết: y, tr, y tá, tre ngà.
Lưu ý: Hs: Nét nối giữa các con chữ.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa 
c) Luyện nói:
- Cho Hs quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 theo y/c luyện nói: Nhà trẻ.
Gợi ý:
H: Tranh vẽ gì ?
H: Các em đang làm gì ?
H: Người lớn nhất trong tranh gọi là gì ?
H: Nhà trẻ khác lớp 1 ở chỗ nào ?
4 - Củng cố - dặn dò.
- Cho HS đọc bài trong sách GK 
- Nhận xét chung giờ học
- Học lại bài
--------------------------------------------------
Tiết 3 : Toán 
Tiết 24: Luyện tập chung
I - Mục tiêu
-So sánh được các số trong phạm vi 10 , cấu tạo của số 10 . Sắp xếp được các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi.
 ờ Bài 1, 2 ,3 , 4. 
II- Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ, tranh, sách.
HS: Sách học sinh, bộ đồ dùng toán 1.
III- Các hoạt động dạy - học:
A . KTBC
B . Bài mới
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Cho Hs nêu y/c của bài.
- HD Hs dựa vào thứ tự từ bé đến lớn của các số trong phạm vi 10 để điền số thích hợp vào trống.
- Gv đưa ra kq đúng để Hs kiểm tra lại bài của mình.
Bài 2:
- Bài y/c gì ?
- HD & giao việc.
- Gv cho Hs nhận xét & chữa.
Bài 3:
- Cho Hs nêu y/c của bài.
- Cho Hs đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- HD Hs dựa vào thứ tự đó để điền số thích hợp vào .
- Gv Nx, cho điểm.
Bài 4: Bài y/c gì ?
- Cho Hs làm & đọc kq.
- Gv Nx sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò.
* Hệ thống bài
- Nhận xét giờ học.
TiếT1 :TOáN 
Tiết 30 luyện tập
I - Mục tiêu:
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
ờ Làm BT : 1, 2,3,4.
* Đọc các yêu cầu BT
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng phụ viết nội dung bài 2
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1.Bài cũ: chữa bài 1, 2 SGK tr 29, 30
2.Bài mới:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính và viết (theo mẫu) 
Bài 2: Điền Đ, S
Treo bảng phụ
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Mở rộng bài toán: Tìm số dư bé nhất của các phép chia đó.
Bài 4:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3.Củng cố -Dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm các phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------------
TIết 2 : chính tả ( nghe viết ) 
 Nhớ lại buổi đầu đi học
 Phân biệt eo/oeo, x/s, ươn/ương
I - Mục tiêu
- Viết chính xác bài chính tả và trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo,oeo BT1
- Làm đúng BT 3.
* Đọc yêu cầu BT
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT2. Bảng phụ để làm BT3.
III. Các hoạt động dạy – học:
A . kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra viết: khoeo chân, lẻo khoẻo, khoẻ khoắn...
B . Bài mới:
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ, YC
2. Hướng dẫn nghe – viết:
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn văn.
2.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả, mỗi cụm từ, câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
2.3. Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Chấm một số vở, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
3.1. Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu của bài Điền eo/oeo
- HD HS phát âm đúng.
- Chốt lại lời giải đúng.
3.2. Bài tập 2:
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài (BT lựa chọn chỉ làm 2a hoặc 2b).
- Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa tốt về nhà viết lại. 
--------------------------------------------
TIếT 3 TậP Làm văn 
Bài: Kể lại buổi đầu em đi học
I. Mục đích – yêu cầu:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học .
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ).
II. Đồ dùng dạy – học:
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu: cần ghi nhớ lại buổi đầu đi học để lời kể chân thận, có cái riêng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b. Bài tập 2:
- GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm bình chọn những người viết tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 6 ghep 1+3.doc