Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 26

Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 26

 Toán.

T126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN.

I- MỤC TIÊU:

 - Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian.

 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A- Bài cũ:

 - Gọi 2 HS làm các bài tập:

 a. 90 phút - 1 giờ 15 phút = . ; 270 phút =. giờ.

 b. 5 phút 45 giây - 2 phút 32 giây = . ; 240 giây = .phút.

 - GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 2008
Tiết 1.	 Thể dục
	 GV chuyên trách dạy 
Tiết 2.	 Mỹ thuật
	 GV chuyên trách dạy
Tiết 3. 	 	 Toán.
T126: nhân số đo thời gian.
I- Mục tiêu: 
	- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II- Hoạt động dạy học :
A- Bài cũ:
	- Gọi 2 HS làm các bài tập:
	a. 90 phút - 1 giờ 15 phút = .... ; 	270 phút =.... giờ.
	b. 5 phút 45 giây - 2 phút 32 giây = ... ; 240 giây = ....phút.
	- GV nhận xét, cho điểm.
B-Bài mới:
*Hđ1: Hình thành kĩ năng nhân số đo thời gian.
	-Gọi 1 HS nêu VD 1 trong SGK.
	? Bài toán yêu cầu gì?
	-Yêu cầu HS thảo luận cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 1 giờ 10 phút 
x	 3
 3 giờ 30 phút
	? HS nêu cách đặt tính. GV ghi bảng 
	Gọi 1 em khác nêu VD 2 trong SGK.
	- Yêu cầu HS nêu phép tính.
	- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
	-Lưu ý những HS yếu. 
*Hđ2: Thực hành.
	-HS mở vở BTT làm bài, GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em yếu.
	-GV chấm một số bài - Chữa bài
Bài 1:
	- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính.
	- HS nhận xét, GV đánh giá.
	? Hãy so sánh cách đặt tính và tính các số đo thời gian với cách đặt tính và tính với số tự nhiên.
Bài 2, 3. Gọi 2 em lên bảng giải.
Chú ý: Trong giải toán có lời văn, ta chỉ viết kết quả cuối cùng vào phép tính, bỏ qua các bước đặt tính (chỉ ghi ra nháp). Viết kèm đơn vị đo với số đo và không cần đặt đơn vị đo nào vào ngoặc đơn.
III- Củng cố, dặn dò: 
	Ôn lại cách thực hiện phép nhân số đo thời gian.
_____________________________
Tập đọc.
nghĩa thầy trò.
I- Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài - Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: 
II- Đồ dùng: Bảng phụ
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	- Gọi 1 số HS lần lượt đọc thuộc lòng bài: Cửa sông.
	? Bài thơ nói lên điều gì?
B- Bài mới:
*Hđ1: Luyện đọc.
	- HS đọc bài văn.
	- HS đọc đoạn nối tiếp. Đọc phần chú giải
	- Luyện đọc một số từ ngữ: 
	- HS đọc trong nhóm.
*Hđ2: Tìm hiểu bài.
	-HS đọc thầm bài.
	? Các môn sinh tập trung trước nhà cụ giáo Chu để làm gì.
	? Thầy dạy từ thuở vở lòng của cụ giáo Chu có biết trước việc cụ dẫn học trò sang thăm không.
	? Hãy nêu ý nghĩa của bài học này.
*Hđ3: Đọc diễn cảm.
	- HS đọc diễn cảm bài văn.
	- GV đưa bảng phụ chép doạn cần luyện đọc và h/d HS luyện đọc.
	- HS thi đọc.
	- GVnhận xét, khen những HS đọc hay.
IV- Củng cố, dặn dò:
	? Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn?
	- GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Buổi chiều
Tiết 1.	 Tiếng Anh
GV chuyên trách dạy
Tiết 2. 	Đạo đức.
Em yêu hòa bình.(T1)
I- Mục tiêu: 
1. HS nêu lên được:
	- Mỗi một con người đều mong muốn có được cuộc sống hoà bình.
	- Những biểu hiện của lòng yêu chuộng hoà bình.
2. HS có khả năng:
	- Tổ chức một số hoạt động thể hiện tình yêu hoà bình.
	- Đánh giá những hành vi liên quan việc yêu chuộng hoà bình.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	? Nêu những việc mình đã làm thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước của em.
	- Các HS khác có thể nêu câu hỏi mà mình quan tâm.
B- Bài mới:
*Hđ1: Tìm hiểu thông tin:
	- GV cung cấp cho HS một số thông tin về truyền thống yêu chuộng hoà bình, chống giặc ngoại xâm; phẩm chất của con người VN; các tài nguyên thiên nhiên; các di sản văn hóa...
	? Em có suy nghĩ gì khi đọc những thông tin trên?
	? Là công dân VN, chúng ta có trách nhiệm gì đối với đất nước?
*Hđ2: Những biểu hiện của lòng yêu chuộng hoà bình.
	- Từng nhóm HS thảo luận với nhau bài tập 1 SGK.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nêu ý kiến bổ sung.
	- GV kết luận:
III- Củng cố, dặn dò: 
- Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, truyền thống dân tộc,...
 - Các tổ sưu tầm những bài hát, bài thơ về lòng yêu chuộng hoà bình của nhân dân VN.
Tiết 3.	Tự học
Hoàn thành bài tập toán buổi 1
 I. Mục tiêu
	 - HS luyện tập hoàn thành các BTT ở buổi sáng
 	 - Rèn kỷ năng cộng, trừ, nhân các số đo thời gian.
 II. Hoạt động dạy và học 
*Hđ1. Củng cố nội dung
*Hđ2. Luyện tập
	-Hướng dẫn HS hoàn thành bài buổi sáng ( Đối với những HS TB, yếu - GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm.)
	- Bài làm thêm: 
Bài 1. Đặt tính rồi tính
	43 giờ 25 phút x 3	9 ngày 16 giờ x 4
	7 tuần 5 ngày x 9	6 tháng 2 tuần x 8
Bài 2. Lam chạy quanh hồ một vòng trung bình hết 6phút 43 giây. Hỏi Lam chạy quanh hồ 5 vòng rưỡi mất bao nhiêu thời gian. 
	III.Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
_____________________________
Tiết 4. 	HDTH
Luyện chữ: cửa sông
I. Mục tiêu
- HS thực hành luyện viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Cửa sông
- Giáo dục các em ý thức rèn chữ viết.
II- Hoạt động dạy học
	*Hđ1:- Hướng dẫn chuẩn bị
	-HS đọc bài: Cửa sông
	? Những từ ngữ nào dễ viết sai. ( ...)
	? Những từ nào cần viết hoa. 
	-HS viết các từ khó vào nháp
*Hđ2:- HS viết bài
	- GV đọc bài một lượt
	- Đọc từng câu cho HS viết
	Lưu ý: Đọc to, rõ ràng, dễ nghe, tốc độ vừa phải
	- HS viết xong khảo lại bài
	Iii- Củng cố, dặn dò: 
	Nhận xét giờ học
Thứ ba, ngày 11 tháng 3 năm 2008.
Tiết 1.	 Toán.
T 127: chia số đo thời gian
I- Mục tiêu: 
	- Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II- Hoạt động dạy học :
A- Bài cũ:
	- Gọi 2 HS làm các bài tập:
	a. 1 giờ 15 phút x 5 = .... ; 	270 phút x 4 =.....
	b. 5 phút 45 giây x 3 = ... ; 24 giây 15 phút x 6 =.....
	- GV nhận xét, cho điểm.
B-Bài mới:
*Hđ1: Hình thành kĩ năng chia số đo thời gian.
	-Gọi 1 HS nêu VD 1 trong SGK.
	? Bài toán yêu cầu gì?
	-Yêu cầu HS thảo luận cách đặt tính và thực hiện phép tính.
