III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Lời chào”. BT1-7
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện Lời chào.
- 2 HS đọc truyện.
- HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
? Vì sao người cha yêu cầu con chào bà cụ.
? Sau khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé cảm nhận được điều gì mà trước đó không có.
- Đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. BT2-10
* Cách tiến hành.
- GV nêu tên các tình huống trong BT2 vở THKNS
- HS thực hành đóng vai nêu cách xử lí các tình huống nêu trên .
Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm.
Mỗi nhóm nhận 1 tình huống và thực hành đóng vai đưa ra cách xử lí.
Bước 2: Các nhóm thực hành trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét cách xử lí tình huống của bạn và đưa ra cách xử lí tình huống của mình trong trường hợp trên.
Bước 3: GV kết luần về cách xử lí tình huống hay, phù hợp.
Hoạt đông tập thể : Giáo dục kns: kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người. I. Mục tiêu: - HS biết được lời chào cao hơn mâm cỗ. Hiểu câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” - Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiết hằng ngày. - Biết giao tiếp với bạn bè và mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Lời chào”. BT1-7’ * Cách tiến hành: GV đọc truyện Lời chào. 2 HS đọc truyện. HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi: ? Vì sao người cha yêu cầu con chào bà cụ. ? Sau khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé cảm nhận được điều gì mà trước đó không có. - Đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. BT2-10’ * Cách tiến hành. - GV nêu tên các tình huống trong BT2 vở THKNS - HS thực hành đóng vai nêu cách xử lí các tình huống nêu trên . Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 tình huống và thực hành đóng vai đưa ra cách xử lí. Bước 2: Các nhóm thực hành trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét cách xử lí tình huống của bạn và đưa ra cách xử lí tình huống của mình trong trường hợp trên. Bước 3: GV kết luần về cách xử lí tình huống hay, phù hợp. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. BT3,4,5. 5’ * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Gv nhận xét, kết luận. BT3: Chỉ yêu cầu HS thực ý 2, ý 1 HS đã thực hiện hằng ngày rồi. BT4: ý 1 – cảm ơn, ý 2 – xin lỗi. BT5: ý 1,4,5 – xin lỗi; ý 2,3 – cảm ơn Hoạt động 4: Tự giới thiệu. BT6. 7’ * Cách tiến hành: - BT6 đổi thành: Năm ngoái em học lớp 2, năm nay em được lên lớp 3 học cô chủ nhiệm mới. Em hãy tự giới thiệu về mình với cô. - GV nêu tình huống. - HS tập tự giới thiệu theo nhóm 4. - Gọi HS lên bảng tự giới thiệu. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Kết luận. 5’ GV kết luận: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Hướng dẫn HS về nhà thực hiện chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp khi giao tiếp với bạn bè và mọi người. Hoạt đông tập thể : Giáo dục kns: tôi là ai. I. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được nhu cầu, sở thích, thói quen của mình. Nhận thấy những điều mình thấy hài lòng về mình, những điều mình cần cố gắng. - Rèn kĩ năng tự nhìn nhận về mình, từ đó có ý thức rèn luyện bản thân tốt hơn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu, xở thích của tôi. BT1-10’ * Cách tiến hành: HS nêu yêu cầu bài tập. HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi: 1. Trò chơi mà tôi yêu thích nhất. 2. Quyển sách mà tôi thích đọc nhất. 3. Chương trình ti vi mà tôi thích xem nhất. 4. Bài hát mà tôi thích nhất. 5. Môn học mà tôi thích học nhất. 6. Bộ phim mà tôi thích xem nhất. 7. Môn thể thao mà tôi thích nhất. 8. Món ăn mà tôi thích nhất. 9. Việc tôi muốn làm vào thời gian rỗi là: 10. Địa điểm tôi muốn đi du lịch là: 11. Công việc lớp mà tôi muốn đảm nhận: - Đại diện các HS trả lời – tôi tự nói về tôi. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Thói quen của tôi. BT2-7’ * Cách tiến hành. - HS nêu yêu cầu trong BT2 vở THKNS - HS suy nghĩ ghi chân thực những thói quen của mình trong học tập và sinh hoạt cá nhân. - HS trao đổi theo cạp giới thiệu về thói quen của minh với bạn. - Một số HS giới thiệu trước lớp. - Lớp và GV nhận xét, kết luận về thói quen tốt cần phát huy, thối quen xấu cần sửa đổi. Hoạt động 3: Những điều tôi thấy hài lòng về mình. BT3-7’ * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Một số HS giới thiệu trước lớp. - Gv nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Tôi là ai. BT4. 7’ * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Một số HS giới thiệu trước lớp. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Kết luận. 5’ GV kết luận: Cần phải thấy được nhu cầu, sở thích, thói quen của mình. Nhận thấy những điều mình thấy hài lòng về mình, những điều mình cần cố gắng. Từ đó có ý thức rèn luyện bản thân tốt hơn Hoạt đông tập thể : Giáo dục kns: kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích. I. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được nguyên nhân và những hành động, việc làm gây tai nạn, thương tích cho bản thân. - Rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Thảo luận tình huống. BT1-10’ * Cách tiến hành: GV nêu tình huống. 2 HS đọc tình huống. HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi: ? Vì sao những con vật thân thiết có thể trở thành nguy hiểm? ? Những động vật nuôi nào có thể gây thương tích cho con người? ? Làm thế nào để tránh các con vật gây thương tích? Đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến của mình. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu hành động gây tai nạn, thương tích cho bản thân và người khác. 10’ BT2: * Cách tiến hành. - HS nêu yêu cầu trong BT2 vở THKNS - HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 theo các bước: + Nêu nội dung từng tranh. ? Người trong tranh đang làm gì? ? Hành động đó có nguy hiểm không, vì sao? - HS HS thảo luận tìm hiểu theo yêu cầu và gợi ý của GV. - Một số HS trình bày trước lớp. - Lớp và GV nhận xét, kết luận về những hành động có thể gây tai nạn, thương tích cho mình và người khác. BT3: * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Một số HS nêu kết quả trước lớp. - Lớp trao đổi, nhận xét, phân tích để đưa ra ý thống nhất - Gv nhận xét, kết luận. + Đeo cặp quá nặng có nguy cơ: bị gù lưng, mệt mỏi, đau lưng, hạn chế phát triển chiều cao. + ý 1,2,3. - Khuyến khích HS nêu thêm ý kiến khác. Hoạt động 3: Xử lí tình huống. 10’ BT4. * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. - HS quan sát tranh trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Một số HS nêu kết quả trước lớp. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận. BT5. * Cách tiến hành. - GV nêu tên các tình huống trong BT5 vở THKNS - HS thực hành đóng vai nêu cách xử lí các tình huống nêu trên . Bước 1: Gv chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 tình huống và thực hành đóng vai đưa ra cách xử lí. Bước 2: Các nhóm thực hành trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét cách xử lí tình huống của bạn và đưa ra cách xử lí tình huống của mình trong trường hợp trên. Bước 3: GV kết luần về cách xử lí tình huống hay, phù hợp. Hoạt động 4: Kết luận. 5’ GV kết luận: khi bị thương tích cần sơ cứu kịp thời, cau đó đưa đến babc sĩ nếu thấy cần thiết. - Dặn về nhà.
Tài liệu đính kèm: