Giáo án hội giảng Tự nhiên xã hội 3 Tiết 41: Thân cây

Giáo án hội giảng Tự nhiên xã hội 3 Tiết 41: Thân cây

Tiết 2: Tự nhiên xã hội

 Tiết 41 : Thân cây

I. MỤC TIÊU:

*Mục tiêu chung:

- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân leo, thân bò) và theo cấu tạo của thân( thân gỗ, thân thảo).

- HS có kĩ năng quan sát , phân biệt được thân cây theo cách mọc và theo cấu tạo .

- GDHS có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây.

* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện

-Nêu được tên cây, nhắc lại được nội dung theo bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Các hình trong SGK trang 78, 79

- Phiếu bài tập, các tấm thẻ chuẩn bị cho trò chơi.

- Một số cây

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hội giảng Tự nhiên xã hội 3 Tiết 41: Thân cây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hội giảng cấp trường
 Người dạy: Hoàng Thị Hằng
 Tổ chuyên môn: Khối lớp 3
Thứ ba ngày 19 thỏng 1 năm 2010
Tiết 2: Tự nhiên xã hội
 Tiết 41 : Thân cây
i. Mục tiêu:
*Mục tiêu chung:
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân leo, thân bò) và theo cấu tạo của thân( thân gỗ, thân thảo).
- HS có kĩ năng quan sát , phân biệt được thân cây theo cách mọc và theo cấu tạo .
- GDHS có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây.
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
-Nêu được tên cây, nhắc lại được nội dung theo bạn.
ii. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Các hình trong SGK trang 78, 79
- Phiếu bài tập, các tấm thẻ chuẩn bị cho trò chơi.
- Một số cây
2. Học sinh:
- Các cây đã sưu tầm
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ
- Kể tên các bộ phận thường có của một cây?
- Nhận xét – đánh giá
2. Bài mới 
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo nhóm
*Mục tiêu: Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đứng , thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.
* Cách tiến hành
+ Bước 1: Làm việc theo cặp 
- GV cho HSQS hình 1- 7 SGK trang 78,79 cho biết
- Các hình chụp các cây gì?
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
- Cho HS đọc mục: Quan sát và trả lời SGK trang 78
- GVHD trên phiếu học tập
- GV chia lớp theo nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận trong vòng (5 - 6 phút)
+Câu hỏi thảo luận : 
- Hãy QS hình 1- 7 SGK trang 78,79 chỉ ra các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò.Trong đó cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo( thân mềm)
Hoạt động của trò
- HS nêu: 
Hình 1: cây nhãn
Hình 2 : Cây bí đỏ( Bí ngô).
- Học sinh quan sát theo nhóm các hình trang 78,79 điền kết quả vào bảng sau:
Em Hường +Tiện
- Nêu được một số cây có trong hình
- Tham gia vào nhóm
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ
(cứng)
Thân thảo
(mềm)
1
Cây nhãn
X
X
2
Cây bí đỏ (bí ngô)
X
X
3
Cây dưa chuột
X
X
4
Cây rau muống
X
X
5
Cây lúa
X
X
6
Cây su hào
X
X
7
Các cây gỗ trong rừng
X
X
+ Bước 2 :Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá
-Thân cây su hào có gì đặc biệt?
*Kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò. Có loại cây thân gỗ, thân thảo, Cây su hào có thân phình to thàmh củ
* Liên hệ thực tế:
- Em hãy kể tên một số cây thân gỗ, một số cây thân thảo mà em đã sưu tầm được? Trong thực tế còn có những cây nào nữa?
- Nhận xét, bổ sung
- Cây mang lại lợi ích gì cho con người?
- Để có cây mang bóng mát cho chúng ta, em cần phải làm gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 79
3. Hoạt động 2 : Chơi trò chơi BINGO
* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân( thân gỗ, thân thảo)
* Cách tiến hành: 
- GV phổ biến luật chơi
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
- Hướng dẫn học sinh gắn lên bảng câm các tấm phiếu viết tên cây vào cột tương ứng
- Cho học sinh chơi 
- Quan sát, hướng dẫn
- Đánh giá , tuyên dương.
- Đại diện nhóm báo cáo
- Cây su hào có thân phình to thành củ
- 2HS nhắc lại
- HS nêu:
+Cây thân gỗ: xoài, mít, bưởi
+ Cây thân thảo: hoa cúc, cà chua, 
- Cho bóng mát, làm thực phẩm cho con người.
- Phải trồng cây, chăm sóc,không chặt các cây trong rừng
- 2 HS đọc
- Chia làm 2 nhóm
- Học sinh gắn vào bảng câm
- Học sinh chơi trò chơi
- Theo dõi
- Tham gia cùng bạn
 Cấu tạo
 Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Xoài, phượng vĩ
Ngô
Bò
rau má, 
Leo
Mướp, Đỗ đũa
 3. Củng cố – dặn dò:
-Thân cây mọc theo mấy cách?Theo cấu tạo thân cây chia làm mấy loại?
 - Hệ thống lại nội dung bài học
 - Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau: Thân cây( Tiếp theo) 
Tiết 1 : 
Tập đọc
 Tiết 57 : Chú ở bên Bác Hồ
i. Mục Đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung : Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sỹ đã hi sinh vì Tổ quốc.
+ Học thuộc lòng bài thơ.
 - GDHS yêu quý và biết ơn các cô, chú bộ đội, các gia đình thương binh liệt sỹ.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên
-Tranh minh hoạ, câu HDHS luyện đọc.
- Bản đồ để giải thích vị trí của dãy Trường Sơn,đảo Trường Sa
- Bảng phụ viết bài thơ HDHS luyện HTL.
2. Học sinh:
-Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
 1. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 2 học sinh đọc tiếp nối đoạn 1,2 bài: ở lại với chiến khu.
- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sỹ nhỏ tuối để làm gì?
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a) Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ
- Hai khổ thơ đầu:đọc giọng ngây thơ, hồn nhiên, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga.
- Khổ cuối: Đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi nhắc đến người đã hi sinh.
- HDHS cách ngắt nghỉ
Chú Nga đi bộ đội/
Sao lâu quá là lâu !//
Nhớ chú, / Nga thường nhắc://
- Chú bây giờ ở đâu?//
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
* Đọc từng dòng thơ:
- Học sinh đọc tiếp sức. 
- Sửa phát âm.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- Hướng dẫn học sinh chia khổ.
- HDHS giải nghĩa các từ : 
Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk, bàn thờ
+ Trường Sơn: Dãy núi cao chạy suốt miền Trung nước ta.
+ Bàn thờ: Nơi thờ cúng những người đã mất; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, Tết.
- GV dùng bản đồ giải thích vị trí 
Trường Sơn, Trường Sa, ..
- Nhận xét, sửa sai
* Đọc khổ thơ trong nhóm:
- Gọi một số nhóm thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm
* Đọc toàn bài:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 1 và 2
CH: Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
- Cho cả lớp đọc thầm khổ thơ 3
CH: Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
- GV nhận xét, chốt nội dung.
- Em hãy tìm câu nói của ba bạn Nga?
CH: Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
CH: Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi?
- Liên hệ: Trong tháng 12 vừa qua, có ngày lễ nào để nhớ ơn các chú bộ đội?
- Các em cần làm gì để biết ơn các chú bộ đội?
- Bạn nào còn nhớ ngày 27 tháng 7 là ngày gì?
- Các em cần làm gì để thể hiện tình cảm của mình với gia đình thương binh liệt sỹ?
+ Vậy qua bài thơ này giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét, bổ sung.
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GVHDHS HTL từng khổ, cả bài thơ theo hình thức xoá dần bảng.
- Cho HS thi thả thơ theo khổ, cả bài.
- Nhận xét – bình chọn bạn đọc hay và cho điểm.
Hoạt động của trò
- Học sinh theo dõi.
- 2 Học sinh đọc.
- HS đọc tiếp sức mỗi học sinh 2 dòng thơ
- Bài chia làm 3 khổ thơ
- 3 Học sinh đọc 3 khổ thơ trước lớp
- HS nêu theo ý hiểu.
- Học sinh đọc nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc khổ thơ 1 và 2
- Chú Nga đi bộ đội
Sao lâu quá là lâu!
Nhớ chú Nga thường nhắc:
Chú bây giờ ở đâu?
Chú ở đâu, ở đâu?
...
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3.
- Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt, ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằngchú đã hi sinh, không thể trở về.Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ.
- Học sinh trả lời theo ý hiểu của mình.
- Chú ở bên Bác Hồ.
- Chú đã hi sinh/ Bác Hồ đã mất, chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất, Bác Hồ không còn nữa, Chú đã hi sinh và được ở bên Bác.
- HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả
- Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc.Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên ơn họ
- Ngày 22 tháng 12: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chúng em phải học giỏi, nghe lời cha mẹ....
- Ngày thương binh liệt sỹ
- Thăm hỏi, quét dọn vệ sinh xung quanh nghĩa trang liệt sỹ...
- Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
- Học sinh đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ theo lớp, nhóm, dãy, cá nhân
- Học sinh thi đọc thuộc khổ thơ,cả bài.
3. Củng cố - dặn dò 
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau: Ông tổ nghề thêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HOI GIANG CAP TRUONG.doc