	? HS nêu cách đặt tính. GV ghi bảng 42 phút 30 giây : 3 = ?
	Gọi 1 em khác nêu VD 2 trong SGK.
	- Yêu cầu HS nêu phép tính.
	- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
	-Lưu ý những HS yếu. 
*Hđ2: Thực hành.
	-HS mở vở BTT làm bài, GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em yếu.
	-GV chấm một số bài - Chữa bài
Bài 1, 2
	- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính.
	- HS nhận xét, GV đánh giá.
	? Hãy so sánh cách đặt tính và tính các số đo thời gian với cách đặt tính và tính với số tự nhiên.
Bài 3. Gọi 1 em lên bảng giải.
	Tổng thời gian làm cả 6 sản phẩm là:
	11 - 8 = 3 ( giờ ) = 180 phút
	Trung bình người đó làm xong một sản phẩm thì hết thời gian là:
	180 : 6 = 30 ( phút )
	Đáp số: 30 phút
III- Củng cố, dặn dò: 
	Ôn lại cách thực hiện phép chia số đo thời gian.
_____________________________
Tiết 2. 	Chính tả.
 Lịch sử ngày quốc tế lao động.
I- Mục tiêu:
	- Nghe - viết chính tả bài Lịch sử ngày quốc tế lao động.
	- Tiếp tục ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	? HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí VN.
	- GV đọc một số tên riêng cho HS viết: Sác - lơ Đác - uyn, A - đam, In-đô-nê-xi-a, Nữ Oa...
	- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
*Hđ1: Hướng dẫn HS viết chính tả.
	- Gọi 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
	- Một HS đọc bài.
	- Luyện viết những từ ngữ HS dễ viết sai: Chi - ca - gô, Mĩ, Niu Y - oóc, Ban - ti - mo, Pít - sbơ - nơ...
	- HS viết chính tả.
	- GV chấm, chữa một số bài.
*Hđ2: HS làm bài tập.
	- HS làm bài tập và trình bày kết quả.
	- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng: Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán-Việt thì viết như tên riêng VN.
III- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
_____________________________
Tiết 3. 	 Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ: Truyền thống.
I- Mục tiêu: 
	-Mở rộng hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ gắn với chủ điểm Truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	? Gọi 3 HS lần lượt nêu ghi nhớ về Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
B- Bài mới:
*Hđ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
	Bài 1: HS đọc y/c bài tập: 
	-GV nhắc HS đọc từng dòng để phát hiện dòng thể hiện đúng nghĩa của từ Truyền thống.
	-GV giải thích thêm: Truyền thống là từ ghép hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa là trao lại, để lại cho người sau, đời sau, 
	VD: truyền thụ, truyền ngôi. Tiếng thống có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt, VD: hệ thống, huyết thống.
Bài tập 2. Bài tập 3.
	-HS đọc kỹ yêu cầu và làm bài
	-GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em yếu.
*Hđ2. Chấm 1 số bài, chữa bài.
III- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- HS về nhà học thuộc các câu tục ngữ, ca dao đã học.
_____________________________
Tiết 4. 	Khoa học.
Bài 53: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Quan sát và chỉ được đâu là nhị, nhuỵ. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
II- Đồ dùng:
	- HS sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III- Hoạt động dạy học:
*Hđ1: Quan sát
- Bước 1. HS hoạt động theo nhóm 4. thực hiện theo yêu cầu ở SGK
? Hãy chỉ vào nhị ( nhị đực ) và nhuỵ ( nhị cái ) của hoa râm bụt và hoa sen.
? Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái.
- Bước 2. Làm việc theo lớp
- HS lên bảng trình bày kết quả làm việc lúc trước. 
*Hđ2: Thực hành với vật thật.
Bước 1. Làm việc theo nhóm
- GV cho HS hoạt động trong nhóm 4: 
Yêu cầu: Quan sát các hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhuỵ.
+ Phân loại các hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và nêu kết quả ghi vào bảng sau:
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ
Bước 2. làm việc cả lớp:
Đại diện một số nhóm lên trình bày
GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng, trtên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
*Hđ3. Nêu tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
IV- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- HS về nhà học bài và tìm hiểu về những hoa khác nhau.
_____________________________
Buổi chiều
Tiết 1. 	 Luyện Tiếng Việt.
Luyện đọc bài: Nghĩa Thầy trò.
I- Mục tiêu: 
	- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài; 
	- Hiểu ý nghĩa của bài thơ
II- Hoạt động dạy học:
*Hđ1: Ôn nội dung bài Nghĩa thầy trò.
	- HS đọc toàn bài 1 lượt.
 ... quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
	? Để lắp xe ben, theo em phải lắp mấy bộ phận? ( 5 bộ phận )
	? Hãy nêu tên các bộ phận đó?
*Hđ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
	-Hướng dẫn chọn các chi tiết.
	-Gọi 2 - 3 em lên bảng gọi tên và chọn từng bộ phận chi tiết.
	- HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng trong SGK.
	- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp.
Lắp từng bộ phận.
	- Lắp khung sàn xe và giá đỡ ( Hình 2 - SGK )
	- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ ( Hình 3 - SGK )
	- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau ( Hình 4 - SGK )
	- Lắp trục bánh xe trớc ( Hình 5a )
	- Lắp ca bin ( Hình 5 b )
 Lắp ráp xe ben ( H1 - SGK )
	-GV theo dõi chung, kiểm tra sản phẩm của HS.
 -Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn gàng vào hộp.
IV- Củng cố, dặn dò:
	- Về thực hành lắp xe ben.
Thứ tư, ngày 12 tháng 3 năm 2008.
Tiết 1. 	 Thể dục.
Bài 53: Môn thể thao tự chọn.
Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
I- Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn; học mới tâng cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích.
- Chơi trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
II- Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường.
	- Chuẩn bị bóng ném, cầu
III- Hoạt động dạy học:
*Hđ1: Phần mở đầu.
	- GV phổ biến y/c giờ học.
	- Xoay các khớp cố chân, đầu gối, hông, vai.
	- Ôn các động tác bài thể dục phát triển chung.
*Hđ2: Phần cơ bản.
Môn thể thao tự chọn.
	*Đá cầu:
	- Học tâng cầu bằng mu bàn chân.
	- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
	*Ném bóng:
	- Ôn chuyến bóng từ tay nọ sang tay kia, cúi ngời chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
	- Học ném bóng 150g trúng đích.
Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
*Hđ3: Phần kết thúc:
	- Đi thường theo 2- 4 hàng dọc và hát.
	- GV nhận xét kết quả bài học.
	- Bài về nhà: Tập đá cầu và ném bóng trúng đích.
_____________________________
Tiết 2.	 Toán.
T128: Luyện tập.
I- Mục tiêu: Giúp HS.
	- Củng cố kĩ năng nhân và chia số đo thời gian
	- Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức và giải toán.
II- Đồ dùng: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	- Gọi 1 HS chữa bài 3 SGK.
B- HS làm bài tập.
	HS làm bài - GV theo dõi chung, gợi ý thêm cho những em yếu.
Bài 1, 2 : - HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
	Lưu ý: Cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian.
Bài 3. Lưu ý các em cách tính giá trị biểu thức.
Bài 4: ? Bài toán thuộc dạng nào đã biết?
	? Bài toán cho biết gì. Yêu cầu em làm gì.
*HĐ 2: Chữa bài. 
	Bài 3: Gọi 2 HS lên bảng.
	Bài 4: - 1 HS làm bài trên bảng phụ
	- HS nhận xét bài làm của bạn.
III- Củng cố. dặn dò: Ôn lại cách tính nhân, chia số đo thời gian..
_____________________________
Tiết 3. 	Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I- Mục tiêu:
- Kể một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống hiếu học, hoặc đoàn kết của dân tộc VN.
- Lời kể rõ ràng tự nhiên. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	- Gọi 1 số HS kể lại câu chuyện Vì muôn dân
	- GV nhận xét cho điểm.
B- Bài mới:
*Hđ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu:
	- Gọi 2 HS đọc đề bài ghi trên bảng lớp.
	- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết.
	- HS đọc gợi ý trong SGK.
	- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
	- HS lập dàn ý câu chuyện.
*Hđ2: HS kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
	- HS kể chuyện trong nhóm.
	- HS thi kể chuyện trước lớp.
	- GV nhận xét, khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn và nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
III- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước tiết kể chuyện tuần 27.
_____________________________
Tiết 4.	Tập đọc.
Hội thổi cơm ở đồng văn.
I- Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát, diễn cảm bài.
	- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
II- Đồ dùng : Tranh minh họa trong SGK.
iii.hoạt động dạy học
A- Bài cũ: 
	-Gọi 1 số em đọc bài: Nghĩa thầy trò.
	? Nêu những từ ngữ thể hiện sự kính trọng thầy giáo của các môn sinh.
	- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
*Hđ1: Luyện đọc:
	- HS đọc bài.
	- HS đọc nối tiếp bài ( 4 đoạn )Mỗi lần xuống dòng là một đoạn
	- Luyện đọc chú giải và từ khó...
	- HS đọc trong nhóm.
	- Một HS đọc cả bài.
*Hđ2: Tìm hiểu bài.
	? Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu.
	? Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
	? Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
	? Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.
	? Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá của dân tộc.
*Hđ3: Đọc diễn cảm .
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
	- HS thi đọc bài.
	- GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
III- Củng cố, dặn dò:.
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà đọc lại bài.
_____________________________
Buổi chiều
(Dạy bài sáng thứ 5)
Tiết 1. 	Tập làm văn
Tập viết đoạn văn đối thoại
I- Mục tiêu:
- Biết viết tiếp các lời đối thoại gợi ý để hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong SGK.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II- Đồ dùng: Tranh minh họa Thái sư Trần Thủ Độ.
III- Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
	? Một HS đọc màn kịch Xin Thái sư tha cho! Đã được viết lại.
	-Cả lớp nhận xét.
2. Bài mới.
*Hđ1: Giới thiệu bài.
*Hđ2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1,2: HS làm việc theo nhóm.
	- Các em đọc lại đoạn văn ở BT 1.
	- Dựa theo nội dung BT1, viết tiếp một số lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở BT 2. - HS trình bày kết quả bài làm.
	- GV cùng cả lớp bình chọn nhóm viết đoạn đối thoại tốt nhất.
Bài 3: Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch.
IV- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2.	 Toán
Ti29: luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS.
	- Củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian
	- Rèn kĩ năng giải toán.
II- Đồ dùng: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	- Gọi 1 HS chữa bài 3 SGK.
B-Bài mới
	-HS làm bài
	 - GV theo dõi chung, gợi ý thêm cho những em yếu.
Bài 1,2 : - HS đọc yêu cầu bài tập 1,2.
	Lưu ý: Cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
Bài 3: 
	? Bài toán cho biết gì. Yêu cầu em làm gì.
	? Nêu miệng cách giải.
Bài 4. Muốn khoanh đúng kết quả em phải làm như thế nào.
*Hđ2: Chữa bài. 
	Bài 2: Gọi 2 HS lên bảng.
	Bài 3: - 1 HS làm bài trên bảng phụ
	- HS nhận xét bài làm của bạn.
III- Củng cố. dặn dò: Ôn lại cách tính nhân, chia số đo thời gian..
Tiết 3. 	 Luyện từ và câu
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
I- Mục tiêu:
	- Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
	- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ để liên kết các câu.
II- Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
	- Gọi 2 HS đọc BT 2 tiết trước.
	- GV nhận xét, bổ sung.
B-Bài mới:
*Hđ 1: Phần nhận xét:
Bài 1:
- HS đọc y/c của đề bài và đọc đoạn văn, đánh số thứ tự các câu văn.
- Chỉ rõ tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế.
- GV chốt lại kết quả đúng: Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ thay thế có tác dụng tránh lặp từ, giúp HS diễn đạt ngắn gọn, sinh động hơn.
	Gọi 1 số em đọc phần ghi nhớ
Bài 2: - HS đọc y/c bài tập 2.
-Gạch dưới những từ tữ lặp lại trong đoạn văn: Triệu Thị Trinh.
-Thay thế bằng cách dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa: Lần lượt có thể là:Người thiếu nữ họ Triệu, nàng, nàng, người con gái vùng núi Quan yên, bà.
Bài 3. HS viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ.
III- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	-HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ thay thế khi viết đoạn văn, bài văn, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
_____________________________
Tiết 4. 	 Địa lý
Châu phi ( T 2 )
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
	- Nêu được dân số của châu Phi. Biết được đa số người dân ở đây là da đen.
	- Nêu được 1 số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi và 1 số nét tiêu biểu về Ai Cập, xác định vị trí của Ai Cập trên bản đồ.
II- Đồ dùng:
	- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới - Hình minh họa trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	? Tìm và nêu vị trí địa lý của châu Phi trên quả địa cầu.
	? Em hãy nêu những nét chính về châu Phi?
	? Kể tên các con sông lớn của châu Phi.
B- Bài mới: 
*Hđ 1: Dân cư châu Phi.
-HS làm việc theo nhóm đôi
? Nêu số dân của châu Phi. ? So sánh số dân của châu Phi với các châu lục khác.
? Hãy mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Phi. 
? Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân châu Phi.
? Người dân châu Phi sống chủ yếu ở những vùng nào.
- GV kết luận. Năm 2004 số dân châu Phi là 884 triệu người, chưa bằng 1/5 số dân của châu á. Hơn 2/3 người dân châu Phi là da đen.
*Hđ2: Kinh tế châu Phi.
	- HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:
	? Châu Phi là nước có nền KT như thế nào.
	? Đời sống của người dân châu Phi ra sao.
	- HS trình bày trước lớp, GV nhận xét, bổ sung.
	-Nền kinh tế của châu Phi chậm phát triển, người dân châu Phi còn gặp nhiều khó khăn, họ thiếu ăn, thiếu mặc, dịch bệnh nguy hiểm xảy ra nhiều nơi, đặc biệt là dịch HIV/ AIDS.
	? Chỉ trên châu Phi 1 số nước có nền KT phát triển hơn.
	( Ai Cập, Cộng hoà Nam Phi, An - giê - ri. )
	? Vì sao các nước châu Phi có nền KT chậm phát triển.
	( Các nước ở châu Phi có thời tiết quá khắc nghiệt, hầu hết các nước này đều là thuộc địa của các đế quốc trong một thời kỳ dài, ở đây có nạn phân biệt chủng tộc, người da đen không có quyền lợi gì, bị coi là nô lệ, bị bóc lột tàn nhẫn.)
*Hđ3: Ai Cập
	- HS thảo luận theo nhóm, cùng đọc SGK để hoàn thành bài tập:
	1. Điền các thông tin vào ô trống
 Ai Cập
Các yếu tố
Đặc điểm
Vị trí địa lý
Sông ngòi
Đất đai
Khí hậu
Kinh tế
Văn hoá - kiến trúc
	-GV theo dõi, giúp đỡ các em khi làm bài.
	- Gọi 1 số em nêu kết quả, GV kết luận, bổ sung.
IV- Củng cố, dặn dò:
	- GV tổng kết giờ học, về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm, ngày 13 tháng 3 năm 2008.
Thi và chấm thi định kỳ lần 3
Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2008.
 Chấm thi- Bài dạy đẩy vào tuần sau.
Buổi chiều
Chuẩn bị cho HS lớp 5 thi rung chuông vàng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_hoc_khoi_3_tuan_26.doc