Tập đọc - Kể chuyện
ĐẤT QUÝ - ĐẤT YÊU
I. Mục đích, yêu cầu:
A/ Tập đọc:
1/ Chú ý các từ : Ê - ti - ô - pi - a, đường sá, chăn nuôi, lời nói
2/ Hiểu từ mới và nắm được cốt truyện, hiểu ý nghĩa truyện: Đất đai, Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý.
B/ Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Biết sắp xếp lại tranh minh hoạ sách giáo khoa theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh kể lại trôi chảy, mạch lạc câu chuyện.
- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét được lời kể của bạn.
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài: “Thư gửi bà”.
GV: Trong bức thư, Đức kể với bà những gì?
Tuần 11 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện Đất quý - Đất yêu I. Mục đích, yêu cầu: A/ Tập đọc: 1/ Chú ý các từ : Ê - ti - ô - pi - a, đường sá, chăn nuôi, lời nói 2/ Hiểu từ mới và nắm được cốt truyện, hiểu ý nghĩa truyện: Đất đai, Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý. B/ Kể chuyện: - Rèn kỹ năng nói: Biết sắp xếp lại tranh minh hoạ sách giáo khoa theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh kể lại trôi chảy, mạch lạc câu chuyện. - Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét được lời kể của bạn. III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc A/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài: “Thư gửi bà”. GV: Trong bức thư, Đức kể với bà những gì? B/ Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài. b/ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc nối tiếp câu - Đọc từng đoạn trước lớp (2 phần). Phần 1: Từ đầu ....đến “làm như vậy” Phần 2: Còn lại + Kết hợp giải nghĩa từ trong sách giáo khoa và giảng nghĩa thêm từ: Sản vật, khách du lịch. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Học sinh đọc đồng thanh 4 đoạn 3. Tìm hiểu bài: - Đọc thầm đoạn 1, trả lời GV: Hai người khách được vua Ê - ti - ô - pi - a đón tiếp thế nào? HS: Vua mời họ vào cùng, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý. - Đọc thầm phần đầu đoạn 2, trả lời: + GV: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? HS: Viên quan bảo khách dừng lại cởi giày để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu. + GV: Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không để khách mang những hạt đất nhỏ? HS: Vì họ coi đất là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. - Đọc to 3 câu cuối, trả lời: GV: Phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê - ti - ô - pi - a với quê hương như thế nào? HS: Yêu quý, trân trọng mảnh đất của quê hương. 4. Luyện đọc lại: - Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2, một học sinh đọc cả bài. - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Kể chuyện 1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện “Đất quý, đất yêu”. Sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện. 2/ Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh. a/ Bài tập 1: - Gọi 1 - 2 học sinh đọc yêu cầu của bài: Sắp xếp các tranh cho đúng trình tự câu chuyện. - Học sinh quan sát tranh minh hoạ, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện. - Giáo viên yêu cầu học sinh ghi kết quả vào giấy nháp rồi đọc lên để cả lớp nhận xét. - Giáo viên kết luận: Thứ tự đúng của tranh là: 3 – 1 – 4 – 2. - Hướng dẫn học sinh nêu được nội dung từng tranh để kể. + Tranh 1: Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê - ti - ô - pi - a. + Tranh 2: Hai vị khách được vua của nước Ê - ti - ô - pi - a mến khách, chiêu đãi và tặng quà. + Tranh 3: Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đáy đế giày của họ. + Tranh 4: Viên quan giải thích cho 2 vị khách phong tục của Ê-ti-ô-pi-a. b/ Bài tập 2: - Từng cặp học sinh dựa vào từng tranh minh hoạ tập kể. - 4 học sinh nối tiếp nhau thi kể chuyện theo 4 tranh. - Một học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh. 3/ Củng cố, dặn dò. - Giáo viên yêu cầu học sinh tập đặt tên khác cho câu chuyện (như “Mảnh đất thiêng liêng”; “Một phong tục lạ lùng”; “Tấm lòng yêu quý đất”). - Giáo viên biểu dương học sinh đọc tốt, kể tốt. Toán Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 2 học sinh chữa miệng bài 3 tiết trước rồi nhận xét. 2. Bài mới: a/ Bài toán: Ngày thứ bảy