Giáo án giảng dạy Tuần 23 Lớp 3

Giáo án giảng dạy Tuần 23 Lớp 3

 Tiết 2 + 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

NHÀ ẢO THUẬT

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Chú ý các từ ngữ : Nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nắp lọ.

- Biêt ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô- phi là những em bé ngoan sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là nhà ảo thuật tài ba, nhân hậu rất yêu quí trẻ em.(Trả lời được các CH trong SGK)

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 23 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23( Từ ngày 8/2/2011 đến ngày 12/2/2011. )
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011.
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
CHÀO CỜ (TRƯỜNG)
 Tiết 2 + 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NHÀ ẢO THUẬT
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Chú ý các từ ngữ : Nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nắp lọ...
- Biêt ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô- phi là những em bé ngoan sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là nhà ảo thuật tài ba, nhân hậu rất yêu quí trẻ em.(Trả lời được các CH trong SGK)
B. Kể chuyện:
1. Rèn luyện kỹ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ, H kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện. (HS khá giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Xô - phi hoặc Mác)
2. Rèn luyện kỹ năng nghe 
II. Đồ dùng dạy học : 
 Tranh minh hoạ truyện SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1-2')	 
2.Luyện đọc đúng (33- 35')
* G đọc mẫu toàn bài 	
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Câu chuyện chia thành mấy đoạn ?
-> Luyện đọc từng đoạn
* Đoạn 1
- Câu 1: HD đọc: biểu diễn, nổi tiếng. G đọc
- Câu 2: Đọc đúng: Xô- phi, chiều nay. G đọc
- Câu 3: Ngắt như sau: " Nhưng/...mua vé/...nằm viện,/...cần tiền//". G đọc
+ Giải nghĩa: ảo thuật
-> Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. G đọc
* Đoạn 2 
- Câu 1: HD: lúc, chú Lí. G đọc
- Câu 2: Đọc đúng: lỉnh kỉnh, rạp xiếc. G đọc
- Câu 3: Chú ý đọc: một lát. G đọc
- Câu 4: Ngắt hơi như sau: " Nhưng/...mẹ dặn/...người khác//" G đọc
+ Giải nghĩa: Gv giải nghĩa.
-> HD đọc đoạn 2 : Đọc đúng các từ ngữ, đặc biệt các từ ngữ có âm đầu l/n. G đọc
* Đoạn 3
- Lời chú Lí. G đọc
-> HD đọc đoạn 3 : G đọc
* Đoạn 4
- Câu 2: HD đọc: chứng kiến. Ngắt hơi sau chữ
" nhưng, bàn, khác". G đọc
- Câu 5: chú ý đọc đúng: nắp lọ. G đọc
- Câu 7: Ngắt: " Hoá ra/... mắt hồng"//. G đọc
+ Giải nghĩa: thán phục, đại tài
-> HD đọc đoạn 4: G đọc
* Y/c H đọc nối tiếp đoạn
* HD đọc cả bài : Ngắt nghỉ hơi đúng. Phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. G đọc
- 3 H kể phân vai câu chuyện " Nhà bác học và bà cụ" 
- 1 H đọc lại toàn bộ câu chuyện.
- H đọc thầm theo
- 4 đoạn
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 1
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc đoạn 2
- H đọc theo dãy
- H đọc đoạn 3
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 4
* Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
*H đọc cả bài
TIẾT 2
3. Tìm hiểu bài ( 10- 12')
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1:
- Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
*Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2
- Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
- Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp ?
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 3,4
- Vì sao chú Lý tìm đến nhà hai chị em?
- Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
- Theo em chị em Xô- phi đã được xem ảo thuật chưa ?
G: Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
4. Luyện đọc diễn cảm ( 5-7')
- G: HD đọc cả bài : Phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. Đoạn 4, đọc với giọng nhanh, ngạc nhiên, thán phục. G đọc mẫu.
5. Kể chuyện ( 17'- 19')
- Phần KC yêu cầu gì?
- Có mấy bức tranh để kể?
- G hướng dẫn: Khi nhập vai mình là Xô- phi ( hay Mác) em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó, dùng từ xưng hô: tôi hoặc em.
- G kể mẫu đoạn 1
6. Củng cố, dặn dò ( 4'-6')
- Các em học được ở Xô- phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
- Truyện ca ngợi hai chị em Xô- phi, truyện còn ca ngợi ai nữa?
- Nhận xét tiết học.
* H đọc thầm đoạn 1
 - Vì bố của các bạn đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố. Các em không dám xin tiền mua vé.
* H đọc thầm đoạn 2
- Hai chị em tình cờ gặp chú Lý ở ga. 
- Hai chị em mang đồ đạc giúp chú.
- Vì nhớ lời mẹ dặn không muốn chờ chú trả ơn.
* H đọc thầm đoạn 3,4
- Chú muốn cám ơn 2 chị em vì hai chị em đã giúp chú.
- Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác...
- ...đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- H đọc đoạn 
-> Bình chọn bạn đọc hay nhất.
- H đọc lại cả câu chuyện.
* H đọc y/c phần kể chuyện- Quan sát tranh.
- 4 bức tranh
- Từng cặp H tập kể
- 4 H nối tiếp nhau thi kể từng đoạn theo lời Xô- phi hoặc Mác.
- 1 H kể toàn bộ câu chuyện theo lời Xô- phi hoặc Mác.
- Yêu thương cha mẹ, ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Ca ngợi chú Lí- nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ ( TIẾP)
I.Mục tiêu:
 - Giúp H biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau)
 - Vận dụng phép nhân trong giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy hoc: 
- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (3- 4’)
- Đặt tính rồi tính: 1032 x 4 1831 x 2
2.Dạy bài mới ( 10-12’)
 2.1. Hướng dẫn thực hiên phép nhân	 : 1427 x 3
- Đặt tính và tính.
- Nêu miệng cách làm
- Phép tính nhân này có gì khác với phép nhân ở phần KTBC?
 +G nhấn mạnh: Phép nhân này khác là trong quá trình nhân ta thấy phải nhớ 2 lần ( 3 x 7 = 21 viết 1 nhớ 2 Và 3 x 4 = 12 viết 2 nhớ 1)
 2.2. Lấy thêm ví dụ: 2614 x 3
3. Luyện tập thực hành (15- 17’)
Bài 1: (3-5’) 
 - Nêu cách tính?
*Chốt: Cách tính nhân và ghi kết quả.
Bài 2: (6-8’)
*Chốt: cách đặt tính và tính ( dạng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ 2 lần không liền nhau).
Bài 3: (3-4’) 
 + Biết giải toán có liên quan đến phép nhân dạng vừa học
*Chốt: Vận dụng phép nhân vừa học để giải toán có lời văn
*DKSL: Câu trả lời dài dòng.
Bài 4: (3- 4’) 
 - G gợi ý bằng tóm tắt ( hình vẽ)
 - H giải vào vở.
 - Nhắc và nhớ lại công thức tính chu vi hình vuông
*Chốt: Giải bài toán có nội dung hình học
*DKSL: H Làm sai kết qủa vì quên công thức.
4.Củng cố - dặn dò: ( 2-3’)
 - Phép nhân hôm nay học có gì khác với các phép nhân đã học?
- H làm bảng con.
- H tự đặt tính và tính.
- H nêu miệng cách làm.
- Nhiều H nhắc lại.
- H làm bảng con.
- H tự đặt tính và tính.
- H nêu miệng cách làm
- H làm SGK và nêu miệng cách tính.
- H làm bảng con.
- H tự đặt tính và tính.
- H nêu miệng cách làm
- H làm bảng con.
- H tự giải và trình bày bài làm.
- H làm vở.
- H nêu miệng cách làm
- H nhắc lại công thức.
- H trả lời, nhận xét.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011.
Tiết 2: Chính tả ( nghe - viết )
NGHE NHẠC
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng các bài tập 2 phân biệt l/n.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a/ T43
III. Các hoạt động dạy học:
1Kiểm tra bài cũ(2'-3')
- G đọc . 
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1'-2') : G nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn nghe - viết(10'- 12')
* G đọc mẫu bài viết 
- Bài thơ kể chuyện gì?
* Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó :
- Tìm tên riêng trong bài chính tả?
- Cách viết tên riêng đó như thế nào?
- G ghi chữ khó lên bảng, yêu cầu H phân tích:
nổi nhạc, dừng tay, giẫm, lắc, réo rắt, trong veo
- G xoá bảng, đọc lại từng từ.
 c. Viết chính tả:(13'-15')
- HD tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- Đọc cho H viết vở 
d. Chấm, chữa: ( 3-5’)
- Đọc cho H soát lỗi 
- G chấm bài viết ( 10 bài)
d. Hướng dẫn làm bài tập - Chấm bài( 5 - 7')
*Bài 2a/ 43 : G treo bảng phụ - Nêu yêu cầu 
*Bài 3a/ 43
3. Củng cố dặn dò: (1-2’)
- Nhận xét tiết học .
- H viết bảng con: rầu rĩ, giục giã, dồn dập.
- H đọc thầm theo 
 Bé Cương thích âm nhạc...
 Bé Cương
 Viết hoa
- H đọc, phân tích từng tiếng khó:
 nổi : n + ôi + thanh hỏi
 dừng : d + ưng + thanh hỏi.
 giẫm: gi + âm + thanh ngã.
 lắc: l + ăc + thanh sắc
........................................
- H viết bảng con
- H thực hiện
- H viết bài
- Soát lỗi, ghi lỗi, chữa lỗi
- H làm SGK
-> Chữa bài: - náo động, hỗn láo
 - béo núc ních, lúc đó
- H làm miệng
-> Chữa bài: ...
lấy, làm bài, lăn vòng, 
nói, nấu, nướng, nằm.
 Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp H:
 - Rèn luyện kỹ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
 - Biết tìm số bị chia, giải toán có 2 phép tính. 
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:( 3- 5’) 
- Viết 2 phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, tự tính.
2. Luyện tập thực hành: (30-32’)
 Bài 1:(5’) 
 *Chốt: cách đặt tính và nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
 Bài 2:(8- 10’) 
 Gợi ý: 
 + Trước hết tìm xem 3 cái bút giá bao nhiêu tiền?
 + Sau đó tìm: Cô bán hàng trả về bao nhiêu?
 Động viên H làm gộp: 	
 8000 - 2500 x 3 = 500 ( đồng )
*Chốt: các bước giải toán dạng toán có liên quan đến đơn vị tiền.
*DKSL: H Làm sai phép trừ : 8000 - 7500
 Bài 3:(6- 8’).
*Chốt: cách tìm SBC chưa biết.
*DKSL: Tính sai kết quả.
 Bài 4:(7’) 
*Chốt: cách nhận dạng hình vuông, hình chữ nhật.
3: Củng cố : (3- 5’) tính.
	 8151 : 3 = ?	2404: 4 = ?
- H đọc thầm, nêu yêu cầu.
- H làm bảng con.
- H tóm tắt ra nháp 
- H giải vào vở.
- H đọc thầm, nêu yêu cầu.
- Làm vở
- H đọc yêu cầu.
- H làm vào SGK
- H làm bảng con
 ... S
* Luyện viết từ ứng dụng: Quang Trung
+ Giải nghĩa: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ ( 1753- 1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Gọi H nhận xét độ cao khoảng cách?
- G hướng dẫn qui trình viết từng chữ.
* Luyện viết câu ứng dụng: 
Gv giải nghĩa lồng ghép GDBV môi trường: Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê. Qua đó, ta thấy yêu quê hương đất nước mình hơn.
- Nhận xét độ cao, khoảng cách...?
- Những chữ nào viết hoa ?
- G hướng dẫn viết chữ: Quê, Bên (bằng con chữ) và HD tổng thể.
c. Hướng dẫn viết vở(15’-17’)
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết
- Cho H quan sát vở mẫu , nêu yêu cầu:
+ Viết chữ Q : 1 dòng
+ Viết chữ T, S: 1 dòng
+ Viết tên riêng: Quang Trung: 2 dòng
+ Viết câu thơ: 2 lần 
d. Chấm bài (3’-5’). Nhận xét
3. Củng cố, dăn dò (1’-2’):
- GV lưu ý HS vận dụng chữ đã học vào các bài viết.
- Nhận xét tiết học 
- H viết bảng con
- H đọc
- Chữ Q cao 2,5 dòng li, tạo gồm 2 nét...
- H theo dõi
- H viết bảng con: 1 dòng Q,
 1 dòng: T, S
- H đọc từ ứng dụng. 
- H nhận xét...
- H viết bảng con : 2 dòng
- H đọc
- H nhận xét
- H viết bảng con: Quê, Bên
Quê, Bên
- H đọc nội dung bài viết
- H thực hiện
- H viết bài vào vở
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT )
NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe viết đúng, trình bày đẹp đoạn văn : Người sáng tác quốc ca Việt Nam.
- Làm đúng các bài tập điền âm, vần.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a/ T47
III. Các hoạt động dạy học:
1Kiểm tra bài cũ(2’-3’)
- G đọc cho: gạo nếp, lập loè, nấu cơm, lạnh lùng.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’-2’) : 
- G nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn nghe - viết(10’- 12’)
* G đọc mẫu bài viết 
+ Giải nghĩa: Quốc hội (cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất); Quốc ca (bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể)
* Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó :
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- G ghi chữ khó lên bảng, yêu cầu H phân tích:
khởi nghĩa, nhanh chóng, chọn, vẽ tranh.
- G xoá bảng, đọc lại từng từ.
c. Viết chính tả(13’-15’)
- HD tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- Đọc cho H viết vở 
d. Chấm, chữa: ( 3-5’)
- Đọc cho H soát lỗi 
- GV chấm bài
d. Hướng dẫn làm bài tập ( 5 - 7’)
*Bài 2a/ 47 : G treo bảng phụ - Nêu yêu cầu 
- G chấm bài viết ( 10 bài)
*Bài 3a/ 48
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
- H viết bảng con
- H đọc thầm theo 
- H xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao.
- Chữ đầu câu, tên riêng Văn Cao, Tiến quân ca.
- H đọc phân tích tiếng khó
- H viết bảng con
- H thực hiện
- H viết bài
- Soát lỗi, ghi lỗi, chữa lỗi
- H làm vở 
-> Chữa bài: lim dim, lá, nằm im.
- H làm miệng
-> Chữa bài:
+ nồi - lồi: Nhà em có nồi cơm điện
 Mắt con cóc rất lồi.
+ no - lo: Chúng em đã ăn no
 Mẹ đang rất lo lắng.
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 - H biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số).
 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II.Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1: Kiểm tra: (2-3’) Đặt tính rồi tính:
5646 : 2 và 	2178 : 3
 - Nhận xét về 2 phép chia em vừa thực hiện?
2: Dạy bài mới (13-15’)
2.1. Hướng dẫn thực hiện phép chia	9365 : 3
 - G ghi lại lên bảng.
 - G nhấn mạnh: Đây là phép chia có dư.
2.2. Hướng dẫn phép chia 	2449 : 4
 Cách làm tương tự.
? 2 phép chia này có điều gì đặc biệt?
3: Luyện tập thực hành ( 16-18’)
 Bài 1(3-5’): Bảng con
*Chốt: phép tính chia có dư.
 Bài 2 : ( 6-8’) 
*Chốt: các bước giải toán hợp.
 Bài 3 (5’): 
*Chốt: kỹ năng ghép hình. 
4: Củng cố ( 2-4’) Bảng con : 	2107 : 7 và	1648 : 8
- H làm bảng con.
- H khác nêu miệng.
- Các phép tính này đều là phép chia hết (vì có số dư = 0)
- H làm bảng con.
- Nhiều em nêu miệng.
- H làm bảng con.
- Nhiều em nêu miệng.
- Đều có dư.
- H làm bảng con.
- H khác nêu miệng.
- H nêu, làm vở.
- H khác nêu miệng.
- H thực hành.
- H làm bảng con.
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: 	 TỰ HỌC 
LUYỆN VIẾT: TUẦN 23
I. Mục đích yêu cầu.
- Rèn cho H cách viết chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng.
1. Viết tên riêng : Quảng Bình, Ngô Quyền bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Chuẩn bị.
- Vở mẫu, chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:	Luyện viết bài 23
2. Luyện viết.
- Kiểm tra tư thế ngồi của H.
- H viết bài
- G chấm bài + Nhận xét.
Tiết 8: Toán
LUYỆN TẬP TIẾT 111 + 112 + 113
I. Muc tiêu: 
- Củng cố thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số: trường hợp chia hết: Thương có 3 chữ số hoặc thương có 4 chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
III. Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài.
- Làm vở bài tập TN Toán phần I Tuần 23.
- G chấm chữa, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Thứ bảy ngày 13 tháng 2 năm 2011.
Tiết : TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I.Mục đích yêu cầu: 
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK. 
- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn( từ 7- 10 câu ).
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể.
- Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc, liên hoan văn nghệ của H trong trường, lớp.
III. Các hoạt động dạy học:	
1.Kiểm tra bài cũ: ( 3- 5’)
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: G nêu MĐ,YC của tiết học
b. Hướng dẫn H làm bài tập (32’-34’)
* Bài tâp 1/48 
- G: Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Có thể dựa vào gợi ý hoặc kể tự do...
- G nhận xét, rút kinh nghiệm cho từng em.
* Bài tập 2/ 48
- Nhắc H viết lại những điều vừa kể sao cho thành câu, rõ ràng. Lưu ý H cách trình bày, tư thế ngồi viết. Lưu ý chuyển từ văn nói sang văn viết .....
- G theo dõi, giúp đỡ.
- G chấm điểm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp bình chọn những bạn có bài nói, viết hay nhất.
- Nhận xét tiết học.
- 2 H đọc lại bài viết về một người lao động trí óc ( Tiết TLV tuần 22) 
- H đọc yêu cầu và các gợi ý.
- 1 H kể làm mẫu.
- Từng cặp H tập kể cho nhau nghe.
- HS kể trước lớp, HS khác nhận xét bạn kể.
- H đọc yêu cầu.
- H viết bài.
- Một số H đọc bài.
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
HIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 - H biết thực hiện phép tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).
 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II.Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1: Kiểm tra: (2-3’) Bảng con
5646 : 2 và 	2178 : 3
2: Dạy bài mới (13-15’)
2.1. Hướng dẫn thực hiện phép chia	4218 : 6
 - G ghi lại lên bảng.
 - G nhấn mạnh:
1 chia 6 được 0, viết 0 ở thương ( bên phải 7)
Hạ 8 được 18 rồi chia bình thường.
2.2. Hướng dẫn phép chia 	2407 : 4
 Cách làm tương tự.
+ 2 phép chia này có điều gì đặc biệt ở thương?
3: Luyện tập thực hành ( 16-18’)
 Bài 1(3-5’): 
*Chốt: phép tính chia mà thương có chữ số 0
 Bài 2 : ( 6-8’) 
Hướng dẫn giải theo 2 bước.
+ Đã sửa được bao nhiêu mét đường?	1215 : 3 = 405 (m)
+ Còn phải sửa bao nhiêu m đường? 1215 - 405 = 810 ( m)
*Chốt: các bước giải toán hợp
 Bài 3 (5’): 
+ Phép tính đó sai ở bước nào?
*Chốt: kỹ năng thực hiện phép tính nhân, chia.
*DKSL: Nêu điểm sai chưa rõ.
4: Củng cố ( 2-4’) Bảng con : 	2107 : 7 và	1648 : 8
- H làm bảng con.
- H khác nêu miệng.
- H làm bảng con.
- Nhiều em nêu miệng.
- H làm bảng con.
- Nhiều em nêu miệng.
- đều có chữ số 0.
- H làm bảng con.
- H khác nêu miệng.
- H nêu, làm vở.
- H khác nêu miệng.
- H làm nháp, sgk.
- H nêu miệng.
- H làm bảng con.
Tiết 6: TIẾNG VIỆT
LUYỆN VĂN TUẦN 23
I.Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng viết : Dựa vào những điều em vừa kể, viết thành một đoạn văn ( từ 7- 10 câu ) kể về buổi biểu diễn nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
	- Vở BTTN
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:	Luyện văn tuần 23
2. Luyện tập.
- G đọc 1 số bài văn hay, H làm tốt buổi sáng để H tham khảo.
- G nhận xét chung: ưu điểm, nhược điểm, chữa 1 số bài các em viết chưa tốt.
- G sửa giúp H cách dùng từ đặt câu.
- Y/c H viết lại bài văn vào vở bài tập.
- G quan sát nhận xét
- G thu, chấm, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 6: Toán
LUYỆN TẬP TIẾT 114 + 115 
I. Muc tiêu: 
- Củng cố thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số: trường hợp chia có dư: Thương có 3 chữ số hoặc thương có 4 chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
III. Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài.
- Làm vở bài tập TN Toán phần II Tuần 23.
- G chấm chữa, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 7: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu :
	- Đánh giá hoạt động tuần 1 của tháng1.
 	- Triển khai, phát động thi đua tuần 2.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung tháng 2
II. Cách tiến hành:
1. Các tổ sinh hoạt, bình xét thi đua
2. Tổ trưởng báo cáo kết quả 
- Lớp nhận xét
- GV đánh giá chung 
- Chọn HS xuất sắc tuần 1
3. GV nêu các hoạt động tuần 2 tháng 1. Cụ thể:
	- Học tập
	- Lao động 
	- Hoạt động khác

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 23 lop 3.doc