bán 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán gấp đôi ngày thứ 7. Hỏi cả 2 ngày bán bao nhiêu xe đạp? 6 xe Tóm tắt: Thứ bảy: . xe? Chủ nhật: * Các bước giải: - Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: 6 x 2 = 12 (xe). - Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả 2 ngày: 6 + 12 = 18 (xe) * Hướng dẫn học sinh trình bày bài như sách giáo khoa. b/ Thực hành: * Bài 1: Học sinh đọc đề, giáo viên hướng dẫn tóm tắt. - Gợi ý: + Học sinh tự tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh (15 + 5 = 20 km) - Một học sinh làm trên bảng rồi nhận xét. * Bài 2: Tương tự bài 1: 24 lít Lấy ra còn...lít? - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước: Số lít mật ong lấy ra là: 24 : 3 = 8 (lít) Số lít mật ong còn lại là: 24 – 8 = 16 (lít) Đáp số 16 lít mật ong * Bài 3: - Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu. - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần, sau đó hướng dẫn mẫu một phần. - Học sinh làm bài rồi chữa bài. 5 x 3 + 3 = 15 + 3 7 x 6 – 6 = 42 – 6 = 18 = 36 56 : 7 + 7 = 8 + 7 6 x 2 – 2 = 12 – 2 = 15 = 10 c/ Củng cố, dặn dò - Gọi 1 - 2 học sinh nhắc lại cách giải bài toán thực hiện bằng 2 phép tính. - Giao bài tập về nhà Đạo đức Thực hành kỹ năng giữa học kỳ I I. Mục tiêu - Đánh giá học sinh việc hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học ở bài 1, 2, 3, 4, 5. - Hình thành thái độ có trách nhiệm với lời nói, việc làm của mình, biết ơn Bác Hồ, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em... III. Các hoạt động dạy học 1/ Bài 1: - Một số học sinh đọc thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy. - Liên hệ: Em đã làm tốt được những điều nào? - Gọi 1 số học sinh liên hệ, học sinh khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên tuyên dương những học sinh đó. 2/ Bài 2: Xử lý tình huống sau: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học Toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên tivi lại chiếu phim hoạt hình rất hay Nếu em là Tân em có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó? - Học sinh trao đổi nhóm và phát biểu. - Giáo viên chốt: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: Xem phim xong sẽ sang học cùng để bạn khỏi chờ. 3/ Bài tập 3: - Giáo viên lần lượt đưa ra câu hỏi, cả lớp suy nghĩ, trao đổi theo cặp để trả lời. + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em? + GV: Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ? HS: Cần cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta. 4. Củng cố, dặn dò - Giáo viên chốt nội dung vừa thực hành. - Dặn: Chuẩn bị bài 6. Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010 Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: rèn kỹ năng giải toán có 2 phép tính. II. Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 - 2 học sinh lên bảng chữa bài 2, 3 (trang 51) 2/ Luyện tập: a. Bài 1: Giáo viên hướng dẫn giải theo 1 trong 2 cách sau: * Cách 1: Giải theo 2 bước; - Trước hết tìm số ô tô còn lại: 45 – 18 = 27 (ô tô) - Tìm số ô tô còn lại sau khi 17 ô tô tiếp tục rời bến: 27 – 17 = 10 (ô tô) * Cách 2: Tìm số ô tô rời bến cả 2 lần: 18 + 17 = 35 (ô tô) Tìm số ô tô còn lại cuối cùng: 45 – 35 = 10 (ô tô) b. Bài 2: - Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Hướng dẫn học sinh giải theo 2 bước + Tìm số thỏ đã bán: 48 : 6 = 8 (con) + Tìm số thỏ còn lại: 48 – 8 = 40 (con) c. Bài 3: - Giúp học sinh quan sát sơ đồ minh hoạ rồi nêu thành bài toán phù hợp. - Hướng dẫn giải bài toán theo 2 bước: 14 + 8 = 22 (bạn) 14 + 22 = 36 (bạn) d. Bài 4: - Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn mẫu. - Học sinh tự làm bài vào vở. 12 x 6 = 72 72 – 25 = 47 56 : 7 = 8 8 – 5 = 3 42 : 6 = 7 7 + 37 = 44 3/ Củng cố, dặn dò - Giáo viên chốt nội dung luyện tập - Giao bài tập về nhà. Tập đọc Vẽ quê hương I. Mục đích, yêu cầu. 1/ Chú ý các từ: Làng xóm, lúa xanh, lợn quanh, nắng lên. Ngắt đúng nhịp thơ. 2/ Hiểu nội dung chính của từng khổ thơ và ý nghĩa của bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp cảu quê hơng và thể hiện tình yêu quê hơng tha thiết cảu 1 bạn nhỏ. 3/ Học thuộc lòng bài thơ. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp bài: “Đất quý đất yêu” GV: Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc. a. Giáo viên đọc mẫu bài thơ. b. Hướng dẫn đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc nối tiếp 2 dòng thơ. Luyện đọc từ khó, sửa lỗi phát âm cho học sinh. - Đọc từng khổ thơ trước lớp (4 khổ) + Giáo viên hướng dẫn cách ngắt nhịp. + Tìm hiểu nghĩa từ: “sông máng”, giải nghĩa thêm từ “Cây gạo”. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu - Đọc thầm toàn bài, trả lời: + GV: Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ? HS: Tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, ngói mới, trờng học, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc. + GV: Kể tên những màu sắc tả cảnh vật quê hương? HS: Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt... - Học sinh trao đổi nhóm, trả lời: + GV: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời đúng. a/ Vì quê hương rất đẹp. b/ Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi. c/ Vì bạn nhỏ yêu quê hương. HS: Chọn ý c. 4. Học thuộc lòng bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng trên bảng phụ. - Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. 5. Củng cố, dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn: Học thuộc lòng bài thơ. Chính tả (nghe-viết) Tiếng hò trên sông I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài: “Tiếng hò trên sông” - Luyện viết phân biệt tiếng có vần khó, tiếng chứa âm đầu đẽ lẫn: s/x III. Các hoạt động dạy học. A/ Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giải những câu đố tiết trước. B/ Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2/ Hướng dẫn học sinh viết chính tả: a. Hướng dẫn chuẩn bị: - Giáo viên đọc 1 lần bài “Tiếng hò trên sông” - Gọi 1 - 2 học sinh đọc lại bài văn. * Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài: * Hướng dẫn cách trình bày: + GV: Bài chính tả có mấy câu? (4 câu) + GV: Nêu các tên riêng trong bài? HS: các tên riêng có trong bài là: chị Gái, Thu Bồn. + GV: Trong đoạn văn, những chữ nào phải viết hoa? HS: Những chữ cái đầu câu phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa. - Học sinh tập viết những từ dễ lẫn. * Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết và soát bài. 3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. a. Bài tập 2: Hướng dẫn học sinh làm bài cá nhân, sau đó yêu cầu ... . - Hướng dẫn chữa bài: d. Bài 4: - Học sinh đọc sách giáo khoa, nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên nhắc: Với mỗi từ ngữ đã cho, các em có thể đặt được nhiều câu. - Học sinh làm bài cá nhân, sau đó phát biểu. - Chữa bài: * Ví dụ: Bác nông dân đang gặt lúa. Bác nông dân đang bẻ ngô Hoặc: Đàn cá tung tăng bơi lội. Những chú gà con theo mẹ đi tìm mồi. 3. Củng cố, dặn dò. - Giáo viên chốt kiến thức vừa luyện. - Nhận xét và giao bài tập về nhà. Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 8. - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài toán có 2 phép tính có áp dụng bảng nhân 8. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 8. - Một học sinh chữa bài 3 -> nhận xét, chữa bài 2/ Luyện tập a) Bài 1: - Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu: Tính nhẩm. 1a/ Giáo viên hướng dẫn giải bằng 1 trong 2 cách Cách 1: tính nhẩm Cách 2: tính viết 1b/ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân + GV: Có nhận xét gì về các thừa số, thứ tự của các thừa số, kết quả trong 2 phép tính nhân 8 x 2 và 2 x 8? HS: Hai phép tính này có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự lại khác nhau. Kết quả cùng là 16. Vậy 8 x 2 = 2 x 8 - Tiến hành tương tự với các phép tính khác. * Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. b) Bài 2: - Cách 1: Củng cố cách hình thành bảng nhân - Cách 2: Củng cố thứ tự về cách tính giá trị biểu thức c) Bài 3: - Gọi 2 học sinh đọc đề. + GV: Bài cho biết gì? HS: Bài toán cho biết cuộn dây điện dài 50m, cắt 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8m. + GV: Bài yêu cầu làm gì? HS: Bài toán yêu cầu tính số mét dây còn lại. - Giáo viên gợi ý học sinh cách giải theo 2 bước: + Bước 1: Mỗi đoạn 8m, cắt 4 đoạn như thế là bao nhiêu mét ? (8 x 4 = 32m) + Bước 2: Số m dây điện còn lại là bao nhiêu ? (50 – 32 = 18 m) d) Bài 4: Củng cố kỹ năng tính nhẩm và tính chất giao hoán, vừa chuẩn bị cho việc học diện tích. - Học sinh nêu yêu cầu của bài: Viết phép nhân thích hợp vào ô trống. * Giáo viên nêu bài toán: Một hình chữ nhật có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông.Tính số ô vuông trong hình chữ nhật? - Học sinh nêu cách làm: 8 x 3 = 24 (ô vuông) * Giáo viên nêu bài toán khác: Một hình chữ nhật được chia thành 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Hỏi trong hình có tất cả bao nhiêu ô vuông? - Học sinh nêu cách làm : 3 x 8 = 24 (ô vuông) * Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8 -> phát biểu quy tắc. 3/ Củng cố, dặn dò - GV gọi học sinh nhắc lại nội dung bài. - Giao bài về nhà. Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá I. Mục tiêu - Học sinh biết cấu tạo của cành lá: hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó. - Vẽ được cành lá đơn giản. - Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập. III. Các hoạt động dạy - học 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu 1 số cành lá khác nhau, gợi ý để học sinh nhận biết : + Cành lá phong phú về hình dạng, màu sắc. + Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của chiếc lá. - Học sinh xem 1 vài bài trang trí để các em thấy : cành lá đẹp có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí. 3/ Hoạt động 2 : Cách vẽ cành, là. - Học sinh quan sát cành, là, giáo viên gợi ý cách vẽ : 4/ Hoạt động 3 : Thực hành. - Học sinh thực hành, giáo viên quan sát giúp học sinh yếu. 5/ Nhận xét, đánh giá . - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ trong lớp. - Chọn bài vẽ đẹp và xếp loại. 6/ Củng số, dặn dò. - Học sinh nhắc lại cách vẽ cành lá. - Chuẩn bị vẽ đề tài “Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11”. Chính tả (nhớ viết) Vẽ quê hương I/ Mục đích, yêu cầu - Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: “Vẽ quê hương” - Viết đúng một số chữ chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: n/ l, s/ x III/ Các hoạt động dạy - học 1) Kiểm tra bài cũ - Thi viết nhanh, đúng các từ có tiếng bắt đầu là x / s - Gọi 2 học sinh làm trên bảng. 2) Dạy bài mới a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn học sinh viết chính tả. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên đọc đoạn thơ cần viết chính tả. - Gọi 2 - 3 học sinh đọc HTL đoạn thơ đó -> nhận xét - Hướng dẫn học sinh nắm nội dung : - Hướng dẫn cách trình bày : + GV : Đoạn thơ có mấy khổ, cuối mỗi khổ có dấu gì ? HS : Đoạn thơ có 2 khổ, cuối khổ thơ 1 có dấu chấm ; cuối khổ thơ 2 có dấu 3 chấm. + GV : Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào ? HS : Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và cách lề vở 2 – 3 ô ly. * Học sinh tự nhẩm đoạn thơ viết bài, nhắc nhở các em lưu ý tiếng dễ lẫn. * Chấm - chữa bài. c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài cá nhân vào vở - Giáo viên dán 3 băng giấy lên bảng, yêu cầu 3 học sinh thi làm bài đúng, đẹp. - Nhận xét, chữa bài. - Cả lớp đọc đồng thanh câu thơ, câu tục ngữ được điền đầy đủ. 3) Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm bài của học sinh. - Chuẩn bị: Nói viết về quê hương Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010 Tập làm văn Nghe kể “Tôi có đọc đâu!” Nói về quê hương I. Mục đích yêu cầu 1/ Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện “Tôi có đọc đâu!”. Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên. 2/ Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý, dùng từ đặt câu đúng; biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương. III. Các hoạt động dạy-học A/ Kiểm tra bài cũ Gọi 3 - 4 HS đọc lá thư đã viết (tuần 10) -> nhận xét B/ Dạy bài mới 1/ Bài 1 : (Kể chuyện) - 2 học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý - Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ. * Giáo viên kể chuyện lần 1. * Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý : + GV : Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ? HS: Người viết thư thấy người ngồi bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. + GV: Người viết thư thêm vào thư điều gì ? HS: Người viết thư viết thêm vào thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa vì hiện có người đang đọc trộm thư.” + GV: Người bên cạnh kêu lên như thế nào ? HS: Người ngồi bên cạnh vội kêu lên: “Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!”. * Giáo viên kể chuyện lần 2. - Một học sinh giỏi kể lại chuyện - Từng cặp học sinh kể chuyện cho nhau nghe - Yêu cầu 4 - 5 học sinh nhìn bảng gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện * Giáo viên : Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ? Học sinh: Câu chuyện buồn cười ở chỗ phải xem trộm mới biết được dòng chữ người ta viết thêm vào thư. Vì vậy người xem trộm thư cãi là mình không xem trộm -> lộ rõ đuôi nói dối một cách tức cười. 2/ Bài tập 2. (Nói về quê hương) - Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu và gợi ý SGK - Giáo viên: Quê hương là nơi em sinh ta, lớn lên, nơi tổ tiên ông bà cha mẹ sinh sống... Quê em có thể là ở nông thôn hoặc thành phố. Nếu em biết ít về quê hương -> có thể kể về nơi em đang ở cùng cha mẹ. - Hướng dẫn học sinh dựa vào gợi ý trên bảng tập nói trước lớp - Học sinh tập nói theo cặp (3’) - Học sinh xung phong trình bày bài nói trước lớp -> bình chọn bạn kể hay, sinh động về quê hương mình. 3/ Củng cố, dặn dò - Giáo viên chốt nội dung bài học, nhận xét giờ học - Giao bài về nhà. Toán Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu - Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số. - áp dụng nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan. - Củng cố về cách tìm số bị chia chưa biết. II. Các hoạt động dạy – học. A/ Kiểm tra bài cũ. Gọi 2 học sinh chữa bài 3, bài 4. B/ Dạy bài mới 1/ Giới thiệu phép nhân: 123 x 2 - Giáo viên viết lên bảng phép nhân: 123 x 2 = ? - Yêu cầu học sinh nêu bước đầu tiên: Đặt tính. + GV: Khi thực hiện phép nhân này, ta tính theo thứ tự nào? HS: Nhân từ phải sang trái: bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đến hàng chục, hàng trăm, mỗi lần viết một chữ số ở tích. x - Cách thực hiện 123 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 2 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 246 . 2 nhân 1 bằng 2 viết 2 - Kết luận 123 x 2 = 246 2/ Giới thiệu phép nhân 326 x 3 - Tương tự như trên. - Phép nhân 326 x 3 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục. 3/ Thực hành a/ Bài 1: Học sinh rèn luyện cách nhân. - Học sinh nêu yêu cầu: Tính - Gọi 5 học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp bài. x x x x x 341 213 212 110 203 2 3 4 5 3 682 639 848 550 609 b/ Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính - 2 học sinh làm trên bảng -> nhận xét x x x x 437 205 319 171 2 4 3 5 874 820 957 855 c/ Bài 3: - Học sinh tự làm bài toán (1 phép tính) - Chữa bài: Số người trên 3 chuyến máy bay là: 116 x 3 = 348 (người) Đáp số 348 người d/ Bài 4: - Học sinh nêu yêu cầu: Tìm số bị chia x - Học sinh nêu cách tìm số bị chia x : 7 = 101 x : 6 = 107 x = 101 x 7 x = 107 x 6 x = 707 x = 692 3/ Củng cố, dặn dò - Học sinh nêu cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số - Giao bài về nhà Thể dục Giáo viên bộ môn dạy Tự nhiên xã hội Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ Mối quan hệ họ hàng (Tiết 2) I. Mục tiêu: Học sinh có khả năng: - Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. - Biết cách xưng hô đúng với những ngời họ hàng nội, ngoại. - Vẽ được sơ đồ họ hàng: nội - ngoại. - Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình. III. Các hoạt động dạy học. 2/ Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng - Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình - Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ - Gọi một số học sinh giới thiệu về những người trong gia đình mình vừa vẽ. * Ví dụ: Ông x bà Mẹ của Toản Bố của Toản Mẹ của Nam Bố của Nam Toản Phương Nam Thuỷ 3/ Hoạt động 3 - Chơi trò chơi “Xếp hình” - Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Học sinh có ảnh gia đình gồm các thế hệ khác nhau. - Hướng dẫn học sinh trình bày trên giấy theo cách trang trí của mỗi nhóm sao cho đẹp mắt. Sau đó từng nhóm giới thiệu về sơ đồ của nhóm mình trước lớp. - Các nhóm khác nghe, góp ý kiến. - Giáo viên tuyên dương nhóm giới thiệu hay, vẽ đẹp 4/ Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Giao bài về nhà Phần ký duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: